Sử 10 Tại sao các triều đại phong kiến trung quốc phải có suy yếu rồi mới có triều đại mới thay thế ?

Chuphamlanvy

Học sinh
Thành viên
17 Tháng một 2018
75
12
49
19
Ninh Bình
THCS Đồng Giao

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
tại sao các triều đại phong kiến trung quốc phải có suy yếu rồi mới có triều đại mới thay thế ?
Không chỉ ở Trung Quốc, mà hầu như các quốc gia phong kiến nào cũng như vậy. Nếu một triều đại còn lớn mạnh, được lòng dân, thuận buồm xuôi gió thì sẽ không bị lật đổ. Nhưng ngược lại, nếu một triều đại đã trở nên suy yếu, mất lòng dân thì sẽ có triều đại mới lên thay. Đó chính là quy luật của lịch sử. Bởi thời thế luôn thay đổi, một vương triều đã suy tàn, mất lòng nhân dân thì khó có thể gây dựng lại được, và sẽ vấp phải sự chống phá, đấu tranh lật đổ vương triều đó. Và yêu cầu cấp thiết lúc bây giờ là cần có 1 triều đại khác lên thay thế, phát triển và bảo vệ đất nước hùng mạnh hơn.
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
tại sao các triều đại phong kiến trung quốc phải có suy yếu rồi mới có triều đại mới thay thế ?
Triều đại cũ không yếu thì triều đại mới làm sao có nguồn cội ra đời và thay thế đc, hỏi thế cũng hỏi
Nên nghiên cứu thêm học thuyết Thiên mệnh của người Trung Hoa
 

Chuphamlanvy

Học sinh
Thành viên
17 Tháng một 2018
75
12
49
19
Ninh Bình
THCS Đồng Giao
có phải còn 1 nguyên nhân nữa là: tuy có những triều đại hùng mạnh, đẹp lòng nhân dân nhưng người kế thừa lại không đủ khả năng, nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực cũng dẫn đến suy yếu phải không ạ?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
có phải còn 1 nguyên nhân nữa là: tuy có những triều đại hùng mạnh, đẹp lòng nhân dân nhưng người kế thừa lại không đủ khả năng, nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực cũng dẫn đến suy yếu phải không ạ?
nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực thì làm sao gọi là 1 triều đại hùng mạnh được nhỉ? Bởi 1 khi đã đấu đá tranh giành quyền lực, các thế lực phe phái trong triều sẽ bất chấp thủ đoạn để cấu xé nhau, làm triều đại đó suy tàn nhé.
 

Chuphamlanvy

Học sinh
Thành viên
17 Tháng một 2018
75
12
49
19
Ninh Bình
THCS Đồng Giao
nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực thì làm sao gọi là 1 triều đại hùng mạnh được nhỉ? Bởi 1 khi đã đấu đá tranh giành quyền lực, các thế lực phe phái trong triều sẽ bất chấp thủ đoạn để cấu xé nhau, làm triều đại đó suy tàn nhé.
ý của em đó là: vì người thừa kế triều đại lớn đó không có khả năng, cùng lúc đó nội bộ cũng không ổn định
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
có phải còn 1 nguyên nhân nữa là: tuy có những triều đại hùng mạnh, đẹp lòng nhân dân nhưng người kế thừa lại không đủ khả năng, nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực cũng dẫn đến suy yếu phải không ạ?
Nó là sự phối hơp của 1 loạt các hiệu ứng domino, sự phối hơp của quân chủ, quan thần vs các vấn đề nội ưu ngoại hoa của 1 đế chế
 

tieutukeke

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng sáu 2017
1,818
2,096
301
TP Hồ Chí Minh
Mầm non
Thực chất là do vấn đề "ăn", không hơn không kém.
Diện tích quốc gia có hạn, thời phong kiến thì sức sản xuất có hạn, năng suất lương thực có hạn, khi mới loạn lạc xong, bắt đầu 1 triều đại mới, dân số chết quá nửa, diện tích canh tác trên đầu người dồi dào, lương thực làm ra đủ để người ta sinh tồn và nộp thuế, các ông thế gia vọng tộc cũng chưa tích lũy đủ nhân lực và vật lực phục vụ dục vọng cá nhân, nên thiên hạ yên bình, có loạn cũng chỉ là loạn nhỏ.

Thái bình đủ lâu thì dân số đẻ ra 1 đống, vẫn từng đó diện tích canh tác, vẫn chừng đó sản lượng lương thực (khi cách mạng công nghiệp chưa pháp triển thì năng suất canh tác cực kì kinh dị), tưởng tượng rằng ngày xưa một gia đình 2 người mỗi ngày có 1 cân thóc ăn, giờ vẫn 1 cân thóc, nhưng tăng thêm ông bà cha mẹ họ hàng thân bằng cố hữu gần xa chia nhau, đương nhiên là đói. Chưa kể, khi thái bình rồi, thì các ông cường hào bắt đầu tìm cách vơ vét ruộng đất về tay mình, giàu thì ai chẳng thích, cái gọi là giàu mà bất nhân chỉ là sự tự an ủi của kẻ yếu đuối bất lực mà thôi, rất nhiều nghiên cứu tâm lý học nghiêm túc đã chỉ ra rằng khi có cơ hội, con người là sinh vật mà tính tàn ác chiếm ưu thế so với tính thiện. Có nghĩa, đa phần dân số, khoảng 99%, sẽ đói dần đều. Cộng thêm thiên tai và sự xâm phạm từ các dị tộc, khiến chính quyền trung ương suy yếu, dân chúng đói thì phải đòi ăn, chẳng lẽ ngồi chờ chết đói? Vậy là tập hợp nhau lại nổi loạn, các ông cường hào sĩ tộc tích lũy đủ nhiều rồi, cũng mơ tới cái ngai vàng, ngồi thử 1 lần coi sao. Và thế là, triều đại sụp đổ, xã hội loạn lạc, mạng người không bằng súc sinh, dân số lại chết quá nửa, đôi khi chết gần hết, như loạn An-Sử thời Đường, sau đó 1 thế lực mạnh nhất giành được chính quyền, và lại bắt đầu 1 vòng tuần hoàn đẫm xác chết như thế.

Có lẽ các bạn ít đọc sử thì cảm thấy ngạc nhiên, nhưng trong thời loạn, 1 hạt gạo còn quý hơn vàng, người ta ăn thịt người còn nhiều hơn cả các bạn nhai kẹo, vì chuột bọ cũng bị bắt hết, cỏ cây cũng bị nhổ tận rễ để ăn, chỉ còn người và người, không quay sang ăn nhau thì ăn cái gì? Thời loạn Ngũ Hồ, các dân tộc phương Bắc gọi người Hán là "dê 2 chân" theo đúng nghĩa đen, nghĩa là họ thịt người Trung Nguyên để ăn như chúng ta thịt dê thịt bò ăn lẩu hằng ngày vậy. Thời Tam Quốc, anh Tào Tháo thời khốn khó cho quân đội chén thịt người thay cơm luôn.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Sự thay đổi giữa các triều đại Trung Quốc giống như một quy luật mà Nikiforov (Liên Xô) rút ra từ một quyển sách được Viện Sử học dịch từ năm 1962. Đó đơn thuần chỉ là chính sách, quan trọng nhất là các triều đình đều trọng nông để giữ sức dân, vì nông nghiệp là nền tảng và cũng là gốc của quốc gia. Triều đại ở phương Đông luôn coi trọng chính sách trọng nông là trên hết, cái nữa là biết quan tâm đến nông dân và các tầng lớp nhân dân khác vì vua coi dân là gốc của đất nước (tư tưởng của Trần Hưng đạo, Nguyễn Trãi)
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Tiến trình các triều đại phong kiến TQ và VN nó theo quy luật đơn giản sau :
Đời F1: Khai quốc, vừa xong giặc giã, dân ít, đất nhiều, nguồn lực nhiều, chính sách tốt, dân theo
Đời F2: Dân tăng mạnh nhờ chính sách nghỉ ngơi, sl nông nghiệp tăng mạnh nhờ cs khai hoang, cs tốt, dân ca tụng
Đời F3: Dân tăng nhờ phúc lợi tốt, sl nông nghiệp tăng nhưng dần chững lại ( do nguồn lực có hạn), ngoại thương tăng, dân cơ bản vẫn ổn , 1 số mầm mống bất ổn xuất hiên ( phe phái, giặc giã, thiên tai, vua có thể ngu hoặc k)
Đời F4: Dân tăng nhưng giảm do bất ổn, nông nghiệp chững lại và giảm, ngoại thương vẫn có thể tăng, mầm mống nội ưu ngoại họa phát triển, vua nhỏ lên hoặc vua lớn nhưng gặp vấn đề quyền thần, ngoại thích, yêm hoạn
Đời F5: chiến họa bùng nổ và lan rộng, chính trị đổ vỡ, nông nghiệp xuống dốc, thương nghiệp đình trệ, dân chết nhiều, dân nổi loạn, trỏ về F1
 

CuongGrove

Học sinh
Thành viên
29 Tháng mười 2019
83
36
21
20
Quảng Ngãi
THPT Trà Bồng
Thực chất là do vấn đề "ăn", không hơn không kém.
Diện tích quốc gia có hạn, thời phong kiến thì sức sản xuất có hạn, năng suất lương thực có hạn, khi mới loạn lạc xong, bắt đầu 1 triều đại mới, dân số chết quá nửa, diện tích canh tác trên đầu người dồi dào, lương thực làm ra đủ để người ta sinh tồn và nộp thuế, các ông thế gia vọng tộc cũng chưa tích lũy đủ nhân lực và vật lực phục vụ dục vọng cá nhân, nên thiên hạ yên bình, có loạn cũng chỉ là loạn nhỏ.

Thái bình đủ lâu thì dân số đẻ ra 1 đống, vẫn từng đó diện tích canh tác, vẫn chừng đó sản lượng lương thực (khi cách mạng công nghiệp chưa pháp triển thì năng suất canh tác cực kì kinh dị), tưởng tượng rằng ngày xưa một gia đình 2 người mỗi ngày có 1 cân thóc ăn, giờ vẫn 1 cân thóc, nhưng tăng thêm ông bà cha mẹ họ hàng thân bằng cố hữu gần xa chia nhau, đương nhiên là đói. Chưa kể, khi thái bình rồi, thì các ông cường hào bắt đầu tìm cách vơ vét ruộng đất về tay mình, giàu thì ai chẳng thích, cái gọi là giàu mà bất nhân chỉ là sự tự an ủi của kẻ yếu đuối bất lực mà thôi, rất nhiều nghiên cứu tâm lý học nghiêm túc đã chỉ ra rằng khi có cơ hội, con người là sinh vật mà tính tàn ác chiếm ưu thế so với tính thiện. Có nghĩa, đa phần dân số, khoảng 99%, sẽ đói dần đều. Cộng thêm thiên tai và sự xâm phạm từ các dị tộc, khiến chính quyền trung ương suy yếu, dân chúng đói thì phải đòi ăn, chẳng lẽ ngồi chờ chết đói? Vậy là tập hợp nhau lại nổi loạn, các ông cường hào sĩ tộc tích lũy đủ nhiều rồi, cũng mơ tới cái ngai vàng, ngồi thử 1 lần coi sao. Và thế là, triều đại sụp đổ, xã hội loạn lạc, mạng người không bằng súc sinh, dân số lại chết quá nửa, đôi khi chết gần hết, như loạn An-Sử thời Đường, sau đó 1 thế lực mạnh nhất giành được chính quyền, và lại bắt đầu 1 vòng tuần hoàn đẫm xác chết như thế.

Có lẽ các bạn ít đọc sử thì cảm thấy ngạc nhiên, nhưng trong thời loạn, 1 hạt gạo còn quý hơn vàng, người ta ăn thịt người còn nhiều hơn cả các bạn nhai kẹo, vì chuột bọ cũng bị bắt hết, cỏ cây cũng bị nhổ tận rễ để ăn, chỉ còn người và người, không quay sang ăn nhau thì ăn cái gì? Thời loạn Ngũ Hồ, các dân tộc phương Bắc gọi người Hán là "dê 2 chân" theo đúng nghĩa đen, nghĩa là họ thịt người Trung Nguyên để ăn như chúng ta thịt dê thịt bò ăn lẩu hằng ngày vậy. Thời Tam Quốc, anh Tào Tháo thời khốn khó cho quân đội chén thịt người thay cơm luôn.
Bạn ơi, tài liệu nào nói Tào Tháo cho binh lính ăn thịt lẫn nhau vậy bạn, mình đọc tam quốc thì chỉ có giết ngựa ăn chứ ăn thịt người thì hoàn toàn không có. Chắc ý của bạn là loạn Duyện Châu, nhưng lúc đó Tào Tháo không biết đó là thịt người.
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Bạn ơi, tài liệu nào nói Tào Tháo cho binh lính ăn thịt lẫn nhau vậy bạn, mình đọc tam quốc thì chỉ có giết ngựa ăn chứ ăn thịt người thì hoàn toàn không có. Chắc ý của bạn là loạn Duyện Châu, nhưng lúc đó Tào Tháo không biết đó là thịt người.
có chăng trong tam quốc của thánh La là còn nói đến việc quân của đổng trác dùng thịt người làm lương thôi
 
Top Bottom