Sử 7 Nhà Lý

npan_184

Cựu TMod Anh
Thành viên
10 Tháng mười hai 2018
2,219
10,041
881
Quảng Ngãi
THCS Phổ Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trình bày những nét chính của sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp nước ta thời nhà Lý
2.So sánh những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội của nhà lý và nhà trần có điểm gì giống và khác nhau
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Cindy An <3

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
*Nông nghiệp:
- Chia ruộng cho dân cày cấy và nộp thuế cho nhà nước. Các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền
- Khuyến khích khai khẩn ruộng hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng ngập lụt
- Ban lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp
- Có nhiều năm mùa màng bội thu như năm 1916, 1930....
* Thủ công nghiệp:
- Chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
- Các nghề thủ công làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.
- Có những công trình thủ công nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,…
* Thương nghiệp:
- Mở mang buôn bán trong và ngoài nước
- Ở vùng biên giới phía Bắc, cho lập nhiều khu chợ để tập trung nhân dân đến trao đổi, buôn bán.
- Giao lưu buôn bán còn diễn ra với nhiều nước Đông Nam Á như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,…
- Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất nhất. Do có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.
 

Khánh Ngô Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tám 2019
965
1,103
146
Phú Yên
THCS Tôn Đức Thắng
- Để đẩy mạnh sản suất nông nghiệp, nhà Lý đã ban hành nhiều chính sách như:
+Đem chia đều ruộng đất cho nông dân cày cấy và người nông dân có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà vua.
+Hàng năm, các vua Lý đều về các địa phương tiến hành lễ cày “tịch điền” để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nhân dân.
+Nhà Lý khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt,...
+Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
=> Nhờ những chính sách trên, nền nông nghiệp Đại Việt thời Lý phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
-Thủ công nghiệp:
+Nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
+ Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.
+ Có những công trình thủ công nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,…
- Thương nghiệp:
+ Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.
+ Ở vùng hải đảo và miền biên giới Lý - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ để tập trung nhân dân đến trao đổi, buôn bán.
+ Hoạt động giao lưu buôn bán còn diễn ra với nhiều nước Đông Nam Á như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,…
+ Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất nhất. Do có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, nằm trên trục hành hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.
 

nguyenvandung7579@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng ba 2019
321
930
96
Hải Dương
THCS Bình Minh
Trình bày những nét chính của sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp nước ta thời nhà Lý
*Nông nghiệp :
- Ruộng đất đều thuộc quyền tối cao của nhà vua nhưng do nhân dân canh tác
- Hằng năm dân làng chia nhau ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho nhà vua
- Nhà Lý lấy 1 số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu làm đền chùa
- Khuyến khích khai triển đất hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng ngập lụt
- Bạn hành lệnh cấm giết hại trâu.bò bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
*Thủ công nghiệp và thương nghiệp :
- Nghề chăn tằm ương tơ,dệt lụa.làm gốm,xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển
- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng,bạc ,... được mở rộng
- Việc buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở rộng
(Bạn tham khảo nha)
 

Khánh Ngô Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tám 2019
965
1,103
146
Phú Yên
THCS Tôn Đức Thắng
chị ơi giải giùm e câu 2 nữa với
* Chủ trương, biện pháp:
- Tổ chức quân đội:
+ Quân đội nhà Trần cũng được tổ chức tương tự như nhà Lý, chia thành hai bộ phận là cấm quânquân địa phương.
+ Tuy nhiên, quân đội nhà Trần được tổ chức quy củ hơn ở chỗ: mỗi cấp lộ, làng, xã đều có quân đội riêng. Quân các lộ ở đồng bằng là chính binh, miền núi là phiên binh. Ở các làng xã có hương binh. Khi chiến tranh còn có quân đội của các vương hầu.
- Chính sách: Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” vừa đảm bảo được công việc sản xuất vừa đảm bảo về quân đội khi có giặc ngoại xâm đến.
- Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Đây là điểm mới và đúng đắn của nhà Trần mà những triều đại trước chưa thể làm được.
- Ngoài ra, quân đội còn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần cử nhiều tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc.
 

npan_184

Cựu TMod Anh
Thành viên
10 Tháng mười hai 2018
2,219
10,041
881
Quảng Ngãi
THCS Phổ Ninh
* Chủ trương, biện pháp:
- Tổ chức quân đội:
+ Quân đội nhà Trần cũng được tổ chức tương tự như nhà Lý, chia thành hai bộ phận là cấm quânquân địa phương.
+ Tuy nhiên, quân đội nhà Trần được tổ chức quy củ hơn ở chỗ: mỗi cấp lộ, làng, xã đều có quân đội riêng. Quân các lộ ở đồng bằng là chính binh, miền núi là phiên binh. Ở các làng xã có hương binh. Khi chiến tranh còn có quân đội của các vương hầu.
- Chính sách: Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” vừa đảm bảo được công việc sản xuất vừa đảm bảo về quân đội khi có giặc ngoại xâm đến.
- Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Đây là điểm mới và đúng đắn của nhà Trần mà những triều đại trước chưa thể làm được.
- Ngoài ra, quân đội còn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần cử nhiều tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc.
Điểm giống và khác ở đây là gì ạ e chưa hiểu
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
chị ơi giải giùm e câu 2 nữa với
* Chủ trương, biện pháp:
- Tổ chức quân đội:
+ Quân đội nhà Trần cũng được tổ chức tương tự như nhà Lý, chia thành hai bộ phận là cấm quânquân địa phương.
+ Tuy nhiên, quân đội nhà Trần được tổ chức quy củ hơn ở chỗ: mỗi cấp lộ, làng, xã đều có quân đội riêng. Quân các lộ ở đồng bằng là chính binh, miền núi là phiên binh. Ở các làng xã có hương binh. Khi chiến tranh còn có quân đội của các vương hầu.
- Chính sách: Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” vừa đảm bảo được công việc sản xuất vừa đảm bảo về quân đội khi có giặc ngoại xâm đến.
- Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Đây là điểm mới và đúng đắn của nhà Trần mà những triều đại trước chưa thể làm được.
- Ngoài ra, quân đội còn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần cử nhiều tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc.
Chị phân tích bài của bạn ra cho em dễ hiểu nhé!
Điểm giống và khác ở đây là gì ạ e chưa hiểu
Giống: Thi hành chính sách Ngụ binh ư nông, quân đội chia thành hai bộ phận là cấm quânquân địa phương.
Khác:
+ quân đội nhà Trần được tổ chức quy củ hơn ở chỗ: mỗi cấp lộ, làng, xã đều có quân đội riêng. Quân các lộ ở đồng bằng là chính binh, miền núi là phiên binh. Ở các làng xã có hương binh. Khi chiến tranh còn có quân đội của các vương hầu.
+ Bên cạnh đó, Nhà Trần còn có Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, mà Triều Lí trước đây chưa làm được
 
  • Like
Reactions: Khánh Ngô Nam
Top Bottom