Sử 9 Các tổ chức cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930)
a. Sự thành lập.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trào lưu dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng vào Việt Nam, đặc biệt
là chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tác động đến một bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt
Nam.
+ Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo
khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
b, Tôn chỉ mục đích:
– Khi mới thành lập, đảng chưa có cương lĩnh rõ ràng mà chỉ nêu chung chung là “trước làm dân tộc cách
mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Năm 1928, đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân
chủ”. Mục đích của Đảng là đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ
trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức , do không có cương lĩnh rõ ràng nên VNQDD không phát triển được cơ sở sâu rộng trong quần chúng nhân dân
– Bản chương trình hành động của Đảng (1929) nêu nguyên tắc tư tưởng là “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”,
chương trình gồm 4 thời kỳ, thời kỳ cuối cùng là bất hợp tác với Chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn;
cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Việt Nam quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”.
– Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào ở
nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
– Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, lỏng lẻo, địa bàn hoạt động chỉ bó hẹp trong một số tỉnh ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ và Nam kỳ không đáng kể.
c . Hoạt động
+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội. Thực dân Pháp
tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề. Trước tình thế đó, những cán
bộ lãnh đạo quyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
- Tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930)
+ Diễn biến: Khởi nghĩa bùng nổ đêm 9-2-1930, đầu tiên ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình,...Nghĩa quân đã chiếm được vài huyện lị nhỏ, giết và làm bị thương một số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp. Nhưng ngay hôm sau, Pháp phản công và dập tắt khởi nghĩa trong biển máu.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân đảng, chấm dứt
vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
c. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
– Nguyên nhân thất bại
+ Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh
đạo cách mạng.
+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất mới mẻ, nhưng không đủ khả năng giúp
nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam còn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng
khoa học.
+ Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam quốc dân đảng, rất lỏng lẻo, thiếu
cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.
+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương.
So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.
– Ý nghĩa lịch sử
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
+ Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho những phong trào đấu tranh mới về sau.
+ Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng tư sản là không thành công.
+ Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường mới, tiếp thu lý luận giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào yêu nước trở thành một trong những điều kiện dẫn
đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Đánh giá chung:
- Các phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng, đều lần lượt đi đến thất bại vì:
+ Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam rất non yếu về kinh tế, què quặt về chính trị.
+ Thiếu cơ sở vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân.
+ Tổ chức kém, không khoa học, hàng ngũ phức tạp, thường bị bọn tay sai của Pháp trà trộn vào phá hoại.
+ Phong trào không đủ sức chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển.
- Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản bắt nguồn sâu xa từ cơ sở kinh tế và giai cấp của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng mang tính cải lương, bồng bột và nhất thời, dễ thỏa hiệp nên ngày càng xa rời quần chúng.
+ Hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản tuy mạnh mẽ, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn (thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chống Pháp), được quần chúng ủng hộ nhưng cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi do thiếu đường lối chính trị đúng đắn nên không tập hợp được đông đảo nhân dân, không đủ sức chống lại sự đàn áp của thực dân Pháp để giành độc lập.
- Phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thể hiện tính chất non yếu, không vững chắc nên không thể đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Tóm lại: Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng Việt Nam ở vào thời kì khủng hoảng giai cấp lãnh đạo. Sự khủng hoảng giai cấp lãnh đạo thể hiện qua việc các chính đảng tư sản và tiểu tư sản đều không đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, tiêu biểu là:
+ Không nhận rõ kẻ thù là đế quốc và phong kiến.
+ Không thấy được lực lượng cơ bản của cách mạng là công - nông.
+ Không có phương pháp cách mạng đúng đắn và những biện pháp tổ chức khoa học.
+ Không nhận thức được xu thế phát triển của thời đại mới.
- Vì vậy, chỉ có giai cấp công nhân Việt Nam, với những phẩm chất tốt đẹp cùng những đặc điểm riêng biệt độc đáo (bài 12), mới thực sự là người đại biểu đầy đủ và trọn vẹn nhất cho lợi ích của toàn thể dân tộc, mới là giai cấp có khả năng lãnh đạo và đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Nhưng để trở thành người lãnh đạo cách mạng, giai cấp công nhân phải tự tổ chức thành chính đảng cách mạng.
3, Tân Việt cách mạng đảng (TVCMĐ) :
– Sự thành lập: Hội phục Việt (7/1925) của một số tù chính trị và một số sinh viên cao đẳng Hà Nội. Sau nhiều lần đổi
tên => 14/7/1928 quyết định lấy tên Tân Việt Cách mạng đảng.
– Tổ chức: TVCMĐ tập hợp những trí thức nhỏ và TN tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung kì.
– Chủ trương: “đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng bác ái”. Tân Việt sớm chịu ảnh hưởng của HVNCMTN =>
một bộ phận đảng viên tiên tiến đã chuyển sang hội VNCMTN.
– Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân và các tầng lớp nhân dân Trung kì.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930)
a. Sự thành lập.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trào lưu dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng vào Việt Nam, đặc biệt
là chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tác động đến một bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt
Nam.
+ Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo
khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
b, Tôn chỉ mục đích:
– Khi mới thành lập, đảng chưa có cương lĩnh rõ ràng mà chỉ nêu chung chung là “trước làm dân tộc cách
mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Năm 1928, đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân
chủ”. Mục đích của Đảng là đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ
trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức , do không có cương lĩnh rõ ràng nên VNQDD không phát triển được cơ sở sâu rộng trong quần chúng nhân dân
– Bản chương trình hành động của Đảng (1929) nêu nguyên tắc tư tưởng là “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”,
chương trình gồm 4 thời kỳ, thời kỳ cuối cùng là bất hợp tác với Chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn;
cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Việt Nam quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”.
– Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào ở
nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
– Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, lỏng lẻo, địa bàn hoạt động chỉ bó hẹp trong một số tỉnh ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ và Nam kỳ không đáng kể.
c . Hoạt động
+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội. Thực dân Pháp
tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề. Trước tình thế đó, những cán
bộ lãnh đạo quyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
- Tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930)
+ Diễn biến: Khởi nghĩa bùng nổ đêm 9-2-1930, đầu tiên ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình,...Nghĩa quân đã chiếm được vài huyện lị nhỏ, giết và làm bị thương một số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp. Nhưng ngay hôm sau, Pháp phản công và dập tắt khởi nghĩa trong biển máu.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân đảng, chấm dứt
vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
c. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
– Nguyên nhân thất bại
+ Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh
đạo cách mạng.
+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất mới mẻ, nhưng không đủ khả năng giúp
nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam còn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng
khoa học.
+ Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam quốc dân đảng, rất lỏng lẻo, thiếu
cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.
+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương.
So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.
– Ý nghĩa lịch sử
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
+ Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho những phong trào đấu tranh mới về sau.
+ Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng tư sản là không thành công.
+ Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường mới, tiếp thu lý luận giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào yêu nước trở thành một trong những điều kiện dẫn
đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Đánh giá chung:
- Các phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng, đều lần lượt đi đến thất bại vì:
+ Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam rất non yếu về kinh tế, què quặt về chính trị.
+ Thiếu cơ sở vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân.
+ Tổ chức kém, không khoa học, hàng ngũ phức tạp, thường bị bọn tay sai của Pháp trà trộn vào phá hoại.
+ Phong trào không đủ sức chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển.
- Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản bắt nguồn sâu xa từ cơ sở kinh tế và giai cấp của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng mang tính cải lương, bồng bột và nhất thời, dễ thỏa hiệp nên ngày càng xa rời quần chúng.
+ Hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản tuy mạnh mẽ, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn (thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chống Pháp), được quần chúng ủng hộ nhưng cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi do thiếu đường lối chính trị đúng đắn nên không tập hợp được đông đảo nhân dân, không đủ sức chống lại sự đàn áp của thực dân Pháp để giành độc lập.
- Phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thể hiện tính chất non yếu, không vững chắc nên không thể đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Tóm lại: Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng Việt Nam ở vào thời kì khủng hoảng giai cấp lãnh đạo. Sự khủng hoảng giai cấp lãnh đạo thể hiện qua việc các chính đảng tư sản và tiểu tư sản đều không đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, tiêu biểu là:
+ Không nhận rõ kẻ thù là đế quốc và phong kiến.
+ Không thấy được lực lượng cơ bản của cách mạng là công - nông.
+ Không có phương pháp cách mạng đúng đắn và những biện pháp tổ chức khoa học.
+ Không nhận thức được xu thế phát triển của thời đại mới.
- Vì vậy, chỉ có giai cấp công nhân Việt Nam, với những phẩm chất tốt đẹp cùng những đặc điểm riêng biệt độc đáo (bài 12), mới thực sự là người đại biểu đầy đủ và trọn vẹn nhất cho lợi ích của toàn thể dân tộc, mới là giai cấp có khả năng lãnh đạo và đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Nhưng để trở thành người lãnh đạo cách mạng, giai cấp công nhân phải tự tổ chức thành chính đảng cách mạng.
3, Tân Việt cách mạng đảng (TVCMĐ) :
– Sự thành lập: Hội phục Việt (7/1925) của một số tù chính trị và một số sinh viên cao đẳng Hà Nội. Sau nhiều lần đổi
tên => 14/7/1928 quyết định lấy tên Tân Việt Cách mạng đảng.
– Tổ chức: TVCMĐ tập hợp những trí thức nhỏ và TN tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung kì.
– Chủ trương: “đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng bác ái”. Tân Việt sớm chịu ảnh hưởng của HVNCMTN =>
một bộ phận đảng viên tiên tiến đã chuyển sang hội VNCMTN.
– Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân và các tầng lớp nhân dân Trung kì.
Cả ba tổ chức này ra đời đều đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam; chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lên nin đã thu hút đông đảo những người cách mạng Việt Nam; và đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhưng ba tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh dành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ
 
  • Like
Reactions: VânHà.D
Top Bottom