Văn 9 Một số dạng bài nghị luận hay gặp phải khi thi vào 10.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Tiếp tục với dạng NL về một sự việc, hiện tượng đời sống nhé!
Đề 13: Hiện nay ô nhiễm môi trường đang đe dọa đến sự sống con người hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
I, Mở bài:
II, Thân bài:
* Luận điểm 1: Giải thích, nêu thực trạng:

- Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó.
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.
=) Vấn đề đặt ra: cần phải bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường vì bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
* Luận điểm 2: Phân tích nguyên nhân gây nghiện:
  • Do con người không nhận thức rõ tác hại của ô nhiễm nên đã có những hành vi hủy hoại môi trường sống như: vứt rác bừa bãi, phá rừng, đốt nương làm rẫy, sử dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp.
  • Do nước thải trong sinh hoạt chăn nuôi, chất thải, khí thải ra môi trường không được xử lý.
  • Do nhà nước chưa xử lý nghiêm khắc các hành vi hủy hoại, gây ô nhiễm môi trường.
  • Nguyên nhân chính là do ý thức của bản thân mỗi người.
* Luận điểm 3: Phân tích tác hại:
  • Môi trường bị ô nhiễm, con người sẽ sống trong sự ngột ngạt căng thẳng. Ô nhiễm môi trường nguy hiểm cho con người bệnh về đường hô hấp như ho hen, bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, bệnh ngoài da như ghẻ lở mẩn ngứa. Đây là những bệnh trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sống con người.
  • Ô nhiễm môi trường là môi trường sống lý tưởng cho các loại côn trùng sinh vi khuẩn như ruồi, muỗi, chuột-) đây là nguồn truyền bệnh trực tiếp cho con người.
  • Làm biến đổi khí hậu dẫn đến những hiện tượng thời tiết bất thường như mưa, đá, lũ lụt, hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
* Luận điểm 4: Biện pháp:
  • Mỗi người cần nhận thức rõ hiệu quả hậu quả của ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
  • Từ đó có những việc làm cụ thể như trồng cây xanh, đổ rác đúng nơi quy định.
  • Sử dụng thuốc hóa học hợp lý và cần xử lý rác thải nước thải trước khi được đưa ra môi trường.
  • Nhà nước phải xử phạt nghiêm khắc những hành vi hủy hoại môi trường sống.
  • Là học sinh cần tích cực tham gia bảo vệ môi trường như quyết quét rác quét dọn đường.
III, Kết bài:
Tham khảo nhé!
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hmmm, nhìn lại thì kiến thức ôn thi trong vở của mềnh lôi hết lên đây roài.. có một số bài độc quyền nên không thể đăng được. Do vậy, bây giờ mình sẽ sưu tầm một số bài nghị luận đã viết thành bài và một số đề thi tại các tinhrthanhf trên toàn quốc nhé!
Lưu ý: Mình sẽ cop nhặt từ các link trên diễn đàn.
Trước hết thì cùng xem và giải đề của Bình Thuận nhé!
https://diendan.hocmai.vn/threads/van-truong-thpt-cong-lap-binh-thuan-nam-hoc-2019-2020.759507/
Đề NLXH: Suy nghĩ của em về lòng biết ơn.
Sau đây là hai dàn ý mình từng đăng, các ý tương đối giống nhau, chỉ có điều là khá phần giải thích và phê phán thôi nhé.
Giờ thì cùng giải thích vấn đề nào....
  • Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại.
=) Lòng biết ơn có vai trò, tầm quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Và tiếp theo, các bạn thấy nên phê phán những hành động nào?
  • Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lỗi sống đẹp,..
  • Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt,..
Cùng xem lại hai đề sau nhé!
Chào các bạn, mình sẽ giới thiệu với các bạn một số dạng văn nghị luận xã hội hay gặp khi thi vào 10 và cách làm một số đề. Có điều gì thắc mắc, cứ trao đổi trực tiếp tại đây nhé!

I)Dạng 1: Lòng biết ơn.
  • Uống nước nhớ nguồn.
  • Không thầy đố mày làm nên.
  • Tôn sư trọng đạo.
  • Lòng biết ơn
  • ....
Đề 1: Suy nghĩ của em về lời nhắn trong câu tục ngữ sau:
Uống nước nhớ nguồn.
*) Dàn ý:
1) Mở bài:

Từ xưa tới nay lòng biết ơn đối với những người làm nên thành quả luôn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Để nhắn nhủ điều đó, cha ông ta đã gửi gắm trong câu tục ngữ:
Uống nước nhớ nguồn
2) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:

+ Khi uống dòng nước mát lành, chúng ta phải nhớ đến cội nguồn dòng chảy.
+ Mang ý nghĩa sâu: "uống nước" là được hưởng thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần do người đi trước để lại. "Nguồn" là những người làm ra thành quả. "Nhớ nguồn" là biết nâng niu, trân trọng, biết ơn những người làm ra thành quả.
=> Câu tục ngữ khẳng định khi dduyowcj hưởng thành quả, chúng ta phải biết traahn trọng, nhớ ơn đến những người tạo ra thành quả. Câu tục ngữ nhắn: cong người cần có lòng biết ơn.

-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao chúng ta phải biết ơn?
  • Biết ơn thế ơn thế hệ đi trước là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được các thế hệ đi sau kế thừa, phát huy.
  • Là lối sống đẹp, đánh giá chuẩn mực đạo đức con người.
  • Thành quả được hưởng không phải tự nhiên mà có. Thàng quả có được là nhờ sự hy sinh của biết bao thế hệ đi trước.( Dẫn dắt anh hùng liệt sĩ, cha mẹ, thầy cô,..)
  • Con người có lòng biết ơn sẽ xây dựng một mối qua hệ tốt đẹp, xa hội văn minh,..
  • Không có lòng biết ơn, con người sẽ dễ lãng quên, thờ ơ, lạnh nhạt, nong ơn bội nghĩa,...
+ Chứng minh: Cuộc ống cho thấy con người VN luôn thể hiện long biết ơn:
  • Mọi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên- tưởng nhớ đến người đã khuất,...
  • Đều xây dựng nghĩa trang liệt sĩ,..
  • Kỷ niệm ngày 27/7, 20/11,..
- Lđ : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lỗi sống đẹp,..
+ Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt,...
-Lđ: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?

  • Sống cần có lòng biết ơn đến thế hệ đi trước,..
  • Sống luôn thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng những thành quả đang được hưởng,..
  • Sống ko thờ ơ, lạnh nhạt, vong ơn,..
  • Là học sinh sống cần có lòng biết ơn,..
3) Kết bài:
-Biết ơn là một lẽ sống đẹp, là thước đo để đánh giá phẩm chất mỗi người,..
- câu tục ngữ tuy ngắn ngọn nhưng hàm chưa nhiều ý nghĩa sâu xa: sống cần có lòng biết ơn, trân trọng , nâng niu ,..thành của của các thế hệ đi trước.


Trên là dàn ý của một bài nghị luận, mỗi một ngày mình sẽ đăng tiếp các dạng và dàn ý một số bài tiếp theo. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức nhé!:D
Hôm nay, mình sẽ làm 1 đề tiếp theo:
Đề 2: Suy nghĩ của em về lời nhắn trong câu tục ngữ sau:
Không thầy đố mày làm nên.
*)Dàn ý:
1) Mở bài:

- Từ xa xưa, thầy cô luôn có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối với những ai muốn thành công. Để khẳng định vai trò, sự quan trọng đó, cha ông ta đã đúc kết trong câu tục ngữ:
Không thầy đố mày làm nên.

II) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:

+ "Không thầy" là không có người dạy dỗ, chỉ bảo chúng ta tiếp thu kiến thức.
+ "Đố mày" như một lời thách thức đối với người học về sự thành đạt của họ.
+ "Làm nên" là có được thành công, làm nên công danh sự nghiệp.
=> Như vậy, không có thầy dạy dỗ, chỉ bảo, người học không thể tiếp thu thêm kiến thức, không làm nên công danh sự nghiệp. Câu tục ngữ đã khảng định vai trò, tầm quan trọng của thầy cô, từ đó nhắc nhở mỗi người sống cần có lòng biết ơn.

-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao chúng ta phải biết ơn thầy cô?

  • Thầy cô là người truyền đạt kiến thức, dạy ta từng con chữ, con số, uốn nắn từng nét chữ,...
  • Là người dạy chúng ta tìm hiểu nguồn tri thức vô tận của nhân loại. Từ đó tầm hiểu biết ngày càng nâng cao, mở rộng thuộc mọi lĩnh vực,..Chính thầy cô là người giúp ta mở cánh cửa của tri thức nhân loại, vững bước vào tương lai.
  • Là người dạy cách ứng nhân xử thế, đạo lý làm người, kính trên nhường dưới, lễ phép, phân biệt tốt xấu,..
  • Là người dành cho những tình cảm yêu thương, gần gũi, chia sẻ, tiếp thêm nghị lực, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khắn thử thách, thực hiện những ước mơ hoài bão,...
  • Nếu không có thầy cô, người học luôn đối mặt với khó khăn, thậm chí gục ngã trên con đường chinh phục nguồn tri thức mới, thành tựu mới,...
+ Chứng minh: Cuộc sống cho thấy từ xưa tới nay, biết bao người thầy đã đào tạo được nhiều học trò, như:

  • Khổng Tử.
  • Chu Văn An.
  • Đặc biệt người thầy Hồ Chí Minh đã đào tạo được những học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp,...
  • ....
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp,..Khẳng định người thầy có một vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thành công của người học. Tuy nhiên, câu tục ngữ vẫn còn phần hạn chế. Vì sự thành đạt còn phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng học tập của người học,...
+ Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt, thái độ bất kính với thầy cô,...Trong học tập còn lười biếng, ỷ lại,..
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?

  • Cần nhận thức vai trò, tầm quan trọng, vị trí, công lao của người thầy.
  • Người học cần thể hiện lòng biết ơn, thái độ kính trọng, lễ phép, dành tình cảm tốt đẹp nhất đến với người thầy,..
  • Sống ko thờ ơ, lạnh nhạt, vong ơn,..
  • Là học sinh sống cần có lòng biết ơn thầy cô, ra sức học tập để đạt thành công,...
3) Kết bài:
- Câu tục ngữ mãi mãi là lời khẳng định đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của người thầy đối với sự thành đạt của người học.
- câu tục ngữ tuy ngắn ngọn nhưng hàm chưa nhiều ý nghĩa sâu xa: sống cần có lòng biết ơn, kính trọng công ơn dạy dỗ của thầy cô.

Có phải các bạn thấy dàn ý của 2 bài na ná giống nhau đúng không? Phải đó, chỉ cần học thuộc dàn ý của 1 đề, chúng ta có thể làm các đề trong cùng dạng.
Ví dụ: Học dàn ý của đề này, ta có thể làm được đề "Lòng biết ơn", từ đó có nhiều thời gia để học các bài văn nghị luận văn học hơn,...:D À, mỗi ngày mình sẽ làm một đề và nêu các dạng mới, nếu các bạn có đề nào chưa làm được, hoặc thắc mắc, mình có thể hướng dẫn = cách làm dàn ý nè...Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức nhé!
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Quay trở lại với việc chữa đề. Mình thấy đề này khá là hay nên chúng ta cùng giải nhé- vấn đề tự học.
https://diendan.hocmai.vn/threads/d...-van-chung-hoa-binh-nam-hoc-2019-2020.759535/
66186809_1214638378718353_8712578705987207168_n-png.120925

Lđ 1: Giải thích:
  • "Học" là h/đ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở, thực tế c/s. Biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân.
  • "Tự học" là chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
  • "Thành công" là đạt được kết quả mình đề ra, đạt được mục đích mình mong muốn.
=) Vai trò, tầm quan trọng của tự học trên con đường thành công.
Lđ 2: Suy nghĩ, bàn bạc, chứng minh:
*Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
  • Kiến thức nhân loại phong phú, rộng lớn, mà hiểu biết của con người lại hạn hẹp. Muốn tiếp thu kiến thức, cần phải học tập.
  • Tự học giúp con người không ngừng mở rộng kiến thức thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh. Từ đó, học vấn ngày càng nâng cao. Đây là 1 trong những yếu tố giúp ta vững bước vào tương lai.
  • Con người sẽ tiếp thu được kiến thức mới, thành tựu mới,..Từ đó, con người có thể áp dụng KHKT vào xây dựng trong c/s.
  • Hình thành thói quen tốt: chủ động, tự giác, đẩy lùi thói lười biếng, ỷ lại.
  • Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
  • Nếu không tự học, con người sẽ phụ thuộc vào sách vở, thầy cô, kém hiểu biết, trở nên lạc hậu, bị xã hội đào thải
+ Chứng minh:
  • Nhà bác học Niu- tơn, Ê-đi-xơn, nhà bác học vĩ đại Đác-Uyn,..
  • Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho việc tự học tập. Bác ko trải qua 1 trường lớp nào những nói được nhiều thứ tiếng, hiểu biết sâu rộng,..
Lđ 3: Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay
Lđ 4: Bài học nhận thức và hành động:
  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc học tập.
  • Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
  • Có phương pháp học tập khoa học, đúng đắn.
  • Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
  • Là học sinh, cần học tập chăm chỉ, chủ động sáng tạo, có tinh thần vượt khó
Bài nên tham khảo:
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về Tinh thần tự học
Nhà bác học vĩ đại Đác-Uyn, người khiến nhân loại sững sờ trước bộ óc vĩ đại của ông, đã rất khiêm tốn khi phát biểu: “Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học”, ý kiến đó đã khẳng định tầm quan trọng của tự học đối với mỗi cá nhân. Học tập là hoạt động thu nhận kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm từ trong sách vở, nhà trường và ngoài xã hội. Song, việc học không đơn giản chỉ là tiếp thu kiến thức một cách máy móc, sách vở mà còn gắn với ý thức của người học về việc biến những kiến thức ấy thành kĩ năng, vốn sống, là hành trang mang theo suốt đời của mỗi người đó chính là tinh thần tự học. Tự học chính là ý thức học, là sự chủ động suynghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ có tinh thần tự học, chúng ta có thể chủ động ghi nhớ các bài học trên lớp, tiết kiệm được thời gian. Và nhờ tự học, ta có thể biến lý thuyết thành thực hành để nắm vữnghơn vừa lý thuyết vừa hình thành kĩ năng. Chủ động trong việc học giúp chúng ta tìm được cách học tốt mang lại hiệu quả cao cho chính mình. Ví như Đác-Uyn, Bác Hồ, Bill Gates…nhờ tự học mà đi đến vinh quang. Thực tế ngày nay cho thấy nhiều bạn học sinh còn quá lệ thuộc vào bài của các thầy cô giáo, học và ghi chép lại một cách thụ động, máy móc, lười suy nghĩ, thuộc bài nhưng không hiểu được nội dung, học xong quên ngay, không áp dụng được những kiến thức đã đạt được vào thực tế cuộc sống… dẫn đến kết quả không cao thậm chí còn để lại nhiều tiêu cực trong môi trường giáo dục. Vì vậy, đề đạt được kết quả tốt, để thành công, để vững vàng bước vào đời, mỗi học sinh chúng ta cần phải nỗ lực tự học, bởi “life long leaning” – học tập là công việc suốt đời, học không ngừng nghỉ, đủ ý chí và sức mạnh, niềm tin vào bản thân đề chạm đích thành công.

(Sưu tầm)
Lưu ý: Sẽ có một số bài mình thêm những bài sưu tầm để các bạn tham khảo nhé!
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
CHUYÊN MỤC MỘT SỐ ĐỀ NLXH SƯU TẦM:
Đề 1: Suy nghĩ về việc hút thuốc lá:
Bài Làm:
Mở bài:
Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.
Thân bài

1, Thực trạng:
–Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta vẫn hút thuốc lá.
-Biểu hiện:
Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen, ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị ám mùi.
2, Nguyên nhân:

  • Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bênh tật
  • Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá
  • Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn
  • Do học đòi bắt chiếc, đua đòi với bạn bè
  • Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái
3, Tác hại:
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
  • Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.
  • Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng
  • Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể dùng số tiền đó vào việc hữu ích hơn.
  • Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi bắt chiếc hút thuốc lá không những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc lá.
4, Biện pháp:
  • Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.
  • Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.
  • Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.
  • Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát xao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.
  • Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.
Kết bài:

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, vì thế mà chúng ta hãy nói không với thuốc lá để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đề 2: Suy nghĩ của em về vấn đề rác thải môi trường.
Mở bài:

Đất nước ta đang trên đà phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn rất nhiều hiện tượng tiêu cực, hiện tượng thiếu ý thức của con người, điển hình là hiện tượng vứt rác ra đường và những nơi công cộng, đây là hiện tượng khá phổ biến mà chúng ta thấy ở nhiều nơi.
Thân bài

1, Thực trạng:
-Gọi tên:
+Rác thải là những sản phẩm mà người tiêu dùng không còn muốn sử dụng nữa, đem vứt ra nơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường
+Rác thải là những phế thải nên nó được chia làm hai loại: rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt… gồm đủ loại và đủ các chất liệu khác nhau như vỏ hoa quả, vỏ chai, bai bì nilon. giấy rác, con vật, nước thải
-Biểu hiện:
+Rác thải xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc, ngoài đường, công cộng, trong gia đình, trong mọi ngõ ngách cảu cuộc sống rác đều xuất hiện
+Rác thải công nghiệp thải ra chủ yếu là nước, các chất hóa học chưa thông qua xử lý, ảnh hưởng xấu đến môi trường
+Rác thải sinh hoạt gồm rất nhiều loại như: vỏ đồ hộp, giấy rác, mảnh chai, tất cả những thứ mà chúng ta không dùng được khi vứt ra ngoài thì nó đều là rác thải
+Rác thải cũng có nhiều kích thước khác nhau tùy theo mức độ của người sử dụng
2, Nguyên nhân:
+Do con người thiếu ý thức trong quá trình sử dụng, thói quen xấu, lười biếng, lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân
+Ý thức bảo vệ môi trường không cao do trình độ dân trí thấp
+Cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ chưa đứng rác quá ít, người dân ít tuân theo những quy định nơi công cộng
+Xử phạt không nghiêm minh, quá nể nang hoặc bao che, cũng có những trường hợp không thể xử lý được
3, Tác hại.
+Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
+Ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước
+Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ
+Ảnh hưởng xấu đến môi trường, mất mĩ quan nơi công cộng
4, Biện pháp
+Mỗi chúng ta cần có ý thức không xả rác bừa bãi, đề ra những quy định chung cần phải đổ rác đúng nơi quy định
+Cần tuyên truyền cho những người xung quanh ta ý thứ bảo vệ môi trường nhất là những nơi công cộng
+Cần phải đầu tư cơ sở vật chất, đặt thùng rác đúng nơi quy định
+Cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những người vứt rác bừa bãi, đặc biệt là những nơi công cộng
+Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy rèn luyện cho mình ý thức bảo vệ môi trường thật tốt, không chỉ bảo vệ ở gia đình mà còn ở nhà trường, xã hội
Kết bài:


Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mỗi người, vì vậy tất cả chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường, để môi trường xanh- sạch-đẹp-văn minh
Nguồn: Chuyên văn.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Lần này chúng ta sẽ đến với đề nghị luận về câu nói nhé!
Đề 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
  • Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
  • Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
  • Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
2. Phân tích – Chứng minh.
Ý 1: Học hành có những chùm rễ đắng cay
  • Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.
  • Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực hành... Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn.
  • Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi hỏng....
Ý 2: Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành
  • Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.
  • Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê hương...
  • Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp.
  • Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.
* Dẫn chứng:
  • Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đèn điện.
  • Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. (Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng)
  • Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên.
3. Đánh giá – mở rộng
  • Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
  • Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập
  • Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thành kẻ kém cõi trong cái nhìn của mọi người.
4. Bài học:
* Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập.
* Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công.
Đề 2: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
(Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
DÀN Ý THAM KHẢO

  1. Giải thích:
– Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội.
– Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.
  1. Phân tích – chứng minh:
Ý 1: Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành:
Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, họ sống thật đẹp và hào hùng. (Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn”…)
– Trong gian khó, con người được rèn luyện như thép được tôi trong lửa; thực tế gian nan giúp con người hình thành được nhiều phẩm chất đáng quý: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, sáng tạo, năng động,v.v…
Ý 2: Không cúi đầu trước giông tố, vẻ đẹp nhân cách con người tỏa sáng:
– Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách, con người sẽ trưởng thành và nhân cách sẽ tỏa sáng (Ngô Bảo Châu và công trình nghiên cứu về Bổ đề cơ bản…, )
– Không cúi đầu trước gian khó, trước hết con người phải vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân, xông xáo năng động trong cuộc sống. Đó cũng là sống đẹp.
* Dẫn chứng:
– Thực tế học tập, lao động của lớp trẻ hiện nay có bao tấm gương sống đẹp:
+ Những thủ khoa đại học nhà nghèo vượt khó:
°Lê Minh Khiết – HS trương THPT chuyên Lê Khiết ( Quảng Ngãi) với hattrick thủ khoa: Thủ khoa Tốt nghiệp THPT (56 điểm), thủ khoa Đại học Ngoại thương TPHCM (28,5 điểm), thủ khoa Đại học Y dược TPHCM (29,5 điểm).
°Vũ Văn Thanh,HS trường THPT Tô Hiệu, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nhà nghèo, vừa đi học vừa làm thêm phụ hồ để có tiền phụ giúp gia đình và trang trải việc học, tự học và đỗ hai trường đại học: đỗ thủ khoa Đại học Hải Phòng và đỗ Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội).
+ Những người chiến đấu với căn bệnh nan y để sống có ích thật đáng khâm phục…:
°Sự kiện tại TPHCM, với chủ đề “Vượt lên và chiến thắng”, 150 bệnh nhân ung thư đã tham gia thi đá bóng để chiến đấu với bệnh tật. Dù không thể bước nhanh hơn, dù các đấu thủ đã hoàn tất phần thi, một bệnh nhân 60 tuổi vẫn không bỏ cuộc và chia sẻ: “Tôi không thi để thắng thua với người khác, tôi chỉ muốn chiến thắng bản thân mình”.
  1. Bình luận:
– Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ.
– Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó…
  1. Bài học:
* Nhận thức: Gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử thách sẽ trưởng thành.
* Hành động: dám nghĩ – dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất cần có ở những con người của thời đại mới có khả năng vượt qua mọi thử thách để thành công.
ĐỀ 2: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công)
DÀN Ý THAM KHẢO

  1. Giải thích câu nói:
– Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
– Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả. – đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác.
Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công.
  1. Phân tích, chứng minh:
(Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?)
Ý 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin.
– Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.
– Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.
Ý 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên
– “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.
– Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.
Ý 3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành:
– Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.
  1. Đánh giá – mở rộng:
– Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn giữ chân giá trị của cuộc sống
Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:
+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân, dễ bỏ cuộc nên sẽ khó có được thành công.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
  1. Bài học:
* Nhận thức:
– Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.
– Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.
* Hành động:
– Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống?
– Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.
Nguồn: Sưu tầm.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Lần này mình có download một file chủ yếu về nghị luận xã hội khá bổ ích. Các bạn tham khảo nhé!
 

Attachments

  • [Doc24.vn] 35-de-van-nghi-luan-xa-hoi-on-thi-vao-lop-10.doc
    659 KB · Đọc: 56
  • Like
Reactions: Junery N

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
#Lạc
Chuyên mục lạc: Cách làm bài văn nghị luận hay:


1. Văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

a) Đặc điểm cơ bản của dạng văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vấn đề xã hội và vấn đề văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp về cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội. Tuy nhiên việc có kiến thức vẫn chưa đủ vì học sinh cần phải có thêm các kỹ năng phân tích văn bản và phân tích, đánh giá, lí giải các vấn đề xã hội nữa. Đề bài đặt ra trong dạng đề này thường là các vấn đề xã hội sâu sắc mang ý nghĩa nhân văn nào đó dựa trên các tác phẩm văn học (vấn đề đó có thể có trong chương trình học hoặc chưa được học).
Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh phải linh hoạt trong từng thao tác làm bài của mình.
Ví dụ: Xét 3 đề bài sau:
Đề 1: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
Đề 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long là người có tinh thần khiêm tốn. Em có suy nghĩ gì về lòng khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?
Đề 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tác giả đã thể hiện ước nguyện chân thành muốn cống hiến một phần công sức của mình vào mùa xuân của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của giới trẻ hiện nay?
b) Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Mở bài
– Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
– Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài
Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà áp dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm rõ hai phần trọng tâm cơ bản: giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nghị luận về một vấn đề xã hội.
Phần 1: Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học ở đây là gì? Từ đó mới có thể xác định được nội dung chính và hướng làm bài cần thiết ở phần 2.
Ví dụ: Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta cần phải xác định được nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất gì? Sau đó mới so sánh với giới trẻ hiện nay. Cụ thể anh thanh niên là người có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, tinh thần lạc quan yêu đời, quan tâm, chu đáo, hiếu khách. Những phẩm chất của anh thanh niên liệu giới trẻ có không? Thực trạng của giới trẻ hiện nay là gì?
Từ phần một chuyển sang phần hai, học sinh cần có một câu chuyển ý phù hợp, đặc sắc.
Phần 2: Nghị luận xã hội
Khi đã xác định được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học ở phần 1 học sinh chuyển sang phần 2, ở phần này các em làm tương tự như cách làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nếu vấn đề xã hội xác định là tư tưởng đạo lí thì các em sẽ vận dụng theo các bước.
– Giải thích khái niệm
– Phân tích, lí giải
– Bình luận
– Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.
Nếu vấn đề xã hội xác định là hiện tượng đời sống thì các em sẽ vận dụng theo các bước.
– Khái niệm
– Thực trạng (tích cực, tiêu cực)
– Hậu quả
-Nguyên nhân
– Giải pháp
-Liên hệ bản thân.
Ví dụ: Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về tính khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?
Vấn đề xã hội ở đây mang tư tưởng đạo lí vì thế các em sẽ phải sử dụng các bước làm trong nghị luận về tư tưởng đạo lí để làm (khiêm tốn là gì, phân tích chứng minh các vấn đề của khiêm tốn, bình luận về đức tính khiêm tốn của thanh niên hiện nay, bài học nhận thức và liên hệ bản thân)
2. Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện

a) Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận xã hội dưới dạng câu chuyện
Đây là dạng nghị luận xã hội khó và hay dùng để kiểm tra kiến thức năng lực của học sinh giỏi hoặc thi chuyên. Đề bài thường dưới dạng một câu chuyện mang một vấn đề, một triết lí xã hội sâu sắc hướng tới người đọc. Ở dạng đề này học sinh phải có kỹ năng phân tích, đánh giá và cảm nhận để có thể tìm ra được chính xác nội dung câu chuyện hướng tới là gì? Từ đó mới có thể định hướng cho mình cách làm bài trong toàn bài.
Ví dụ: Xét 2 đề bài sau.
Đề 1: MẸ NGHÈO
Quê mình mùa lũ, trời mưa nước ngập trắng đường. Hồi đó con chập chững vào lớp một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra rơm rớm. Mẹ bảo:
– Thôi hôm nay để mẹ cõng.
Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.
Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ thành đạt. Cuối tuần con đưa mẹ đến siêu thị.
– Thôi đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Con có việc phải đi.
(Theo nguồn Internet)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Đề 2: HAI BỨC ẢNH
Titanic là con tàu lớn nhất thế giới vào thời điểm nó ra đời (1912). Với kĩ thuật chế tạo hiện đại nhất thời ấy, Titanic được coi là con tàu “không thể chìm”. Tuy nhiên trong lần ra khơi đầu tiên, con tàu này đã va vào băng và bị chìm khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.
Sau khi chiếc tàu Titanic bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau:
Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu bị vỡ khi va vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên.
Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy có một người đàn ông nhường chiếc phao cứu sinh của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người.
(Dực theo sách Phép màu nhiệm của đời, tên chuyện do người ra đề đặt)
Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ chú thích cho 2 bức ảnh nói trên?
b) Cách làm bài nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện
Ở dạng đề này cũng giống như nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Dạng đề làm tuân thủ theo hai bước quan trọng là: Phân tích nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, thực hiện thao tác nghị luận giống tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sông.
Mở bài
Dẫn dắt câu chuyện
– Nêu vấn đề cần bàn luận
Thân bài
Phần 1: Phân tích văn tắt nội dung câu chuyện
Các em cần phải giải thích các hình ảnh, từ ngữ liên quan đến câu chuyện từ đó xác định được nội dung chính của câu chuyện đó là gì?
Phần 2: Thao tác nghị luận giống như tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sông.
Tùy thuộc vào từng dạng đề các em làm tương tự giống như trên.
Đây là hai dạng đề khó nhất trong chương trình làm văn 9, Đội ngũ gia sư Văn chúng tôi hi vọng những kiến thức về đặc điểm và cách làm hai dạng đề trên có thể giúp các em viết một bài văn trôi chảy, mượt mà để đạt điểm tối đa. Chúc các em thành công
Nguồn: Sưu tầm.
Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9 đạt điểm tối đa
 
  • Like
Reactions: Junery N

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
#Lạc
Chuyên mục lạc:TỔNG HỢP 15 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THAM KHẢO CHO CÁC EM HỌC SINH LỚP 9

1. Bài tập: Viết một đoạn văn tổng phân hợp, trong đó có sử dụng ít nhất hai phép liên kết ( khoảng 10 câu), trình bày quan điểm của em về cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
Đoạn văn tham khảo:
“ Hãy cứu lấy môi trái đất!” là lời kêu gọi của các tổ chức môi trường thế giới về bảo vệ và cải tạo môi trường sống. Môi trường sống là tất cả những điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh chúng ta. Môi trường đang bị phá hoại nghiêm trọng và có nguy cơ de doạ cuộc sống của con người: tầng ô dôn bị suy giảm, nhiệt độ trái đất tăng lên,…Do đó, việc bảo vệ và cải tạo môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của chúng ta. Trước hết, chúng ta cần khai thác hợp lí tài nguyên rừng để bảo vệ rừng nguyên sinh, hạn chế lũ lụt tàn phá, hạn chế hoang mạc hoá. Mặt khác, chúng ta cần xử lí các chất thải trong hoạt động sản xuất, công nghiệp và đời sống con người để không làm ô nhiễm bầu không khí, đất và nước, gây tác hại đến sức khoẻ con người, để lại hậu quả cho các sinh vật trên trái đất. Cần làm công tác tuyên truyền thật tốt để tất cả mọi người đều luôn luôn nêu cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và đặc biệt là cải tạo môi trường sống. Mỗi cá nhân trong môi trường học tập, lao động của mình cần có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần cải tạo môi trường sống. Mỗi tập thể dù quy mô lớn nhỏ khác nhau, điều kiện hoạt động và môi trường sống khác nhau đều phải có chương trình cải tạo môi trường sống một cách thiết thực. Mỗi quốc gia nhất định phải có chính sách, chương trình về cải tạo môi trường cho hiện tại và cho tương lai. Cải tạo cho môi trường “ xanh, sạch, đẹp” là nhiệm vụ của tôi, của bạn và của mỗi chúng ta; bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và muôn đời sau.
2. Bài tập: Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Phó Thủ tướng Vũ Khoan Viết: “ Sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất”, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp ( khoảng 10 câu) giải thích ý kiến trên.
Đoạn văn tham khảo:
Bước vào thế kỉ mới, thế kỉ XXI, là bước vào sự chuyển giao giữa hai thế kỉ và giưa hai thiên niên kỉ, chúng ta cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang của mình. Riêng đối với nước ta, thời điểm này có ý nghĩa đăch biệt quan trọng bởi vì công cuộc đổi mới bắt đầu từ thập kỉ 80 của giữa thế kỉ trước cho đến nay đã đạt được những thành quả vững chắc. Bước sang thế kỉ XXI, Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu phấn đấu rất cao là đến năm 2020 , đất nước ta sẽ xoa bỏ nghèo nàn và lạc hậu để trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại. Bước vào thế kỉ mới với chúng ta cũng có nghĩa là bước vào cuộc hành trình mới với rất nhiều triển vọng phía trước, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ phải vươn lên mạnh mẽ, thực sự dổi mới để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thời đại. Sự phát triển của thời đại là quy luật của lịch sử, quy luật của nền kinh tế tri thức, kinh tế thị trường mà con người lại quyết định sự phát triển của lịch sử. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
3. Bài tập: Tháng 12, trường em tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề “ Uống nước nhớ nguồn”. Em hãy viết một đoạn văn tổng phân hợp 10 – 12 câu, trong đó có dùng phép liên kết câu, phát biểu suy nghĩ của mình về buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp gây nhiều ấn tượng âý đối với em. ( Chú ý: gạch chân từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết câu).
Đoạn văn tham khảo:
Thương nhớ tháng Mười Hai, tháng kết thúc một chu kì thời gian luôn chuyển, biết bao cảm xúc, ân tình với thiên nhiên, với con người, với cội nguồn. Lớp 9A1 tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề: “Uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy, giáo dục lòng biết ơn, tri ân đối với những người đã mang lại cho ta hạnh phúc. Cả lớp em tham gia đầy đủ, mỗi khuôn mặt đều hồng lên khi nghe tham luận và phát biểu ý kiến. Buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề này thật là bổ ích. Qua hoạt động này, chúng em hiểu sâu sắc giá trị của “cội nguồn”: Nguồn không chỉ là nơi phát sinh dòng nước mà còn là nguồn sống của con người; được ra đời và được nuôi nấng để nên người là nhờ cha mẹ; được sống trong độc lập, tự do trên dải đất thân yêu ngày nay là nhờ có tổ tiên xưa lập nước, mở mang bờ cõi, nhờ các anh hùng liệt sĩ hữu danh và vô danh, nhờ các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội. Chúng em hiểu làm người cần phải biết nguồn gốc của mình, cần biết ơn quê hương, dân tộc, biết ơn cha mẹ , ông bà, biết ơn thầy cô giáo, biết ơn thành quả lao động, đóng góp của rất nhiều người thuộc các thế hệ khác nhau. Chúng em hiểu mình cần làm gì ngay trong tháng 12 này một cách thiết thực: quan tâm thăm hỏi ông bà, giúp đỡ bố mẹ, thăm hỏi giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, viết thư các chiến sĩ nơi biên giới, ngoài đảo xa, giao lưu kết nghĩa với các đơn vị bộ đội đóng quân ở địa phương,…“ Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí sống của dân tộc ta, mang bản sắc văn hoá dân tộc. Chúng em biết mình phải sống đúng với bản chất, đặc tính của dân tộc bất cứ ở đâu và vào lúc nào. Chúng em tự hào về quá trình xây dựng và đấu tranh của tổ tiên, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Đồng thời chúng em sẽ cùng nhau nỗ lực học tập và tu dưỡng để góp phần nhỏ bé của mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp, văn minh hơn. Buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp đã khép lại mà mỗi chúng em vẫn nghe dưng dưng trong lòng. Với ấn tượng sâu sắc ấy, tất cả những giá trị sống mà buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp đem lại sẽ theo mỗi chúng em đến mai sau.
4. Bài tập: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy viết về một trong số những tấm gương đó bằng một đoạn văn tổng phân hợp ( không quá nửa trang giấy thi), có sử dụng phép thế.
Đoạn văn tham khảo:
Cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó .học giỏi, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh, trong đó có tấm gương của chị Trần Bình Gấm. Nhắc đến cái tên Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai đậu ba trường đại học” chắc chắn nhiều người còn nhớ vì cách đây 6 năm báo chí đã viết nhiều về chị. Chị là con gái lớn trong gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô, mẹ chị bán khoai, bắp luộc…mỗi ngày chỉ được vài chục ngàn mà tới năm sáu miệng ăn. Không có nhà ở, ba mẹ chị phải nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan, nửa ngày đi học, nửa ngày bán vé số. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, mắt lại cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường. Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên vai mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy, tan học chị phụ giúp mẹ đi bán khoai rong. Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học giỏi, nhất là các môn tự nhiên. Cái tin chị thi đậu liền ba trường đại học không chỉ làm chấn động xóm nghèo mà còn chấn động thành phố và cả nước. Rất nhiều người xúc động, khâm phục trước tấm gươngvượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Y Dược để thoả mãn ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ chị đã tốt nghiệp và là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa. Nhìn vào những tấm gương sáng như chị Gấm, hoặc một số bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, chúng ta nghĩ gì? Riêng em học được từ những tấm gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích và điều thấm thía nhất là: kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công trong đường đời.
5. Bài tập: Nói về tình cảm gia đình, ca dao ta có câu:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Em hãy viết đoạn văn quy nạp ( khoảng 10 – 12 câu), có câu hỏi tu từ : Nêu suy nghĩ em về bài ca dao đó.
Đoạn văn tham khảo:
Vì sao công cha lại như núi Thái Sơn; vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn? Bởi vì cha mẹ đã sinh thành ra ta, nuôi dưỡng chúng ta, chẳng quản vô vàn vất vả. Mẹ bay đến đời ta với tình yêu dịu dàng, ngọt mát qua nghững lời runuôi lớn ra trong giấc ngủ, qua làn gió mát đêm hè từ bàn tay người, từ hơi ấm mẫu tử sưởi ấm ta trong đêm đông giá lạnh. Còn cha bay đến với đời ta cũng bằng tình thương mãnh liệt, đã ấp ủ trong đôi tay vững chắc của người. Cha dạy ta điều hay, lẽ phải, uốn nắn khuyết điểm cho ta, hướng cho ta đứng dậy mỗi lần vấp ngã. Cả đời cha mẹ lăn lộn với sương gió, vất vả, cay đắng để nuôi ta ăn học, để gây dựng tương lai cảu chúng ta sau này. Có ai nghĩ đến chăng, từ bát cơm dẻo hay manh áo ta được hưởng, những vật tưởng chừng quá bình thường trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ ta đã phải lao động “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới làm ra được? Song cha mẹ ta không bao giờ tính toán, kể lể về những nỗi khổ cực mình đã trải qua. Những khi gặp trở ngại khó khăn, những người con lại tìm về với cha mẹ bởi cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất của ta, họ luôn dang tay mở rộng tình thương với các con. Cả cha và mẹ cùng sống bên nhau trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Cha mẹ đã hi sinh cho con cái tất cả, bởi thế đứa con nào, kể cả khi đã trưởng thành, đều trở nên nhỏ bé trước cha mẹ. Ôi, tình mẫu tử, phụ tử mới bao la, thiết tha làm sao!
6. Bài tập: Trò chơi điện tử, game online bạo lực là thú tiêu khiển rất hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà xao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp ( khoảng 10 câu), có sử dụng biện pháp tu từ để nêu ý kiến về hiện tượng đó.
Đoạn văn tham khảo:
Đối với lứa tuổi học sinh, trò chơi điện tử là thú tiêu khiển rất hấp dẫn. Tuy vậy, nếu bạn sa đà vào nó thì việc học hành sẽ bị xao nhãng và kèm theo là những sai lầm đáng tiếc. Lúc đầu, chỉ là chơi giải trí để thư giãn đầu óc sau thời gian học hành căng thẳng hoặc để luyện các thao tác tay khi học vi tính, các bạn ngồi bên máy tính ở nhà hoặc ra hàng Internet. Sau lâu dần, thành thói quen và thành “dân ghiền” trò chơi điện tử, game online. Việc chơi điện tử đưa các bạn đi tới đâu, hỡi các ghêm thủ? Thứ nhất là mải chơi mà sao nhãng việc học hành, bài vở không có đủ thời gian chuẩn bị. Thứ hai là không đảm bảo sức khoẻ, bạn ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính quên thời gian, thậm chí quên ăn quên ngủ. Thứ ba là các ghêm thủ sẽ sống trong thế giới ảo, “ quên” các cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống đời thường, thậm chí mắc bệnh co mình lại, ngại tiếp xúc với thế giới thực bên ngoài, không hoà đồng, khó thích nghi với các bạn trong lớp hoặc cùng trang lứa. Thứ tư là tốn tiền bạc, thậm chí sinh hư đốn, có người đã nói dối để xin tiền cha mẹ, lấy tiền đóng học để đi chơi ghêm. Thậm chí, không có tiền để chơi, có người còn “cắm” xe đạp xe máy hoặc liều đi ăn trộm, đi tống tiền. Điều đặc biệt nguy hại thứ năm là hệ quả của chơi game online bạo lực: nó khiến con người ta trở nên vô cảm, gây tội ác với hành động bạo lực không biết ghê tay. Năm học 2008 – 2009, hai học sinh lớp 8 ở Thường Tín, vì không có tiền chơi điện tử, chơi game đã bắt, tống tiền và giết một em bé 4 tuổi là em họ gần của mình. Giết xong vẫn thản nhiên đi chơi, đi học, khi bị bắt lên công an huyện ở phòng chờ vẫn còn nói: Chú cứ mở (tivi) cho cháu xem tiếp, phim hành động này cháu đang xem dở dang. Vì những lí do trên, chúng ta cần biết kiềm chế trước sức hấp dẫn ghê gớm của trò chơi điện tử, đặc biệt là ghêm on nai bạo lực, tích cực tham gia những hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh sau những buổi học tập, cố gắng tích luỹ những tri thức và kĩ năng sống cho tương lai.
7. Bài tập: Hãy nêu suy nghĩ của em về sự kiện thành lập quỹ “ Giúp đỡ các nạn nhân bị chất độc màu da cam” bằng một đoạn văn diễn dịch ( không quá nửa trang giấy thi), có sử dụng phép nối.
Đoạn văn tham khảo:
Cả nước đang phát động phong trào “ Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam” và thành lập quỹ “ Giúp đỡ các nạn nhân bị chất độc màu da cam”. Bởi trong cuộc chiến ở Việt Nam, đế quốc Mĩ đã cho rải chất độc màu da cam để phá hoại thiên nhiên và tiêu diệt lực lượng cách mạng ở miền Nam. Chất độc màu da cam đã để lại di hại cho hàng chục vạn gia đình và hàng vạn trẻ em ra đời sau chiến tranh. Càng thương xót các nạn nhân, chúng ta càng căn phẫn những kẻ đã gieo rắc tai hoạ trên đất nước này. Tội ác của chúng là tội ác huỷ diệt, đi ngược lại quá trình tiến hoá của tự nhiên, chà đạp thô bạo lên quyền sống của con người. Tội ác khủng khiếp đó đã bị nhân loại tiến bộ trên thế giới đồng thanh lên án. Từ năm 2004 đến nay, phong trào “ Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam” đã phát triển rrộng rãi trên khắp đất nước ta. Hàng triệu tấm lòng, hang triệu cánh tay, hàng triệu chữ kí sẵn sàng giúp đỡ và đấu tranh cho quyền lợi của các nạn nhân. Các cơ quan, đoàn thể, trường học… đều nhiệt tình hưởng ứng phong trào để góp phần làm vơi bớt nỗi bất hạnh của họ. Tình thương yêu đồng loại, tình cảm dân tộc được thể hiện rõ ràng, cụ thể qua quỹ “ Giúp đỡ các nạn nhân bị chất độc màu da cam” với những căn nhà tình thương, những đồng vốn cấp cho các gia đình nạn nhân để xoá đói giảm nghèo, để chữa bệnh,…Gần đây, Uỷ ban về vấn đề nạn nhân chất độc màu da cam đã khởi kiện các công ti hoá chất sản xuất và cung cấp cho quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần của các gia đình nạn nhân là to lớn, không gì bù đắp được. Những việc mà chúng ta làm cho họ dù bao nhiêu cũng vẫn là quá nhỏ, chỉ góp phần xoa dịu nỗi đau chứ không thể nào chấm dứt những nỗi đau khủng khiếp mà họ phải chịu đựng!
8. Bài tập: Viết một đoạn văn, trong đó có sử dụng ít nhất hai phép liên kết ( khoảng 10 – 12 câu), bàn về hiện tượng nói tục và chửi thề trong giới trẻ
.
Đoạn văn tham khảo:
Tuổi trẻ thời nay có nhiều ưu điểm vượt trội so với các thế hệ trước như khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật rất nhanh, nămg động, sáng tạo trong nếp nghĩ, nếp làm việc…Tuy nhiên bên cạnh đó, không ít người lại mắc phải những thói hư tật xấu, trong đó có tật nói tục, chửi thề. Đây là hiện tượng đáng phê phán bởi nó là biểu hiện của nhận thức lệch lạc và cách sống thiếu văn hoá. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến và quan trọng nhất của con người; khi giao tiếp, chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ sao cho có hiệu quả giao tiếp cao nhất. Thông qua cách nói năng, có thể đánh giá phần nào về tính cách, phẩm chất của người nói: “ Người thanh tiếng nói cũng thanh” là vậy. Tiếng Việt của chúng ta là thứ ngôn ngữ giàu và đẹp; nó có thể diễn tả chính xác mọi khái niệm, mọi tư tưởng, tình cảm của con người; bản chất của tiếng Việt là trong sáng và phong phú, đa dạng. Nhiệm vụ của các thế hệ chúng ta là phải học tập, giữ gìn và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. Vậy mà, có một thực tế đáng lo ngại là nhiều người không nhận thức được điều đó, ngược lại còn vô tình hay cố ý phá hoại thứ của cải tinh thần vô giá ấy. Đó chính là hiện tượng nói bậy, chửi thề xuất hiện rất nhiều ở nơi công cộng, kể cả ở trường học là nơi kỉ luật khá nghiêm túc, chặt chẽ. Trong những năm gần đây, ở Hà Nội và một số địa phương khác, trong học sinh sinh viên còn nảy sinh hiện tượng “ tự chế” sa những từ mới mà họ tự cho là hay, là độc đáo như: tinh vi, bố tướng, văn cao,lăn, bùng, ông khốt,… cùng bao nhiêu từ ngữ bậy bạ khác không có trong từ điển. Nghe những từ ngữ, những câu nói chối tai của họ, nhiều người nhăn mặt, khó chịu và cho rằng đó là biểu hiện của lối sống thiếu văn hoá, văn minh, làm ô nhiễm môi trường xã hội. Chúng ta hãy luôn nhớ lời khuyên của ông cha mà rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp: “ Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
9. Bài tập: Tục ngữ có câu: “ Có chí thì nên”. Em hãy viết một đoạn văn tổng phân hợp ( khoảng 10-12 câu), có sử dụng phép thế để nói lên suy nghĩ của mình về lời khuyên đó của nhân dân ta.
Đoạn văn tham khảo:
Tục ngữ đúc kết trí tuệ, kinh nghiệm của nhân dân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. “ Có chí thì nên” là bài học về sự rèn luyện và phấn đấu. “ Chí” là ý chí, là sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm. “ Nên” là sự thành công, là kết quả cuối cùng của cả quá trình làm việc. Câu tục ngữ khuyên ta khi làm một việc gì đó cần có ý chí, nghiã là cần kiên trì, nhẫn nại và có quyết tâm lớn thì việc gì cũng thành công cho dù việc đó có khó khăn, vất vả và gian nan, tưởng chừng như không thể hoàn thành được. Trong cuộc sống từ xưa tới nay, có biết bao tấm gương tiêu biểu cho tinh thần “có chí thì nên”. Để trở thành một nhà bác học, trên thông thiên văn dưới tường địa lí, văn hay chữ tốt, Lê Quý Đôn ngay từ thuở nhỏ đã chăm chỉ miệt mài đọc sách, tập viết. Ông đã treo ngược búi tóc củ hành lên xà nhà để khỏi ngủ gật khi học hành. Tuổi càng cao đọc càng rộng, đọc đến “ thiên kim vạn quyển”. Danh nhân Lê Quý Đôn là một tấm gương lớn về tính hiếu học và sức sáng tạo trong lĩnh vực học thuật nước ta. Để trở thành một “ Tam nguyên Yên Đổ”, một tài thơ, Nguyễn Khuyến đã trải qua cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu: vừa đi đánh giậm bắt cá vừa đi học, đọc sách dưới ánh sáng của ánh trăng hoặc đèn đom đóm. Bác Hồ, khi còn là một thanh niên trẻ tuổi, với hai bàn tay trắng đã bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước. Ở nơi đất khách quê người Bác đã làm mọi việc để kiếm sống: làm phụ bếp trên tàu, cào tuyết giữa mùa đông ở châu Âu, tập viết báo, học ngoại ngữ, kiên trì tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của các dân tộc trên thế giới,…Cuối cùng, Người đã tìm thấy con đường đi cho đân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. Ngày nay, trong học sinh, sinh viên, có biết bao người đã vượt lên trên hòan cảnh khó khăn của bản thân và gia đình để học tập tốt và lập nghiệp: Chị Trần Bình Gấm ở Nhiêu Lộc, “cô bé bán khoai” đã trở thành bác sĩ Lão khoa, anh Phạm Văn Mách ( quê An Giang) là vận động viên thể hình Việt Nam đem về cho thể thao Việt Nam mười chiếc huy chương đủ các loại đã lập nghiệp từ hai bàn tay trắng từ căn phòng trọ 10 m2 ở Gò Vấp,…Lời khuyên, bài học của ông cha ta được đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau luôn đúng đắn, thiết thực, và nó sẽ có ỹ nghĩa hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.
10. Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn quy nạp ( khoảng 10-12 câu), có sử dụng phép lặp từ ngữ bàn về vấn đề tự học.
Đoạn văn tham khảo:
Trong quá trình học tập, người ta sử dụng nhiều cách học nhưng quan trọng nhất chính là tự học. Học tập là quá trình thu hận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Chữ “ tự” trong “tự học” đòi hỏi mỗi học sinh phải chủ động tìm kiếm kiến thức, dù cho có thầy giáo dẫn dắt hay không. Vậy tự học là chủ động học tập, bằng cách đọc sách, suy ngẫm khám phá và phát hiện, biến kiến thức từ sách vở, của người khác thành kiến thức của mình. Quá trình tự học thực chất là quá trình rèn luyện, cho nên có bao nhiêu hoạt động học tậpthì có bấy nhiêu cách tự học. Phải có phương pháp tự học đúng đắn, hợp lí thì mới rút ngắn thời gian và đạt kết quả tốt trong học tập. Tự học khi nghe giảng là thực hiện “tai nghe, mắt nhìn, óc suy nghĩ,tay ghi bài”. Tự học trong sách giáo khoa là đọc trước bài, chuẩn bị câu hỏi hoặc vấn đề không hiểu để hỏi thầy cô, trả lời các câu hỏi và bài tập trong phần hướng dẫn học bài của sách giáo khoa. Tự học khi làm bài tập là tự mình suy nghĩ để tìm ra cách giải, không chép của bạn hoặc bài mẫu. Tự học qua sách tham khảo là tìm hiểu thêm những kiến thức mới hoặc những chỉ dẫn, những phương pháp tiếp cận bài học cụ thể của từng môn học. Tự học thuộc lòng những kiến thức cần ghi nhớ của bài học và những kiến thức bổ sung cần thiết. Tự học khi thực hành và liên hệ thực tế để rút ra những bài học cho bản thân về phương pháp hay kiến thức. Tự học chính là biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của bản thân, là quá trình rèn luyện nghị lực, ý chí phấn đấu vươn lên, đem lại cho bản thân khả năng hiểu biết, phân tích, cảm thụ sáng tạo.
11. Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn quy nạp ( khoảng 10 câu), có sử dụng câu hỏi tu từ bàn về tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
Đoạn văn tham khảo:
Ngày nay xã hội ngày càng tốt đẹp, cuộc sống con người ngàu càng phát triển hơn. Nhưng thật đáng buồn, điều đó lại đồng nghĩa với việc các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, mà điển hình là tệ nưn ma tuý đang hoành hành ghê gớm, đục khoét bao gia đình và xã hội. Ma tuý là độc dược, ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh của con người. Hậu quả đầu tiên mà ma tuý đem lại chính là cho những người sử dụng ma tuý. Những con nghiện dù khoẻ mạnh mấy nhưng chỉ sau vài năm nghiện thì cơ thể sẽ tiều tụy, thậm chí đôi khi phải trả giá bằng cả mạng sống của mình khi bị “sốc thuốc”! Nhưng kinh khủng hơn, tiêm chích ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn tới AIDS- người nghiện sớm muộn rồi sẽ chết. Đại dịch AIDS là một thảm hoạ của thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, tiêm chích ma tuý còn huỷ hoại công danh sự nghiệp của người nghiện: bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, bị đuổi việc, con đường tương lai tươi sáng phía trước bỗng vụt tắt, tối tăm. Vậy gia đình và xã hội có phải chịu hậu quả đáng buồn của những người nghiện ma tuý hay không? Những người mẹ, người vợ cho tới những đứa con và mọi người khác trong gia đình người nghiện luôn sống trong sự đau khổ, hạnh phúc tan vỡ, của cải đội nón ra đi. Xã hội thì an ninh không được đảm bảo vì những vụ trấn lột, giết người cướp của do những con nghiện gây ra. Đại dịch AIDS đe doạ sự tồn tại và tương lai phát triển của cả xã hội và nhân loại. Ma tuý kinh khủng là thế nhưng chúng ta vẫn có thể phòng trừ nó. mỗi chúng ta hãy nói “không” với ma tuý; hãy biết tự kiềm chế mình, tránh xa ma tuý, tự biết bảo vệ mình. Hơn thế nữa, chúng ta hãy nói với mọi người, với gia đình, bạn bè cần biết rõ tác hại của ma tuý. Hãy cùng nhau ngăn chặn nó. Và quan trọng hơn nữa, mỗi chúng ta hãy cùng nhau giúp đỡ những người nghiện để họ đừng quá lún sâu vào ma tuý. Kiên quyết bài trừ tệ nạn ma tuý là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tập thể, của cả xã hội nhằm xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho con người.
12. Bài tập: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Em hãy viết đoạn văn tổng phân hợp ( khoảng 10-12 câu), có sử dụng ít nhất hai phương tiện liên kết câu để bàn về lời khuyên trên.
Đoạn văn tham khảo:
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc được thể hiện trong câu ca dao:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
là vô cùng cao cả và thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ trong câu ca dao đều chứa đựng tâm ý sâu sắc. “ Giá gương” là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy ghi một vài nét về tiểu sử, công đức của người đsng được thờ cúng. Giá gương thường được son thiếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm. “ Nhiễu điều” là một thứ hang dệt cao cấp( vóc, nhiễu, the, lụa…) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp lại càng them đẹp, them trang trọng. Chữ “phủ” trong câu ca dao có nghĩa là che chở, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm long tôn kính, biết ơn… của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng vừa thương cảm. Đi từ cụ thể tới trừu tượng, từ so sánh tới khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh “ nhiễu điều phủ lấy giá gương” để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam gìn giữ và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc. “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” bởi cùng chung cội nguồn, nòi giống con Rồng cháu Tiên. Năm mươi tư dân tộc anh em, dù là Nam hay Bắc, miền ngược hay miền xuôi đều là anh em trong đại gia đình Việt Nam, chung một lãnh thổ, chung một lịch sử, chung một nền văn hoá lâu đời. Tình thương yêu đoàn kết dân tộc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là đạo lí sống của nhân dân ta, là cơ sở của tình yêu nước. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc tạo cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thiên tai lũ lụt, thù trong giặc ngoài, tương thân tương ái, xây dựng một “ xã hội văn minh, dân giàu, nước mạnh”.
13. Bài tập: Hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em về truyện ngụ ngôn “ Đẽo cày giữa đường” theo phép quy nạp ( khoảng 8 – 10 câu), có sử dụng phép thế.
Đoạn văn tham khảo:
Trong kho tàng văn học dân gian, cùng để gửi gắm một tư tưởng, một nhận xét về hiện thực khách quan, có thể có nhiều sáng tác. Trong những câu chuyện cười, truyện ngụ ngôn hoặc thành ngữ ( “ Treo biển”, “ Yết thị”, “ Lắm thầy thối ma”, “ Rằm cũng ừ, mười tư cũng gật”,…) có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác, truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” là một truyện rất độc đáo, ấn tượng. Người kia muốn kiếm một nghề để mưu sinh, điêù đó thật đáng khen. Anh chọn nghề đẽo cày để bán, điều đó cũng thật đáng khen. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ…một tình huống đặc biệt xuất hiện: Nghe người ta mách trên rừng người ta cày bằng voi, phải đẽo cày thật cao, thật to cho voi cày ắt sẽ bán chạy, anh làm theo. Kết quả cuối cùng là cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Như vậy, mặc dầu có ý đồ ban đầu tốt, nhưng vì nghe theo lời người khác một cách mù quáng, không động não suy nghĩ, không tìm hiểu kĩ lưỡng nên anh dã chuốc lấy thất bại thảm hại. Từ đó mới có thành ngữ “đẽo cày giữa đường” để răn dạy những kẻ ba phải, không có chính kiến trước một sự việc, hiện tượng …
14. Bài tập: Viết một đoạn văn tổng phân hợp, trong đó sử dụng ít nhất hai phép liên kết ( khoảng 10 câu), nêu lên vai trò và tác dụng của sách trong đời sống con người.
Đoạn văn tham khảo:
“ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” ( M. goocki), Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên. Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong nuốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến mai sau. Sách là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình camt tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào trang sách. Sách đã vượt qua được giới hạn của không gian và thời gian: có sách, các thế kỉ và các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau. Sách khoa học giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó. Sách xã hội học giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các vùng đất khác nhau với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng. Sách văn học giúp ta hiểu biết về thế giới bên trong của con người với những vui buồn, hạnh phúc và đau khổ, khát vọng và tranh đấu, giúp ta phát hiện ra chính mình,… Những trang sách hay, có ích không chỉ làm tăng thêm hiểu biết, giá trị và sức mạnh của mỗi cá nhân mà nó còn phát huy tác dụng kì diệu, “mở rộng những chân trời mới” cho cả nhân loại.
15. Bài tập: Viết đoạn văn quy nạp, bàn luận câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”.
Đoạn văn tham khảo:
“ Lá lành đùm lá rách” gợi lên hình ảnh những lớp lá, chiếc lá lành, chiếc lá rách được xếp đặt cạnh nhau để gói các loại bánh lá. Bài học về nhữngchiếc lá gói bánh gợi lên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Trong cuộc sống, con người cần được sự giúp đỡ chia sẻ của người khác, nhất là khi gặp khó khăn. Sự đùm bọc lẫn nhau, sự tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn đã trở thành đạo lí làm người. Đây là thái độ “ nhường cơm sẻ áo” giữa những người cùng chung cảnh ngộ, trong một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy “lành”, “rách” khác nhau nhưng cùng là lá. Đây không phải là “bố thí” mà là sự chia sẻ, sự thông cảm khi hoạn nạn khó khăn. Con người sốngtrong xã hội không thể lẻ loi, đơn độc một mình. Trong cuộc sống, mỗi ngườicũngcó những hoàn cảnh , khó khăn riêng cần có sự chia sẻ của người khác.
Nguồn: Sưu tầm. #
Luyện Văn lớp 9 tại Hà Nội
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
#LẠC:
Viết một văn bản nghị luận ( không quá một trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh.

Gợi ý
Bàn về phẩm chất của con người thì đức hi sinh là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người. Bởi đức hi sinh bao gồm trong đó lòng nhân ái và tình yêu thương, tinh thần nhân đạo của con người. Nhưng đức hi sinh đòi hỏi con người phải biết san sẻ cuộc sống tinh thần và vật chất của mình cho người khác, cho đồng loại để họ có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Lịch sử của mọi tôn giáo trên thế giới, từ Gia tô giáo, Ki tô giáo, đạo Islam…đạo Phật đều khuyên con người hãy sống nhân hậu, giữ gìn lòng nhân ái. Đạo Phật đề cao đức tính “ từ bi hỉ xả” là đề cao đức hi sinh của con người. Con người sẵn sàng xả thân vì người khác. Xả thân vì người khác là một cách tự nguyện và lấy đó làm niềm vui không một tính toán vụ lợi. Hi sinh vì người khác, xả thân vì người khác cũng có khi là một hành động không vô tư mà có tính vụ lợi, vị kỉ tức là nhằm cầu lợi cho mình. Đạo Nho cũng đề cao tinh thần vị tha, tức là hi sinh vì người khác, đề cao đức hi sinh vì người khác.
Ngày nay, nói đến đức hi sinh, không phải chỉ nói tới một hành động hi sinh cụ thể nào vì một con người cụ thể nào mà là nói tới phẩm chất đạo đức của con người. Phải xây dựng đức hi sinh thành một thái độ sống, luôn quan tâm, sẻ chia, thậm chí xả thân vì người khác. Xây dựng đức hi sinh thành một quan niệm sống, lẽ sống của con người. Xây dựng đức hi sinh ở mỗi con người phải là cả một quá trình lâu dài từ lúc tấm bé đến lúc lớn lên, trưởng thành, từ việc nhỏ thường ngày đến việc lớn trong cuộc sống, từ một hành vi nhường nhịn bạn bè đến việc hi sinh bản thân mình cho đất nước, nhân dân..
Nếu trong xã hội ai cũng biết sống nhân ái, có đức hi sinh thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao!
Nguồn: Hỗ trợ ôn tập.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
#LẠC:
Bài viết số 9

Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nếu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó Gợi ý
Chiến tranh đã lùi xa nhưng di hoạ mà nó để lại vẫn hàng ngày hàng giờ làm bao người Việt Nam đau đớn. Trước tình hình ấy, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ .
Chất độc màu da cam mà Đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã tạo nên nỗi kinh hoàng cho thế hệ sau của những người
đã từng sống ở những khu vực đó. Những đứa trẻ vô tôi, tật nguyền,dị dạng,vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống được thì sức khoẻ, trí tuệ thậm chí cả hình hài đều không bình thường…Những sinh linh vô tội ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn đến tê tái của người thân, gia đình và của toàn xã hội
Trước tình hình đó nhiều chương trình ủng hộ những nạn nhân chất độc màu da cam đã được tổ chức. Biết bao người đã khóc thương cho những số phận bất hạnh, biết bao chữ ký đã được thu thập để ủng hộ cuộc đấu tranh đòi bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh.
Ngày đầu tiên Mỹ rải chất độc chết người này xuống Việt Nam: 10-8-1961 đã trở thành ngày “ Vì nạn nhân chất độc màu da cam”. Cả nước Việt Nam đã lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân khốn khổ. Đó là việc làm cần thiết để giúp đỡ họ phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau. Nhiều em bé tật nguyền, côi cút đã được chăm sóc, nhiều tổ chức chính quyền,doanh nghiệp, cá nhân đã xây dựng nhà tình nghĩa, tặng xe lăn, tiền, quà ,thăm hỏi và giúp đỡ các nạn nhân. Nhiều nhóm tình nguyện viên được thành lập để làm việc tại các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam…Dẫu biết rằng tất cả những giúp đỡ đó không thể bù đắp được những mất mát đau đớn của họ song đó thực sự là hành động đền ơn đáp nghĩa, phù hợp với truyền thống“ tương thân tương ái ”,“ uống nước nhớ nguồn ” của dân tộc Việt Nam ta .
Việt Nam đã cố gắng để xoa dịu nỗi đau chiến tranh, song “ơn phải trả, oán phải đền”. Chính phủ Mỹ và 37 công ty hoá chất đã cung cấp chất độc này cho quân đội Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm về sự vô nhân đạo của mình .
Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng, việc giúp đỡ họ cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bởi vậy mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề và , tích cực học tập, phấn đấu xây dựng xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi người đều được đảm bảo quyền sống và quyền hạnh phúc.
Nguồn: Hỗ trợ học tập.
 
  • Like
Reactions: Junery N

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
#LẠC:
Viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

Gợi ý
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai. Tương lai – đó là những gì chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người, nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tiếp tục sống một cách có ích hơn. Con người ta, nhất là thanh niên không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai với hai bàn tay trắng, nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần để có thể vững bước tới tương lai. Hành trang – đó là tri thức, kĩ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao.
Muốn có hành trang như vậy để bước vào thế kỉ mới, thì hơn bao giờ hết thanh niên phải là những người đi tiên phong trong học tập, học tập có hiệu quả. Nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp cộng hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có như vậy thì đất nước chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước một cách bền vững. Và cũng chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước.
Nguồn: Hỗ trợ ôn tập.
 
  • Like
Reactions: Junery N

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
#LẠC_THẬT_SỰ
Sau khi được chị Châu hướng dẫn đăng file word bằng drive thì xét nghĩ, khi mình tìm được đề nào làm hay thì bản thân mình sẽ tải về hoặc copy về rồi đưa lên bằng drive cho tiện.
Dưới đây là một 1file mình vừa tải về và đăng ngay cho nóng hổi. Các bạn tham khảo nhé!
P/S: Có một số đề mình đăng đăng trước đó.
Nguồn: Hỗ trợ học tập.​
 
  • Like
Reactions: Junery N

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Nghị luận xã hội về nạn bạo lực gia đình và ý kiến của em.
Mở bài:
Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương.
Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mẫu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Thân bài:
1/ Bạo lực gia đình:
Theo khoản 2 điều 1 luật quy địn về gia đình: Bào lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.
  • Mỗi gia đình có khoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau
2/ Biểu hiên: Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.
3/ Nguyên nhân:
  • Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp
  • Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động
  • Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ
  • Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực
  • Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.
  • Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rât dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.
  • Do ghen tuông
4/ Hậu quả:
  • Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần
  • Hôn nhân gia đình tan vỡ
  • Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật
  • Ảnh hướng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều
5/ Biện pháp
Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này.
Mặt khác do nhận thúc về pháp luạn của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.
Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết , xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.
Tuyên truyền sâu rộng bộ luật ” bình đẳng giới ” tới cộng đồng và từng gia đình
Hoàn thành tốt chương trình ” toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chóng bạo lực gia đình.
Kết bài:
Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn.
Nguồn: Chuyên văn.​
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Vấn đề rác thải môi trường và ý kiến của em.

Mở bài:

Đất nước ta đang trên đà phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn rất nhiều hiện tượng tiêu cực, hiện tượng thiếu ý thức của con người, điển hình là hiện tượng vứt rác ra đường và những nơi công cộng, đây là hiện tượng khá phổ biến mà chúng ta thấy ở nhiều nơi.
Thân bài

-Gọi tên:
+Rác thải là những sản phẩm mà người tiêu dùng không còn muốn sử dụng nữa, đem vứt ra nơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường
+Rác thải là những phế thải nên nó được chia làm hai loại: rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt… gồm đủ loại và đủ các chất liệu khác nhau như vỏ hoa quả, vỏ chai, bai bì nilon. giấy rác, con vật, nước thải
-Biểu hiện:
+Rác thải xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc, ngoài đường, công cộng, trong gia đình, trong mọi ngõ ngách cảu cuộc sống rác đều xuất hiện
+Rác thải công nghiệp thải ra chủ yếu là nước, các chất hóa học chưa thông qua xử lý, ảnh hưởng xấu đến môi trường
+Rác thải sinh hoạt gồm rất nhiều loại như: vỏ đồ hộp, giấy rác, mảnh chai, tất cả những thứ mà chúng ta không dùng được khi vứt ra ngoài thì nó đều là rác thải
+Rác thải cũng có nhiều kích thước khác nhau tùy theo mức độ của người sử dụng
-Nguyên nhân:
+Do con người thiếu ý thức trong quá trình sử dụng, thói quen xấu, lười biếng, lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân
+Ý thức bảo vệ môi trường không cao do trình độ dân trí thấp
+Cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ chưa đứng rác quá ít, người dân ít tuân theo những quy định nơi công cộng
+Xử phạt không nghiêm minh, quá nể nang hoặc bao che, cũng có những trường hợp không thể xử lý được
-Tác hại.
+Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
+Ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước
+Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ
+Ảnh hưởng xấu đến môi trường, mất mĩ quan nơi công cộng
-Biện pháp
+Mỗi chúng ta cần có ý thức không xả rác bừa bãi, đề ra những quy định chung cần phải đổ rác đúng nơi quy định
+Cần tuyên truyền cho những người xung quanh ta ý thứ bảo vệ môi trường nhất là những nơi công cộng
+Cần phải đầu tư cơ sở vật chất, đặt thùng rác đúng nơi quy định
+Cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những người vứt rác bừa bãi, đặc biệt là những nơi công cộng
+Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy rèn luyện cho mình ý thức bảo vệ môi trường thật tốt, không chỉ bảo vệ ở gia đình mà còn ở nhà trường, xã hội.
Kết bài:

Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mỗi người, vì vậy tất cả chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường, để môi trường xanh- sạch-đẹp-văn minh
Nguồn: Chuyên văn.​
 
  • Like
Reactions: Junery N

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hôm nay ;à ngày 20/11 nên m,inmhf muốn đưa tới cho các bạn một đề sau đây, nó khá là hay và ý nghĩa. Các bạn tham khảo nhé!
Đề bài: Anh chị hiểu thế nào là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” – một nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Trình bày những suy nghĩ của anh chị về truyền thống này trong nhà trường và trong xã hội.
Truyền thống của dân tộc ta có vô vàn cái hay, cái đẹp. Nó thiết thực không chỉ với thời xưa, mà ngày nay những đạo lý đó vẫn còn đúng mãi, là nền tảng cho những con người văn minh, cho xã hội tiến bộ. Về vấn đề Tôn Sư Trọng Đạo,đã có những câu ca dao, tục ngữ tuy giản dị mà đầy ý nghĩa thanh cao,ó hiện diện như là một sự nhắc nhở con người ta phải sống sao cho đúng với đạo làm người có nghĩa có tình, biết quý trọng người thầy của ta như các cụ ta đã dạy. cho ta hiểu thêm về vị trí, công lao người thầy.
Cụm từ Tôn sư có nghĩa là gì đó là sự kính trọng thầy, biết yêu quý thầy. Thầy ở đây trước hết không ai khác chính là người dạy chữ, người dạy cho ta lời hay, lẽ phải không đơn thuần chỉ trong trường học, mà là cả trường đời, có lẽ cũng là người thầy dạy cho ta biết cái nghề cái nghiệp. Theo quan niệm người xưa để làm tròn phận làm trò thì phải biết thực hiện những việc tất yếu như là một trách nhiệm nhưng đầy tính tự giác và ẩn chứa biết bao tình cảm sâu sắc, luôn biết nghe lời thầy, không nên cãi lời thầy, phải luôn biết nhớ ơn dù có còn học nữa hay không, và một điều nữa là biết chăm sóc thầy khi thầy già đi, biết cúng giỗ khi thầy qua đời. Ta có thể thấy, thầy có một vị trí to lớn không kém gì cha mẹ, vì công lao của họ cũng to lớn mang đến cho ta kiến thức để ta trưởng thành, dạy dỗ, vạch đường chỉ lối cho ta, giúp ta phát triển toàn diện. Như trong câu ca dao xưa đã nhắc:
“Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Vậy còn Đạo là gì, đạo ở đây không gì khác chính là đạo Nho. Nó bắt nguồn từ nho giáo, nội dung nhân bản của nó nằm ở chỗ đề cao sự học, rất chú trọng nâng cao kiến thức, đi học để lấy được con chữ, tinh hoa của thế giới, nó còn đề cao cái vấn đề đạo lý chú trọng đến đạo đức cội nguồn, đặc biệt ở đây là đạo làm trò phải luôn có hiếu với người thầy đáng kính. Trong xã hội phong kiến luôn coi trọng mối quan hệ thầy trò, người thầy được kính cẩn trong nhiều khía cạnh được xã hội tôn trọng phong tên như sau (quân, sư, thầy…) và bây giờ cũng vẫn vậy nhưng đã có sự lược đi những lễ giáo rườm rà, hóa nó thành đơn giản nhưng vẫn mang đầy đủ ý niệm của sự tôn sư, biết trân trọng những kiến thức họ mang đến cho ta, không được tự biến mình thành kẻ vô ơn.
Học nhiều góp phần cho ta hiểu được vì sao chúng ta cần “Tôn sư trọng đạo” vì nó điển hình chính là sự yêu quý, trân trọng “đạo” thì mới có thể học được “đạo” ngày càng tiến bộ, mở mang được bao nhiêu kiến thức một cách chủ động. Nó còn giúp ta biết hướng mình về những cái đẹp, hướng đến những giá trị đạo đức quý giá, làm cho gia đình và xã hội cũng được phát triển đi lên. Nếu như không có đạo, con người sẽ sống trong cảnh tối tăm, xấu xa, gia đình, xã hội rối loạn. vì vậy sớm nhận thức được ý nghĩa nhân sinh đơn giản trong câu nói này đơn giản chính là sự quý trọng, biết ơn, tỏ lòng thành kính với người đã dạy dỗ mình, coi trọng điều thầy dạy, làm theo, học hỏi thêm, phải biết chăm lo học hành từng ngày một, giữ cái đạo ấy trong tâm trí, làm nhân rộng thêm tiếng thơm cho thầy với đời.
Thực tế, trong bao nhiêu năm lịch sử nước ta , nhờ truyền thống tôn sư trọng đạo nhân dân ta đã duy trì được nền văn hiến của đất nước, biết bao nhiêu gương mặt trò ngoan, hiếu học, người thầy tuyệt vời, mẫu mực, ở họ có những điểm chung gắn kết để tạo nên câu chuyện cảm động giữa thầy và trò mà nối tiếp biết bao nhiêu thế hệ. Trò khiêm tốn, bỏ qua địa vị ngoài xã hội kia , tình cảm họ dành cho người thầy của mình vẫn vẹn nguyên sự chân thành, lễ phép. Người thầy thì luôn tỏa sáng với nhân cách đúng mực của mình, khiêm tốn với tài năng của mình trước biết bao thế hệ học trò.
Càng ngày xã hội càng phát triển, xã hội rất quan tâm đến giáo dục, đầu tư, tu sửa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho học tập, tăng lương cho cán bộ công nhân viên ngành giáo dục, nhân dân ta được hưởng nền giáo dục dân chủ, làm không khí giữa thầy và trò thêm gần gũi, tạo điều kiện nhiều hơn cho con em được đi học, các thầy cô nâng cao tự chủ trong việc truyền dạy kiến thức không chỉ trong sách vở, mà còn cả ngoài cuộc sống bao la , có những thầy cô rộng lòng giúp đỡ phần nào với những em lang thang chưa được có một điều kiện phát triển như bạn bè chúng, Các em còn có thể tâm sự thoải mái, tin cậy với thầy cô như cha mẹ ở nhà rồi nhận được lời khuyên hữu ích, các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình cho nhà trường , thầy cô … Chợt nhớ, lời bài hát văng vẳng:
“ Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo
Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền..
Qua đó ta thấy được tình cảm của những trò nhỏ, trò lớn gửi đến những người có công lao giúp mình phát triển nhân cách, kiến thức toàn diện, nhấn mạnh được vai trò giáo dục quan trọng giữa nhà trường và gia đình.
Nhưng bên cạnh đó, mặt tích cực dù có nhiều như thế nào, cũng có phần tiêu cực. Có những thầy cô không giữ được trong mình ngọn lửa trách nhiệm trọn vẹn, có những học sinh không thể thấy được những sự tin cậy nơi các thầy cô. Giờ đây “Xã hội hóa”, nhiều lúc ta thấy những hình ảnh thầy cô cặm cụi đi làm thêm, dạy thêm ở ngoài để kiếm thêm thu nhập, có thể vì tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Mức lương giáo viên được đem ra so sánh với các ngành nghề khác của xã hội bị thấp vế hơn, có những giáo viên không giữ mình trước cám dỗ của thị trường biến động. Không chỉ có vậy, ngay cả những học sinh giờ đã có hiện tượng chăm đi thăm thầy cô, quà cáp, biếu xén, thân thiết, nhưng trên lớp thì lười nhác, không nghe lời thầy cô, phụ huynh cũng không ít người thực dụng, xúc phạm, không tin tưởng vào khả năng của thầy cô, đã làm giảm đi sự nhiệt huyết của họ với nghề. Có những trò không thể nhớ thầy cô dù khi họ ra trường thành đạt, họ không biết rằng chỉ cần một tin nhắn, một cú điện thoại, những điều đơn giản gói trong tấm lòng kính trọng đối với thầy cô là đủ ư?.
Đứng trước thực trạng này, chúng ta cũng nên chú trọng phát triển giáo dục các biết ơn, vâng lời, có ý thức tích cực chủ động mong muốn thu nhận kiến thức cho bản thân để phát triển sau này, không lạm dụng quà cáp, không chạy theo kinh tế để nhằm ghi điểm nơi các thầy cô. Vì vậy, nên cần tăng lương hợp lý, chính sách thu hút nhân tài ngày càng mở rộng cho ngành sư phạm, phân bổ giáo viên đúng đắn, giáo viên luôn có trách nhiệm mang trong mình cái tâm yêu nghề, yêu trẻ đến những vùng còn khó khăn để giúp đỡ con em họ được tiếp nhận tri thức nhân loại.
Nhìn lại chặng đường cắp sách đi học vừa qua, em thấy mình luôn được sự dạy dỗ tận tình những thành công của mình đều ghi dấu bóng dáng của thầy cô. Họ đã không quản ngại khó khăn, vẫn cặm cụi bên bút phấn, bảng xanh, đưa kiến thức đến với chúng em bằng những hình dung cụ thể để dễ tiếp nhận, tận tình chỉ ra những lỗi sai, cách khắc phục cho em nên người, người đã gieo cho em những niềm tin vào cuộc sống, mở ra những tương lai tươi sáng. cảm ơn họ, quyết học tập, noi gương theo nhân cách, kiến thức của thầy cô. Vì thế, Em ước mơ sau này mình sẽ được trở thành người cô giáo với trái tim nhiệt tình, kiến thức đầy đủ để chắp bút cho các thế hệ học sinh thành đạt như các thầy cô đang dạy mình.
Truyền thống đối với mỗi thời đại đều luôn vô cùng quan trọng,đó là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Tôn sư trọng đạo cũng vậy nó luôn bao hàm những điều tuyệt vời giữa đạo làm thầy làm trò,nó cao quý thiêng liêng, nằm vẹn trong tâm hồn mỗi người, chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy truyền thống đó.​

Nguồn: Chuyên văn.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Xin chào!
Lại là Diệp đây. Thời gian này mình đang ôn thi (hiện tại thì HD đang có dịch nên chúng mình học online), nên mình sẽ có rất nhiều bài tập về văn cần làm. Vì vậy, tiện thể mình muốn chia sẻ cho các bạn. Nội dung mình đưa ra chỉ là dàn ý nên có lẽ bạn đang học lớp nào cũng có thể áp dụng được.
...............................................................................................................................................
Ý nghĩa của việc đọc sách đối với sự phát triển của cá nhân nói riêng và đất nước nói chung.
MĐ: Sách chứa đựng vai trò quan trọng, to lớn trong cuộc sống, vì vậy không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của việc đọc sách đối sới sự phát triển của cá nhân và đất nước.
TĐ:
* Giải thích ngắn gọn: Sách là nguồn tích lũy tri thức to lớn của nhân loại. -) Là điều kỳ diệu truyền cho mỗi người nguồn kiến thức bao la, vô tận thuộc mọi lĩnh vực.
*Suy nghĩ, chứng minh:
- Sách có rất nhiều lợi ích với cuộc sống con người.
• Thông qua việc đọc sách, giúp con người mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao tri thức, học vấn,... (Sách lịch sử: con người hiểu thêm về cội nguồn, quá trình xây dụng đất nước,... Ngồi ở nhà nhưng có thể tìm hiểu cả thế giới thông qua việc đọc những cuốn sách,... )
• Đọc sách giúp ta khám phá bản thân, hoàn thiện nhân cách. (Sách khoa học mở mang tầm mắt ta. Sách giải trí giúp ta thư giãn sau những căng thẳng.)
• Đọc sách tạo cho mỗi con người sự tập trung và cải thiện kỹ năng tư duy, mở rộng vốn từ.
• Không chỉ có vậy, thả hồn vào sách còn nâng cao đời sống tình cảm trong ta. (Đó là những tình cảm bình dị, hồn nhiên mà cũng có thể cao cả như tình yêu nước.
• Đọc sách giúp ta thoát ly những sự mơ hồ, có thể vận dụng lí thuyết vào thực hành, sáng tạo ra những ý tưởng mới mẻ nhờ sự phong phú của sách,...
• Những cuốn sách tốt-) tạo nên những con người tốt-) xã hội ngày càng văn minh, phát triển, là một xã hội tốt.
• Nếu không đọc sách con người sẽ lạc hậu, sẽ nghèo nàn về tri thức và mãi không phát triển lên được. Chính vì thế mà hãy đọc sách, vì sách là nguồn kiến thức, “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Sẽ ra sao nếu xã hội chỉ tồn tại những con người vô ý thức, kém hiểu biết?
C/M:
• Hầu hết những người thành công, tạo nên giá trị cho đất nước, cuộc đời đều chăm chỉ đọc sách, vì học nhận thức rõ ý nghĩa to lớn của sách.
• Bác Hồ.....
-) Có sách tốt, sách xấu-) biết lựa chọn sách, đọc sách có mục đích, 1 cách khoa học,....
KĐ: Khẳng định lại............
...............................................................................................................................................................
Ý nghĩa của sự trở về nhà đối với mỗi con người trong cuộc sống:
MĐ: Giới thiệu trực tiếp.
TĐ:
*Giải thích ngắn gọn:
- Về nhà- từ một nơi xa xôi, hoặc đâu đó trở về vòng tay yêu thương của gia đình, của mái nhà ấm áp. (Cần thiết)
* Khẳng định: Sự trở về có ý nghĩa quan trọng và đặc biệt đối với mỗi con người.
* Ý nghĩa của sự trở về nhà:
· Nhà- gia đình là nơi nuôi dưỡng ta khôn lớn, dạy dỗ, che chở giúp mỗi con người lớn lên và hoàn thiện mình-) Cần trở về- tức là cần nhớ về nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng.
· Nhà là nơi chứa đựng những niềm vui, sự hạnh phúc, bình yên đến lạ. Trở về nhà giúp con người giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
· Trở về nhà là lúc con người sẽ bỏ hết muộn phiền để hòa mình vào sự bình yên của gia đình- nơi những tình cảm đáng quý được vun đắp từ lâu.
· Một con người rơi vào khó khăn, thất bại,... liệu sẽ đi về đâu? Và gia đình chính là điểm tựa, là nơi họ trở về. Gia đình như một nguồn năng lượng lớn mạnh, tiếp thêm niềm tin cho ta bước vào cuộc đời đầy gian nan, thử thách.
· Ngược lại, nếu như con người không “trở về”, không nhớ tới nhà... Vậy thì khi mệt mỏi, thất bại đâu sẽ là điểm tựa, là nơi chắp cánh mooixnguoiwf bay lên? Con người liệu có hoàn thiện được bản thân, thành công như ngày hôm nay?
C/M: Bác Hồ -) trở về quê hương.......
Cuộc sống không phải lúc nào “nhà” cũng là nơi ấm áp- đó có thể là nơi chứa những ký ức xấu- bạo lực gia đình, một gia đình không trọn vẹn, khuyết đi một phần nào đó,.... Bởi vậy, mỗi cha mẹ, hay hơn cả là mỗi thành viên trong gia đình hãy vun đắp những tình cảm ấm áp nhất, trong sáng và hạnh phúc nhất. Từ đó, để mỗi con người thấy rõ sự bình yên của một gia đình vẫn đang chờ ta.
KĐ: Khẳng định lại.
.........................................................
Lưu ý, đây chỉ là dàn ý ngắn gọn cho bài 200 chữ. Tuy nhiên, mọi người đều có thể tham khảo và mở rộng hơn- phê phán, biểu dương, mở rộng vấn đề,......
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Chào các bạn, sau một thời gian "lui về ở ẩn", mình sẽ tiếp tục topic này.
Bài viết tiếp theo của mình không phải là sẽ lấy một bài viết NLXH để các bạn tham khảo. Bài viết này sẽ củng cố cho các bạn cái cốt lõi nhất của một bài NLXH.
Theo như các bạn thấy, mình đã từng có những bài đầu tiên về dàn ý và sau khi mình đọc lại thì chính mình thấy dàn ý này cũng không ổn, à bởi vì có những điểu thay đổi mà bây giờ mình mới biết. Chính vì vậy, bạn nào còn chưa nắm chắc về cấu trúc 1 bài NLXH thì tham khảo ở đây nhé! Mình sẽ làm thật chi tiết.
Trước hết về phần mở bài.
Mình nghĩ rằng các bạn- đặc biệt là các bạn cấp THCS ấy, nên có một mở bài thông dụng cho tất cả các bài. Còn những bạn cấp THPT ấy thì chỉ cần viết đoạn nên mở bài chỉ cần 1 câu là đủ. Ví dụ nhé:
Bản thân mình có một mở bài rất thông dụng (do mình viết nên bạn nào muốn dùng thì có gì nhớ nhắn xin mình nhé, mình hiền với dễ lắm nên cứ xin đi, xin là mình cho à.. nếu bạn muốn mb này hãng xin nhá hehe)- dành cho cấp THCS nhé!
"Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lý do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lý do để cười". Bạn bước vào cuộc đời là bước vào chuỗi ngày chông gai, thử thách. Mỗi khó khăn đều rèn luyện cho bản thân những bài học kinh nghiệm quý giá. Và.... chính là thông điệp giúp chúng ta hoàn thiện chính mình.
Ừm. khi viết vào tờ giấy thi thì mở bài này lên đến 8-9 dòng đấy, ai muốn tham khảo cân nhắc. Có bạn hỏi vì sao mình viết mở bài dài như vậy để làm gì, liệu có gây khó chịu cho giáo viên chấm bài hay không... Thì mình xin trả lời rằng, chỉ khi mình thi hsg mình mới dùng mở bài này, và bây giờ thì có lẽ mình sẽ không dùng đến nữa. Điều quan trọng là, mình viết nhanh và đây chưa là mở bài dài nhất đâu. Mình khuyến khích các bạn cấp THCS viết mở bài tầm 3-4 dòng thôi.
Về cấp THPT thì.. lấy ví dụ là bàn về tầm quan trọng của lòng dùng cảm, khi vào bài làm, các bạn chỉ cần viết: Lòng dũng cảm có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đơn giản mà phải không?
Phân tích:
Cái này chắc nói chung cho cả hai cấp này.
Phần này, các bạn nên nêu càng nhiều ý các tốt. À, tí quên, phần giải thích ngắn gọn thôi, không cần nhiều đâu, ở cấp THCS thì nên dài hơn THPT 1 chút thôi và sau khi giải thích thì các bạn nhớ chốt vấn đề là được. còn THPT thì chúng ta chỉ cần bắt đầu sau mở bài bằng từ đó là.. rồi giải thích ngắn gọn.
Tiếp đến phân tích ý nghĩa, tác dụng, tác hại- nêu càng nhiều ý càng tốt, nhớ đừng trùng lặp. Và mình khuyến khích chèn dẫn chứng từ đây luôn nhaaa. Dẫn chứng thì nhớ là tiêu biểu, không chung chung, không lấy về bản thân.
Rồi còn mở rộng chung, cô giáo mình đi chấm thi có lưu ý: cấp THCS mà viết phần này thì bị trừ điểm nặng nhé- đoạn mà chúng ta phê phán, biểu dương ấy. Còn các bạn THPT mà thấy minh viết đoạn quá dài rồi thì không cần phần này đâu.
Bài học nhận thức và hành động.
ừm, bạn nào viết như nào chắc vẫn viết thế thôi. Tuy nhiên, các bạn THPT nhớ lưu ý đề bài, nếu đề bài yêu cầu phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa mà không bắt phân tích .. ừm... nói chung là đề bài nêu hầu hết như mình nói thôi ấy thì không cần phần này đâu.
Cuối cùng thì kết bài thôi. Thấy bài cũng dài quá rồi, mình cũng lười viết nữa nên là bạn nào muốn một cái kết bài thông dụng nữa thì nhắn tin cho mình nhe. Mình sẽ viết ra cho các bạn luôn.
LƯU Ý:
DÙ CÁC BẠN ĐANG LÀM Ở LUẬN ĐIỂM NÀO THÌ CŨNG NHỚ CẦN PHẢI CÓ CÂU CHỦ ĐỀ, CÂU CHỦ ĐỀ, CÂU CHỦ ĐỀ.
Nhớ nhe!
 
Top Bottom