Sử 7 Triều đại nhà THANH

Phan Thị Kim Ngân

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng bảy 2019
29
12
6
15
Đồng Tháp
......
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NUÔI DẠY CÁCH CÁCH ,HOÀNG TỬ
Không ai được phép nuôi dạy con của chính mình. Đó là quy định của triều đại nhà Thanh trong việc nuôi dạy các Hoàng tử.

Theo đó, chỉ có hậu cung của Hoàng hậu mới đủ điều kiện này. Nhưng chính bản thân Hoàng hậu cũng không được phép nuôi dạy con của mình.

Sau khi đầy tháng, Hoàng tử buộc phải rời xa mẹ để người khác nuôi nấng. Họ chỉ được gặp mẹ vào những dịp đặc biệt mà thôi.

Các Hoàng tử sẽ có một đội ngũ tùy tùng gồm 40 người để phục vụ, riêng vú nuôi có 8 người, những người còn lại phục vụ giặt giũ, cơm nước.

Sở dĩ có điều này là do nhà Thanh được cai trị bởi người Mãn Châu. Đây là một bộ tộc thiểu số ở Trung Quốc, vốn là những người du mục bán khai nên họ ủng hộ sự dũng cảm và độc lập.

Việc tách biệt khỏi mẹ mình ngay từ nhỏ, tránh sự yêu thương, che chở của mẹ sẽ góp phần hình thành và duy trì sự kiên trì, dũng cảm của từng cá nhân cũng như của cả quốc gia.



Đặc biệt, khi mang trong mình chân mệnh thiên tử, thừa kế ngai vàng, Hoàng tử càng phải được nuôi dưỡng kỹ càng và công phu, khác hẳn với những đứa trẻ thông thường.

Tất nhiên, mất đi tình yêu thương, gần gũi của mẹ là sự đánh đổi để giành lấy ngai vàng. Và dù không được gần gũi con nhưng bất cứ phi tần nào cũng mong muốn con mình được nối ngôi.

Việc tách biệt khỏi mẹ cũng nhằm mục đích ngăn chặn những hệ lụy quyền lực từ việc cùng huyết thống. Hoàng tử được người khác nuôi nấng, sẽ khiến tình cảm giữa mẹ và con không sâu đậm.

Khi thừa kế ngai vàng họ sẽ không dành quá nhiều ân sủng cho mẹ, tránh sự lộng quyền của hoàng thân quốc thích đối với việc triều chính.

Chính vì lẽ đó, công lao của việc nuôi dạy con cái lớn hơn cả việc sinh nở. Đã có chuyện một số Hoàng hậu không sinh được con trai nên nhận con của những phi tần khác để nuôi nấng.

Các Cách cách nhà Thanh phụ thuộc nhiều vào vú nuôi.

Không chỉ các Hoàng tử mà ngay cả các Cách cách từ khi ra đời cũng đã không được ở trong vòng tay của mẹ.

Việc nuôi dạy đều được giao cho các vú nuôi đảm nhận. Chính vì vậy, cuộc sống của các Cách cách phụ thuộc rất nhiều vào các vú nuôi, kể cả tư tưởng, suy nghĩ cho đến chuyện chồng con.

Thế mới có chuyện, các Cách cách sau khi xuất giá, muốn được gần gũi chồng phải hối lộ tiền cho các vú nuôi nếu không sẽ bị ngăn cản, mắng nhiếc.

Có người một năm chỉ được gần gũi chồng có vài lần. Vì lẽ đó mà đa phần các Cách cách của nhà Thanh đều không có con đẻ.

Không gần gũi bố mẹ, chồng xa cách, con cái không có... là tình cảnh chung của nhiều Cách cách thời nhà Thanh để rồi họ rơi vào trạng thái trầm cảm và qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ.

HOÀNG thất triều nhà Thanh cực kì coi trọng tổ huấn và di chế, điều này khiến sinh hoạt của các Hoàng Đế hầu như không có tự do
.
Hoàng Đế triều nhà Thanh hoàn toàn không có tự do riêng tư

Buổi sáng vào khoảng 4 giờ, hoạn quan sẽ đứng trước cửa phòng của Hoàng Đế làm đồng hồ báo thức hình người, hô to: “Đã đến giờ thỉnh giá (tới giờ dậy) rồi!”. Sau ba tiếng hô này, hoàng đế phải thức dậy (nếu Hoàng Đế tuổi còn quá nhỏ thì sẽ được phép ngủ thêm một lúc).

Sẽ có thái giám phụ trách gọi Hoàng Đế thức dậy vào đúng 4 giờ sáng

Giống với thói quen thức dậy của người Âu Mĩ, các Hoàng Đế triều nhà Thanh sau khi thức dậy việc đầu tiên họ làm là tắm rửa. Các hoạn quan sẽ hầu hạ Hoàng Đế tắm gội sạch sẽ. Sau khi tắm xong Hoàng Đế sẽ dùng một vài món ăn vặt như tổ yến chưng đường phèn các thứ.

Sau khi mặc triều phục vào, Hoàng Đế sẽ được bốn người hầu mở đường, các thái giám sẽ đi theo xung quanh xe ngựa bước vào thời gian làm việc.

Hoàng Đế sẽ được các thái giám và người hầu hộ tống tới lâm triều

Có thể nói lâm triều là thứ làm các Hoàng Đế đau đầu nhất, nhất là vào mùa đông, bởi vì điện Thái Hoà rất lớn, nên nhiệt độ bên trong khá là thấp, ngoài trừ bên cạnh Hoàng Đế được đặt một cái lò sưởi thì các nơi khác đều trống trơn. Cho nên khi một vị quan có thể lên làm Đại thần, việc đầu tiên ông ta làm là mua cho mình một cái áo khoác lông chồn để chống lạnh.

Ở đây phải nhắc tới một chuyện: Đồn rằng từng có một Đại Học Sĩ làm quan thanh liêm không mua nổi áo khoác lông chồn, khi lâm triều ở điện Thái Hoà bị đông lạnh, trở về thì bệnh nặng, không lâu sau qua đời.
Thanh triều chưa bao giờ huỷ chế độ lâm triều

Nếu bây giờ đi tham quan điện Thái Hoà, các bạn sẽ nhìn thấy hai bên Long Ỷ có hai lò sưởi rất to, ai là người đặt nó ở đó? Chính là Viên Thế Khải.

Vậy khi lâm triều, Hoàng Đế và các đại thần sẽ làm gì? Kỳ thật đó chỉ là một nghi thức mà thôi, đại đa số là dùng để tiếp kiến các quan viên vừa được sắc phong hoặc đề bạt các quan viên địa phương, các quan viên địa phương không được phép nói chuyện trực tiếp với Hoàng Đế, phải quỳ để giới thiệu lý lịch và tổ tiên ba đời nhà mình, sau đó lui xuống.

Hoàng Đế sẽ triệu kiến các đại thần để bàn chính sự riêng, chứ không bàn trong lúc lâm triều

Những vấn đề liên quan tới chính sự hoặc quan trọng sẽ không được thảo luận khi lâm triều.

Chế độ lâm triều này tận khi nhà Thanh diệt vong cũng vẫn còn tồn tại, nó chỉ được ngừng khi gặp ba trường hợp sau đây:
1. Hoàng Đế bị bệnh
2. Hoàng đế không ở trong cung (đi Nhiệt Hà hoặc Viên Minh Viên)
3. Toàn quốc chịu tang
So với các vị hoàng đế triều đại nhà Minh, nào là suốt mấy chục năm không dậy sớm, không lâm triều, ngay cả đại thần nhà mình là ai cũng không biết, thì có thể nói Hoàng Đế triều nhà Thanh cực kì "chuyên nghiệp".
Sau khi lâm triều, Hoàng Đế sẽ trở về phòng ngủ thêm một lát nữa. Đúng vậy, Hoàng Đế có thể ngủ thêm một lát, vì đến 6 giờ sẽ phải dậy tiếp: đi Nam Thư Phòng đọc sách.

Tới 6 giờ Hoàng Đế sẽ đến Nam Thư Phòng đọc sách

Tám giờ sáng, Hoàng Đế sẽ dùng bữa sáng, bữa sáng của Hoàng Đế phong phú tới cỡ nào? Theo ghi chép vào ngày mười tháng năm năm Càn Long thứ mười chín: một bữa sáng của Hoàng Đế bao gồm: chín món ăn nóng (gà hầm, đậu hủ chưng, tổ yến hấp thịt thái sợi, gà quay, thịt viên gói, thịt nai nướng, thịt heo ướp muối, gà nấu cung đình, canh suông), bốn loại dưa muối (cải muối Tô Châu, dưa chuột ngâm xì dầu, rau trộn, cải muối), ba món chính (cơm, bánh màn thầu, bánh hấp). Món ăn thì không ít, nhưng không hề xa hoa như trong tưởng tượng của chúng ta đâu, mãi tới thời Tây Thái Hậu bữa ăn của hoàng tộc mới có hơi xa hoa.

Thực tế, tới tận thời Tây Thái Hậu, bữa ăn hoàng gia mới trở nên cực kì xa hoa

Sau khi dùng xong bữa sáng, Hoàng Đế sẽ tiếp tục công việc của mình: Xem tấu chương các tỉnh trình lên, sau khi xem xong Hoàng Đế phải phê chỉ thị vào đó, tỷ như “Trẫm là một người đàn ông như vậy đó”, “Trẫm đã biết” (Không khác gì check bưu kiện thời nay đâu), sau đó tấu chương sẽ được đưa tới Sở Quân Cơ. Các đại thần trong sở Quân Cơ và Hoàng Đế sẽ bắt đầu kiến khởi, nó không giống việc phê tấu chương bên trên, mà là tương tự với hội nghị nội các ngày nay.

Hoàng Đế xem tấu chương tương tự như việc "check bưu kiện" ngày nay

Kiến khởi thời nhà Thanh được quản lý vô cùng nghiêm khắc, tỷ như khi Hoàng Đế còn vị thành niên, ngoại trừ các đại thần nhiếp chính, thì những quan lại khác bao gồm của các hoạn quan cũng không được phép tham gia.

Kiến khởi không có thời gian cụ thể, thường thì kéo dài từ mấy giờ tới cả buổi là chuyện thường, trong lúc kiến khởi, quân thần thường sẽ trực tiếp nói chuyện với nhau, không hề giấu nhau bất kì thứ gì. Sau khi kết thúc kiến khởi, Hoàng Đế sẽ dùng bữa trưa. Cơm trưa thường sẽ bắt đầu vào lúc 2 – 3 giờ chiều, chủng loại và số lượng không khác gì bữa sáng cả.

Sau khi phê tấu chương Hoàng Đế sẽ triệu tập các đại thần "Kiến Khởi"

Sau khi dùng cơm trưa xong, Hoàng Đế sẽ nghỉ trưa khoảng 1 tiếng. Ngủ dậy, Hoàng Đế bắt đầu đọc sách, luyện thư pháp, vẽ tranh, xem các trò giải trí, tìm Thái Hậu hoặc phi tử tâm sự, triệu tập các học giả nổi tiếng thảo luận học vấn. Chỉ có vậy thôi à? Đúng vậy, chỉ có như vậy, những hoạt động khác hoàn toàn không được phép. (Những hoạt động như đánh cầu, cưỡi xe đẹp của Phổ Nghi là vào thời Thanh Mạt sau khi ông đã thoái vị).

Tới bữa tối (những tài liệu nói chỉ có bữa sáng và trưa là không chính xác). Bữa tối cũng sẽ như bữa sáng và trưa. Nhưng sẽ Hoàng Đế sẽ được uống rượu, dưới sự giám sát của thái giám, khi thấy Hoàng Đế uống tới trình độ nhất định, thái giám sẽ nói: “Dừng lại”, hoàng đế sẽ không được phép uống nữa.

Trong bữa tối Hoàng Đế được phép uống rượu dưới sự giám sát của thái giám

Chế độ ăn cơm của Hoàng Đế có thể nói là "vô nhân đạo" nhất, ngoại trừ việc ăn chung với Thái Hậu, Hoàng Đế không được phép ăn chung với Hoàng Hậu hay phi tần. Đương nhiên cũng có ngoại lệ, đó là khi hoàng đế đi tới cung của Hoàng hậu hay phi tần, nhưng tổ chế quy định: khi Hoàng Đế giá lâm, Hoàng Hậu phải quỳ ở cửa cung nghênh đón, sau khi Hoàng Đế vào điện, Hoàng Hậu phải thực hiện tam bái cửu khấu (Quỳ xuống ba lần, dập đầu chín lần), cho nên Hoàng Đế triều Thanh rất ít khi đi tới cung Hoàng hậu hoặc phi tần dùng bữa.

Trên đây là một ngày sinh hoạt của Hoàng Đế, mỗi một lời nói hành động đều cực kì công thức hoá. Họ bị quản lý nghiêm khắc bởi tổ huấn.

Khi không ở hoàng cung mà tới lâm viên hoàng gia, Hoàng Đế sẽ có tự do nhất định, không lâm triều cũng không sao, ăn cơm với Hoàng hậu và phi tần cũng được, cho nên Hoàng Đế các triều nhà Thanh một khi có cơ hội sẽ lập tức rời cung, tỷ như Khang Hi hay tới hành cung Nhiệt Hà, Càn Long thường tới Viên Minh Hiên, Từ Khê thì thường đi Di Hoà Viên.

Khi Hoàng Đế tới các lâm viên hoàng gia, ngoài việc các quy định được nới lỏng thì các hoạt động Kiến khởi hoặc phê tấu vẫn phải được diễn ra như thường

Nhưng cho dù là ở hành cung, mỗi ngày kiến khởi vẫn phải được diễn ra, công văn các nơi tấu lên Hoàng Đế vẫn phải xem. Quan trọng nhất chính là, nếu Hoàng Đế rời cung quá lâu sẽ bị các đại thần khuyên về.
Sau khi xem xong những điều trên, các bạn có ai còn muốn xuyên về thời Thanh làm hoàng đế không?
Ngoài ra lật thẻ khác hẳn những gì diễn ra trong phim, Hoàng Đế thường sẽ thông qua các ám chỉ triệu kiến Hoàng Hậu, phi tần, chứ không trực tiếp tới tẩm cung của họ. Vậy Hoàng Đế sẽ ám chỉ thế nào? Hoàng Đế sẽ ban một phần trong bữa tối của mình cho Hoàng Hậu hoặc phi tần.

Lật thẻ bài triệu kiến các phi tần

Ví dụ như ngày mùng sáu tháng bảy năm Càn Long ba mươi tám, sách Khởi cư chú viết: Hoàng Đế ban bữa tối cho Thuận Phi, đêm đó, Càn Long đế đón Thuận Phi.

photo1572246331706-1572246332081-crop-15722463657312039219812.jpg

ẢNH MINH HỌA
Vài năm trở lại đây, những bộ phim cổ trang về thời đại nhà Thanh xuất hiện rất nhiều trên sóng truyền hình.
Những tình tiết xoay quanh nơi thâm cung bí sử của Hoàng gia hay đặc biệt đi sâu vào các đấu đá tranh dành địa vị giữa các phi tần nơi Hậu cung đã trở thành chủ đề không chỉ thu hút khán giả Trung Quốc, mà còn nhận được lượng theo dõi rất lớn từ người xem trên khắp châu Á.

Ngoài ra, những người hâm mộ dòng phim cung đấu thời nhà Thanh có lẽ sẽ nhận ra một điểm chung của các phi tần mỹ nữ là rất thích đeo "móng tay giả".

Những bộ móng này thường được làm từ các kim loại quý như vàng,bạc, ngọc trai hay mai rùa. Chúng đều có đặc điểm chung là dài và nhọn hoắt, cùng với các họa tiết tinh xảo, thể hiện sự quý phải và địa vị của người đeo.


Một số mẫu móng giả thời nhà Thanh.

Chúng ta đều biết trong cuộc sống thường ngày, việc nuôi một bộ móng dài sẽ rất bất tiện và còn dễ gãy hoặc bị lật móng. Vậy tại sao trong hậu cung nhà Thanh lại ưa chuộng phong cách này? Chỉ đơn thuần là thẩm mỹ? Hay còn là vũ khí tranh đấu nơi hậu cung?

Thực tế từ thời kỳ chiến quốc, những người phụ nữ đã có thói quen nuôi một bộ móng dài, nhưng thường là những người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên.

Một bộ móng tay sẽ thể hiện thân phận và đẳng cấp của người phụ nữ. Để đẹp hơn, những người phụ nữ cổ đại sẽ nhuộm bộ móng của mình thành những màu sắc ưa thích, và họ cũng có thể vẽ hoặc khảm lên móng tay những tiểu tiết trang trí.

Những người phụ nữ sẽ phải luôn chú tâm vào việc giữ gìn bộ móng đó, tuy nhiên họ vẫn phải động chân động tay vào những công việc cuộc sống hằng ngày. Điều này rất dễ làm hỏng, thậm chí là lật cả chiếc móng tay của họ.

Vậy nên, thay vì mất thời gian để trang trí và bận tâm giữ gìn, họ lựa chọn giải pháp mặc "hộ giáp" (cách người xưa gọi móng giả) cho bộ móng thật của mình bẵng những chiếc móng giả. Chỉ là mãi đến triều đại nhà Thanh, những bộ móng giả đó mới được nâng tầm và trở thành trào lưu mà thôi.


Từ Hy Thái hậu với bộ móng giả dài đặc trưng.

Người Mãn (nhà Thanh do người dân tộc Mãn Châu thành lập) vào lúc đính hôn, người con trai sẽ tặng cho người con gái lễ vật chính là những bộ "hộ giáp".

Vì là móng giả nên có thể chạm khắc trang trí dễ dàng và tinh xảo hơn bộ móng thật rất nhiều. Vậy nên một bộ "hộ giáp" càng sang trọng sẽ càng thể hiện được địa vị và sự quyền lực của người đeo.

Nếu nói đến những chiếc móng giả dài nhọn và đẳng cấp, thì đặc biệt phải kể đến Từ Hi Thái Hậu lừng danh. Một cung nữ từng theo hầu bà từng tiết lộ trong tự truyện của mình rằng Từ Hi ngày đeo "hộ giáp" bằng vàng ở tay phải, hộ giáp ngọc trai ở tay trái. Tối đến thì bà lựa chọn bộ ít lấp lánh hơn. Từ Hy Thái Hậu thường đeo "hộ giáp" ở ngón út và áp út, mỗi cái dài khoảng 2 tấc (1 tấc 3,33cm).

Từ Hy Thái hậu chăm sóc bộ móng thất lẫn "hộ giáp" đều rất cẩn thận. Hằng ngày bà sai cung nữ làm mềm móng bằng nước nóng, rồi dùng bàn chải nhỏ làm sạch, sau đó dùng nước bóng của Pháp đánh đều lên móng tay.

Đối với các phi tần mỹ nữ trong hậu cung, ngoài tác dụng thẩm mỹ và bảo vệ bộ móng thật, những chiếc móng "hộ giáp" còn có thể được tẩm độc để biến thành một thứ vũ khí giết người khi cần thiết. Hoặc vì một lý do đặc biệt nào đó, họ có thể dùng nó để tự tay kết liễu chính sinh mạng của mình.
MÌNH THÍCH LỊCH SỬ NHÀ THANH:meohong6
Nguồn: kenhsao
 
Last edited by a moderator:

Haizzz ...

Học sinh
Thành viên
21 Tháng sáu 2019
168
163
46
18
Bắc Ninh
Thcs Song Hồ
No one is allowed to raise their own children. That was the rule of the Qing Dynasty in raising the Prince.
Accordingly, only the Queen's harem is eligible for this. But the Empress herself was not allowed to raise her children.
After full months, the Prince was forced to leave his mother and let others raise him. They only see their mother on special occasions.
The Prince will have an entourage of 40 people to serve, private breast feeding has 8 people, the rest serve laundry, rice.
This is because the Qing Dynasty was ruled by the Manchu. This is a minority in China, who are semi-nomadic nomads, so they support courage and independence.
The separation from his mother at an early age, avoiding his mother's love and protection, will contribute to the formation and maintenance of the perseverance and courage of each individual and the whole nation.
In particular, when carrying in his life the destiny of heaven and earth, inheriting the throne, the Prince must be raised carefully and elaborately, different from ordinary children.
Of course, losing the love, closeness of mother is the trade-off for the throne. And while not being close to him, any concubine wants his son to take the throne.
Separating from the mother also aims to prevent the power implications of being related by blood. The prince raised by others, will make the love between mother and child not deep.
When inheriting the throne, they would not give too much grace to their mother, avoiding the royal right to favor the royal court.
Therefore, the merit of parenting is greater than the birth. There was a problem that some queens could not have a son, so they took the children of other concubines to raise.
The ways in which the Qing Dynasty relied heavily on breast feeding.
Not only the Prince but even the Ways from birth were not in mother's arms.
The upbringing is all assigned to nannies. Therefore, the way of life depends very much on the breast nipple, including thoughts, thoughts until the husband and children.
That's the story, The way after the price, want to be close to her husband must bribe money for nannies otherwise will be prevented and scolded.
Some people only get close to their husbands a few times a year. Because of that, most of the Qing Ways have no biological children.
Not close to parents, separated husbands, children without ... is the common situation of many ways in the Qing Dynasty so that they fall into a state of depression and die at a very young age.
The Royal Qing Dynasty attaches great importance to training and relocation, which makes the life of the emperors almost free.
.
The Qing Dynasty Emperor had absolutely no freedom of privacy
In the morning at about 4 o'clock, the eunuch would stand in front of the Emperor's room to make a human alarm clock, shouting: "It's time to ask (up until now)!". After these three hours, the emperor had to wake up (if the Emperor was too young, he would be allowed to sleep for a while).
There will be eunuch in charge of calling the Emperor to wake up at 4 am
Similar to the European wake, the Qing dynasties woke up after they first woke up. The eunuchs will serve the Emperor in a clean shower. After the bath, Emperor will use some snacks such as bird's nest with alum sugar and stuff.
After putting on the royal court, the Emperor will be opened by four servants, the eunuchs will follow around the carriage to enter working time.
The Emperor will be escorted to court by eunuchs and servants
It can be said that the tide is the thing that makes the Emperors most headache, especially in the winter, because Thai Hoa electricity is very large, the temperature inside is quite low, except for the Emperor beside a heater. other places are empty. So when an official could become a high-ranking mandarin, the first thing he did was buy himself a mink coat to combat the cold.
One thing must be mentioned here: It was rumored that once there was a scholarly officer who could not afford a mink coat, when the royal court in Thai Hoa palace was frozen, he returned seriously ill, shortly after his death. .
The Qing dynasty never canceled the regime of tidal forest
If you now visit Thai Hoa Palace, you will see that on both sides of Long Ỷ there are two very large fireplaces, who put it there? It is Vien The Khai.
So what will the Emperor and his emperors do? In fact, it was only a ritual, the vast majority used to receive newly ordained officials or to promote local officials, local officials were not allowed to speak directly to the Emperor. , kneel down to introduce his family history and three ancestors, then back down.
The Emperor will summon the ministers to discuss their own matters, not during the reign
Political or important issues will not be discussed at court.
This tidal regime as long as the Qing Dynasty perished still exists, it was only stopped when it met the following three cases:
Không ai được phép nuôi con của mình. Đó là sự cai trị của nhà Thanh trong việc nuôi dạy Hoàng tử.
Theo đó, chỉ có hậu cung của Nữ hoàng là đủ điều kiện cho việc này. Nhưng bản thân Hoàng hậu không được phép nuôi con.
Sau đầy tháng, Hoàng tử buộc phải rời xa mẹ và để người khác nuôi nấng. Họ chỉ nhìn thấy mẹ của họ vào những dịp đặc biệt.
Hoàng tử sẽ có đoàn tùy tùng gồm 40 người phục vụ, cho con bú riêng có 8 người, còn lại phục vụ giặt ủi, cơm.
Điều này là do nhà Thanh được cai trị bởi người Mãn. Đây là một thiểu số ở Trung Quốc, là những người du mục bán du mục, vì vậy họ ủng hộ sự can đảm và độc lập.
Việc tách khỏi mẹ từ khi còn nhỏ, tình yêu và bảo vệ tập thể của mẹ mình, sẽ góp phần vào việc hình thành và duy trì sự kiên trì và lòng dũng cảm của mỗi cá nhân và của cả dân tộc.
Đặc biệt, khi mang trong mình vận mệnh trời đất, kế thừa ngai vàng, Hoàng tử phải được nuôi dưỡng cẩn thận và công phu, khác với những đứa trẻ bình thường.
Tất nhiên, đánh mất tình yêu, sự gần gũi của mẹ là sự đánh đổi cho ngai vàng. Và trong khi không gần gũi với anh ta, bất kỳ người vợ lẽ nào cũng muốn con trai mình lên ngôi.
Tách ra khỏi người mẹ cũng nhằm mục đích ngăn chặn những tác động quyền lực có liên quan đến huyết thống. Hoàng tử được người khác nuôi nấng, sẽ khiến tình yêu giữa mẹ và con không sâu đậm.
Khi kế thừa ngai vàng, họ sẽ không ban cho quá nhiều ân sủng cho mẹ, cánh hoa của hoàng gia có quyền ủng hộ triều đình.
Do đó, công đức của việc nuôi dạy con cái lớn hơn sự ra đời. Có một vấn đề là một số nữ hoàng không thể có con trai, vì vậy họ đã đưa con của các phi tần khác về nuôi.
Những cách mà nhà Thanh phụ thuộc rất nhiều vào việc cho con bú.
Không chỉ Hoàng tử mà ngay cả Cách sinh ra cũng không nằm trong vòng tay mẹ.
Tất cả các giáo dục được gán cho vú em. Do đó, cách sống phụ thuộc rất nhiều vào núm vú, bao gồm cả suy nghĩ, suy nghĩ cho đến khi chồng con.
Đó là câu chuyện, Con đường sau khi trả giá, muốn gần gũi với chồng phải hối lộ tiền bảo mẫu nếu không sẽ bị ngăn cản và la mắng.
Một số người chỉ gần gũi với chồng một vài lần trong năm. Do đó, hầu hết các cách Thanh không có con đẻ.
Không gần gũi với cha mẹ, tách chồng, trẻ em không có ... là tình hình chung của nhiều phương diện trong triều đại nhà Thanh để họ rơi vào trạng thái trầm cảm và chết ở độ tuổi rất trẻ.
Triều đại nhà Thanh rất coi trọng việc đào tạo và tái định cư, điều này khiến cuộc sống của các hoàng đế gần như tự do.
.
Hoàng đế nhà Thanh hoàn toàn không có quyền tự do riêng tư
Trong buổi sáng vào khoảng 4:00, các thái giám sẽ đứng trước phòng của Hoàng đế để tạo ra một đồng hồ báo thức của con người, hét lên: "Đó là thời gian để hỏi (cho đến bây giờ)!". Sau ba giờ, hoàng đế phải thức dậy (nếu Hoàng đế còn quá trẻ, ông sẽ được phép ngủ một lát).
Sẽ có hoạn quan phụ trách gọi Hoàng đế thức dậy lúc 4 giờ sáng
Tương tự như sự thức tỉnh của châu Âu, các triều đại nhà Thanh đã thức dậy sau khi họ thức dậy lần đầu tiên. Các hoạn quan sẽ phục vụ Hoàng đế trong một trận mưa rào sạch sẽ. Sau khi tắm, Hoàng đế sẽ sử dụng một số đồ ăn nhẹ như yến sào với đường phèn và các thứ.
Sau khi đưa lên triều đình, Hoàng đế sẽ được bốn người hầu mở ra, các hoạn quan sẽ theo sau xe ngựa để vào giờ làm việc.
Hoàng đế sẽ được hộ tống đến tòa án bởi các hoạn quan và người hầu
Có thể nói, thủy triều là điều khiến Hoàng đế đau đầu nhất, nhất là vào mùa đông, vì điện Thái Hòa rất lớn, nhiệt độ bên trong khá thấp, ngoại trừ Hoàng đế bên cạnh lò sưởi. những nơi khác trống rỗng. Vì vậy, khi một quan chức có thể trở thành một vị quan cao cấp, điều đầu tiên anh ta làm là mua cho mình một chiếc áo khoác lông chồn để chống lại cái lạnh.
Một điều phải được đề cập ở đây: Có tin đồn rằng một lần có một sĩ quan học giả không đủ tiền mua áo khoác lông chồn, khi tòa án hoàng gia trong cung điện Thái Hòa bị đóng băng, anh ta bị bệnh nặng, ngay sau khi chết. .
Triều đại nhà Thanh không bao giờ hủy lều rừng thủy triều
Nếu bây giờ bạn đến thăm cung điện Thái Hòa, bạn sẽ thấy rằng ở hai bên của Long có hai lò sưởi rất lớn, ai đã đặt nó ở đó? Đó là Viên Thế Khải.
Vậy Hoàng đế và các hoàng đế sẽ làm gì? Trong thực tế, nó chỉ là một nghi lễ, đại đa số sử dụng để nhận được các quan chức mới được thụ phong linh mục hay để thúc đẩy các quan chức địa phương, các quan chức địa phương không được phép nói chuyện trực tiếp với Hoàng đế. , quỳ xuống để giới thiệu lịch sử gia đình và ba tổ tiên, sau đó quay trở lại.
Hoàng đế sẽ triệu tập các bộ trưởng để thảo luận về các vấn đề riêng của họ, không phải trong triều đại
Các vấn đề chính trị hoặc quan trọng sẽ không được thảo luận tại tòa án.
Thủy triều này chừng nào nhà Thanh còn diệt vong, nó chỉ dừng lại khi gặp ba trường hợp sau:
 
Top Bottom