Toán 12 Tính tích phân hàm ẩn bằng phương pháp tạo bình phương

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,705
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Lý thuyết:
+ Với hàm f(x) bất kì liên tục trên [a;b] ( [a;b] là đoạn mà ta sẽ lấy tích phân ), ta có [tex]f^2(x)\geq 0[/tex], với mọi x thuộc [a;b] nên [tex]\int_{a}^{b}f^2(x)dx\geq 0[/tex]. Dấu "=" khi và chỉ khi f(x)=0.

+ Vận dụng: từ lý thuyết trên, ta cố gắng biến đổi giả thiết đề cho, về dạng: [tex]\int_{a}^{b}(f(x)-g(x))^2dx=0[/tex] , với [TEX]g(x)[/TEX] là một hàm tường minh. Từ đó ta suy ra f(x) = g(x). Ta sẽ có f(x) tường minh để tính nguyên hàm.

* Bài tập :
1.
Cho hàm f(x) liên tục, có đạo hàm trên [3;6], thỏa mãn: [tex]\int_{3}^{6}f^2(x)dx=63,\int_{3}^{6}xf(x)dx=63[/tex] . Tính [tex]I=\int_{3}^{6}f(x)dx[/tex]

Giải: ta kì vọng biến đổi về dạng: [tex]\int_{3}^{6}(f(x)-g(x))^2dx=0<=>\int_{3}^{6}f^2(x)dx-\int_{3}^{6}2f(x)g(x)dx+\int_{3}^{6}g^2(x)dx=0[/tex]

Ở đề ta đã có [TEX]\int_{3}^{6}xf(x)dx=63<=>\int_{3}^{6}2xf(x)dx=126[/TEX]., như vậy ta dự đoán [TEX]g(x)=x[/TEX], vậy ta có : [tex]\int_{3}^{6}g^2(x)dx=[/tex] [tex]\int_{3}^{6}x^2dx[/tex]

+ Tính được : [tex]\int_{3}^{6}x^2dx=63[/tex]
=>[tex]\int_{3}^{6}f^2(x)-2\int_{3}^{6}xf(x)dx+\int_{3}^{6}x^2dx=63-126+63=0[/tex]
<=>[tex]\int_{3}^{6}(f(x)-x)^2dx=0<=>f(x)=x[/tex]

Vậy [tex]I=\int_{3}^{6}f(x)dx=\int_{3}^{6}xdx=27/2[/tex]

2. Cho hàm f(x) liên tục, có đạo hàm trên [3,4] thỏa mãn [tex]\int_{3}^{4}f^2(x)dx=\frac{7029}{5}[/tex],
[tex]\int_{3}^{4}f(x)x^2dx=\frac{2343}{5}[/tex]. Tính [tex]I=\int_{3}^{4}f(x)dx[/tex] .

Giải: tương tự với suy nghĩ ở bài 1, ta đoán là [TEX]f(x)=x^2[/TEX], do đó ta tính:
[tex]\int_{3}^{4}g^2(x)dx=\int_{3}^{4}x^4dx=\frac{781}{5}[/tex]

Tuy nhiên khi cộng vào thì lại không hợp bằng 0:
[tex]\int_{3}^{4}f^2(x)dx-2\int_{3}^{4}f(x)x^2dx+\int_{3}^{4}x^4dx=\frac{7029}{5}-2.\frac{2343}{5}+\frac{781}{5}\neq 0[/tex]

Vậy ta cần phải nghĩ lại, [TEX]f(x)=ax^2[/TEX], với hệ số a tùy ý và cần tìm ra nó, chứ không nhất thiết a=1.

+ Tìm a: [tex]\int_{3}^{4}(f(x)-ax^2)^2dx=0<=>\int_{3}^{4}f^2(x)dx-2a\int_{3}^{4}f(x)x^2dx+\int_{3}^{4}a^2x^4dx=0[/tex]

<=>[tex]\frac{7029}{5}-2a.\frac{2343}{5}+a^2.\frac{781}{5}=0<=>a^2-6a+9=0<=>a=3[/tex]

=> [TEX]f(x)=3x^2[/TEX].

+ Chú ý: nếu trong 1 bài toán tự luận, ta không viết bước tìm a, mà tìm ra nháp. Còn khi viết vào thì chỉ viết thẳng: [tex]\int_{3}^{4}(f^2(x)-6f(x)x^2+9x^2)dx=0<=>f(x)=3x^2[/tex]

Vậy [tex]I=\int_{3}^{4}3x^2dx=37[/tex]

3. Cho hàm f(x) liên tục trên [0;1] thỏa mãn: [tex]\int_{0}^{1}[f'(x)]^2dx=\frac{4}{3}[/tex] , [tex]\int_{0}^{1}f(x)dx=\frac{1}{3}[/tex] , f(1)=1. Tính [tex]I=\int_{0}^{1}f^3(x)dx[/tex]

Giải: ở bài này ta có biểu thức bình phương là : [tex][f'(x)]^2[/tex] , nhưng lại không có [tex]\int_{0}^{1}f'(x).g(x)dx[/tex] trong dữ kiện, do đó ta nghĩ đến sử dụng tích phân từng phần để làm xuất hiện [TEX]f'(x)[/TEX]

+ Đặt u=f(x)=>u'=f'(x)
v'=1 chọn v = x
=>[tex]\int_{0}^{1}f(x)dx=\frac{1}{3}<=>xf(x)|^1_0-\int_{0}^{1}xf'(x)=\frac{1}{3}<=>\int_{0}^{1}xf'(x)=\frac{2}{3}[/tex]

( Ở trên đã dùng đến dữ kiện f(1)=1 thay vào để tính)

Vậy đến đây sử dụng phương pháp tìm a như bài 2, ta có a=2: [tex]\int_{0}^{1}[f'(x)]^2-4\int_{0}^{1}xf'(x)dx+\int_{0}^{1}4x^2dx=\frac{4}{3}-\frac{8}{3}+\frac{4}{3}=0[/tex]

<=>[TEX]f'(x)=2x<=>f(x)=x^2+C[/TEX]
Do f(1)=1 nên C=0 => [TEX]f(x)=x^2[/TEX]

Vậy [tex]I=\int_{0}^{1}x^6dx=\frac{1}{7}[/tex]
 

Lê Thị Hàn

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2018
105
13
36
21
Thái Nguyên
THPT Chuyên Thái Nguyên
em hỏi một chút ạ, ở ví dụ số 3, để tìm a, mình đặt g(x) = a.x nhưng
ở ví dụ số 3 cái dữ liệu ở phần biến đối là f'(x) khác vs các vd trc là f(x)
cái chỗ =2/3 ý ạ
nên vì nó là f'(x) thì g(x) vẫn là x trong đó ạ??
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Tiến Phùng

Lê Thị Hàn

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2018
105
13
36
21
Thái Nguyên
THPT Chuyên Thái Nguyên
em hỏi một chút ạ, ở ví dụ số 3, để tìm a, mình đặt g(x) = a.x nhưng
ở ví dụ số 3 cái dữ liệu ở phần biến đối là f'(x) khác vs các vd trc là f(x)
cái chỗ =2/3 ý ạ
nên vì nó là f'(x) thì g(x) vẫn là x trong đó ạ??
à em hiểu r ạ, ở bài này cái ^2 là f'(x)
ok dcd r, k có gì đâu ạ

hôm nay đọc lại thấy hiểu thật sự :vv
 
  • Like
Reactions: Tiến Phùng

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
21
Du học sinh
Foreign Trade University
* Lý thuyết:
+ Với hàm f(x) bất kì liên tục trên [a;b] ( [a;b] là đoạn mà ta sẽ lấy tích phân ), ta có [tex]f^2(x)\geq 0[/tex], với mọi x thuộc [a;b] nên [tex]\int_{a}^{b}f^2(x)dx\geq 0[/tex]. Dấu "=" khi và chỉ khi f(x)=0.

+ Vận dụng: từ lý thuyết trên, ta cố gắng biến đổi giả thiết đề cho, về dạng: [tex]\int_{a}^{b}(f(x)-g(x))^2dx=0[/tex] , với [TEX]g(x)[/TEX] là một hàm tường minh. Từ đó ta suy ra f(x) = g(x). Ta sẽ có f(x) tường minh để tính nguyên hàm.

* Bài tập :
1.
Cho hàm f(x) liên tục, có đạo hàm trên [3;6], thỏa mãn: [tex]\int_{3}^{6}f^2(x)dx=63,\int_{3}^{6}xf(x)dx=63[/tex] . Tính [tex]I=\int_{3}^{6}f(x)dx[/tex]

Giải: ta kì vọng biến đổi về dạng: [tex]\int_{3}^{6}(f(x)-g(x))^2dx=0<=>\int_{3}^{6}f^2(x)dx-\int_{3}^{6}2f(x)g(x)dx+\int_{3}^{6}g^2(x)dx=0[/tex]

Ở đề ta đã có [TEX]\int_{3}^{6}xf(x)dx=63<=>\int_{3}^{6}2xf(x)dx=126[/TEX]., như vậy ta dự đoán [TEX]g(x)=x[/TEX], vậy ta có : [tex]\int_{3}^{6}g^2(x)dx=[/tex] [tex]\int_{3}^{6}x^2dx[/tex]

+ Tính được : [tex]\int_{3}^{6}x^2dx=63[/tex]
=>[tex]\int_{3}^{6}f^2(x)-2\int_{3}^{6}xf(x)dx+\int_{3}^{6}x^2dx=63-126+63=0[/tex]
<=>[tex]\int_{3}^{6}(f(x)-x)^2dx=0<=>f(x)=x[/tex]

Vậy [tex]I=\int_{3}^{6}f(x)dx=\int_{3}^{6}xdx=27/2[/tex]

2. Cho hàm f(x) liên tục, có đạo hàm trên [3,4] thỏa mãn [tex]\int_{3}^{4}f^2(x)dx=\frac{7029}{5}[/tex],
[tex]\int_{3}^{4}f(x)x^2dx=\frac{2343}{5}[/tex]. Tính [tex]I=\int_{3}^{4}f(x)dx[/tex] .

Giải: tương tự với suy nghĩ ở bài 1, ta đoán là [TEX]f(x)=x^2[/TEX], do đó ta tính:
[tex]\int_{3}^{4}g^2(x)dx=\int_{3}^{4}x^4dx=\frac{781}{5}[/tex]

Tuy nhiên khi cộng vào thì lại không hợp bằng 0:
[tex]\int_{3}^{4}f^2(x)dx-2\int_{3}^{4}f(x)x^2dx+\int_{3}^{4}x^4dx=\frac{7029}{5}-2.\frac{2343}{5}+\frac{781}{5}\neq 0[/tex]

Vậy ta cần phải nghĩ lại, [TEX]f(x)=ax^2[/TEX], với hệ số a tùy ý và cần tìm ra nó, chứ không nhất thiết a=1.

+ Tìm a: [tex]\int_{3}^{4}(f(x)-ax^2)^2dx=0<=>\int_{3}^{4}f^2(x)dx-2a\int_{3}^{4}f(x)x^2dx+\int_{3}^{4}a^2x^4dx=0[/tex]

<=>[tex]\frac{7029}{5}-2a.\frac{2343}{5}+a^2.\frac{781}{5}=0<=>a^2-6a+9=0<=>a=3[/tex]

=> [TEX]f(x)=3x^2[/TEX].

+ Chú ý: nếu trong 1 bài toán tự luận, ta không viết bước tìm a, mà tìm ra nháp. Còn khi viết vào thì chỉ viết thẳng: [tex]\int_{3}^{4}(f^2(x)-6f(x)x^2+9x^2)dx=0<=>f(x)=3x^2[/tex]

Vậy [tex]I=\int_{3}^{4}3x^2dx=37[/tex]

3. Cho hàm f(x) liên tục trên [0;1] thỏa mãn: [tex]\int_{0}^{1}[f'(x)]^2dx=\frac{4}{3}[/tex] , [tex]\int_{0}^{1}f(x)dx=\frac{1}{3}[/tex] , f(1)=1. Tính [tex]I=\int_{0}^{1}f^3(x)dx[/tex]

Giải: ở bài này ta có biểu thức bình phương là : [tex][f'(x)]^2[/tex] , nhưng lại không có [tex]\int_{0}^{1}f'(x).g(x)dx[/tex] trong dữ kiện, do đó ta nghĩ đến sử dụng tích phân từng phần để làm xuất hiện [TEX]f'(x)[/TEX]

+ Đặt u=f(x)=>u'=f'(x)
v'=1 chọn v = x
=>[tex]\int_{0}^{1}f(x)dx=\frac{1}{3}<=>xf(x)|^1_0-\int_{0}^{1}xf'(x)=\frac{1}{3}<=>\int_{0}^{1}xf'(x)=\frac{2}{3}[/tex]

( Ở trên đã dùng đến dữ kiện f(1)=1 thay vào để tính)

Vậy đến đây sử dụng phương pháp tìm a như bài 2, ta có a=2: [tex]\int_{0}^{1}[f'(x)]^2-4\int_{0}^{1}xf'(x)dx+\int_{0}^{1}4x^2dx=\frac{4}{3}-\frac{8}{3}+\frac{4}{3}=0[/tex]

<=>[TEX]f'(x)=2x<=>f(x)=x^2+C[/TEX]
Do f(1)=1 nên C=0 => [TEX]f(x)=x^2[/TEX]

Vậy [tex]I=\int_{0}^{1}x^6dx=\frac{1}{7}[/tex]
Anh ơi cho em hỏi nếu như phương trình ẩn a cho 2 nghiệm thì chọn a như thế nào đc ạ?
 
  • Like
Reactions: Tiến Phùng

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,705
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Anh ơi cho em hỏi nếu như phương trình ẩn a cho 2 nghiệm thì chọn a như thế nào đc ạ?
Ý em là bài em đăng hôm qua à? Cái bài đó đúng ra f'(x)=[TEX]x^2[/TEX] nhưng mà thế thì vô lý. Vậy chắc là hàm f'(x) không bằng [TEX]ax^2[/TEX], mà nó kiểu khác
 
Top Bottom