Sử Trận Navas de Tolosa – Bước ngoặt của lịch sử Tây Ban Nha thời trung cổ

Little Devil

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng hai 2019
122
279
61
Hà Nội
đoán xem
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

battledetolosafought1.jpg

Trận chiến Las Navas de Tolosa, diễn ra vào ngày 16 tháng 7 năm 1212 là một chiến thắng bước ngoặt trong lịch sử Tây Ban Nha thời Trung Cổ. Nó ảnh hưởng đến số phận đạo Hồi ở Tây Ban Nha và những khát vọng vươn tới địa vị cường quốc của Tây Ban Nha.
Bối cảnh
Thất bại thảm hại của lực lượng Hồi giáo ở Tours năm 732 đã khởi đầu cho một loạt thảm họa đối với những tín đồ của Mohammed. Người Thổ Uighur ở Trung Quốc đã đánh bại người Ả Rập vào năm 730 tại Samarkand và năm 736 ở Kashgar. Cùng lúc đó (năm 731-732), người Thổ Khazar âm lược những vùng đất của người Ả Rập qua ngõ Caucasus và đi xa tới tận Mesopotamia trước khi bị đẩy lùi. Bất chấp những nỗ lực trong suôt nhiều năm trời, nhưng những tín đồ Hồi giáo Ả Rập không thể tiến xa hơn khi chống lại đế quốc La Mã phương Đông.
Trong vòng một thế kỷ, những người Ả Rập đã chinh phục được một đế quốc lớn nhất mà thế giới từng thấy. Giờ đây, sự căng thẳng ở bên trong cũng như những kẻ thù ở bên ngoài đã ngăn chặn sự phát triển của đế quốc này.
Mặc dù rao giảng về tình anh em bình đẳng của tất cả những tín đồ nhưng thực chất đế quốc là đế quốc của người Ả Rập chứ không phải đế quốc của người Hồi giáo. Người Ả Rập giữ những vị trí cao nhất trong cả việc dân sự lẫn quân sự. Giữa thế kỷ 18, những hậu duệ của Mohammed, Al Abbas, dẫn đầu một cuộc nổi dậy ở Trung Á. Hầu hết các dân tộc Ba Tư cũng nổi dậy lật đổ Omayyad Caliph, người tuyên bố là hậu duệ của con rể Mohammed, Omar. Họ thành lập một vương triều mới, Abbasid Caliphate.
Ở Tây Ban Nha và Bắc Phi (phía tây Ai Cập), trong khu vực biết đến là el Maghrib (phương tây) thì ngay cả những người dân bản địa cũng không yên. Sa mạc Libya chia cắt el Maghrib khỏi phần vùng đất còn lại của đạo Hồi. Tín đồ Hồi giáo ở el Maghrib, hầu hết là người Berber Châu Phi, không có ích cho người Ả Rập bằng người Ba Tư. Họ không công nhận quốc vương Abbasid. Thay vào đó, nhiều tù trưởng Berber đã cai trị những phần nhỏ ở vùng nông thôn một cách độc lập trong khi những thủ lĩnh người Ả Rập đang ổn định những thành phố, cai trị những thành bang. Cuối cùng những người Berber tìm thấy một hậu duệ khác của Omar và tuyên bố một triều đại Omayyad Caliphate mới. Những người Omayyad chọn thành phố Cordoba Tây Ban Nha làm thủ đô của họ.
Lúc đầu, những quốc vương Hồi giáo mới nỗ lực khôi phục cuộc thánh chiến chống lại tín đồ Thiên chúa giáo ở phía Bắc Tây Ban Nha nhưng ngay sau đó họ đã quan tâm đến những thứ khác. Tây Ba Nha bị người La Mã đô hộ từ lâu, nó có nhiều đô thị và văn minh hơn châu Phi. Những người Ả Rập đã mang thơ ca của họ tới đất nước này cùng với nghệ thuật và kiến trúc mà họ đã chọn lọc từ người Ba Tư cùng với khoa học và toán học họ học được từ người Hy Lạp, Mesopotamia và người Ấn Độ. Người Visigoth có văn học riêng của họ và họ đã học theo văn hóa La Mã cổ. Dưới triều đại của người Hồi giáo, tín đồ Thiên chúa giáo cùng với người Do Thái được tự do theo tôn giáo của họ và có thể làm những nghề họ đã học được. Nhiều người Do Thái đến Tây Ban Nha từ những đất nước khắc nghiệt hơn về tôn giáo ở phía bắc châu Âu. Bấy giờ, vùng đất Hồi giáo Tây Ban Nha là một trung tâm của nền văn minh không chỉ ở châu Âu mà trên toàn bộ thế giới Hồi giáo. Sáng tác văn học, hội họa, kiến trúc, khoa học và triết học được phát triển mạnh trong triều đại Omayyad ở Tây Ban Nha.
Ở khu vực khác của Tây Ban Nha, những công quốc rất nhỏ ở miền bắc, kém văn minh và ít cởi mở về tôn giáo, đặc biệt là với Hồi giáo, là những kẻ xâm lăng những vùng đất của tín đồ Thiên chúa giáo.
Những Vùng đất Tây Ban Nha khác
age_of_caliphs-1.png

Người Hồi giáo chưa bao giờ chinh phục được hết cả Tây Ban Nha. Ở góc Tây Bắc, Galicia, nơi những cư dân Celt khắc khổ sinh sống (người Tây Ba Nha gọi họ là Gallegos), có thời tiết khắc nghiệt. Khí hậu trên bờ của vịnh Biscay ở Galicia mù sương, mưa nhiều là hoàn toàn bình thường đối với bất cứ người Ireland hay Scotland nào nhưng nó lại không dễ chịu với những người đã quen cái nắng như thiêu trên sa mạc. Ở phía đông của vùng Gallegos khắc nghiệt là nơi ở của những người Baxcơ dữ tợn. Dân tộc Basque nói ngôn ngữ giống như tổ tiên của họ đã nói ở thời kỳ Đồ đá. Họ đã chống lại mọi nỗ lực đồng hóa họ của người Gaul, La Mã, Visigoth và Frank. Họ sẽ không để những người Ả Rập và Berber là người đầu tiên chế ngự họ. Từ lâu trong thế giới của những người không phải người Tây Ban Nha đã có một quan điểm rằng những tín đồ Thiên chúa giáo từ Pháp đang dần dần đẩy lùi tín đồ Hồi giáo. Quan điểm này có lẽ được bắt đầu và lan truyền bởi người Frank. Bất cứ độc giả nào đọc kiệt tác của Cervantes, Don Quixote, đều biết đối với tín đồ Thiên chúa giáo Tây Ban Nha thì Charlemagne và những người Frank không bao giờ là những anh hùng. Người Baxcơ[1] đã chứng tỏ điều đó bằng việc phục kích và tiêu diệt những người lính ở hậu quân của Charlemagne khi đội quân này rút lui qua hẻm núi ở Roncevalles.
Phía đông của những người Baxcơ là vương quốc mới hình thành Castile và Aragon. Và ở các nơi khác trong vùng đất Thiên chúa giáo đó lại có vô số những công tước, bá tước và chỉ huy quân đội khác ở trong nhiều lâu đài.
Trong thời gian dài, Tây Ban Nha không chuẩn bị cho bất cứ cuộc tái chinh phục nào. Những tín đồ Thiên chúa giáo Tây Ba Nha không chuẩn bị bất cứ thứ gì. Những lãnh chúa Tây Ban Nha không chỉ ghen tị với nhau mà còn góp phần chia rẽ tín đồ Thiên chúa giáo Tây Ban Nha bằng cách chia vương quốc cho những người con trai của họ.
Nếu như vương quốc Omyyad không bị chia thành những taifas, những nhà nước độc lập của bộ lạc Berber thì tình hình này có lẽ đã khiến người Hồi giáo tiến xa hơn trong việc chinh phục Tây Ba Nha. Năm 1031, một hội đồng vua taifa đã chính thức xóa bỏ vương quốc của vua Hồi. Có nhiều cuộc đột kích của người Hồi giáo vào vùng đất Thiên chúa giáo và ngược lại người Thiên chúa giáo cũng đột kích vào vùng đất của người Hồi giáo. Đối với cả đạo Hồi và Thiên Chúa giáo, việc cướp bóc của người theo tôn giáo khác không bị xem là tội lỗi.
Tuy nhiên, tất cả các cuộc chiến ở Tây Ban Nha không phải là cuộc chiến giữa tín đồ Hồi giáo với Thiên Chúa giáo. Các thủ lĩnh Berber đã tuyển mộ những người Thiên chúa giáo để giúp họ tấn công các thủ lĩnh Berber khác. Ngược lại các lãnh chúa Thiên chúa giáo cũng không e ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ tín đồ Hồi khi đương đầu với kẻ thù theo Thiên chúa giáo.
Anh hùng vĩ đại nhất của Tây Ban Nha trong thời đại này là Rodrigo Diaz de Vivar, được biết đến với danh hiệu el Cid Campeador. Danh hiệu này đã cho thấy nhiều thông tin. “Cid” là đọc chệch từ “sidi” trong tiếng Ả Rập có nghĩa là chúa tể. “Campeador” nghĩa là nhà vô địch, một danh hiệu mà những người theo đạo Cơ Đốc trao cho những anh hùng của họ. Vị vua Castile ghen tức đã trục xuất Cid, vì vậy anh ấy đã đề nghị được chiến đấu cho tín đồ Hồi giáo. Không hổ danh là một chiến binh nổi tiếng, Cid đã thắng trận liên tiếp. Mặc dù vậy, người Thiên chúa giáo đang dần đẩy lùi những tín đồ Hồi giáo, những người càng ngày càng chia rẽ nhiều hơn. Vào năm 1085, người Castile đã chiếm Toledo, thủ đô cũ của Visigoth, giờ là thủ đô của một nhà nước taifa lớn.
Sau đó, những vua taifa đã làm một điều nguy hiểm. Họ tìm kiếm sự trợ giúp từ Châu Phi, nơi họ đã để thua đội quân của Cid. Khi hành động như vậy, họ đã đánh mất đi sự độc lập của mình
Triều Almoravid
800px-empire_almoravide-e1552757591449.png

Đế quốc Almoravid và biên giới khoảng năm 1120
Maghrib và phần lớn Tây Phi ở phía nam Sahara nằm dưới quyền kiểm soát của triều đại Almoravid. Trong những người Hồi giáo cai trị Tây Ban Nha đang nhấp rượu, xem những cô gái nhảy múa và bàn luận về triết học, thì người Tuareg ở Sahara đang học tôn giáo. Tuareg là dân du cư Berber, những người có cuộc sống khó khăn. “Tuareg” là một cái tên Ả Rập (số ít là: Targui). Nó có nghĩa là “những người bị Chúa bỏ rơi” giống như “Berber” là tiếng Ả Rập bắt nguồn từ một tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “người man rợ”. Người Tuareg đưa những đoàn người vượt qua sa mạc. Một trong số họ là Yana ibn Omar, ông nhận thấy cuộc sống ở những thành phố Ả Rập khác xa nơi mình sống như thế nào, tại quê hương của ông, một hồ nước trong là thứ xa xỉ không thể tưởng tượng được. Anh rút ra kết luận tín đồ Hồi giáo trong thời kỳ này đã làm hỏng đạo Hồi. Chúa đang thay đổi cuộc sống xa hoa của họ. Để thực hiện lẽ phải, ông đã chỉ huy một đội quân người Tuareg chống lại những người ở các ốc đảo Tây Phi rồi chiếm những thành phố ở phía bắc. Sau đó, ông lập ra một triều đại mới gọi là Almoravid.
Triều đại Almoravid nhanh chóng chinh phục tất cả Maghrib và mở rộng quyền thống trị của họ tới những đế quốc của người da đen ở Sudan. Khi tín đồ Hồi giáo Tây Ban Nha biết về nó, đế quốc Almoravid đã là quốc gia Hồi giáo mạnh nhất thế giới.
Những người Thanh (Hồi) giáo châu Phi nhìn vào cuộc sống ở Tây Ban Nha và thấy rằng họ có nhiệm vụ nặng gấp đôi. Họ không phải chỉ đẩy lùi người Hồi giáo mà còn phải thay đổi những thầy dòng lầm lỗi trong môn phái của họ. Đất nước Tây Ban Nha dưới triều đại Almoravid không thu hút Cid, anh đã trở lại chiến đấu cho tín đồ Thiên chúa giáo. Cid đi cùng với hàng ngàn người Mozarab – tín đồ Thiên chúa giáo ở trong khu vực của người Hồi giáo được gọi là Mozarab – và người Do Thái. Những người man rợ, như người Tuaregs và người Thổ sau này, không biết tại sao nhà Tiên tri lại đối xử đặc biệt với ‘những người trong Kinh thánh”. Vua Castilian lại trục xuất Cid, nhưng lần này Rodrigo không quay trở lại những vùng đất của người Hồi giáo nữa. Anh xây dựng một đội quân riêng gồm cả tín đồ Thiên chúa giáo và Hồi giáo và tạo dựng một vương quốc cho chính mình. Trong phần đời còn lại anh đã là vua của Valencia.
Khi Cid chết, triều đại Almoravid chiếm lại Valencia và chiếm thêm nhiều hơn. Tuy nhiên, những binh lính đến từ Sahara nhanh chóng không chịu nổi cuộc sống xa xỉ tại Al Andulus – (tín đồ Hồi giáo gọi Tây Ban Nha là Al Andulus). Một lần nữa những cuộc đột kích qua lại giữa người Thiên chúa giáo và Hồi giáo lại tiếp tục và nhờ sự di cư của tín đồ Thiên chúa giáo và Hồi giáo Tây Ba Nha đã có được nhân lực, nền văn minh và thậm chí tiến tới sự thống nhất. Tại thời điểm đó mục tiêu rõ ràng của người Thiên chúa giáo là Tái Chinh Phục (Reconquista).
Triều Almohade
Một lần nữa, một nhà tiên tri Hồi giáo lại xuất hiện trong những khu rừng hẻo lánh. Người đó là Abu Mohammed ibn Tumari, con trai của người thắp đèn ở dãy núi Atlas. Ông bắt đầu thuyết giáo chống lại cuộc sống xa hoa và ngay sau đó đã cải đạo một người có tài năng thiên phú về lãnh đạo quân đội, Abd el Mumin. Abd el Mumin đã xây dựng một đội quân và lãnh đạo phong trào. Đến năm 1149, Abd el Mumin đã lên ngôi quốc vương của Morocco. Ông đã lập ra một triều đại mới, Almohade và khi ông qua đời vào năm 1163, ông là hoàng đế của một lãnh thổ còn lớn hơn cả lãnh thổ của triều đại Almoravids. Có vẻ như lại đi theo dấu xe đổ, một lần nữa, một vị vua taifa lại mời những người cải cách châu Phi đến Tây Ba Nha để cứu những người dân của ông. Họ đã đến, họ quan sát và họ chinh phục Tây Ba Nha. Đến năm 1172 họ kiểm soát tất cả những người Al Andulus, và lệnh đầu tiên của họ là xóa bỏ sự phóng túng của những người đồng đạo.
Những người Almohade không chịu nổi cuộc sống xa hoa này. Họ vẫn giữ thủ đô ở dãy núi Atlas. Nhưng đến năm 1195, Hoàng đế Ya’cub của triều đại Almohade đã tập hợp một đội quân những binh lính Hồi giáo từ khắp châu Phi và Tây Ban Nha để hành quân chống lại Castile, nước lớn nhất và hiếu chiến nhất theo Thiên chúa giáo ở Tây Ban Nha.
Alfonso Người may mắn
alfonso-viii-2.jpg

Alfonso VIII là Vua của Castile từ năm 1158 đến khi qua đời và là Vua của Toledo. Ông được nhớ đến nhiều nhất với vai trò trong côgn cuộc Tái Chinh phục Reconquista và sự sụp đổ của triều Almohad Caliphate
Lúc đó Castile bị cai trị bởi Alfonso VIII, có biệt hiệu là Người may mắn. Sau trận giao chiến đầu tiên của ông với đội quân của Ya ‘cub, ông đã may mắn sống sót. Người Hồi giáo đã đánh tan tác người Thiên chúa giáo và Alfonso phải dàn hòa một cách nhục nhã với Ya’cub. Ông may mắn có thể ký một hiệp ước hoà bình. Một điều may mắn là hoàng đế Almohade già biết ông sắp chết và ông muốn trở lại những ngọn núi yêu quý để yên nghỉ ở đó. Một may mắn khác là kết quả của may mắn lúc đầu khi Alfonso của Castile có thể gả con gái ông cho Alfonso của Aragon. Vua của Aragon đã qua đời lúc sắp xảy ra trận chiến. Ngai vàng được trao cho con ông ta, Pedro II, cháu ngoại của Alfonso Castile. Aragon nằm trên bờ biển Địa Trung Hải, là một nhà nước khá mạnh trong đế quốc Tây Ban Nha và Pedro nổi tiếng là một hiệp sĩ giang hồ. Tiếp tục chiến dịch chống lại cả Castile và Aragon sẽ mất nhiều công sức nhưng Ya’cub già muốn dùng hết sức mình.
Alfonso VIII là Vua của Castile từ năm 1158 đến khi qua đời và là Vua của Toledo. Ông được nhớ đến nhiều nhất với vai trò trong công cuộc Tái Chinh Phục Reconquista và sự sụp đổ của Almohad Caliphate.
Vào thời gian này, một ý tưởng bắt nguồn từ vùng đất Thánh đã đến Tây Ban Nha. Đội quân thầy tu được thành lập ở Outremer, những hiệp sĩ của Thánh John và những hiệp sĩ dòng Đền đã truyền cảm hứng hình thành nên 3 dòng tu Tây Ban Nha: những hiệp sĩ của Calatrava, những hiệp sĩ của Alcantara và những hiệp sĩ của Thánh James. Giống như quân thập tự, những thầy tu Tây Ba Nha này là những người lính can đảm, có tính kỷ luật và rất chuyên nghiệp. Tây Ban Nha chưa có một lực lượng quân đội có tính kỷ luật kể từ khi quân đoàn nô lệ, mameluks được những vua Hồi duy trì, bị giải tán.
Cuối cùng Ya’cub mất vào năm 1199. Con trai ông, Mohammed al Nazir, không bao giờ thích hòa bình với những tín đồ Thiên chúa giáo và ông ta lo sợ rằng Castile đang phát triển mạnh hơn. Về phần mình, Alfonso đã sẵn sàng để thách thức tín đồ Hồi giáo một lần nữa. Ông ta tuyên bố bãi bỏ hiệp ước và Mohammed al Nazir tuyên bố một cuộc thánh chiến. Người Thiên chúa giáo Tây Ba Nha chống lại với một cuộc thánh chiến của họ. Tổng giám mục của Toledo đã thuyết phục Giáo hoàng tuyên bố một cuộc thập tự chinh chống lại tín đồ Hồi giáo ở Tây Ban Nha. Cả hai bên bắt đầu điên cuồng tuyển quân
Vào thời điểm đó, thế giới của người Hồi giáo tương đối hoà bình. Mohammed al Nazir có thể tuyển những người lính thất nghiệp ở tận phía đông xa xôi như Ba Tư và Turkestan và ở tít phía nam như Nubia, phía trên sông Nile. Những tay sai của Alfonso đi đến những triều đình châu Âu và chọn trong một đám những hiệp sĩ và những người được vũ trang.
Chiếm phần lớn trong cả hai đội quân là kỵ binh. Sức mạnh chủ yếu của đội quân Thiên chúa giáo luôn luôn là những kỵ binh hạng nặng – những kỵ binh mặc áo giáp được trang bị giáo và gươm. Quân chủ lực của người Hồi giáo là những kỵ binh hạng nhẹ – những cung thủ và lính đánh giáo ít mặc áo giáp như kẻ thù nhưng họ linh hoạt hơn.
Sancho Cắt Dây Xích
Kế hoạch của Al Nazir là nhử kẻ thù ra xa căn cứ của họ và đương đầu với họ với một vị trí vững chắc mà họ không thể vượt qua. Ngay sau đó, nguồn tiếp tế của họ sẽ hết. Thời trung cổ, ngành hậu cần không phát triển. Do đó kẻ thù của Nazir sẽ phải rút lui nghĩa là họ phải phân tán, việc đó sẽ khiến họ trở thành một con mồi dễ dàng cho những kỵ binh nhanh nhẹn của ông.
Ông củng cố những hẻm núi của dãy Sierra Morena, cách không xa phía bắc sông Guadalquivir và Cordova rồi ông chờ đợi. Khi những đồng minh của Alfonso, cháu ngoại ông, vua Pedro của Aragon và vua Sancho Người hùng của Navarre thấy tình hình họ khuyên Alfonso rút lui nhưng Alfonso muốn tiếp tục.
Sau đó một linh mục xuất hiện và chỉ cho những tín đồ Thiên chúa giáo một con đường không được bảo vệ xung quanh những hẻm núi. Những hiệp sĩ đi qua con đường và bất ngờ xuất hiện phía trên cao đội quân tín đồ Hồi giáo. Đội quân chủ lực của Al Nazir đóng ở một thung lũng nhỏ giữa những ngọn đồi, một đặc điểm về địa lý trong tiếng Tây Ban Nha gọi là “navas”.
Kế hoạch của Mohammed al Nazir nhử đội quân Thiên chúa giáo cách xa khỏi căn cứ của họ là một chiến lược thông minh khi đứng trước các hẻm núi được củng cố nhưng giữ phần lớn lực lượng trên các navas không phải là ý hay. Các thung lũng nhỏ không đủ chỗ cho kỵ binh hạng nhẹ của ông chiến đấu hiệu quả. Mặc dù vậy các navas là mặt đất hoàn hảo cho những cuộc tấn công mạnh và những cuộc hỗn chiến đánh giáp lá cà, đây là những chiến thuật hiệu quả nhất của người Thiên chúa giáo. Dù vậy, đội quân Hồi giáo lớn đến mức tín đồ Thiên chúa giáo phải dành hai ngày để cầu nguyện trước khi họ di chuyển
Đội quân Hồi giáo rất đông. Ở trung tâm đội quân là Mohammed al Nazir. Hoàng đế đứng dưới một cái lọng lớn được dùng như một cái cờ và đứng ở đằng sau một hàng rào làm bằng những khúc gỗ buộc vào nhau với một dây xích. Một tay ông cầm một thanh gươm, một tay cầm quyển kinh Koran. Xung quanh ông là một đội cận vệ gồm những người lính giỏi nhất. Al Nazir , không phải là Alexander Đại đế, cưỡi ngựa đi đầu đội kỵ binh. Mặt khác, ông đang ở trong hàng ngũ tiền tuyến – vị trí mà không một nguyên thủ hay tổng tư lệnh nào trong thời hiện đại đứng ở đó.
Chiến đấu ác liệt
battledetolosafought1.jpg

Theo chiến thuật thông thường đội quân Thiên chúa giáo được chia làm ba phần. Alfonso chỉ huy khu trung tâm, Pedro của Aragon lãnh đạo cánh trái, Sancho Người hùng chỉ huy cánh phải. Những tín đồ Thiên chúa giáo tấn công. Đó là chiến thuật của họ: tấn công đánh giáp lá cà một cách quyết liệt. Tuy nhiên quân Hồi giáo quá đông. Đó là đội quân Hồi giáo lớn nhất từng được thấy ở châu Âu trong nhiều thế kỷ. Vì vậy, các cánh quân do Pedro và Sancho chỉ huy đã dần dần đẩy người Hồi giáo vào trong những ngọn đồi nhiều đá, cây cối rậm rạp ở đằng sau họ, ở đó họ sẽ mất đi tính lưu động. Tuy nhiên, ở khu trung tâm tín đồ Hồi giáo chiến đấu dưới sự chỉ huy của hoàng đế, đã đẩy lùi người Thiên chúa giáo. Những hiệp sĩ của Calatrava gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.
Alfonso hét lên với tổng giám mục của Toledo trong khi anh vội vàng tiến lên phía trước: “Tổng giám mục, ở đây chúng ta sẽ phải chết!”.
Vị giáo sĩ trả lời: “Không thưa bệ hạ, chính là ở đây, nơi chúng ta sẽ sống và chiến thắng”. Ông chỉ ra rằng những kỵ binh Hồi giáo đã bị chặn lại bởi bộ binh đánh giáo của Alfonso và những hiệp sĩ của Thánh James đang tấn công dữ dội vào bên sườn của họ.
Cờ hiệu của Alfonso, theo sau nhà vua tiếp tục dồn lên. Những người Hồi giáo dần dần lùi lại. Tuy nhiên, Sancho Người hùng mới là người tới chỗ hàng rào đầu tiên chứ không phải Alfonso. Sancho đã cho thấy vì sao anh được gọi là Người hùng. Anh chém đứt dây xích bào vệ và lao vào đám cận vệ của Al Nazir. Cái lọng lộng lẫy che nắng cho hoàng đế Hồi giáo đã bị đổ.
Những người Ba Tư chơi cờ vua thường nói đó là “Shah mat”, nguồn gốc của từ “nước cờ chiếu tướng” của chúng ta. “Vua chết” có nghĩa là trò chơi kết thúc. Ở Navas Toloso, trò chơi đã kết thúc. Đội quân Hồi giáo hoảng sợ và cố gắng chạy trốn. Hầu hết bọn họ không đi được xa. Cuộc tàn sát thật khủng khiếp. Nó gần như đã tiêu diệt toàn bộ binh lính quý tộc của không chỉ tín đồ Hồi giáo Tây Ban Nha mà cả Bắc Phi. Thất bại này gây thiệt hại cho cả Ai Cập và Arabia và nó ảnh hưởng đến tận Trung Á.
Hậu quả: Ảnh hưởng với Châu Mỹ
Kết quả của cuộc chiến khủng khiếp là: Đội quân Thiên chúa giáo chiếm vài thị trấn và lâu đài rồi trở về nhà. Pedro của Aragon bị giết trong trận chiến vào năm sau. Alfonso của Castile mất một năm sau đó và tín đồ Thiên chúa giáo Tây Ban Nha trở lại với những xung đột bên trong nó.
Mối đe dọa của tín đồ Hồi giáo với người Thiên chúa giáo đã kết thúc. Ngay lập tức, đế quốc Almohade ở cả Tây Ban Nha và châu Phi bắt đầu suy yếu. Nó đã sụp đổ sau trận chiến này 50 năm. Những nhà nước Hồi giáo phải cống nạp cho những vị vua theo Thiên chúa giáo. Điều quan trọng nhất là tín đồ Thiên chúa giáo đã nắm giữ cao nguyên trung tâm của Tây Ban Nha, bao gồm thượng nguồn của tất cả những dòng sông và những điểm giao nhau của tất cả những con đường ở Tây Ban Nha. Địa lý luôn là lực cản chống lại sự tập quyền trung ương ở Tây Ban Nha. Chướng ngại đó bây giờ đã bị xóa bỏ.
Những nhà nước Hồi giáo dần dần bị xóa sạch cho đến khi chỉ còn duy nhất nhà nước Grenada, ở xa tít phía nam Tây Ba Nha. Chưa đến 3 thế kỷ sau trận chiến trên Navas của Toloso, Isabella của Castile đã thành hôn với Ferdinand của Aragon và Tây Ba Nha gần như đã được thống nhất.
Ferdinand và Isabella xâm chiếm Grenada và đuổi vị vua Hồi giáo cuối cùng ra khỏi Tây Ban Nha vào năm 1492. Sau đó, người Tây Ba Nha tìm kiếm những thế giới mới để chinh phục. Và họ đã tìm thấy Thế Giới Mới khi qua vượt Đại Tây Dương
—————–
[1] Nguyên gốc: Basques là tộc người Baxcơ (ở miền Tây Pirênê, Đông bắc Tây Ban Nha, Tây Nam Pháp).
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Một bài nghiên cứu rất chi tiết về trận Navas da Tolosa - trận đánh bước ngoặt trong lịch sử châu Âu thời trung đại. Trước khi có trận đánh này, người Hồi giáo bành trướng mạnh vào thế kỷ 7 - 8 dưới thời các khalip của nhà Muhammad, nhà Umayyad và nhà Abassid. Nhưng một điểm chung của các nhà nước Hồi giáo là tính tập quyền cao, nhất nhất theo tôn giáo chính là đạo Hồi (Islam giáo). Điểm yếu của các chính quyền này là luật nhà nước không rõ ràng (thánh kinh Koran dài tới hơn 1.000 câu, nội dung phong phú lắm, nhưng cách thực hiện nội dung của mỗi người lại khác nhau nên mâu thuẫn, tan rã quốc gia). Đế quốc Abassid tan rã sau khi vua Haroun, Mustasim qua đời ít lâu vào thế kỉ 9, Chiến tranh nông dân ở giữa thế kỷ 9 thúc đẩy đế quốc nhanh chóng rã ra thành nhiều Khalipate.

Mặc dù nội bộ chính quyền lục đục, vua vẫn đem quân xâm lược và mở rộng lãnh thổ theo trụ cột thứ sáu của Hồi giáo: Jihad (thánh chiến), đánh bại quân Ba Tư vào thế kỉ 7, xâm nhập châu Âu (bị quân Frank của Charles Martel đánh bại vào 732, nhưng chiếm được bán đảo Iberic và lập Hồi quốc Cordoba) và châu Phi (nước Almohad ở nơi mà này là Algérie, nước Ai Cập, Hồi quốc Mali, Hồi quốc Gạo, Hồi quốc Salomon...). Các nước này có kinh tế phát triển mạnh, triều đình giàu có

Các nước châu Âu thì lúc này, Thiên Chúa giáo phát triển mạnh nên có âm mưu đánh Hồi giáo có lẽ là mở rộng lãnh thổ và truyền bá tôn giáo mới cho nhân dân sở tại. Nước Tây Ban Nha khi đó có nhiều công quốc, lớn nhất là công quốc Navarra, công quốc Aragon, công quốc Castille nằm kế bên Hồi quốc Cordoba...nhiều lần xung đột với Hồi quốc này hơn 700 năm trời. Các công quốc Tây Ban Nha (về sau có cả Bồ Đào Nha, do Alfonso thành lập năm 1143 với thủ đô Lisbon) cùng tham gia đấu tranh quyết liệt chống Khalip Cordoba để giành lại bán đảo mà họ gọi là Al - Aldalusia. Cuộc đấu tranh này - họ gọi là Reconquista (tái chinh phục) kéo dài với nhiều trận đánh mang tính quyết định: Sự hình thành Vương quốc Asturias dưới trướng Pelagius và Trận Covadonga năm 722 là những sự kiện chính. Charlemagne (768–814) tái chiếm phía tây Pyrenees và Septimania và thành lập Marca Hispánica để bảo vệ biên giới giữa Francia và những người Hồi giáo. Đến thế kỷ XI, một hiệp sĩ người Tây Ban Nha nổi tiếng là El Cid đã nhiều lần đánh bại quân Moor (tức quân Hồi giáo).
Đến đầu thế kỷ XIII, vua Alfonso VII của vương quốc Castille đã liên kết với Navarra, Aragon và cả Bồ Đào Nha đánh một trận quyết định với quân Almohad do Khalip Nasir lãnh đạo vào năm 1212. Kết quả, quân Almohad bị thua trận và Khalip Almohad trở thành chư hầu của vua Castille. Almohad từ đó suy yếu dần.

Công cuộc Reconquista kéo dài đến năm 1492, khi Hồi quốc Granada bị đánh bại bởi quân của công quốc Castille và Aragon thì chấm dứt. Trước đó vào năm 1249, vua Bồ Đào Nha là Afonso III cũng đánh tan tành quân Hồi tại Faro (Algrave)
 
Last edited:
Top Bottom