Vật lí 10 Cơ Năng

4224k

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng tám 2019
603
57
86
19
TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Trung Trực
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 12: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 20m/s từ độ cao h so với mặt đất. Khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Hãy tính:
a. Độ cao h.
b. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
c. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng.
giải giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn mọi người nhiều
 

Hawllire

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng mười 2019
219
865
96
Nam Định
THCS Hoàng Hoa Thám
Đặt tên điểm cho từng vị trí độ cao của vật, ví dụ điểm A là khi vật ở độ cao h, điểm B khi ở độ cao cực đại, điểm C khi thế năng bằng 3 lần cơ năng.

Sau là tính cơ năng của vật khi ở mặt đất, lúc này W = Wđ = 1/2.m.v=....
a. Ta có:
W(A) = W
<=> Wđ(A) + Wt(A) = W
<=> 1/2.m.v(A) + g.m.h = W
[v(A) là vận tốc của vật khi bị ném lên, so với đề này là 20m/s]
Rồi thay số tiếp sẽ ra.

b. Tương tự phần a, lại để W(B) = W rồi suy ra công thức của thế năng thay số vào, trong trường hợp này thì động năng của vật=0 do v(B)=0.

c. Vẫn như các phần trên.
W(C) = W
<=>.....
Để động năng gấp 3 lần thế năng, lúc này ẩn sẽ là v(C) rồi sẽ tìm ra được đáp án.
 

4224k

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng tám 2019
603
57
86
19
TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Trung Trực
Đặt tên điểm cho từng vị trí độ cao của vật, ví dụ điểm A là khi vật ở độ cao h, điểm B khi ở độ cao cực đại, điểm C khi thế năng bằng 3 lần cơ năng.

Sau là tính cơ năng của vật khi ở mặt đất, lúc này W = Wđ = 1/2.m.v=....
a. Ta có:
W(A) = W
<=> Wđ(A) + Wt(A) = W
<=> 1/2.m.v(A) + g.m.h = W
[v(A) là vận tốc của vật khi bị ném lên, so với đề này là 20m/s]
Rồi thay số tiếp sẽ ra.

b. Tương tự phần a, lại để W(B) = W rồi suy ra công thức của thế năng thay số vào, trong trường hợp này thì động năng của vật=0 do v(B)=0.

c. Vẫn như các phần trên.
W(C) = W
<=>.....
Để động năng gấp 3 lần thế năng, lúc này ẩn sẽ là v(C) rồi sẽ tìm ra được đáp án.
Bn ơi chưa có khối lượng của vật thì sao tính được W tại mặt đất??
 

Hawllire

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng mười 2019
219
865
96
Nam Định
THCS Hoàng Hoa Thám
Tính cơ năng sao triệt tiêu đc bạn
Hmm, như này nhé.
Ví dụ ở đoạn này.
Sau là tính cơ năng của vật khi ở mặt đất, lúc này W = Wđ = 1/2.m.v=....
Thì bạn thay số vào, được như này.
W=Wđ = 1/2.m.v = 1/2.m.30^2= 450.m
(Đoạn này cứ giữ ẩn m)
Sau tiếp sang phần a.
a. Ta có:
W(A) = W
<=> Wđ(A) + Wt(A) = W
<=> 1/2.m.v(A) + g.m.h = W
Đoạn này thì thay W=450.m (như phần đã tính ở trên)
Vế bên trái thì đặt ẩn chung m ra, ta được như này:
m.(1/2.v (A) + g.h) = 450.m
<=> 1/2.v (A) + g.h = 450
Vậy là triệt tiêu đi được m rồi.
Các phần sau tương tự thế nhé.
 
Top Bottom