Sử Vua Lý "hoá hổ" trong chính sử nước ta

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VUA LÝ THẦN TÔNG HOÁ HỔ ĐƯỢC GHI CHÉP NHƯ THẾ NÀO TRONG HAI BỘ SỬ LÀ ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC VÀ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ?
Khi tìm hiểu về cuộc đời của vua Lý Thần Tông, có thể nhiều người có nghe đến giai thoại vua Lý Thần Tông hoá hổ. Và giai thoại này như sau:
Vào năm 1136, vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, trên người mọc lông hổ, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt nhà vua trong đó.
Tương truyền, khi ấy ở Chân Định xuất hiện 1 câu hát lạ, nôm na như sau:
"Nước có Lý Thần Tông/ Triều đình muôn việc thông,
Muốn chữa bệnh thiên hạ/ Cần được Nguyễn Minh Không".
Nghe được câu hát lạ đó, triều đình đã sai quan chỉ huy đi đón sư Nguyễn Minh Không.
Quan chỉ huy vừa đến am, sư Minh Không cười bảo: "Đây không phải là việc cứu cọp đó ư?"
Quan chỉ huy ngạc nhiên, hỏi: "Sao thầy sớm biết trước?"
Sư Minh Không đáp: "Ta đã biết việc này trước ba mươi năm".
Sư đến triều vào trong điện ngồi và lên tiếng: "Bá quan đem cái đảnh dầu lại mau, trong đó để một trăm cây kim, và nấu cho sôi, đem cũi vua lại gần đó".
Sư lấy tay mò trong đảnh lấy một trăm cây kim găm vào thân vua, nói: "Quý là trời".
Tự nhiên lông, móng, răng đều rụng hết, thân vua hoàn phục như cũ.
Vua tạ ơn sư một ngàn cân vàng và một ngàn khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa, ruộng này không có lấy thuế.
Đó là giai thoại truyền lại trong dân gian. Vậy trong các bộ sử ghi chép như thế nào về việc vua Lý Thần Tông hoá hổ?
Với việc khảo sát 2 bộ sử là Đại Việt Sử lược và Đại Việt Sử ký Toàn thư, tôi không thấy ghi chép việc hóa hổ của Lý Thần Tông.
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tôi thấy có sự không thống nhất trong ghi chép việc vua bị bệnh vào Bính Thìn (1136):
Trong khi quyển III của Đại Việt Sử lược khi chép về vua Thần Tông không nhắc đến việc ông bị bệnh vào năm 1136 thì trong quyển III của Đại Việt Sử ký Toàn thư - phần Bản kỷ ghi chép như sau:
"Bính Thìn, [Thiên Chương Bảo Tự] năm thứ 4 [1136], (Tống Thiệu Hưng năm thứ 6)... Tháng 3, Thái uý Lưu Khánh Đàm chết.
Vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm Quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ (Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này)".
Như vậy, việc vua Lý Thần Tông hoá hổ là một giai thoại trong dân gian chứ không phải là một chuyện có thật vì ngay trong hai bộ sử là Đại Việt sử lược và Đại Việt Sử ký Toàn thư không hề nhắc đến, nếu có thì chỉ vắn tắt là vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi mà không rõ bệnh gì.
Rất mong các bác có những phản biện về bài viết này. Xin cảm ơn các bác đã đọc bài.

inbound9057246406098831198.jpg
Tranh minh hoạ vẽ vua Lý Thần Tông hóa hổ của fanpage Tầm Chương Trích Cú 尋章摘句.

Nguồn: Đỗ Xuân Giang
 

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Nói đến Thiền sư Nguyễn Minh Không, có lẽ không nhiều người biết. Nhưng nếu nhắc đến tên hiệu Lý Quốc Sư, hẳn mọi người sẽ thấy ông quá đỗi quen thuộc… hoặc ít ra, cũng đã từng nghe qua tên ông ở một vài con đường, góc phố nào đó trên quê hương.
Thực ra, tuy hai mà một. Thiền sư Nguyễn Minh Không cũng chính là Quốc Sư họ Lý của triều đại Lý Thần Tông.
Chuyện về ông, chính sử chép không nhiều. Còn lại là những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian như "Việt điện u linh tập", "Thiền uyển tập anh"… Nhưng nổi bật hơn hết, có lẽ là giai thoại gắn liền với sự tích "Vua hóa hổ".
Chuyện kể rằng (1), vua Lý Nhân Tông không có con nối dõi, nên trước khi mất đã nhường ngôi cho cháu ruột mình là Lý Dương Hoán (lúc đó mới 12 tuổi), con trai của vợ chồng Sùng Hiền Hầu. Đó chính là vị vua thứ 5 của Lý triều Đại Việt – Lý Thần Tông. Từ lúc còn ở trong bụng mẹ cho đến khi được sinh ra, cuộc đời Dương Hoán đã được bao phủ bởi những câu chuyện hết sức kỳ bí liên quan đến luân hồi, quả nghiệp – mà tôi sẽ đề cập đến trong một bài viết khác.
Năm Lý Thần Tông 21 tuổi (tức năm 1136), bỗng nhiên mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, trên người mọc lông, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ, gào thét, tiếng kêu đau đớn như tiếng cọp gầm rú, nghe rất là kinh khiếp, đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt vua vào rồi cho người đi tìm danh y về kinh chữa bệnh. Số lượng phải kể hàng ngàn hàng vạn nhưng đều chịu khoanh tay, bất lực. Khi ấy có đứa bé ở Chân Định lan truyền câu hát:
Muốn lành bệnh Thiên tử,
Phải tìm sư Minh Không.
Triều đình cho rằng đây là điềm báo có người sẽ chữa khỏi bệnh cho vua bèn phái người đi đón Thiền sư Nguyễn Minh Không. Gặp Vua, sư quát lớn:
— "Đấng trượng phu, giàu sang bốn bể, há lại làm ra những điều cuồng loạn này ư?". —
Vua nghe lời quát, run sợ, không dám kêu gầm nữa. Sư sai người lấy một vạc lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần rồi dùng tay không quấy lên khoảng bốn lần. Sau đó tắm vua trong đó thì bệnh bớt ngay. Ít lâu sau thì khỏi hẳn.
Cảm phục tài năng của sư và cũng là để tạ ơn cứu mạng, Lý Thần Tông phong cho sư là Quốc sư, ban cho họ Lý, cấp cho nhà ở, ban lộc mấy trăm hộ và được miễn thuế má. Người đời sau này mới gọi Thiền sư Minh Không là Lý Quốc Sư, ý chỉ vị Quốc sư họ Lý (2).
Đó cũng là giai thoại nổi tiếng nhất của Thiền sư được truyền tụng trong dân gian, dù nó khó có thể được chấp nhận trong quan điểm hiện đại bởi tính huyễn hoặc dị đoan. Mà nổi bật nhất là 3 câu hỏi cần lời giải đáp:
— Lý Thần Tông có thực sự "hóa hổ"?
— Thiền sư đã chữa bệnh cho Vua như thế nào?
— Phải chăng Lý Thần Tông phong chức Quốc sư cho Nguyễn Minh Không chỉ vì ơn cứu mạng?
Đó là những câu hỏi mà tôi cho rằng chúng ta nên đi tìm lời giải (khả dĩ) có thể tin tưởng nhất cho sự kiện trên. Chứ ngay lập tức bác bỏ bởi cho rằng đó là mê tín dị đoan, thì về phương diện nào cũng còn điều khiếm khuyết. Thế nên, hãy thử nhìn chúng từ góc độ của khoa học & lịch sử xem thế nào? Liệu chúng ta có thể lý giải những gì mà người xưa để lại từ góc độ khoa học để tìm ra cách lý giải hợp lý cho những sự kiện đã xảy ra? Với tôi, hành trình đó luôn là một hành trình thú vị (3).
[ ̛ ́ ̆̀ ̂́ ̉ ̉ ̀ ̉ ̂́, ̛̣ ̂ ̂́ ̂́ ̀ ̣ ́ ́ ̂̉ ̀ ̂]
Vậy, LÝ THẦN TÔNG CÓ THỰC SỰ "HÓA HỔ"?
Đầu tiên, hãy đi từ những manh mối mà dân gian truyền tụng: theo tục truyền thì mình mẩy vua mọc đầy lông lá như hổ, không thầy thuốc nào chữa khỏi.
Nhìn từ góc độ y học, có thể tạm chẩn đoán các triệu chứng mà Lý Thần Tông theo 2 hướng:
1 — Ông đã mắc phải chứng rậm lông (tên khoa học là Hypetrichose) – hay còn gọi là hội chứng Ambras, bệnh người sói, bệnh ma sói, hội chứng người sói.
Đây là một loại bệnh do sự phát triển bất thường của lông, râu, tóc ở các khu vực trên cơ thể người. Nguyên nhân chính là so sự đột biến về lượng hormone nam (androgen) quá cao dẫn đến sự phát triển lông, tóc không kiểm soát. Ngoài ra, cũng có trường hợp, dù cơ thể người bệnh sản sinh lượng androgen ở mức bình thường nhưng các nang lông trên cơ thể lại quá nhạy cảm với androgen nên dẫn đến tình trạng lông mọc nhiều hơn.
Bên cạnh đó, chính căn bệnh "lạ" này đã gây ra tâm lý bực bội, khó chịu, bẳn gắt, nóng nảy khiến nhà vua hay quát tháo, mà sử ghi là "Tiếng như hổ gầm".
2 — Lý Thần Tông mắc chứng tâm thần (hay còn gọi là bệnh "điên").
Với người điên, khi bệnh lên cơn có thể gầm gừ, hung dữ, xé quần áo mình còn tóc tai râu tóc rũ rượi. Thêm vào đó, y phục hoàng đế thường màu vàng nên nhìn từ xa, không khác gì "hóa hổ".
Ngoài ra, giả thuyết này có có thêm 1 bằng chứng khác để củng cố. Đó là bệnh tâm thần thường có xu hướng di truyền qua gen (4). Và việc sau này Lý Huệ Tông phát điên cũng có thể bắt nguồn từ điều này (5).
Hai giả thuyết trên có thể tạm chấp nhận ở góc độ khoa học hiện đại. Tuy nhuyên, gười thời ấy đã không thể nào có cách giải thích phù hợp ngoài việc khoác lên nó một bức màn kỳ bí.
.
Vậy, THIỀN SƯ ĐÃ CHỮA CHO VUA NHƯ THẾ NÀO?
Nếu ở thời đại bây giờ, với khoa học kỹ thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân chứng bệnh, từ đó vạch ra hướng điều trị phù hợp bằng thuốc hoặc các liệu pháp y tế. Nhưng ở cái thời cách chúng ta gần 1000 năm, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã dùng cách nào?
Trước hết, cần khẳng định là trước khi được triệu về kinh để chữa cho Lý Thần Tông, Nguyễn Minh Không đã là một danh y chứ không phải tự nhiên ông được mời về kinh chữa bệnh cho Thần Tông mà không có bất cứ căn bản nào về y học. Vùng đồi núi Gia Sinh, Gia Viễn hiện còn cái tên làng Sinh Dược (làng thuốc sống) do Lý Quốc Sư xưa dùng cây thuốc ở đây chữa bệnh (6).
Để chữa bệnh cho Vua, tương truyền Nguyễn Minh Không đun một vạc dầu sôi, bỏ vào đấy 100 cái kim trong vài khắc rồi thò tay vào vạc lấy ra dễ dàng. Sư lấy nhánh hoè tẩm vào dầu, rẩy khắp mình vua, đọc chú rằng: "Quí là làm Thiên tử, lại còn đau gì!" rồi dùng gáo múc dầu sôi dội cho vua. Dội đến đâu lông lá rụng hết đến đấy (7).
Từ những manh mối trên, có thể (phỏng đoán) Thiền sư đã dùng 1 trong 2 phương pháp sau:
1 — Một là châm cứu: tức Thiền sư đã sử dụng kim châm vào các huyệt đạo của Vua để chữa bệnh. 100 chiếc kim nhúng trong vạc dầu, có thể là kim châm cứu.
Đối chiếu với khoa học hiện đại, thì liệu pháp châm cứu có thể dùng để điều trị đồng thời cho cả bệnh nội tiết (8) lẫn bệnh về tâm thần (9).
2 — Còn với các dữ liệu từ bộ "Thiền uyển tập anh" & "Nam ông mộng lục" của Hồ Nguyên Trừng thì không thấy nhắc dữ kiện 100 chiếc kim. Chỉ nói là Thiền sư nấu nước phép rồi tắm cho vua. Trong trường hợp này, không loại trừ khả năng sư đã dùng một cái chảo lớn (hoặc là một cái vạc) để sắc các loại thuốc, rồi dùng nước sắc này tắm cho Vua. Tất nhiên là phải dội nhiều lần thì bệnh mới khỏi, chứ không phải một lần mà đã khỏi được ngay, nhưng dân gian truyền miệng thì có khi nói quá lên như vậy.
Tuy nhiên, giả thiết trên không đứng vững bởi chúng tôi không tìm được mối liên hệ nào giữa việc dùng phương pháp tắm thảo dược để chữa tâm thần hoặc nội tiết cả.
.
CHỮA BỆNH VUA VÀ TRỞ THÀNH QUỐC SƯ?
Sau khi chữa lành bệnh cho Lý Thần Tông, thì đây là một điểm đáng để suy ngẫm, bởi dù có cảm ơn cứu mạng đến mức nào đi chăng nữa, cũng khó tin rằng vua Thần Tông lại có thể phong tước Quốc sư cho Nguyễn Minh Không chỉ vì lý do đó.
Vậy, từ cơ sở nào để Lý Thần Tông đặt ông vào vị trí quốc sư 1 triều đại?
Đầu tiên, cần phải nhớ rằng, dưới triều nhà Lý, Phật giáo đã được truyền vào nước ta và đang ở giai đoạn cực thịnh. Phật giáo được coi là quốc giáo, có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống. Chính vì thế, giới tăng lữ trở thành một bộ phận trí thức của nhà nước, có sức ảnh hướng lớn cũng như có khả năng giáo hóa Xã Hội một cách sâu rộng.
Nhà Lý đề cao Phật giáo do xuất phát từ nhiều nguyên nhân (10).
• Xét về quan hệ, thái tổ nhà Lý (Lý Công Uẩn) có mối quan hệ đặc biệt với các nhà sư đương thời, thuở nhỏ từng là con nuôi của sư Lý Khánh Vân và là đệ tử thụ giáo của sư Vạn Hạnh.
• Xét về niềm tin tôn giáo, các vua thời Lý rất sùng đạo. Bản thân một số vua được tôn là tổ của các phái thiền. Vua Lý Thái Tông là vị Tổ thuộc thế hệ thứ bảy phái Thiền Vô Ngôn Thông. Vua Lý Thánh Tông là Tổ thứ hai Thiền phái Thảo Đường.
• Xét về chính trị, việc nhà Lý thành lập có công hậu thuẫn to lớn của thế lực Phật giáo trong nước, đứng đầu là sư Vạn Hạnh. Về sau, các nhà sư lại trở thành những trợ thủ đắc lực phò vua giúp nước.
• Xét về xã hội, triều đình phong kiến nhà Lý muốn tận dụng những ưu điểm của Phật giáo để dung hòa những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. Sau khi triều Lý thành lập, các vua nhà Lý cai trị đất nước trên hệ tư tưởng của đạo Phật nên đã dần dần xoa dịu sự bất bình của nhân dân cả nước trước sự bạo tàn, sa đọa của các vua cuối thời Tiền Lê.
Như một hệ quả của luận điểm thứ trên, một số bậc tăng sĩ đắc đạo, có học vấn uyên bác thời này được các vua Lý hết sức trọng dụng, được ban cho tên hiệu, không phải quỳ lạy khi vào chầu hoặc cao hơn, được phong làm Quốc sư. Nói nôm na, có thể hiểu rằng Quốc sư là một chức danh dành cho vị tăng lữ có chức vị cao nhất trong triều đại nhà Lý.
Quốc sư không chỉ là vị vọng cao quý trong Thiền gia, mà còn có địa vị tôn kính nơi triều chính. Vai trò chủ yếu của các Quốc sư thời Lý là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo lý đạo Phật, ngoài ra khi cần, các Quốc sư còn cố vấn cho vua những vấn đề về chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa...
Thế nên, việc Thiền sư Nguyễn Minh Không được Lý Thần Tông trọng vọng đặt vào vị trí Quốc sư ngay sau khi chữa khỏi bệnh cho Ngài không phải hoàn vô căn cứ.
.
Đến đây, ta có thể phần nào vén bức màn bí ẩn của Thiền sư Minh Không trong sự kiện Lý Thần Tông hóa hổ, một trong những sự kiện mà chính sử chỉ ghi chép trong vài dòng.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những suy luận cá nhân của tôi. Mong rằng sẽ được các bạn đóng góp thêm những ý kiến thú vị để chúng ta cùng nhìn lại một thời đại của cha ông.

Nguồn : The X-File of History
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

B.N.P.Thảo

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng tư 2018
791
930
146
Bình Thuận
THCS Tân Nghĩa
VUA LÝ THẦN TÔNG HOÁ HỔ ĐƯỢC GHI CHÉP NHƯ THẾ NÀO TRONG HAI BỘ SỬ LÀ ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC VÀ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ?
Khi tìm hiểu về cuộc đời của vua Lý Thần Tông, có thể nhiều người có nghe đến giai thoại vua Lý Thần Tông hoá hổ. Và giai thoại này như sau:
Vào năm 1136, vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, trên người mọc lông hổ, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt nhà vua trong đó.
Tương truyền, khi ấy ở Chân Định xuất hiện 1 câu hát lạ, nôm na như sau:
"Nước có Lý Thần Tông/ Triều đình muôn việc thông,
Muốn chữa bệnh thiên hạ/ Cần được Nguyễn Minh Không".
Nghe được câu hát lạ đó, triều đình đã sai quan chỉ huy đi đón sư Nguyễn Minh Không.
Quan chỉ huy vừa đến am, sư Minh Không cười bảo: "Đây không phải là việc cứu cọp đó ư?"
Quan chỉ huy ngạc nhiên, hỏi: "Sao thầy sớm biết trước?"
Sư Minh Không đáp: "Ta đã biết việc này trước ba mươi năm".
Sư đến triều vào trong điện ngồi và lên tiếng: "Bá quan đem cái đảnh dầu lại mau, trong đó để một trăm cây kim, và nấu cho sôi, đem cũi vua lại gần đó".
Sư lấy tay mò trong đảnh lấy một trăm cây kim găm vào thân vua, nói: "Quý là trời".
Tự nhiên lông, móng, răng đều rụng hết, thân vua hoàn phục như cũ.
Vua tạ ơn sư một ngàn cân vàng và một ngàn khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa, ruộng này không có lấy thuế.
Đó là giai thoại truyền lại trong dân gian. Vậy trong các bộ sử ghi chép như thế nào về việc vua Lý Thần Tông hoá hổ?
Với việc khảo sát 2 bộ sử là Đại Việt Sử lược và Đại Việt Sử ký Toàn thư, tôi không thấy ghi chép việc hóa hổ của Lý Thần Tông.
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tôi thấy có sự không thống nhất trong ghi chép việc vua bị bệnh vào Bính Thìn (1136):
Trong khi quyển III của Đại Việt Sử lược khi chép về vua Thần Tông không nhắc đến việc ông bị bệnh vào năm 1136 thì trong quyển III của Đại Việt Sử ký Toàn thư - phần Bản kỷ ghi chép như sau:
"Bính Thìn, [Thiên Chương Bảo Tự] năm thứ 4 [1136], (Tống Thiệu Hưng năm thứ 6)... Tháng 3, Thái uý Lưu Khánh Đàm chết.
Vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm Quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ (Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này)".
Như vậy, việc vua Lý Thần Tông hoá hổ là một giai thoại trong dân gian chứ không phải là một chuyện có thật vì ngay trong hai bộ sử là Đại Việt sử lược và Đại Việt Sử ký Toàn thư không hề nhắc đến, nếu có thì chỉ vắn tắt là vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi mà không rõ bệnh gì.
Rất mong các bác có những phản biện về bài viết này. Xin cảm ơn các bác đã đọc bài.

View attachment 136632
Tranh minh hoạ vẽ vua Lý Thần Tông hóa hổ của fanpage Tầm Chương Trích Cú 尋章摘句.

Nguồn: Đỗ Xuân Giang
đọc cái này làm em nhớ đến 1 tập truyện trong Cậu bé Rồng ,cũng có vụ vua hóa hổ chắc là lấy gốc từ đây
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

ihattl

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng chín 2019
1,962
3,052
371
Bình Định
Trường Trung học cơ sở Nhơn Hòa
VUA LÝ THẦN TÔNG HOÁ HỔ ĐƯỢC GHI CHÉP NHƯ THẾ NÀO TRONG HAI BỘ SỬ LÀ ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC VÀ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ?
Khi tìm hiểu về cuộc đời của vua Lý Thần Tông, có thể nhiều người có nghe đến giai thoại vua Lý Thần Tông hoá hổ. Và giai thoại này như sau:
Vào năm 1136, vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, trên người mọc lông hổ, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt nhà vua trong đó.
Tương truyền, khi ấy ở Chân Định xuất hiện 1 câu hát lạ, nôm na như sau:
"Nước có Lý Thần Tông/ Triều đình muôn việc thông,
Muốn chữa bệnh thiên hạ/ Cần được Nguyễn Minh Không".
Nghe được câu hát lạ đó, triều đình đã sai quan chỉ huy đi đón sư Nguyễn Minh Không.
Quan chỉ huy vừa đến am, sư Minh Không cười bảo: "Đây không phải là việc cứu cọp đó ư?"
Quan chỉ huy ngạc nhiên, hỏi: "Sao thầy sớm biết trước?"
Sư Minh Không đáp: "Ta đã biết việc này trước ba mươi năm".
Sư đến triều vào trong điện ngồi và lên tiếng: "Bá quan đem cái đảnh dầu lại mau, trong đó để một trăm cây kim, và nấu cho sôi, đem cũi vua lại gần đó".
Sư lấy tay mò trong đảnh lấy một trăm cây kim găm vào thân vua, nói: "Quý là trời".
Tự nhiên lông, móng, răng đều rụng hết, thân vua hoàn phục như cũ.
Vua tạ ơn sư một ngàn cân vàng và một ngàn khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa, ruộng này không có lấy thuế.
Đó là giai thoại truyền lại trong dân gian. Vậy trong các bộ sử ghi chép như thế nào về việc vua Lý Thần Tông hoá hổ?
Với việc khảo sát 2 bộ sử là Đại Việt Sử lược và Đại Việt Sử ký Toàn thư, tôi không thấy ghi chép việc hóa hổ của Lý Thần Tông.
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tôi thấy có sự không thống nhất trong ghi chép việc vua bị bệnh vào Bính Thìn (1136):
Trong khi quyển III của Đại Việt Sử lược khi chép về vua Thần Tông không nhắc đến việc ông bị bệnh vào năm 1136 thì trong quyển III của Đại Việt Sử ký Toàn thư - phần Bản kỷ ghi chép như sau:
"Bính Thìn, [Thiên Chương Bảo Tự] năm thứ 4 [1136], (Tống Thiệu Hưng năm thứ 6)... Tháng 3, Thái uý Lưu Khánh Đàm chết.
Vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm Quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ (Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này)".
Như vậy, việc vua Lý Thần Tông hoá hổ là một giai thoại trong dân gian chứ không phải là một chuyện có thật vì ngay trong hai bộ sử là Đại Việt sử lược và Đại Việt Sử ký Toàn thư không hề nhắc đến, nếu có thì chỉ vắn tắt là vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi mà không rõ bệnh gì.
Rất mong các bác có những phản biện về bài viết này. Xin cảm ơn các bác đã đọc bài.

View attachment 136632
Tranh minh hoạ vẽ vua Lý Thần Tông hóa hổ của fanpage Tầm Chương Trích Cú 尋章摘句.

Nguồn: Đỗ Xuân Giang
Mới đọc em cứ tưởng thật! Thì ra chỉ là vua bị bệnh thôi! Phù!
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân
Top Bottom