Toán 9 Bài toán liên hệ giữa hai hàm số y = ax + b, y = ax^2

Lê Trang 123

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2019
79
18
26
Thanh Hóa
THPT Hoằng Hoá II
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho parabol y = [tex]\frac{-1}{2}x^{2}[/tex], điểm I (0;-2) và điểm M (m;0) với m khác 0 là tham số.
a) Vẽ parabol đã cho.
b) Viết phương trình đường thẳng d đi qua 2 điểm M, I. Chứng minh rằng d luôn cắt parabol đã cho tại 2 điểm phân biệt A, B với độ dài AB [tex]>[/tex] 4
Mình đã giải được câu a), chưa giải được câu b), các bạn hãy giải câu b) giúp mình với nhé! mình đang cần gấp mong các bạn giúp đỡ.
 
  • Like
Reactions: Hoàng Vũ Nghị

Võ Thế Anh

Học sinh chăm học
Thành viên
10 Tháng chín 2017
462
251
91
19
Bình Phước
Trường THCS Phú Nghĩa
Đề bài: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho parabol y = [tex]\frac{-1}{2}x^{2}[/tex], điểm I (0;-2) và điểm M (m;0) với m khác 0 là tham số.
a) Vẽ parabol đã cho.
b) Viết phương trình đường thẳng d đi qua 2 điểm M, I. Chứng minh rằng d luôn cắt parabol đã cho tại 2 điểm phân biệt A, B với độ dài AB [tex]>[/tex] 4
Mình đã giải được câu a), chưa giải được câu b), các bạn hãy giải câu b) giúp mình với nhé! mình đang cần gấp mong các bạn giúp đỡ.
Mình làm đại hình như pt đường thẳng là y=2/x.x -2 ,
 

Ngoc Anhs

Cựu TMod Toán
Thành viên
4 Tháng năm 2019
5,482
3,916
646
21
Ha Noi
Hà Nam
trường thpt b bình lục
Đề bài: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho parabol y = [tex]\frac{-1}{2}x^{2}[/tex], điểm I (0;-2) và điểm M (m;0) với m khác 0 là tham số.
a) Vẽ parabol đã cho.
b) Viết phương trình đường thẳng d đi qua 2 điểm M, I. Chứng minh rằng d luôn cắt parabol đã cho tại 2 điểm phân biệt A, B với độ dài AB [tex]>[/tex] 4
Mình đã giải được câu a), chưa giải được câu b), các bạn hãy giải câu b) giúp mình với nhé! mình đang cần gấp mong các bạn giúp đỡ.
b) phương trình lM: [tex]y=\frac{2}{m}x-2[/tex]
Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là [tex]\frac{1}{2}x^2+\frac{2}{m}x-2=0[/tex]
Bạn xét ∆ , cm ∆ dương là xong ý 1
Gọi giao điểm là [tex]A\left ( a;\frac{-1}{2}a^2 \right );B\left ( b;\frac{-1}{2}b^2 \right )[/tex]
Sau đó cm [tex]AB^2=(b-a)^2+\frac{1}{4}(b^2-a^2)^2[/tex][tex]> 16[/tex] là xong
 

Lê Trang 123

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2019
79
18
26
Thanh Hóa
THPT Hoằng Hoá II
b) phương trình lM: [tex]y=\frac{2}{m}x-2[/tex]
Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là [tex]\frac{1}{2}x^2+\frac{2}{m}x-2=0[/tex]
Bạn xét ∆ , cm ∆ dương là xong ý 1
Gọi giao điểm là [tex]A\left ( a;\frac{-1}{2}a^2 \right );B\left ( b;\frac{-1}{2}b^2 \right )[/tex]
Sau đó cm [tex]AB^2=(b-a)^2+\frac{1}{4}(b^2-a^2)^2[/tex][tex]> 16[/tex] là xong
Nhưng mình vẫn chưa làm được ý 2, bạn chứng minh chi tiết giúp mình được không?
 
  • Like
Reactions: Đắng!

Đắng!

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
17 Tháng mười một 2018
767
2,258
256
Bà Rịa - Vũng Tàu
Minh Dạm
Đề bài: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho parabol y = [tex]\frac{-1}{2}x^{2}[/tex], điểm I (0;-2) và điểm M (m;0) với m khác 0 là tham số.
a) Vẽ parabol đã cho.
b) Viết phương trình đường thẳng d đi qua 2 điểm M, I. Chứng minh rằng d luôn cắt parabol đã cho tại 2 điểm phân biệt A, B với độ dài AB [tex]>[/tex] 4
Mình đã giải được câu a), chưa giải được câu b), các bạn hãy giải câu b) giúp mình với nhé! mình đang cần gấp mong các bạn giúp đỡ.

b. Đường thẳng (d) đi qua I (0;2) có dạng y=ax-2
Đường thẳng (d): y=ax-2 đi qua M (m;0) nên 0=am-2, suy ra a=[tex]\frac{2}{m} (m\neq 0)[/tex]
Phương trình đường thẳng (d) cần tìm là [tex]y=\frac{2}{m}x-2[/tex]
Xét phương trình:
[tex]\frac{-1}{2}x^{2}=\frac{2}{m}x-2\Leftrightarrow x^{2}+\frac{4}{m}x-4=0 [/tex] (1)
[tex]\Delta ' =\frac{4}{m^{2}}+4> 0[/tex] với mọi [tex]m\neq 0[/tex] [tex]\Leftrightarrow[/tex] phương trình (1) luôn luôn có 2 nghiệm phân biệt [tex]\Leftrightarrow[/tex] (d) luôn luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt có hoành độ [tex]x_{1}x_{2}[/tex] là nghiệm của phương trình (1).
Giả sử A[tex](x_{1}\frac{-x_{1}^{2}}{2});(x_{2};\frac{-x_{2}^{2}}{2})[/tex]
Khi đó [tex]AB^{2} = (x_{2}-x_{1})^{2}+ ( \frac{1}{2}x_{2}^{2}-\frac{1}{2}x_{1}^{2})^{2}= (x_{2}-x_{1})^{2}[1+\frac{1}{4}(x_{1}+x_{2})^{2}] [(x_{1}+x_{2})^{2}-4x_{1}x_{2}]. [1+\frac{1}{4}(x_{1}+x_{2})^{2}][/tex]
Theo hệ thức Vi-ét thì[tex]x_{1}+x_{2} =\frac{-4}{m}, x_{1}x_{2}=-4[/tex]
Vậy [tex]AB^{2}= (\frac{16}{m^{2}}+16)(1+\frac{4}{m^{2}})[/tex]
Do [tex]m^{2}> 0[/tex] nên [tex]\frac{16}{m^{2}}+16> 16[/tex] và [tex]1+\frac{4}{m^{2}}> 1[/tex] vì thế [tex]AB^{2}> 16[/tex] suy ra [tex]AB> 4 (AB> 0)[/tex]
 
  • Like
Reactions: Lê Trang 123

ankhongu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
17 Tháng tám 2018
1,063
719
151
18
Hà Nội
Dong Da secondary school
b) phương trình lM: [tex]y=\frac{2}{m}x-2[/tex]
Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là [tex]\frac{1}{2}x^2+\frac{2}{m}x-2=0[/tex]
Bạn xét ∆ , cm ∆ dương là xong ý 1
Gọi giao điểm là [tex]A\left ( a;\frac{-1}{2}a^2 \right );B\left ( b;\frac{-1}{2}b^2 \right )[/tex]
Sau đó cm [tex]AB^2=(b-a)^2+\frac{1}{4}(b^2-a^2)^2[/tex][tex]> 16[/tex] là xong
Có được tọa độ của A với B rồi thì chị làm gì để tính AB qua a và b thế ạ ?
 

ankhongu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
17 Tháng tám 2018
1,063
719
151
18
Hà Nội
Dong Da secondary school
Nếu A([tex]x_1; y_1[/tex]) và B([tex]x_2; y_2[/tex] thì AB = [tex]\sqrt{(x_1 - x_2)^{2} + (y_1 - y_2)^{2}}[/tex] bạn nhé!
Cái đó là định lí và khi làm bài được áp dụng luôn hay là phải CM thế bạn ? (Cái này là CM bằng pytago đúng không ?)
 
  • Like
Reactions: Sơn Nguyên 05

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Cái đó là định lí và khi làm bài được áp dụng luôn hay là phải CM thế bạn ? (Cái này là CM bằng pytago đúng không ?)
Thực ra theo nguyên tắc những nội dung không có trong SGK thì khi sử dụng mình phải chứng minh. Tuy nhiên, nhiều khi ta có quyền sử dụng nhé, không cần chứng minh.
Công thức này chứng minh bằng Py-ta-go đấy bạn.
 
  • Like
Reactions: ankhongu

Ngoc Anhs

Cựu TMod Toán
Thành viên
4 Tháng năm 2019
5,482
3,916
646
21
Ha Noi
Hà Nam
trường thpt b bình lục
Cái đó là định lí và khi làm bài được áp dụng luôn hay là phải CM thế bạn ? (Cái này là CM bằng pytago đúng không ?)
Cái này không phải chứng minh!
Thực chất nó xuất phát từ vectơ
[tex]A(a;b);B(c;d)\Rightarrow \overrightarrow{AB}=(c-a;d-b)\Rightarrow AB^2=\left | \overrightarrow{AB} \right |^2=(c-a)^2+(d-b)^2\Leftrightarrow AB=\sqrt{(c-a)^2+(d-b)^2}[/tex]
Đây là công thức có sẵn trong chương trình 10.
 
  • Like
Reactions: ankhongu

ankhongu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
17 Tháng tám 2018
1,063
719
151
18
Hà Nội
Dong Da secondary school
Cái này không phải chứng minh!
Thực chất nó xuất phát từ vectơ
[tex]A(a;b);B(c;d)\Rightarrow \overrightarrow{AB}=(c-a;d-b)\Rightarrow AB^2=\left | \overrightarrow{AB} \right |^2=(c-a)^2+(d-b)^2\Leftrightarrow AB=\sqrt{(c-a)^2+(d-b)^2}[/tex]
Đây là công thức có sẵn trong chương trình 10.
Em vẫn còn chưa lên lớp 9 chứ đừng có nói là lớp 10, nhưng chị có thể thử giải thích sơ bộ về cái vecto đó được không ạ ?
 

Ngoc Anhs

Cựu TMod Toán
Thành viên
4 Tháng năm 2019
5,482
3,916
646
21
Ha Noi
Hà Nam
trường thpt b bình lục
Em vẫn còn chưa lên lớp 9 chứ đừng có nói là lớp 10, nhưng chị có thể thử giải thích sơ bộ về cái vecto đó được không ạ ?
Vectơ là đoạn thẳng có hướng, cụ thể nó là cái mũi tên
Trong mp Oxy, nếu [tex]A(x_{A};y_{A});B(x_{B};y_{B})\Rightarrow \overrightarrow{AB}=(x_{B}-x_{A};y_{B}-y_{A})[/tex]
Và điều quan trọng là [tex]\left | \overrightarrow{AB} \right |^2=AB^2[/tex]
Cái dấu giá trị tuyệt đối kia hiểu là độ dài vectơ nhé!
 
  • Like
Reactions: ankhongu
Top Bottom