Văn 10 truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy và Tấm Cám

thuongloan1697

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng tám 2017
217
248
76
Kiên Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cảm nhận về nhân vật Mị Châu qua truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
2. Cảm nhận về Tấm qua truyện Tấm Cám
3 Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương
Hy vọng các bạn giúp đỡ. Cảm ơn nhiều ạ!
 

Nguyễn Chi Xuyên

Cựu Hỗ trợ viên | Cựu CTV CLB Lịch Sử
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng tám 2019
1,315
4,452
421
Bình Định
THCS Nhơn Hòa
Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian nhằm ghi chép những sự kiện, nhân vật liên quan đến lịch sử. Chúng ta biết đến một số truyền thuyết như "Sơn Tinh,Thủy Tinh" , "Thánh Gióng", "Con Rồng cháu Tiên"... Đến với truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", chúng ta sẽ thấy được một tinh thần chống giặc ngoại xâm của cha ông ta ngày xưa, bên cạnh đó là bài học đắt giá về tinh thần luôn luôn cảnh giác với kẻ thù bên ngoài. Chúng ta cũng thấy được cách xử lí, hành xử đúng đắn giữa các mối quan hệ trong xã hội từ gia đình đến tình yêu cá nhân.
Trước tiên, ta thấy được công lao to lớn của An Dương Vương trong việc xây dựng Loa Thành và chế ra nỏ thần để giữ thành, giữ nước. Thục Phán đã cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng khó khăn chồng chất khi đắp đến đâu thì lở tới đấy. Nhưng ông không nản chí, với tấm lòng của một vị vua muốn giữ nước ông quyết định lập đàn trai giới, cầu các vị thần linh. Tấm lòng của ông đã thấu cả trời xanh nên đã có một cụ già xuất hiện đúng ngày bảy tháng ba. Cụ già này chính là nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra nhằm đề cao tinh thần xây thành giữ nước của vua Thục Phán là rất đúng đắn. Ông xây thành ắt sẽ được giúp đỡ. Quả đúng như lời cụ già đã nói, Rùa Vàng xuất hiện tự xưng là sứ Thanh Giang thông tỏ mọi việc. Rùa Vàng đã giúp cho An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Thành là một công trình vô cùng đồ sộ và kiên cố "Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc". Điều này cho thấy rằng, An Dương Vương đã có ý thức rất lớn phòng trừ trước nguy cơ bị giặc xâm lược. Sau khi xây thành xong, vua còn nhờ Rùa Vàng nói bí quyết để giữ thành, giữ nước. Nhờ chiếc vuốt của Rùa Vàng mà chế ra được nỏ thần gọi là "Linh quang Kim Quy thần cơ". Có thành trì kiên cố, có nỏ thần - một vũ khí tấn công mà Rùa Vàng đã nói "Giữ vật này làm lẫy nỏ. Khi có giặc, mang ra bắn thì sẽ không lo gì nữa" mà vua An Dương Vương đã đánh đuổi quân Triệu Đà. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên khiến giặc thua phải khiếp sợ và xin cầu hòa. Nhưng có thực là An Dương Vương giữ nước bằng thực lực của bản thân không khi nhờ Rùa Vàng mà An Dương Vương xây dựng được thành, cũng nhờ Rùa Vàng mới chế được nỏ thần. Chính việc chiến thắng quá dễ dàng trước quân giặc đã khiến cho ông chủ quan khinh thường giặc và cuối cùng để dẫn hậu quả về sau này.
Bi kịch sau này chính là nước mất, nhà tan. Chính Triệu Đà là quân sang xâm lược nước ta, và chúng bị đánh thua ắt hẳn sẽ rất thù hằn mà nhằm cơ hội tấn công lại. Vậy mà, khi Triệu Đà cầu hôn, nhà vua đã gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Lại còn để Trọng Thủy ở rể chẳng khác nào rước giặc vào nhà. An Dương Vương đã mất sự cảnh giác và tạo cơ hội cho tên gián điệp kia biết được bí mật của vũ khí chống lại giặc. Trọng Thủy đã dùng lời lẽ ngọt ngào để Mị Châu tin tưởng, nhằm lấy nỏ thần đưa cho hắn. Nàng đâu biết rằng chính hành động đó đã làm mất nước, mất gia đình, mất cả tình yêu của mình. Đã chiếm được nỏ thần, Triệu Đà bèn xâm lược lại nhưng An Dương Vương rất chủ quan, ỷ lại có nỏ thần. Quân giặc sang xâm lược mà vua còn thản nhiên đánh cờ nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Sự chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại vào vũ khí của thần đã khiến cho bi kịch nước mất nhà tan là tất yếu. Đó chính là bài học đắt giá cho thái độ mất cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Đến lúc vua bỏ chạy cùng con gái ra bờ biển Rùa Vàng đã hiện lên thét lớn: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc". Câu nói của Rùa Vàng chính là lời kết tội của nhân dân trước hành động của Mị Nương. Hành động đó tuy chỉ là hành động vô tình vì sự tin tưởng người chồng nhưng nhà vua đã tự tay chém đứa con gái của mình. Thật đau đớn biết bao!
Truyện còn hiện lên một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu -Trọng Thủy. Bi kịch tình yêu ấy cũng gắn liền bi kịch của đất nước. Mị Châu chỉ là cô công chúa trong sáng, ngây thơ, nghe lời vua cha mà lấy Trọng Thủy. Trọng Thủy vốn dĩ có yêu thương gì Mị Châu, hắn đến nước Âu Lạc chỉ để làm gián điệp và tìm cách cướp lấy nỏ thần. Mị Châu luôn giữ là một người vợ yêu chồng, thủy chung và cả sự yêu đuối của người con gái trước sự dỗ dành ngon ngọt của tên gián điệp. Khi lấy được nỏ thần, trước khi về nước, trong lời nói của Trọng Thủy có nói rõ âm mưu nhưng Mị Châu đã không nghĩ đến mà chỉ cho rằng thể hiện lòng thủy chung của tình yêu vợ chồng. Biết mình có tội Mị Châu chấp nhận cái chết, nàng chỉ cầu mong được giải oan qua hình tượng: máu - châu ngọc. Mị châu vừa có một tình yêu chân thật và vừa có trách nhiệm với đất nước. Nàng không cố tình để đất nước mình rơi vào tay kẻ thù. Còn với Trọng Thủy, mặc dù sau có nhảy xuống dưới tử tự khi thấy hình bóng của Mị Châu nhưng nó chỉ thể hiện sự hối lỗi với Mị Châu.
Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Nhân dân ta vừa ca ngợi công lao của An Dương Vương trong việc dựng thành bảo vệ đất nước nhưng cũng phê phán ông đã quá chủ quan để cuối cùng đất nước lại rơi vào tay giặc. Truyện cũng có một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu - Trọng Thủy để cho chúng ta một bài học về sự cảnh giác bởi kẻ thù có khi ngay ở bên cạnh ta.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều thể loại đa dạng và phong phú, trải qua từng giai đoạn, chế độ xã hội có những thể loại đặc trưng riêng; sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ…Song có lẽ truyện cổ tích là một thể loại sử dụng những yếu tố hư cấu, thần kì. Đó là mấu chốt của những câu truyện cổ tích mà thông qua đó tác giả dân gian xưa gửi gắm những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm áp, hạnh phúc, xã hội tự do, bình đẳng…Đặc biệt truyện Tấm Cám tiêu biểu cho thể loại ấy khi đã thành công trong việc xây dựng vẻ đẹp nhân vật Tấm.

Truyện cổ tích là thể loại tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định kể về số phận con người bình thường trong xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân lao động. Truyện Tấm Cám kể về nhân vật Tấm với vẻ đẹp và những biến cố mà cô phải trải qua.

Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động.

Cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đầy đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Và cả yếm đỏ đối với người con gái xưa là trang phục thể hiện sự duyên dáng Tấm phải làm việc chăm chỉ để có thể có được nó nhưng lại bị Cám cướp mất, cướp đi quyền lợi vật chất của Tấm. Ước mơ nhỏ nhoi bình dị của Tấm đã không thành hiện thực. Để rồi cá bống con vật duy nhất còn sót lại trong giỏ tép là người bạn tinh thần là niềm vui an ủi của Tấm cũng bị mẹ con Cám bắt mất, họ đã cướp đi người bạn tinh thần của Tấm. Mẹ con Cám vì lòng đố kị và ghen ghét đã cướp đi của Tấm quyền lợi về vật chất và tinh thần.

Và ngay cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ. Và khi đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Ngay địa vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của gì ghẻ.

Tấm lại phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới được hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đọa khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm. Tấm “nghe lời, bưng mặt khóc hu hu, òa lên khóc, ngồi khóc một mình, nức nở khóc” đã bao nhiêu lần Tấm cam chịu trước sự đầy đọa bất công của mẹ con Cám là bấy nhiêu lần Tấm đã khóc. Không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Tấm phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

Cô Tấm hiền lành luôn có bụt, những thứ xung quanh như xương cá, gà, cá bống, ngựa, chim sẻ giúp đỡ mà đã vượt qua rất nhiều khó khăn. Tấm được lực lượng thần kì phù trợ để chiến thắng được cái ác. Và sự hóa thân thành thị, xoan đào, khung cửi hay vàng anh giúp Tấm dành lại sự sống và hạnh phúc.

Và ngay cả khi trả thù mẹ con Cám thì giờ đây Tấm đã mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Hành động trả thù phù hợp với sự vận động trong hành động của Tấm từ bị động sang chủ động hay đây chính là kết cục của cái ác phải bị trừng phạt.

Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Họ bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích- bình chứa ước mơ của dân gian xưa. Và cô Tấm chính là tiêu biểu cho họ một người hiền lành chăm chỉ, chất phác nhưng luôn luôn bị những thế lực tàn ác hãm hại và cuối cùng cái thiện đã chiến thắng cái ác. Đó cũng chính là mong muốn của người xưa khi gửi gắm vào những câu chuyện cổ tích.

Từ nhân vật Tấm mà chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới nhân vật trong chuyện cổ tích. Dù bị đối xử bất công nhưng họ vẫn đứng lên, đấu tranh để dành lại sự sống cho mình. Điều đó thật đáng ca ngợi và tự hào.
Nguồn:gg
 
  • Like
Reactions: thuongloan1697
Top Bottom