[[Tác phẩm lớp 12] Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I: Tác gia Hồ Chí Minh
1. Quan điểm sáng tác:

- Hồ Chí Minh coi văn chương là một thứ vũ khí phục vụ đắc lực cho hoạt động chính trị, hoạt động cứu nước
-> Bởi vậy người đặc biệt đề cao tính chiến đấu của tác phẩm văn chương cũng như tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.
- Luôn quan tâm đến đối tượng thưởng thức văn nghệ - đông đảo quần chúng nhân dân -> Bởi vậy mỗi khi viết Bác đều đặt ra câu hỏi “Viết cho ai?” => Tùy lúc, nơi, từng đối tượng mà Bác lựa chọn cách viết cho phù hợp.
- Đề cao tính dân tộc và tính chân thực của tác phẩm văn nghệ -> Người chủ trương viết cho hay, cho chân thực, hùng hồn hiện thực đời sống -> Chọn cách viết trong sáng, giản dị, phù hợp với thị hiếu của người dân.
=> Hệ thống quan điểm sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất tích cực, tiến bộ. Đó là quan điểm sáng tác của nhà văn chiến sĩ. Quan điểm ấy vừa có sự kế thừa quan điểm tiến bộ của cha ông trong quá khứ như lời dạy của Trần Nhân Tông “Văn bút thiên quân chi tả trận” (Văn chương có sức mạnh ngàn quân xung trận). Nguyễn Đình Chiểu cũng từng viết “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.” Quan điểm ấy không chỉ có giá trị trong thời kì lịch sử trước đây mà đối với thực tiễn đất nước chúng ta thời bấy giờ thì đó là những quan điểm rất phù hợp và được nhiều nhà văn, nhà thơ phát huy: “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ. Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền.” Đây cũng chính là những vần thơ mà luôn song hành cùng với quan điểm sáng tác của người.
2. Sự nghiệp sáng tác:
Đồ sộ về tầm vóc
Phong phú về thể loại
Đa dạng, độc đáo về phong cách nghệ thuật
a) Văn chính luận:
- Được viết trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau: Có khi để tấn công trực diện với kẻ thù, có khi để nêu phương hướng, đường lối, chiến lược cách mạng qua từng chặng đường cụ thể.
- Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập, tụ do (1966); Di chúc (1969),...
- Đặc điểm:
+ Giàu tính luận chiến, tri thức văn học
+ Có sự gắn kết giữa lí luận và thực tiễn
+ Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn linh hoạt
b) Truyện và kí
- Chủ yếu đượ viết vào những năm 20 của thế kỉ XIX, khi người đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Những tác phẩm truyện kí ra đời vào thời kì này nhằm phục vụ hai mục đích:
+ Vạch trần những tội ác dã man, bản chất giả dối, bịt bợm của bọn thực dân
+ Lên án bản chất xấu xa, nhu nhược, hèn nhát của bọn phong kiến bán nước cầu vinh mà đứng đầu là vua Khải Định.
- Tác phẩm: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923),...
Trong nước có nhiều tác phẩm: Giấc ngủ mười năm (Trần Lực), Vừa đi dường vừa kể chuyện (T. Lan),...
- Đặc điểm: ngắn gọn, sáng tạo, có sự kết hợp giữa sự hóm hỉnh, hài hước của phương tây với sựu thâm trầm, sâu sắc của phương Đông,...
c) Thơ ca
- Làm thơ bằng cả tiếng Việt và tiếng Hán trong nhiều thời điểm khác nhau. Có khi để tuyên truyền, vận động cách mạng có khi để ngẫm và giải trí.
- Người để lại trên 255 bài thơ, được in thành 3 tập:
+ Nhật kí trong tù (134 bài), xuất bản 1963
+ Thơ Hồ Chí Minh (86 bài), xuất bản 1967
+ Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài), xuất bản 1986
- Đặc điểm đa dạng:
+ Giản dị, tự nhiên
+ Vừa giàu chất thép, vừa thấm đẫm chất tình
+ Rất cổ điển nhưng cũng rất hiện đại
3. Phong cách nghệ thuật
Tuy đa dạng thế nhưng phong cách Hồ Chí Minh cũng rất thống nhất.
- Đa dạng: sự phá cách riêng của từng thể loại
- Thống nhất:
+ Sự ngắn gọn, hàm súc
+ Sự nhất quán trong quan điểm, mục đích sáng tác
+ Đặc biệt trong tư tưởng, hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Người luôn có sự hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Phần II: Tuyên ngôn độc lập
1. Hoàn cảnh sáng tác – mục đích – ý nghĩa:
a) Hoàn cảnh sáng tác:
- Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945 số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hồ chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Vào thời điểm Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn, CMVN đang đứng trước rất nhiều thử thách. Ở phía bắc, 20 vạn quân tàu Tưởng theo sự giật dây của đế quốc Mỹ đang chuẩn bị tràn vào biên giới. Ở phía nam, núp sau lưng quân viễn chinh Anh, thực dân Pháp tiến vào Sài Gòn với âm mưu tái chiến nước ta một lần nữa bằng luận điệu: “Đông Dương thuộc Pháp.”
b) Mục đích:
- Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bản tuyên ngôn không chỉ nhằm mục đích tuyên bố với đồng bào trong nước và nhân dân toàn thế giới về chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam mà tác phẩm còn nhằm bác bỏ những luận điệu xảo trá của bọn thực dân Pháp và khẳng định ý chí, quyết tâm của nội dung Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc mình.
c) Ý nghĩa
- Là một nhà văn kiện lịch sử vô giá bởi nó tuyên bố xóa bỏ ách thống trị gần 80 năm của thực dân Pháp và gần 1000 năm của chế độ phong kiến trên đất nước ta. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Đó là kỉ nguyên của độc lập, tự do.
- Là một áng văn chính luận mẫu mực của Hồ Chí Minh, một tác phẩm văn chương được xếp vào hàng những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.
2. Bố cục văn bản:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “lẽ phải không ai chối cãi được”: Nêu nguyên lí chung
- Đoạn 2: Tiếp -> “phải được độc lập”: cơ sở thực tiễn
- Đoạn 3: Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy.
3. Đọc hiểu chi tiết:
a) Đoạn 1: Sơ sở lí luận
- Để làm nổi bật nguyên lí “tất cả các dân tộc...”. Hồ Chí Minh đã trích dẫn câu nói nổi tiếng trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng...” Sau đó người đã khéo léo bình luận gọi đó là lời bất hủ, để rồi mở rộng, nâng cao vấn đề từ quyền con người thành quyền dân tộc.
=> Lời suy luận này không chỉ làm nổi bật nội dung chính của đoạn văn – cũng là luận đề trung tâm của toàn tác phẩm mà còn la một đóng góp rất có ý nghĩa về mặt tư tưởng cuả lãnh tụ Hồ Chí Minh cho CMVN, cũng như phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thuộc địa trên toàn thế giới.
- Để củng cố lập luận của mình, tác giả tiếp tục trích dẫn Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp. Sau đó người khẳng định lại vấn đề bằng câu văn ngắn gọn nhưng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc: “Đó là lẽ phải không ai chối cãi được.”
=> Cách lập luận trên của Hồ Chí Minh không chỉ chặt chẽ mà còn rất khéo léo, rất kiên quyết và có ý nghĩa sâu xa:
+ Khéo léo bởi việc trích dẫn những văn bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới đã cho thấy thái độ trân trọng của tác giả với những bản tuyên ngôn này.
+ Kiên quyết bởi trong hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ, việc trích dẫn lại hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ là một cách Hồ Chí Minh ngầm tranh luận, cảnh báo kẻ thù thực dân Pháp và đế quốc Mĩ không nên kéo quân đến xâm lược Việt Nam. Bời làm vậy họ sẽ đi ngược lại tuyên ngôn của dân tộc mình. Cách dùng lời lẽ của kẻ thù để chống lại hành động xâm lược của họ chỉ làm tăng tính thuyết phục mà còn tăng tính luận chiến, sắc sảo cho ngòi bút chính luận của Hồ Chí Minh.
- Ý nghĩa sâu xa trong cách lập luận trên là Hồ Chí Minh đã khéo léo đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba nền độc lập ngang nhau. Cách viết này của Bác gợi ta nhớ đến cách viết của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng bá một phương. ”
=> Thì ra những nhà tư tưởng vĩ đại dù sống xa nhau hàng trăm năm, họ vẫn gặp lại nhau ở một điểm chung. Đó là ý thức tự tôn, niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
- Cơ sở thực tiễn “trái hẳn...” – nêu một loạt tội ác...
-> Tố cáo những hoạt động trái hẳn nhân đạo, đập tan luận điệu xảo trá của bọn thực dân, đế quốc.
b) Đoạn 2: Nêu cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn
- Mở đầu tác giả đã chỉ ra bằng những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa mà bọn thực dân Pháp gây ra trên đất nước ta trong suốt 80 năm qua. Bằng lối văn liệt kê, tác giả đã tố cáo tội ác dã man mà bọn thực dân Pháp gây ra cho đồng bào ta. Đó là tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự,... Những bằng chứng tác giả đưa ra vô cùng xác thực.
- Khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương, nước mẹ Pháp đã làm gì cho người Việt ngoài việc bỏ chạy, đầu hàng, thẳng tay khủng bố Việt Minh, nhẫn tâm giết sống số đông tù chính trị...
-> Tất cả những hoạt động ấy đã lật tẩy được bản chất độc ác, xấu xa, sự giả dối, bịp bợm của thực dân Pháp dưới trò hề mang tên “khai hóa, bảo hộ”.
=> Thể hiện rõ thái độ xót xa của nhà văn trước nỗi thống khổ của nhân dân ta cũng như sự mỉa mai, căm phẩn không giấu được của tác giả trước tội ác dã man và luận điệu xảo trá của bọn thực dân -> Những câu văn ngắn có âm điệu đanh thép, hùng hồn, những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sữ biểu cảm đã góp phần làm nổi bật những trạng thái cảm xúc của tác giả.
- Khẳng định lập trường nhân đạo của nhân dân ta. Tuy bọn thực dân đã thẳng tay chém giết những người yêu nước, thường nòi của ta đã “vơ vét” dân ta đến tận xương tủy. Thế nhưng đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo. Với động từ “cứu, giúp, bảo vệ” tác giả đã làm nổi bật những việc làm nhân đạo và chính nghĩa của nhân dân ta. -> Bằng cách này Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho tác giả thấy rằng cuộc chiến đấu của nhân dân chống lại bọn thực dân là cuộc chiến đấu vì lẽ phải => Cần được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.
- Dựa vào bằng chứng lịch sử không thể chối cãi, Hồ Chí Minh đã lấy đó làm căn cứ pháp lí quan trọng để đưa ra lời tuyên bố thoát li hẳn khỏi chế độ của thực dân Pháp. Cụn từ “sự thật là” được tác giả lặp lại nhiều lần làm tăng sức thuyết phục và tính hùng biện cho đoạn văn.
=> Gợi lại cả quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ cho nhân dân ta “để đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay, để gây dựng lên nước Việt Nam độc lập”, đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế mấy thế kỉ để dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, xét về mọi mặt, nước ta không còn bất kì một mối quan hệ, một mối ràng buộc nào với thực dân Pháp. Đây chính là căn cứ pháp lí quan trọng để tác giả đưa ra lời tuyên bố: Thoát li hẳn quan hệ thực dân Pháp.
- Bằng những câu văn có cấu trúc trùng điệp với âm điệu tha thiết, hùng hồn, tác giả đã khẳng định một lần nữa bản lĩnh kiên cường bất khuất và khát vọng tự do, độc lập cháy bỏng của dân tộc ta. => Cách lập luận chặt chẽ, thấu lí, đạt tình, Hồ Chí Minh đã đưa ra những lí lẽ đầy sức thuyết phục, những bằng chứng lịch sử đầy xác đáng làm cơ sở thực tế cho bản tuyên ngôn
=> Tuyên bố vì những nhẽ trên (LĐ, TT)
c) Đoạn 3: Tuyên bố: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập – sự thật: tự do, độc lập.
- Từ đó khẳng định toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ....
=> Đây là đoạn văn ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa của 1 lời thề thiêng liêng, của mấy mười triệu con tim Việt Nam trong giờ phút trang nghiêm của lịch sử. đó là lời thề quyết tâm giữ vững nền độc lập đã được giành lại từ kết euar của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con ưu tú Việt Nam trên chiến trường, ngoài hải đảo,...
* Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm văn chính luận mẫu mực của Hồ Chí Minh, đằng sau cách lập luận chặt chẽ với một hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, sau giọng văn linh hoạt (khi chậm rãi, khi trang nghiêm, khi trữ tình tha thiết khi đanh thép, hùng hồn), ta bắt gặp tầm văn hóa lớn, tầm tư tưởng lớn và tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết của Hồ Chí Minh.
=> Áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.
 
Top Bottom