Văn mẫu 9 [Chia sẻ] Các bài viết liên quan tới dịch bệnh COVID-19

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi mọi người
Như chúng ta đều biết, hiện nay đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Trong các bài tập, ắt hẳn sẽ đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, trong topic này, mình xin đưa ra một số bài nghị luận 200 chữ về các vấn đề liên quan tới dịch bệnh COVID-19 để các bạn tham khảo.
Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn.

Đề 1: Tinh thần dân tộc trong đại dịch COVID-19.
Bài làm 1:
Lịch sử dân tộc Việt Nam ta thật vẻ vang và hào hùng khi đã từng hạ gục B52 của Mỹ, buộc Pháp phải trả lại độc lập, tự do sau hai cuộc chiến tranh xâm lược. Đã từng có câu nói rằng: “chống dịch như chống giặc" và đến bây giờ - thế kỉ XXI, chúng ta đã và đang chung tay, quyết tâm cùng chống đại dịch Covid - 19 do chủng virus corona gây ra. Đó là loại virus mới chưa từng được phát hiện trước đó, lây lan qua đường tiếp xúc giữa người với người và gây ra căn bệnh viêm phổi cấp quái ác. Mặc dù tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới đang diễn ra vô cùng phức tạp nhưng thật tự hào rằng nước đã chữa trị thành công hoàn toàn cho 49 bệnh nhân(số liệu ngày 1/4/2020) và không có trường hợp tử vong. Ban chỉ đạo phòng chống dịch vẫn đang kiểm soát, nắm vững tình hình. Các cán bộ, đội ngũ y bác sĩ đã được trang bị đầy đủ kĩ năng, tinh thần để ứng phó với tình huống xấu nhất - bùng phát dịch. Người dân Việt Nam cùng quyết tâm chống dịch với một thái độ bình tĩnh, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh virus. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những cá nhân thiếu ý thức, coi thường sức khỏe của cá nhân và cộng đồng: tụ tập nơi đông người, trốn cách li, khai báo thiếu trung thực, gây hoang mang, hoảng loạn cho người dân . Đó là những hành vi đáng lên án, thậm chí cần phải có biện pháp xử phạt, răn đe nghiêm khắc. Chúng ta là những người con của dân tộc Việt Nam - một dân tộc kiên cường và bất khuất, hãy đoàn kết, quyết tâm "chiến" dịch như "chiến" giặc, chỉ cần chúng ta đồng lòng thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng. Mỗi con người đều cần phải tự bảo vệ mình, tuân thủ những quy định, hướng dẫn của nhà nước. VIỆT NAM QUYẾT THẮNG ĐẠI DỊCH!
Nguồn: Facebook

Bài làm 2:
Đất nước ta nổi tiếng khắp năm Châu với những chiến công lẫy lừng đánh đuổi biết bao kẻ thù xâm lược. Một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta chiến thắng là tinh thần dân tộc. Vậy tinh thần dân tộc là gì? Đó là sự đoàn kết đùm bọc yêu thương lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh của nhân dân ta. Trong lịch sử tinh thần dân tộc được thể hiện rõ nét qua các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngày nay tinh thần ấy lại một lần nữa sục sôi bởi dịch bệnh COVID-19 - một căn bệnh đe dọa tới sức khỏe và tính mạng toàn thể loài người. Trước tình hình đó tất cả người dân đều tự ý thức được trách nhiệm của mình, tuân thủ đúng lời khuyến cáo của Bộ Y tế, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Những tấm lòng thiện nguyện, những cân gạo, những chiếc khẩu trang, nước sát khuẩn được phát miễn phí đều thể hiện tinh thần dân tộc của nhân dân ta. Nhờ có sự đoàn kết trên dưới một lòng của Nhà nước và nhân dân, dịch bệnh cho dù có nguy hiểm tới mấy cũng sẽ bị đẩy lùi. Điều đó càng được khẳng định khi số lượng ca nhiễm trong những ngày vừa qua giảm đi nhiều, số lượng ca khỏi bệnh thì ngày một tăng. Khi cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh con người với con người lại được gần gũi nhau hơn. Tuy nhiên trong khi cả nước đang chung tay đẩy lùi dịch bệnh vẫn còn một số người sống ích kỷ, cá nhân, không nghĩ tới cộng đồng. Những người như vậy đánh bị lên án, phê phán. Là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ý thức về trách nhiệm của mình, góp một phần nhỏ bé để cùng cả nước đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm. Nếu mỗi người đều làm được như vậy thì tin chắc rằng dịch bệnh sẽ sớm bị đẩy lùi.

Đề 2: Suy nghĩ của em về việc các y bác sĩ đã về hưu nhưng xin ra tuyến đầu chống dịch?
Như chúng ta đều biết, trong thời điểm hiện tại, dịch bệnh chính là mối lo ngại lớn nhất của loài người. Những người mệt nhọc nhất, dũng cảm nhất chính là các ý bác sĩ đang ngày đêm chăm sóc, chữa khỏi bệnh cho biết bao người. Không chỉ những y bác sĩ còn đang phục vụ trong nghề mà những bác sĩ đã nghỉ hưu cũng muốn góp sức mình trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh. Nhờ có họ mà cuộc chiến này giảm thiểu đi nhiều những mất mát, đau thương, đem lại sự sống quý giá cho biết bao bệnh nhân. Họ không quản khó khăn, nhọc nhằn, nguy hiểm mà xin ra tuyến đầu chống dịch. Một lần nữa, họ lại tiếp tục sự nghiệp cứu người của mình. Đối với họ, cuộc chiến chống dịch bệnh khủng khiếp này không còn là mặt trận riêng của những người đang công tác nữa bởi lời thề với Bác, lời thề y đức luôn theo họ cho tới hết cuộc đời, kể cả khi đã về hưu. Đó là làm mọi cách để cứu sống người bệnh. Có không ít những mất mát xảy ra với các y bác sĩ, cho dù đang công tác hay nghỉ hưu nhưng khi những người bệnh nhân cần, những đồng nghiệp của mình kiệt sức thì chính là lúc họ lên thay, gánh vác thay trách nhiệm to lớn. Từ những ngày đầu bùng bổ dịch bệnh ở Vũ Hán, đã có biết bao y bác sĩ về hưu xin ra tuyến đầu, trong đó có các y bác sĩ chữa trị trong đại dịch SARS. Tại Italy, rất nhiều các y bác sĩ nghỉ hưu cũng góp một tay chữa trị cho các bệnh nhân. Mỗi ngày họ phải làm việc tới kiệt sức và tổn thất cũng không hề nhỏ, tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 100 y bác sĩ Italy mất vì dịch bệnh, trong đó có nhiều y bác sĩ đã về hưu. Tuy vậy, họ vẫn không sợ hãi mà tiếp tục công việc của mình. Họ chính là người hùng, người hùng mặc áo blouse trắng. Có lẽ các siêu anh hùng cũng phải ngước nhìn họ. Cả xã hội đứng sau để trân trọng, ca ngợi, ủng hộ và tiếp tế cho sự dũng cảm, hi sinh của các y bác sĩ.
 
Last edited:

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
Ở bài 1 có lỗi chính tả
“chúng ta đã và đang chung tay, quyết tâm cùng chồng đại dịch Covid - 19 do chủng virus corona gây ra.”
Bài 2:
“khi cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh con người với con người lại được gần gũi nhau hơn.”
Em nghĩ là ghi con người nó hơi lặp
Những người như vậy đánh bị lên án phê phán. (lỗi chính tả ạ)
Hmm, câu cuối chốt bài em thấy chưa hùng hồn lắm, chắc do e đọc câu VIỆT NAM QUYẾT THẮNG ĐẠI DỊCH! ở bài trước nó lấn át quá ahihi
Bài đề 2 thì rất hay ạ >w<
Hụ hụ, có chỗ thì kiểu như sau dấu chấm chưa viết hoa á chị.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Ở bài 1 có lỗi chính tả
“chúng ta đã và đang chung tay, quyết tâm cùng chồng đại dịch Covid - 19 do chủng virus corona gây ra.”
Bài 2:
“khi cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh con người với con người lại được gần gũi nhau hơn.”
Em nghĩ là ghi con người nó hơi lặp
Những người như vậy đánh bị lên án phê phán. (lỗi chính tả ạ)
Hmm, câu cuối chốt bài em thấy chưa hùng hồn lắm, chắc do e đọc câu VIỆT NAM QUYẾT THẮNG ĐẠI DỊCH! ở bài trước nó lấn át quá ahihi
Bài đề 2 thì rất hay ạ >w<
Hụ hụ, có chỗ thì kiểu như sau dấu chấm chưa viết hoa á chị.
Thank you em đã góp ý nha
Chị đã sửa lại các lỗi đó rồi nè :p


Chúng ta tiếp tục với các đề tiếp theo nha
Đề 3: Thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm virus
Dịch bệnh luôn là mối lo ngại lớn của con người, nó đe doạ, rình rập sự sống của toàn nhân loại. Và quả thực trong thời gian gần đây, đại dịch COVID-19 do chủng virut corona gây ra làm lao đao hàng triệu người trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Số ca dương tính với virut tăng lên mỗi người, không giới hạn tuổi tác, giới tính. Phần lớn ai trong chúng ta cũng đều chung tay, ra sức đẩy lùi dịch bệnh, ai cũng quan tâm, chăm sóc cho sức khỏe của mình và người thân trong gia đình. Nhưng có lẽ, một trong những điều mà chúng ta cần suy ngẫm nhất trong đại dịch này chính là thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm bệnh. Ta không nên có thái độ kì thị, xa lánh, bàn tán về các bệnh nhân, đặc biệt là không nên có những sự phán xét xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của họ. Không ai trong chúng ta muốn bản thân mắc bệnh cả nên chúng ta cần phải lên án gay gắt những cá nhân có hành vi tung tin sai lệch, bịa đặt về tình hình sức khỏe, lộ trình di chuyển của bệnh nhân để tránh gây hiểu lầm, hoang mang cho những người xung quanh. Đồng thời, mỗi chúng ta hãy mở rộng tấm lòng nhân ái, giữ thái độ lạc quan và suy nghĩ tích cực, luôn hi vọng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng, vào khả năng phục hồi của các bệnh nhân. Từ đó, họ mới có đủ tinh thần, sức mạnh để vượt qua dịch bệnh và chiến thắng chính mình. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chúng ta cần phải đồng tâm hiệp lực, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh, bởi chỉ khi ấy, ta mới thành công.
Nguồn: Facebook

Đề 4: Cộng đồng kì thị người nhiễm bệnh, bạn nghĩ sao?
Bài làm 1:
Không điều gì có thể phủ nhận rằng, cho dù con người có phát triển tới mức nào, hiện đại tới đâu nhưng khi hiểm hoạ của dịch bệnh bỗng dưng xuất hiện thì con người vẫn mang một nỗi sợ hãi và nỗi hoang mang nhất định. Gần đây, đại dịch COVID-19 do chủng virut mới gây ra đã thực sự trở thành nỗi lo âu của hàng triệu người. Con người lo ngại với hàng ngàn vấn đề được đặt ra, nhưng có lẽ, khi người ta quá quan tâm, quá lo cho bản thân thì ít ai bận tâm tới thái độ kì thị người nhiễm bệnh của không ít cá nhân trong cộng đồng. Đã từng có một sinh viên người Nhật kể rằng: “Khi em ho, mọi người đều cằn nhằn em sẽ làm lây lan dịch bệnh cho toàn thế giới”. Biết lo cho bản thân, lo cho sức khỏe của mọi người là tốt nhưng có lẽ thái độ kì thị đó chính là biểu hiện của sự ích kỉ, không hề suy nghĩ đến cảm xúc và danh dự của người khác. Chẳng ai muốn bản thân mình mắc bệnh, bởi vậy chúng ta cần phải nhìn nhận sự việc ở một góc độ nhân văn hơn, nhân ái hơn. Chỉ khi hơi ấm của tình người lan tỏa thì khi ấy, chẳng con virut nào có thể tồn tại và hủy hoại chúng ta được nữa. Khi chúng ta sẻ chia, cảm thông với người bệnh, động viên và cổ vũ tinh thần thì họ mới có động lực để chữa khỏi bệnh, tinh thần mới thoải mái và ổn định hơn. Từ đó, sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt. Ta hãy lên án những người có thái độ kì thị, xa lánh bệnh nhân; đồng thời tuyên truyền về tác hại của những hành vi ấy để họ hiểu và thay đổi. Chúng ta hãy cùng đẩy lùi dịch bệnh bằng tất cả quyết tâm và đừng để virut “huỷ hoại” trái tim đầy bao dung của chính mình.
Nguồn: Facebook

Bài làm 2:
Mắc bệnh là điều không ai muốn, nhất là trong thời điểm hiện tại- thời điểm mà đại dịch COVID-19 đang hoành hành. Ở Mỹ- tâm dịch lớn nhất hiện nay, mỗi ngày có tới hàng ngàn ca nhiễm bệnh và nó lây lan cho tất cả mọi người, không ngoại trừ già, trẻ, nam, nữ,.... Bởi vậy, không thể phủ nhận mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh này. Nhưng có lẽ điều đó không quan trọng bằng việc trong cộng đồng có rất nhiều người thì thị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Mọi người khinh thường, ghét bỏ họ, thậm chí coi họ như kẻ phạm tội mà xa lánh, xua đuổi. Không chỉ những người mắc bệnh mà những người lành khi họ ho hay hắt hơi thì ngay lập tức bị mọi người xung quanh tránh xa. Còn nhớ thời điểm những ngày đầu khi người dân xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) bị cách ly cũng đã gặp phải tình trạng phân biệt, kỳ thị. Nhiều người tỏ ra lo ngại, xa lánh đối với người đến từ Vĩnh Phúc. Mọi người cần phải hiểu rằng: càng kỳ thị, cuộc chiến với COVID-19 càng gặp nhiều khó khăn. Kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế dịch bệnh mà còn khiến nó khó kiểm soát hơn. Nhiều người sợ hãi, ngần ngại khi khai báo y tế, tự cách ly tại nhà bởi vướng phải sự kỳ thị của cộng đồng. Bởi vậy bệnh dịch mới ngày càng lây lan. Ngược lại, khi được động viên, giúp đỡ, người nhiễm sẽ yên tâm hơn và tuân thủ đúng các bước tránh lây lan dịch bệnh. Tất cả chúng ta hãy cùng chung tay, góp phần đẩy lùi dịch bệnh chứ không nên có thái độ kỳ thị, xa lánh bởi có thể trước khi chết vì dịch, ta đã chết vì sự kỳ thị.

Đề 5: Dịch bệnh và phép thử lòng nhân
Có một câu nói rất hay rằng: "Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác, con người là thế. Chúng ta muốn sống hạnh phúc bên nhau chứ không phải khổ sở cùng nhau.
Đó chính là lòng nhân ái". Dịch bệnh Covid – 19 đang hoành hành ở khắp các quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau nhưng đó cũng là phép thử cho mỗi chúng ta về LÒNG NHÂN, Virus vốn dĩ sinh tồn theo kiểu "bất chấp", tìm mọi cách để sinh tồn mà không để ý đến thiệt hại cho một ai khác. Liệu con người có hành xử như những con virus hay không?
Thực tế cho thấy, phần lớn con người đang sống trong một cộng đồng đều đã và đang nỗ lực hết mình để giảm thiểu, cải thiện dịch bệnh, đều thực hiện tốt những quy định của nhà nước, cách li an toàn sau khi trở về từ vùng dịch để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Thật cảm kích biết mấy trước hình ảnh người Nhật xếp hàng mua khẩu trang, đổ xăng nửa bình để ai cũng có thể đổ được xăng... Đó là gì nếu chẳng phải là lòng nhân ái, tương trợ lẫn nhau của con người? Tuy nhiên, đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn tồn tại những cá nhân sống vị kỉ: trốn tránh cách li, khai báo thiếu trung thực, chen lấn, ẩu đả để mua đồ tích trữ. Vì virus không có bất cứ “kế hoạch" nào nên tốc độ lây lan phụ thuộc hoàn toàn và con người. Chúng ta hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe của mình, tự cách li ở nhà hay đến các điểm cách li chung bằng tinh thần tự nguyện. Chúng ta muốn ngăn chặn virus thì cần phải trung thực khai báo, không che giấu, gây hoang mang, trở ngại. Cả nhân loại đang cần lòng nhân ái của chúng ta được bộc lộ hơn bao giờ hết, cần sống với tất cả sự dịu dàng và bao dung để bao bọc và hy sinh cho nhau trong cơn hoạn nạn. Chúng ta hãy cùng nhau chiến thắng đại dịch.
Nguồn: Facebook

Mình cũng sưu tầm và tổng hợp được vài dẫn chứng để các bạn dùng trong bài làm của mình. Như vậy sẽ tăng tính thuyết phục cho bài.
1. Nam ca sĩ Hà Anh Tuấn cùng với 2 người bạn của mình quyên góp 2 tỉ đồng để tài trợ 3 phòng áp lực âm điều trị, phòng chống dịch Covid -19. =>> Tinh thần tương thân tương ái, tình yêu thương giữa người với người, cho đi mà không cần nhận lại, lòng trắc ẩn...
2. Cậu bé Andy Đào Nguyên (11 tuổi) quyết định lấy hết số tiền lì xì 10 triệu đồng đưa mẹ để mua khẩu trang y tế phát miễn phí cho người dân. Và theo cậu 'để người ta bị bệnh thì tội lắm'. =>> Tinh thần tương thân tương ái, tình yêu thương giữa người với người, cho đi mà không cần nhận lại, lòng trắc ẩn. Ngoài ra còn có thể cho vào đề suy nghĩ về tuổi trẻ...
3. Chuyến phi cơ của Vietnam Airlines đón 30 người Việt Nam sinh sống tại vùng dịch Vũ Hán về quê nhà hạ cánh rạng sáng ngày 10/2 tại Cảng Vân Đồn. =>> Giữa lúc virus Corona hoành hành, đây chính là biểu tượng của tinh thần tương thân tương ái của dân tộc, của tình yêu thương có thể vượt qua mọi khoảng cách, giới hạn.
4. Chàng trai Nguyễn Phước Quý Thành ở Tp HCM vẽ tranh nói lên thực trạng và kêu gọi mọi người phòng chống dịch Covid - 19 =>>> Tinh thần sáng tạo, lan toả những điều tốt đẹp đến cộng đồng
5. Nhạc sĩ Khắc Hưng kết hợp cùng ca sĩ Erik, Min ra mắt ca khúc “Ghen Cô Vy” nhẳm nâng cao ý thức của người dân về việc phòng chống dịch bệnh, gây hot toàn cầu. =>> Tinh thần sáng tạo, lan toả những điều tốt đẹp đến cộng đồng
6. Những bác sĩ - những người anh hùng thầm lặng trong thời gian qua đã luôn hết mình chăm lo sức khoẻ cho người dân nhiễm virus và đẩy lùi dịch bệnh. Hay có nhiều bác sĩ ở Trung Quốc đã phải hi sinh để cứu mạng sống cho những người nhiễm bệnh. =>> Tinh thần tương thân tương ái, tình yêu thương giữa người với người, cho đi mà không cần nhận lại, lòng trắc ẩn...
7. Và tất nhiên nếu đề thi NLXH vào các vấn đề: thói vô trách nhiệm, vô kỉ luật, chỉ biết sống vì mình, vô cảm thì Nguyễn Hồng Nhung - bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid là dẫn chứng hợp :)))
Cre : Đức Thắng

Thêm nè
8. Người phát ngôn của văn phòng Thủ tướng Ireland cho biết bên cạnh việc điều hành đất nước, ông Varadkar sẽ làm việc một buổi/tuần trong phạm vi chuyên môn của mình. Ông từng là một bác sĩ trước khi theo đuổi sự nghiệp chính trị.
9. Bhasha Mukherjee, hoa hậu vương quốc Anh năm 2019 tình nguyện tạm rời bỏ đỉnh vinh quang của nhiệm kỳ để trở về làm bác sĩ chống dịch COVID-19. Khi thấy cảnh các y bác sĩ phải căng mình chống dịch, điều đó đã thôi thúc cô hành động.
10. Ca sĩ Tóc Tiên đã góp 100 triệu đồng để cùng đàn anh tiếp sức ngành y.
11. Từ đầu tháng 3, ca sĩ Hồ Ngọc Hà cùng nhà thiết kế Lý Quý Khánh và bạn bè cũng đã quyên góp được 3 tỉ đồng.
12. Diễn viên múa Linh Nga ủng hộ 500 bộ quần áo chống dịch.
13. Họa sĩ Tào Linh vẽ 3 tác phẩm giấy dó để đấu giá lấy tiền quyên góp chống dịch.
14. Các nghệ sĩ khác: Hồng Nhung (500 bộ đồ bảo hộ), Hà Kiều Anh (300 chai nước rửa tay), Khắc Việt (30.000 khẩu trang), Pha Lê (350.000 khẩu trang), Hoàng Thùy (300 khẩu trang tự may), Mỹ Lệ (5 triệu đồng), Mỹ Dung (3 triệu đồng).
15. Bên cạnh những đóng góp mới này, trong tháng 2 và tháng 3, các nghệ sĩ như Pha Lê, Giang Hồng Ngọc, Đại Nghĩa, Nhật Kim Anh, Khắc Việt, Võ Tấn Phát, hoa hậu Khánh Vân... cũng đi phát khẩu trang và nước rửa tay miễn phí cho người dân.
 

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
Tất cả chúng ta hãy cùng chung tay, góp phần đẩy lùi dịch bệnh chứ không nên có thái độ kỳ thị, xa lánh bởi có thể trước khi chết vì dịch, ta đã chết vì sự kỳ thị.
Em rất thích câu kết này của chị >w< em đọc qua chưa thấy lỗi đánh máy nào hết nè *tung bông. Với cả chị làm trên điện thoại nên thế này là xuất sắc lắm luôn á hihi.
Với cả lúc trước em học Tin á chị, cô bảo là bình thường sẽ viết là virus hoặc thuần Việt là vi-rút, chứ viết "virut" là sai rồi '-' ( vì là bài của người khác nên em nói thế thôi hihi)
Ra nhiều bài viết hơn nha chị!! :Tonton18
 

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
Các đoạn văn em thấy hay rồi, đặc biệt là đề 5 đó ạ, kết đề bài lẫn đoạn văn luôn
Nhưng em cảm giác cách chị vào đề hơi dài và đọc nó hơi khô bởi cơ bản em thích mấy cái thể loại bay bổng lắm (Ý kiến riêng của em thôi :D)
Tuy nhiên như vậy là tốt cho em tham khảo lắm rồi ạ
À mà thình thoảng chị sưu tầm thêm một vài dẫn chứng nhé, để em lấy luôn :D
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Hello mọi người
Mình đã quay trở lại
Chà chà vấn đề Covid-19 dường như vẫn chưa hạ nhiệt xíu nào nhỉ?
Sau đây mình sẽ tiếp tục up thêm vài bài cho các bạn tham khảo nhé
Đề 6: Trách nhiệm của công dân trong đại dịch.
Bài làm 1:
Như sử liệu đã từng nhắc nhở: dịch bệnh không phải là một sự kiện hiếm gặp, mà nó thường xuyên xảy ra trong lịch sử loài người. Trong đó có những dịch bệnh khủng khiếp làm chết hàng triệu người thời Trung cổ, cho đến những dịch bệnh gần đây như Ebola, SARS, . và đặc biệt phải kể đến trong năm 2020 là đại dịch Covid – 19 do chủng virus mới corona gây ra. Đó là loại virut được xem là xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc gây nên bệnh viêm phổi cấp ở người. Dịch bệnh này đang lây lan với tốc độ chóng mặt tới hầu khắp các quốc gia trên thế giới, hơn tám trăm ngàn người đã nhiệm bệnh và hàng ngàn ca tử vong. Thật đáng mừng vì đất nước ta đã thực hiện khá tốt những quy định, nguyên tắc phòng chống dịch, kiểm soát ổn định tình hình dịch bệnh trong cả nước. Chúng ta tự tin nhưng không được chủ quan, mỗi người đều cần có tinh thần trách nhiệm chống dịch. Khi thấy bản thân có những biểu hiện như sốt, ho, khó thở, ... phải lập tức thông báo với cơ sở y tế gần nhất để kịp thời kiểm tra, cách ly an toàn. Mỗi cá nhân đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô khi ra đường, rửa thường xuyên bằng dung dịch khử trùng chứa cồn ít nhất 60%. Ta cần hạn chế tụ tập nơi đông người, vứt khẩu trang đã qua sử dụng đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống, xác thực về tình hình bệnh dịch cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi bệnh dịch. Bên cạnh những hành vi thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, vẫn còn tồn tại một số cá nhân thiếu ý thức, ích kỉ, không tôn trọng sức khỏe của cả cộng đồng, đó là điều đáng lên án và phê bình. Chúng ta hãy đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch, chiến thắng “kẻ thù" nguy hại - virus CORONA!
Nguồn: Facebook

Bài làm 2:
Trong thời đại công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay, Con người sử như thờ ơ, lạnh nhạt với mọi thứ xung quanh, trong đó có các mối quan hệ giữa người với người. Tuy nhiên, trong đại dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn cầu này, con người như sát lại gần nhau hơn, thân thiết hơn. Trong cuộc chiến với dịch bệnh, mỗi người đều có trách nhiệm. Mỗi ngày, trên thế giới có tới hàng ngàn ca nhiễm bệnh, và các ca tử vong vẫn không ngừng tăng. Vì vậy tất cả đều phải có ý thức về trách nhiệm của mình trong đại dịch và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ ấy. Là một công dân, chúng ta cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y Tế để phòng tránh dịch bệnh. Từ những việc nhỏ như đeo khẩu trang đúng cách, hạn chế đến nơi đông người, giữ gìn vệ sinh thật tốt, khi thấy có biểu hiện ho, sốt, khó thở cần báo ngay cơ sở y tế,.... đều sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân, chúng ta cũng cần bảo vệ sức khỏe mọi người xung quanh bằng cách nhắc nhở, tuyên truyền những thông tin chính xác về dịch bệnh, chia sẻ những cách phòng chống dịch. Đối với các nhiễm bệnh và nghi nhiễm, chúng ta không nên có thái độ kì thị, xa lánh mà hãy động viên, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Và đền đáp lại sự nỗ lực của chúng ta là kết quả tốt đẹp, trong những ngày vừa qua tình hình dịch bệnh đều được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng chống dịch bệnh, trong xã hội vẫn còn đâu có những hành vi trục lợi cho bản thân, tung tin đồn thất thiệt, một số cá nhân sống ích kỷ, không nghĩ tới lợi ích chung của cộng đồng,.... những điều ấy đánh bị lên án, phê phán. Hãy cùng nhau quyết tâm, nỗ lực hết mình, chúng ta sẽ vượt qua đại dịch!

Đề 7: Cái giá của khẩu trang. (Đây không phải đoạn văn 200 chữ nhưng ý nghĩa rất thiết thực vì vậy mọi người tham khảo nhé)
Đại họa siêu vi Covid - 19 từ Trung Quốc vẫn đang là mối lo ngại số một của toàn nhân loại trong năm 2020 này. Nó bùng phát với hậu quả và hệ lụy lớn hơn nhiều so với dịch SARS ở châu Á hay Ebola ở châu Phi. Nhưng một điều đáng buồn mà chúng ta đang phải đối mặt trong thời ki dịch bệnh này, không chỉ là chủng virus mới Corona đang lây lan chóng mặt, gay hại đến sức khỏe, tính mạng của biết bao người, mà chính ý thức của môi chúng ta trước công cuộc chống dịch của toàn xã hội. Những ngày gần đây, người dân "nhớn nhác" đi mua khẩu trang để tự bảo vệ bản thân, rồi lại "thất thần" trở về khi giá khẩu trang tăng gấp ba, thậm chí täng gấp bảy lần so với ngày thường. Ngay đến cả "người trong ngành" như bác sĩ Võ Xuân Sơn cũng phải bàng hoàng chia sẻ: "Tôi vừa chấm dứt mua tất cả mặt hàng từ nhà cung cấp trang thiết bị y tế cho phòng khám của minh suốt 10 năm qua. Vì họ nâng giá khẩu trang gấp nhiều lần". Không chỉ vậy, dù giá bán được đẩy lên gấp 5 -7 lần ngày thường nhưng khẩu trang vẫn trong tình trạng "cháy hàng". Cao điểm có lúc giá khẩu trang được các hiệu thuốc bán với giá ưu đãi 10 ngàn đồng/chiếc, bởi "khan hàng. Khó khăn cho người dân càng tăng lên, khi nhu cầu mua ngày một gia tăng nhưng không được đáp ứng. Chị Hoàng Thị Mai Anh, sống tại đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: "Nhiều ngày nay tôi tìm mua khẩu trang đều không được, Đến các hiệu thuốc, cửa hàng đại lý và ngay cả chợ thuốc lớn nhất Hà Nội cũng không có hàng để mua. Tìm qua một số trang mạng xã hội đều thấy rao bán với giá lên đến gần 300 nghìn đồng/hộp". Thực trạng thi nhau tăng giá còn diễn ra nhiều mặt hàng khác như: Găng tay y tế, thuốc tăng cường sức đề kháng và thậm chí đến thực phẩm dùng trong tiêu dùng hàng ngày cũng dần đội giá lên cao. Vậy thử hỏi, đây là cuộc chiến chống Corona, hay là cuộc chiến của đạo đức? Toàn xã hội nói chung, và Việt Nam chúng ta nói riêng, đang phải từng ngày đối mặt với cuộc chiến này. Nó dường như không cân sức, khi sự lây lan của bệnh dịch thật chóng mặt, mà chủng virus này lại rất mới, thế giới chưa tìm ra được thuốc chữa trị đặc hiệu, giống như giặc Corona đang ở trong tối, con người chúng ta ở ngoài sáng vậy. Chính phủ và người dân chung tay vào cuộc chống dịch, vậy tai sao lại tăng giá khẩu trang, tại sao đồng bào lại tự làm khó nhau? Dịch bệnh khó lường, thực phẩm khan hiếm, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, người dân còn chưa đủ khó khăn hay sao, mà lại còn tăng giá cả khẩu trang? Rõ ràng, việc nhiều người thừa cơ dịch bệnh để tăng giá khẩu trang, thiết bị y tế, không chỉ là vấn đề trục lợi của kinh doanh, mà còn là vấn đề trong đạo đức của các cá nhân đó. Bên cạnh những hành vi phản cảm nêu trên, ở nhiều nơi vẫn xuất hiện những tấm lòng vàng, tự bỏ tiền túi mua hàng ngàn chai dung dịch để sát khuẩn, khẩu trang tặng cho người dân... Thiết nghĩ trong thời điểm này, người dân cả nước hãy chung tay, phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách",tương thân tương ái, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, đừng vì một số lợi ích nhỏ trước mắt mà bỏ qua sức khỏe, sinh mạng của cộng đồng. Chung tay chống dịch, cùng bảo vệ sức khỏe cộng đồng, mới là điều cần thiết nhất với chúng ta lúc này. Hãy nói không với khẩu trang tăng giá.
Nguồn: Thích văn học

Đề tiếp theo nói về các y bác sĩ nhưng sẽ không chỉ nói riêng về các y bác sĩ đã nghỉ hưu mà nói chung cho tất cả “thiên thần áo trắng”.
Đề 8: Tấm lòng và sứ mệnh của các y bác sĩ
Bài làm 1:
Y bác sĩ- người anh hùng vĩ đại của toàn nhân loại, họ không chỉ chăm sóc, cứu sống biết bao mạng người mà còn dũng cảm đứng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 và không hề sợ hi sinh. Mỗi ngày, trên thế giới có tới hàng ngàn xa mắc bệnh và số lượng chưa có dấu hiệu sẽ giảm vào thời gian gần. Điều đó càng làm tăng trách nhiệm và gánh nặng cho các y bác sĩ. Họ càng phải căng mình để chống dịch, quên cả bản thân cần nghỉ ngơi, được quan tâm, chăm sóc. Thật xót xa biết bao khi thấy những hết hằn rõ trên gương mặt do đeo khẩu trang quá nhiều, những đôi tay phồng rộp vì không khi nào rời xa chiếc găng tay, những y bác sĩ phải nằm chợp mắt ngay trên sàn nhà để dành chỗ cho các bệnh nhân,..... Khó khăn, vất vả là vậy nhưng với trái tim yêu nghề và tấm lòng thầy thuốc, họ vẫn nỗ lực không ngừng để bảo vệ người bệnh trước căn bệnh quái ác. Mỗi ngày, họ làm việc từ 12 đến 15 tiếng, chữa trị cho khoảng 35 bệnh nhân. Không chỉ những y bá sĩ đang phục vụ trong nghề đang ngày đêm cố gắng mà những y bác sĩ đã nghỉ hưu cũng muốn góp một phần sức mình. Công việc của họ không hề nhẹ nhàng hay dễ dàng hơn những đồng nghiệp trẻ của mình. Nhờ có họ mà cuộc chiến với Covid-19 dễ dàng hơn phần nào. Để báo đáp công lao của họ, mỗi người dân chúng ta hãy ở phía sau ủng hộ, truyền thêm sức mạnh cho họ. Chỉ bằng những hành động nhỏ bé như đeo khẩu trang đúng cách, giữ gìn vệ sinh, thực hiện cách li đúng cách,.... thì đã giúp họ rất nhiều rồi. Những “người hùng áo trắng” đã cống hiến hết sức lực, tài năng và cả tính mạng mình để bảo vệ toàn nhân loại, vì vậy, mong rằng mỗi người chúng ta hãy ý thức và có hành động đúng đắn, cùng họ chiến đấu và thắng lợi đại dịch.

Bài làm 2:
Tấm nhựa phim cũ mèm được mở ra, đưa thế hệ tương lai trở về những ngày tháng cuối năm 2019, đầu năm 2020 - thời điểm cả thế giới bàng hoàng vì cơn đại dịch toàn cầu mang tên CoVid19. Cảnh phim kinh hoàng với số lượng người tử vong tăng cao từng ngày, từng giờ cử thể cuốn người ta vào cuộc chiến đáng sợ với sự truyền nhiễm không kiểm soát nổi. Xoay vòng, xoay vòng, lúc thước phim hoài niệm kết thúc cũng là lúc mọi thứ trở lại với cuộc sống ban đầu, thể nhưng còn đó sự đọng lắng lại của tình người, của y học, của những vị bác sĩ đáng kính, những người điều dưỡng, người y tá.. và câu nói xúc động đến ám ảnh: " v". Nếu chiến tranh đạn lạc là khi ta cảm phục những người chiến sĩ cầm súng trên chiến trường thì trước những tháng ngày cam go khi tính mạng bị đe dọa, khi phải đối mặt với cái chết "sống" lây lan chỉ trong tíc tắc thế này, ta cảm phục những tấm lòng của người thầy thuốc một cách chân thành, biết ơn sâu sắc nhất. Họ- những anh hùng của lịch sử ngành y đã cố gắng không ngừng, hi sinh bản thân để ngăn chặn sự lây lan, để cứu sống nhân loại. Đến tháng 2/2020, có 6 vị bác sĩ đáng kính đã ra đi vì bệnh dịch. Bác sĩ Bành Ngân Hoa ra đi ngay trước ngày đám cưới, ra đi khi tuổi xanh rất trẻ còn đang mơn mởn với đời; vị Bác sĩ Lý Văn Lượng- người đầu tiên cảnh báo về chủng virus mới ra đi vì sự phát hiện quá muộn màng, vị Bác sĩ Lưu Trí Minh giám đốc bệnh viện thành phố Vũ Xương ra đi vì quá mỏi mệt, vì những trọng trách quá lớn... Người ra đi quá mệt mỏi, quá hi sinh, người ở lại lại tiếp tục cống hiến, gánh vác trọng trách của người thầy thuốc, tiếp tục những ngày tháng cơm qua bữa, ngủ nửa chừng. Thước phim cứ thế chầm chậm hiện lên những gương mặt làm việc quá sức bị hắn sẹo vì đeo khẩu trang, những bàn tay khô khốc, thô ráp sạn đi vì nước sát khuẩn. Họ trấn an cộng đồng bằng niềm tin của mình, họ bảo vệ cộng đồng bằng trí lực, bằng tài năng của một người thầy thuốc và đối diện với kẻ thù bằng thái độ "vững tâm, không lùi bước" như một chiến binh thực thụ khoác màu áo blouse trắng. Cuốn phim hoài niệm lịch sử cứ thế để người xem ngẫm những nốt trầm lắng, sâu đọng về những đóng góp vô vàn của đội ngũ y bác sĩ toàn thế giới, của tình người giữa cơn hoạn nạn thảm khốc, của sự hi sinh và trách nhiệm cộng đồng lớn lao. Ta không mường tượng được sự tàn phá với nhân loại nếu không có họ. Nền kinh tế vững mạnh, tài nguyên quốc gia phong phú có là gì đâu nếu thế giới này không có những vị bác sĩ chân chính của lời thề Hippocrates. Ta cảm kích sâu sắc vì tài năng, trí tuệ và tấm lòng của những người bác sĩ là lá khiên vững chắc nhất, ấm áp nhất giữa cơn thác lũ của “giặc dịch". Vì thế mà tự mỗi chúng ta cũng phải tự biết bảo vệ mình để giảm bớt gánh nặng, giảm bớt áp lực cho những chiến binh. Chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của cái xấu ở ngoài kia, sự tồn tại của những người chỉ mang danh "bác sĩ" và coi chiếc áo blouse trắng là công cụ để lừa gạt. Thế nhưng ta có niềm tin về một thế giới nơi những vị bác sĩ chân chính được kính nể, được quý trọng, nơi tình người trở nên cao cả và ấm áp giữa những sóng lũ hiểm nguy, nơi ta biết quý trong mạng sống của chính mình và của cả cộng đồng.
Nguồn: bài của bạn Việt Hà- thành viên trong Khóa học Chuyên sâu - Luyện đề của PAGE THƯỞNG THỨC SÁCH

Trong những đề mà mình thấy rất nhiều trên diễn đàn về dịch Covid-19 là đề "thuyết minh về đại dịch". Mình sẽ đưa ra dàn ý để các bạn tham khảo.
MB: Giới thiệu khát quát về đại dịch Covid-19
TB:
- Giải thích Covid-19 là gì?
Đây là đại dịch gây ra bởi chủng virus mới gây bệnh viêm đường hô hấp ở người và có thể lây lan giữa người với người.
- Nguồn gốc: bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc.
- Biểu biện của người mắc bệnh: cho đến thời điểm hiện tại, có các dấu hiệu sau: ho, khó thở, tiêu chảy,.... Nặng hơn là viêm phổi cấp dẫn đến tử vong.
- Cách thức lây lan:
+ Dịch bệnh lây lan và gây nhiễm không trừ một ai, cho dù già trẻ gái trai,.....
+ Virus lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với đờm, tiết dịch của người bệnh.
- Tình hình diễn biến dịch ở Việt Nam và trên thế giới:
+ Việt Nam ta luôn đề cao cảnh giác, chấp hành nghiêm quy tắc phòng chống dịch bệnh. Vì vậy đất nước ta luôn kiểm soát tốt dịch bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta không còn ca nhiễm mới và hầu hết bệnh nhân đều được chữa trị khỏi.
+ Trên thế giới, tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt nhưng đang dần có chuyển biến tích cực.
- Tác động
+ Tích cực
  • Đại dịch Covid-19 khiến ngành công nghiệp đình trệ, chính vì thế trả lời bầu không khí trong sạch.
  • Con người thực hiện cách li xã hội, tạm ngưng mọi hoạt động ảnh hưởng tới môi trường, đó lại là "niềm vui" của động thực vật quý hiếm
  • Khiến con người gần gũi, sát lại nhau hơn
+ Tiêu cực: tuy có mang lại tích cực nhưng ảnh hưởng mà đại dịch mang lại vẫn rất nghiêm trọng
  • Gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu
  • Ảnh hưởng tới giáo dục
  • Khiến hàng nghìn người mất đi tính mạng, sức khoẻ, người thân
  • Một số hành vi xấu, trục lợi cho bản thân xuất hiện: tăng giá bán các mặt hàng, bán hàng giả, sống ích kỉ, sự kì thị, hân biệt đối xử,....
- Biện pháp phòng tránh
+ Làm theo khuyến cáo của Bộ Y Tế (giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tự cách li tại nhà, báo cho cơ quan khi có triệu chứng, tránh đến nơi đông người,...)
+ Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi cần thiết, giặt sạch khẩu trang sau khi dùng, giữ gìn sức khỏe
+ Tạm hoãn các lịch trình đi lại, du lịch.....
- Bài học rút ra và liên hệ bản thân
- Bài học rút ra:
+ Tinh thần đoàn kết, sẻ chia
+ Mạng lại sự phòng bị, luôn chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.....
KB:
+ Khẳng định tính chất nguy hiểm của dịch bệnh
+ Nêu cảm nghĩ bản thân
+ Đưa ra lời kêu gọi

Dàn bài (có mở bài và kết bài) tham khảo khác
https://diendan.hocmai.vn/threads/thuyet-minh-ve-virus-covid-19.794175/

Em rất thích câu kết này của chị >w< em đọc qua chưa thấy lỗi đánh máy nào hết nè *tung bông. Với cả chị làm trên điện thoại nên thế này là xuất sắc lắm luôn á hihi.
Với cả lúc trước em học Tin á chị, cô bảo là bình thường sẽ viết là virus hoặc thuần Việt là vi-rút, chứ viết "virut" là sai rồi '-' ( vì là bài của người khác nên em nói thế thôi hihi)
Ra nhiều bài viết hơn nha chị!! :Tonton18
Ừm hứm chị sẽ cố ra nè
Heo coi và ủng hộ chị thêm nhoaaaa JFBQ00157070202B
Các đoạn văn em thấy hay rồi, đặc biệt là đề 5 đó ạ, kết đề bài lẫn đoạn văn luôn
Nhưng em cảm giác cách chị vào đề hơi dài và đọc nó hơi khô bởi cơ bản em thích mấy cái thể loại bay bổng lắm (Ý kiến riêng của em thôi :D)
Tuy nhiên như vậy là tốt cho em tham khảo lắm rồi ạ
À mà thình thoảng chị sưu tầm thêm một vài dẫn chứng nhé, để em lấy luôn :D
Chị quen viết như vậy mất rồi, để chị thử viết theo cách "bay bổng" một lần xem sao ha :D
Còn các dẫn chứng thì chị mới tìm thấy có xíu
Khi nào nhiều nhiều chị sẽ up thêm nè
Cảm ơn em đã theo dõi topic ❤❤
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Topic đã bị hoãn hơi lâu. Hôm nay mình sẽ tiếp tục bổ sung. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn
Đề 9: Bảo vệ sức khoẻ trước đại dịch
Bài làm 1:
"...Không nên có thái độ cư xử xa lánh kì thị với người bị nhiễm bệnh. Nếu như sợ có thể bị nhiễm bệnh thì ta nên tránh tiếp xúc với họ nhưng vẫn phải tôn trọng người bệnh. Ngoài những biện pháp trên ta cũng có thể giúp những người lớn tuổi, trẻ em, những người ít tiếp xúc với công nghệ thông tin hoặc những người hiểu sai về bệnh dịch này hiểu rõ hơn và giúp họ tìm cách phòng chống. Mặt khác, nên phê phán tố cáo những người có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi hay những người có hành vi tung tin nói sai sự thật khiến người dân hoang mang lo lắng. Có thể nói đây là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian con người lo sợ bất an nhất. Nhưng cũng là khoảng thời gian ta đồng lòng đoàn kết cùng nắm tay nhau để đẩy lùi đại dịch bệnh này...Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch”.
Nguồn: Bài của bạn Diệp Mỹ Quân, lớp 12A5 (mình xin được ở 1 page trên facebook)

Bài làm 2:
Hiện nay, thế giới đang phải đấu tranh để chống lại đại dịch Covid-19. Cả thế giới có tới hơn hai mươi ba triệu người mắc bệnh mỗi ngày và số ca tử vọng liên lục tăng. Tính cho đến hiện tại thì đã có khoảng hai mươi ba nghìn người nhiễm bệnh. Đặc biệt đối với các nước như Mỹ, Brazil, Hàn Quốc, Trung Quốc,… đang là những tâm dịch của thế giới. Ở nước ta, số ca nhiễm hiện tại lên đến 1014 ca nhiễm, trong đó có 563 ca đã bình phục và 25 ca đã tử vọng. Con số đó sẽ tiếp tục tăng lên nếu chúng ta không đồng lòng, cùng nhau chiến đấu với đại dịch nguy hiểm. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho mình, cho gia đình và cho cộng đồng. Đầu tiên, chúng ta cần phải giữ vệ sinh nơi công cộng, đeo khẩu trang khi đi ra đường, nơi đông người. Trang bị cho mình nước rửa tay khô kháng khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. Thường xuyên làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt hay được chạm vào, tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng và tránh tụ tập hoặc đến những nơi đông người. Duy trì những thói quen lành mạnh, như tập thể dục hàng ngày và ăn thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống lại mọi dịch bệnh. Khi có biểu hiện ho sốt khó thở hãy liên hệ ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và cách li đúng cách. Và hãy cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm và giúp bảo vệ bản thân và gia đình để giảm thiểu được sự lây lan của dịch bệnh. Chúng ta hãy chấp hành những quy định của Nhà nước và của Bộ y tế để dịch bệnh không bùng phát trên diện rộng. Chúng ta hãy cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, vì một Việt Nam quyết thắng đại dịch.

Đề 10: Nếu bạn là bệnh nhân nhiễm Covid-19?

Bài làm 1:
Với con số thống kê lên đến hàng trăm ngàn ca dương tính và diễn biến nhiều bất ngờ, đại dịch Covid - 19 do virus corona gây ra đã "oanh kích" toàn cầu. Nó gây ra bao lo lắng sợ hãi cho cộng đồng bởi đây là chủng virus mới, chưa từng được phát hiện trước đó, gây ra căn bệnh viêm phổi cấp ở người và có tốc độ lây lan chóng mặt. Virus đã lan truyền từ châu Á sang châu Âu với 203 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên thế giới đã có người nhiễm bệnh và số bệnh nhân đang tăng lên từng ngày. Tính đến 12h ngày 1/4/2020, toàn thế giới đã ghi nhận 859.000 ca nhiễm virus corona chủng mới, theo thông tin từ trang worldometers.info. Chẳng ai biết trước được ngày mai. Vậy, nếu vô tình là người bệnh, chúng ta sẽ nghĩ gì? Có lẽ, nỗi âu lo sợ hãi trùm lấy tâm trí, lo cho bản thân và cả những người xung quanh, sợ hãi trước sự kì thị, xa lánh của một số cá nhân. Nhưng rồi nỗi buồn, lo âu sẽ qua mau, ta cần giữ được bình tĩnh, liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa bệnh, cách ly an toàn để tránh lây lan đến những người xung quanh. Nếu cứ chìm mãi trong lo lắng thì suy nghĩ của ta sẽ tiêu cực hơn, không dám đối diện với chính mình và còn không dám đối đầu cả với những con virut ấy. Dù biết tác hại của dịch bệnh là khôn lường, nhưng ta hãy cứ lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Chúng ta hãy mạnh mẽ, lấy sự dũng cảm và lạc quan ngự trị và chiến thắng virut. Dù có trong hoàn cảnh nào, chúng ta hãy cứ như loài hoa hướng dương, hướng về phía mặt trời để bóng tối, đau khổ hay bệnh dịch ngả ở phía sau lưng, bạn nhé!
Nguồn: Facebook

Bài làm 2:
Chúng ta đã và đang đối mặt với đại dịch khủng khiếp nhất từ trước đến nay – Covid-19. Đây là loại virus có sức ảnh hưởng còn hơn cả đại dịch SARS năm 2003 hay Ebola. Nhân loại luôn trong tình trạng hoang mang, lo lắng. Có bao giờ bạn nghĩ bản thân mắc bệnh? Còn tôi, không chỉ một lần mà rất nhiều lần tôi nghĩ như vậy. Đây là điều dễ hiểu bởi dịch bệnh lây lan rất nhanh, chúng ta không thể biết chắc chắn bản thân có mắc bệnh hay không. Nhưng tôi chắc chắn một điều, nếu bản thân mắc bệnh, tôi sẽ nghiêm túc chấp hành những quy định về khai báo y tế, cách ly,… Tôi rất thương các y bác sĩ, họ đã phải làm việc không ngơi nghỉ, bản thân dù đã kiệt sức nhưng vẫn dũng cảm đứng lên bảo vệ bệnh nhân khỏi dịch bệnh quái ác. Tôi đã chứng kiến cảnh người bệnh không chịu cách ly, giãy nảy, không hợp tác với các nhân viên y tế và tôi cũng từng thấy cảnh những “chiến sĩ áo trắng” của chúng ta nhịn ăn nhịn mặc để dành phần cho bệnh nhân, chịu rét chịu khổ để nhưỡng nơi cách ly. Bởi vậy, tôi thêm phần chắc chắn bản thân sẽ hợp tác, gánh vác giúp phần nào gánh nặng cho các y bác sĩ. Tôi hi vọng rằng, không chỉ bệnh nhân mắc Covid-19 mà tất cả chúng ta, bao gồm những người bình thường sẽ luôn thông cảm cho những “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch. Hãy luôn có suy nghĩ và hành động đúng đắn để cùng nhau vượt qua đại dịch.

Đề 11: “Sáng 25/7/2020, công an Đà Nẵng phát hiện số lượng lớn người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Đó là nguyên nhân cho việc Covid-19 bùng bổ lần thứ hai tại đất nước ta”. Suy nghĩ của bạn về sự việc trên
Bài làm:
“Nhiễu điều phủ giá lấy gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó là truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái mà người Việt ta luôn tự hào. Đại dịch Covid-19 bùng nổ ,truyền thống ấy được phát huy triệt để. Nhưng đáng buồn thay,đất nước ta vẫn còn những người vì lợi ích mà bán rẻ dân tộc. Tôi đã rất đau xót khi nghe tin người Việt Nam cấu kết cùng người Trung Quốc đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào nước ta. Chính hành động ấy đã khiến dân tộc Việt Nam một lần nữa phải đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm. 25 người đã chết vì Covid-19. Đây là những sinh mạng đầu tiên mất đi vì đại dịch. Hãy nhìn lại xem, những kẻ mang danh “đồng bào” của chúng ta đã làm gì? Chúng nhận dẫn dắt những kẻ từ nước ngoài vượt qua biên giới, trốn tránh các chốt kiểm soát để nhập cảnh vào nước ta. Trong số đó ,không biết có hay không bao nhiêu người mắc bệnh nhưng vẫn cố chấp đưa vào nước ta. Nhớ lại những tháng ngày đầu tiên của đợt dịch thứ nhất, dù rất hoàng mang, lo sợ nhưng đất nước ta luôn trong tâm thế vững vàng, sẵn sàng đối đầu với dịch bệnh, cả nước cùng đồng lòng. Trong những ngày dịch bệnh tạm thời lắng xuống, ở khắp biên giới, các chiến sĩ của ta đang phải ngày đêm canh gác, tại các bệnh viện, y bác sĩ đã vơi đi gánh năng nhưng vẫn tất bật lo toan. Tất cả nỗ lực ấy đã bị đánh đổi bởi những kẻ tham lam, bất chấp tát cả để đổi lấy “200 ngàn”. Tính mạng của cả dân tộc cũng chỉ có vậy thôi ư? Lời cuối cùng, tôi mong rằng đất nước ta sẽ bình an vượt qua đại dịch và sẽ không còn “con sâu bỏ rầu nồi canh”.
 
Top Bottom