Văn 8 Chương Trình Tiếng Việt Quan Trọng

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a. Trợ từ là gì?
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành.
b. Ví dụ:
+ Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm
(Tục ngữ)
+ Ngay cả Hùng cũng nghỉ học ư?
+ Đúng là tụi giặc đuổi theo rồi
(Hồ Phương)
+ Nó mua những năm quyển sách.
c. Các loại trợ từ
- Trợ từ để nhấn mạnh: những, cái, thì, mà, là, …
Ví dụ:
+ Bây giờ thì tôi quay lại phía biển
(Nguyễn Thị Kim Cúc)
+ Bà đồ Uẩn đặt lên chiến một mâm đầy những thịt cá..
(Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn)
- Trợ từ biểu thị thái độ, sự đánh giá sự việc, sự vật: có, chính, ngay, đích, …
Ví dụ:
+ Đích thị hôm qua bạn đi xem
+ Chính là qua anh cán bộ huyện (…) Nam Tiến biết được tôi hiện nay ở đâu.
(Bùi Hiển)
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
a. Thán từ là gì?
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
b. Ví dụ:
+ Ơ kìa, cô bé nói hay sao!
Nhà của tôi ai lại hỏi chào?
(Tố Hữu)
+ Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ!
(Hồ Xuân Hương)
+ Bác ơi, tim Bác mênh mông thế!
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Tố Hữu)
c. Đặc điểm
- Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, trực tiếp của người nói trước một sự việc nào đó.
Ví dụ:
+ Ái chà, dân công chạy khoẻ nhỉ?
(Nguyễn Đình Thi)
- Thán từ có thể làm thành phần biệt lập trong câu hoặc tách thành câu độc lập.
Ví dụ:
+ Chao ôi, bức tranh thật đẹp!
(Thành phần biệt lập)
+ Ô hay! Sao lại viết thang thế này? (Trần Đăng)
(Câu đặc biệt)
d. Các loại thán từ
- Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm: ôi, ối, chà, eo ơi, hỡi, hỡi ai, trời ơi, khổ quá, chao ôi, …
Ví dụ:
+ Hỡi ơi lão Hạc (Nam Cao)
+ ối, đau quá!
+Khốnnạn! (Ngô Tất Tố)
- Thán từ dùng để gọi đáp: hỡi, ơi, ê, vâng, …
Ví dụ:
+ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ
(Ngô Tất Tố)
+ Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo cơm một hạt, đắng cay muôn phần
(Ca dao)
 
  • Like
Reactions: jehinguyen

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Tình thái từ
a)Khái niệm: được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tăng sắc thái biểu cảm

b)Chức năng:
- Cấu tạo câu
- Tạo sắc thái biểu cảm

c)Loại
-Tình thái từ cấu tạo câu nghi vấn: à, hả, chăng, ...
Vd: Cậu chưa tới hả?

- Tình thái từ cấu tạo câu cầu khiến: hãy, nào, đi,...
Vd: Đừng hút thuốc!

- Tình thái từ cấu tạo câu cảm thán: ôi, sao, than ôi,...
Vd: Ôi, bông hoa này mới đẹp làm sao!
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Từ ngữ địa phương
- Là những từ ngữ được sử dụng ở khu vực một địa phương nào đó >< từ ngữ toàn dân
- Tránh lạm dụng, gây khó hiểu cho người vùng khác
Vd: TN toàn dân: ngô >< TN địa phương: bắp, bẹ,...

Biệt ngữ xã hội
- Là những từ ngữ được sử dụng trong 1 tầng lớp, chỉ giai cấp xã hội,...
Vd: nông dân, địa chủ, công an, chém gió, trúng tủ, trứng ngỗng,...
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Nói quá
a)Khái niệm: nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc.

b)Tác dụng: Mục đích chính của nói quá là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Vd: - Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Bị trượt, nó chạy nhanh như tên bắn,...
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Nói giảm nói tránh
khái niệm nói giảm nói tránh

Biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe.
Biện pháp này dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày của con người.
Cách sử dụng

Khi giao tiếp, thay vì sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng của tính chất sự vật, sự việc người nói dùng những từ đồng nghĩa làm giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa.
Hoặc có thể dùng phủ định đi các từ tích cực.
Ví dụ nói giảm nói tránh

– Người ta phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường vụ án mạng.Sử dụng nói giảm nói giảm nói tránh: Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.
=> Việc thay thế “xác chết” bằng “tử thi” sử dụng từ đồng nghĩa giảm đi sự ghê sợ với người nghe, người đọc.
– Chiến sỹ đó bị chết khi làm nhiệm vụ. Thay thế bằng: Chiến sỹ đó hi sinh khi làm nhiệm vụ
=> Thay thế bằng từ đồng nghĩa, tăng thêm sự trang trọng.
– Chị ấy thật xấu. Thay thế bằng chị ấy không được đẹp cho lắm.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh phủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ của vấn đề đang nói đến.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu ghép
Khái niệm:
là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau. – Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
Ngăn cách bởi dấu, quan hệ từ, cặp quan hệ từ.

Ví dụ: Trời đang đổ mưa, đúng lúc mẹ về nhà

Chủ ngữ 1: Trời
Vị ngữ 1: đang đổ mưa
Chủ ngữ: 2 mẹ
Vị ngữ 2: về nhà

Được ngăn cách bởi dấu phẩy ","

cau-ghep-tiep-theo.PNG
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu nghi vấn
Dấu hiệu: à, hả, ư, sao, chăng... và cuối câu là chấm hỏi.
Chức năng
+Hỏi: Vd: Đi chưa?
+Cầu khiến: Xem giúp tôi mấy giờ?
+Đe dọa: Mày dám cãi tao à?
+Khẳng định: Tôi có trốn ông bao giờ?
+Phủ định: Tôi làm thế bao giờ?
+Bộc lộ cảm xúc: Bông hoa ấy đẹp nhỉ?
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu cầu khiến
Dấu hiệu: hãy, chớ, đừng, ... và dấu chấm than hoặc dấu chấm cuối câu
Chức năng:
Đề nghị: Ở đây không được hút thuốc.
Ra lệnh: Cấm đi xe khi đã có men rượu trong người
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu cảm thán
Dấu hiệu: sao, vậy, thế,... chấm than cuối câu
Dùng để bộc lộ cảm xúc
Vd: Trăng hôm nay mới đẹp làm sao!
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu phủ định
Dấu hiệu: không, không có, làm gì có, không thể nào,...
Chức năng:
Miêu tả: Mai tôi không đi học
Bác bỏ: Làm gì có, hôm qua nó nghỉ mà.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu trần thuật: Không mang cấu trúc những câu còn lại
Dùng:
+Kể: Hôm qua tôi ngủ muộn
+ Tả: Những chú bò đang gặm cỏ
+Thông báo: Mai mẹ không có nhà
+Nhận định: Dân tộc Việt Nam anh hùng!
+Trình bày: Diệp lục có trong lá cây, tạo màu xanh cho lá.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Hành động nói
a)Khái niệm: hành động nói là các hành động thực hiện bằng lời nói thể hiện mục đích nhất định.
Mỗi hành động nói để có mục đích riêng, dựa vào đó có thể phân ra có nhiều kiểu hành động nói khác nhau

b)Các kiểu HĐN:
+ Hành động hỏi.
+ Hành động điều khiển.
+ Hành động hứa hẹn.
+ Hành động trình bày (kể, miêu tả, báo tin…)
+ Hành động bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận dữ…)
Các kiểu câu có thể nhận ra bằng hình thức cấu tạo như dấu câu, từ ngữ đặc trưng, chức năng của các kiểu câu.

c)Ví dụ:
– Bạn đã khỏe hẳn chưa ? => hành động hỏi
– Mình vẫn còn ốm, còn ê ẩm và đau đầu lắm => hành động trình bày.
– Bạn ngồi lại bên kia đi, không khéo bị lây thì khổ => hành động điều khiển
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
Ví dụ: + Huy (đứa bạn cùng lớp) đến nhà, rủ nó đi chơi.
+ Tiếng trống của Phìa (lý trưởng) thúc gọi thuế vẫn rền rĩ.
(Tô Hoài)
+ … Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
(Giang Nam)
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Dấu hai chấm dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn đối thoại.
+ Khi báo trước lời dẫn trực tiếp, ta dùng với dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chủ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
+ Khi báo trước một lời đối thoại, ta thường dùng dấu hai chám với dấu gạch ngang.
Ví dụ: Em ngẩng đầu nhìn tôi đáp:
- Em không sao cả
(L. Pantêlêep)
Thấy lão vẫn nài nỉ mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
- Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
( Nam Cao )
b - Dấu hai chấm còn dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần đứng trước
- Thuyết minh: Ngoài ra, các em còn được học các môn thể thao: Võ, bơi, cầu lông, bóng bàn, cờ vua…..
- Bổ sung: Thật ra thì lão chỉ tâm ngầm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi ít bả chó.
( Nam Cao )
- Giải thích: + Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya.
( Xuân Diệu )
+ Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
( Thanh Tịnh )
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Dấu ngoặc kép
-Trích lời nói. Vd: Mẹ nói: đi học mau con
-Trích tên tác phẩm. Vd: Ngô Tất Tố là tác giả của "Tắt đèn"
-Nhấn mạnh hình ảnh.Vd: "Đà Lạt là thành phố Paris thu nhỏ"
-Mỉa mai, châm biếm.Vd:
Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Hội thoại:
-Vai xã hội: vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
-Có 3 vai xã hội
+Trên - dưới.Vd: quan hệ cha - con
+Thân - sơ.Vd: quan hệ giữa những bạn học mới quen
+Ngang hàng.Vd: bạn bè
 
Top Bottom