Tâm sự Giọng tại sao lại khác thế?

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
Bình thường chúng ta đã quá quen thuộc với giọng nói của mình, cho đến một ngày bạn thu âm lại giọng mình và bật lên nghe, bạn thấy nó khác hoàn toàn, cứ như thể đó là giọng của một người nào khác. Vì sao lại có hiện tượng này?
Nguyên nhân là bởi khi chúng ta nghe giọng của mình được ghi âm lại, sóng âm từ loa phát sẽ di chuyển trong không khí một quãng đường rồi mới lọt vào tai chúng ta. Do đó chúng ta sẽ nghe thấy giọng nói của mình giống y như người khác nghe giọng của chúng ta khi chúng ta nói chuyện.
Giọng của bạn qua ghi âm cũng là giọng mà người khác nghe được từ bạn.
Nhưng khi chúng ta đang nói, âm thanh mà bạn nghe thấy trong đầu mình lại hoàn toàn khác, nguyên nhân là bởi sóng âm truyền vào tai bạn theo hai đường: bên trong và bên ngoài.
Đầu tiên, âm thanh truyền đến tai bạn xuất phát từ miệng, đây cũng là âm thanh mà người khác nghe được khi nói chuyện với bạn. Đồng thời cùng lúc đó, những rung động của dây thanh âm sẽ truyền lên đầu bạn. Lúc này, các xương trong hộp sọ sẽ tự động khuếch đại những rung động vốn ở tầng số thấp hơn rất nhiều này. Đó cũng là lí do vì sao khi nghe giọng mình nói, chúng ta thấy nó có âm lượng nhỏ hơn so với thực tế.
Giọng nói mà bạn nghe từ chính miệng bạn khác với nghe từ ghi âm vì nó có tác động từ hộp sọ.
nhưng ghe ghi âm nó cứ ghê ghê k bt, tại soa?
 

ohyeah97

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng mười 2014
2,199
2,927
578
Hà Nội
Trường học con cá :V
nhưng ghe ghi âm nó cứ ghê ghê k bt, tại soa?
có thể 1 phần là do bạn gượng nữa,nếu bạn đang cố ghi âm hát,nói tiếng anh thì bạn sẽ thấy giọng bạn có thể yểu điệu hơn (giống con gái ý),nhỏ hơn,...
nếu bạn bị quay(hoặc ghi âm) lén bạn sẽ cảm thấy giọng bạn khác hẳn so với khi bạn chủ động ghi âm
để giọng bạn nghe giống như khi bạn nghe thấy hàng ngày thì bạn có thể đeo tai nghe vào và mở nhạc to lên,sau đó ghi âm và nói theo lời được viết sẵn ra 1 tờ giấy,dần dần bạn quen rồi thì sẽ không cần mở nhạc nữa
 
  • Like
Reactions: Mart Hugon

Răng Khểnh

Luôn luôn lắng nghe
Cố vấn chuyên môn
16 Tháng mười một 2018
102
296
36
Chị @Răng Khểnh ,anh @Tóc Xoăn cho em hỏi tại sao giọng ngoài đời và trong ghi âm lại khác nhau thế ạ?
Chị nghĩ giọng mình khi vào các thiết bị cũng sẽ khác thôi, chẳng thế mà giọng ca sĩ khi hát trong phòng thu với khi hát live ngoài đời cũng khác nhau đến vậy.
Một điểm khác cũng có thể là do cách thể hiện của mình khi thu âm cũng sẽ khác so với khi nói chuyện bình thường thoải mái đó em
 

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,603
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
Chị nghĩ giọng mình khi vào các thiết bị cũng sẽ khác thôi, chẳng thế mà giọng ca sĩ khi hát trong phòng thu với khi hát live ngoài đời cũng khác nhau đến vậy.
Một điểm khác cũng có thể là do cách thể hiện của mình khi thu âm cũng sẽ khác so với khi nói chuyện bình thường thoải mái đó em
Ủa chị ơi e cũng tò mà về việc này lắm á
Đợt trước thu âm giọng hát trên điên thoại lúc hát nghe nó rất bình thường xog quay lại nghe nó"tởm" lắm luôn.... gọi điên thoại cho con bạn em ngày nào cx gặp nó mà suýt nhầm tưởng mình gọi ho người lạ... lạ lắm luôn í ạ????
 
Last edited by a moderator:

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,241
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Ủa cj ơi e cx tò mà về việc này lắm á
Đợt trc thu âm giọng hát trên đt lúc hát nghe nó rất bình thường xog quay lại nghe nó"tởm" lắm luôn.... gọi đt cho con bạn e ngày nào cx gặp nó mà suýt nhầm tưởng mình gọi ho người lạ... lạ lắm luôn í ạ????
Umk :) Đôi khi t cũng bị như vậy :)
Nhưng hát nhỏ lại thì sẽ giống giọng ngoài đời hơn ^^
 
  • Like
Reactions: hoa du

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,603
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
Umk :) Đôi khi t cũng bị như vậy :)
Nhưng hát nhỏ lại thì sẽ giống giọng ngoài đời hơn ^^
Thiệt hả m??? Hôm nào t thử coi....
P/s: Đã thử rất nhiều lần cơ mà dù quay video dù thu âm dù call j j đó giọng t nó vẫn khác hẳn vs ngoài đời... lạ lắm í
 
  • Like
Reactions: Tống Huy

idontwannabeyouanymore

Học sinh
Thành viên
20 Tháng tư 2019
24
11
21
19
Nghệ An
Trường THCS Thị trấn Mường Xén
Trước hết, bạn phải biết cách chúng ta tạo ra giọng hát của mình. Nó đến từ một bộ phận của đường hô hấp trên, gọi là thanh quản. Thanh quản sẽ có dây thanh, thực chất là những mô hình nếp gấp. Khi có một luồng không khí đi qua, dây thanh sẽ rung động. Những rung động này tạo ra âm thanh ở ngay sau cổ họng bạn. Dây thanh đóng mở, biến đổi dày mỏng, căng chùng. Cùng với đó là cấu hình đường ra của âm thanh bao gồm vòm họng, nơi đặt lưỡi, cử động môi... sẽ tạo ra nhiều âm thanh khác nhau.

Vậy bạn nghe thấy giọng nói của mình như thế nào? Khi bạn kích hoạt thanh quản, nó cũng gây rung xương sọ và bạn có thể cảm nhận được những âm thanh đó. Những âm thanh truyền qua xương và mô bị giảm tần số. Về cơ bản, bạn như có thêm những âm trầm”. Kết quả là tiếng hát mà bạn tự nghe được trong đầu, nó có phần êm ái và dễ chịu hơn.

Lẽ dĩ nhiên, một chiếc micro hay máy ghi âm không thể thu được những rung động của xương sọ và các mô bên trong đầu. Nó chỉ chuyển được những âm thanh phát ra từ miệng bạn thành tín hiệu điện. Những tín hiệu này được tái tạo và khuyếch đại lại để phát ra loa. Kết quả là những âm trầm không xuất hiện, bạn sẽ nghe thấy giọng nói của mình đôi khi là thanh, cao hơn và thậm chí như người ngoài hành tinh.
 
Top Bottom