Văn 9 Tài liệu văn 9

Đặng Thư

Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng năm 2017
1,288
1,446
249
19
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình cần một vài bài văn phân tích hoặc cảm nhận về một đoạn thơ trọng điểm trong các bài thơ lớp 9, cụ thể là bài Ánh trăng, Nói với con, Bếp lửa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bạn nào có thì gửi cho mình với ạ!
 

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Cảm Nhận Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những sáng tác của ông mang đậm những triết lý, suy tư về cuộc đời và cuộc sống. Ánh trăng là một trong những sáng tác nổi bật cho đời thơ Nguyễn Duy, là lời gửi gắm đến mọi người về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đởi người lính.
Bài thơ gồm sáu khổ thơ năm chữ kết hợp tự sự với trữ tình, là hồi ức mộc mạc, giản dị được kể lại theo trình tự thời gian. Từ một câu chuyện riêng của tác giả, Ánh trăng trở thành lời nhắc nhở sâu xa thấm thía về cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao nhưng đầy tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước.
Mở đầu bài là những dòng hồi ức mộc mạc, giản dị. Những ký ức thuở nào ùa về hết sức chân thành:
"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"
Đoạn thơ gợi lại ký ức của tác giả, một tuổi thơ bình dị với đồng ruộng mênh mông, với con sông bát ngát, với những cánh đồng trĩu nặng phù sa. Vầng trăng xuất hiện trong ký ức tuổi thơ là những tháng ngày giăng câu, xúc tép giữa đêm hôm được vầng trăng soi rọi, là những đêm quây quần bên góc sân, cùng nghe kể chuyện ngày xưa, cùng thổi nồi bánh nóng dưới ánh sáng vàng nhạt của ánh trăng. Trăng không chỉ soi tỏ góc sân mà còn tràn ngập cả vườn cây, đồng lúa, không chỉ soi sáng vùng trời mà còn soi rọi cả tuổi thơ. Lớn lên, theo kháng chiến trường kỳ, nhà thơ gắn bó với ánh trăng trong những năm dài chiến đấu. Vầng trăng vì thế cũng trở nên thân quen bởi giữa rừng núi hoang vu cùng đồng đội "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", cũng trong những đêm ấy, vầng trăng như hòa cùng tinh thần người lính, tạo nên cái nhìn tinh nghịch "đầu súng trăng treo". Bao lần họ cùng đắm mình dưới trăng, cùng hát ca, quây quần dưới tiếng khèn vi vút trong những đêm liên hoan, cùng ngắm mảnh trăng nhớ về ánh mắt người yêu đang trông đợi ở quê nhà, cùng hành quân trên chặng đường đầy ánh trăng sáng. Anh và trăng vì thế đã trở thành đôi bạn thân, khăng khít, gắn bó ngỡ không thể nào quên. Tình cảm ấy, nghĩa tình ấy chỉ có thể gọi với nhau bằng hai từ "tri kỷ".
Những cuộc hành quân gian khổ đã mang chiến thắng trở về, hòa bình lập lại, người lính rời chiến trường trở về thành phố sống cuộc sống đô thị với các tòa nhà cao tầng, với cửa gương, ánh điện sáng choang cùng biết bao điều tiện nghi hiện đại khác. Điều kiện bên ngoài vô tình khiến thay đổi tâm trạng con người, người lính nghĩa tình ngày nào giờ xao lãng với ánh trăng thân thương thuở trước, ánh trăng của tuổi thơ, ánh trăng của những ngày xa quê chiến đấu:
"Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường"
Khoảng cách từ "tri kỷ" đến "người dưng" sao mong manh, ngắn ngủi đến xót xa. Có phải lý do là "từ hồi về thành phố, quen ánh điện cửa gương", để rồi từ một người tri kỷ cùng đồng hành từ thuở thiếu thời cho đến lúc sinh tử vào sống ra chết trên trận địa lại trở thành "người dưng qua đường". Quả thật làm người đọc cảm thấy xót xa. Và mọi thứ có lẽ sẽ tiếp tục như thế nếu như không đặt người vào tình thế:
"Thình lình đèn điện tắt
đèn buyn đinh tối om"
Thành phố bị mất điện, sự xa hoa, hào nhoáng, tiện nghi ngày nào bây giờ cũng chìm trong màu đen của đêm tối. Cảm giác ngột ngạt vì thiếu thốn sự hiện diện của những thứ quen thuộc hàng ngày khiến người lính năm nào khó chịu, vội "bật tung cửa sổ". Thế nhưng:
"... đột ngột vàng trăng tròn
ngửa mặt lên nhìn mặt
có gì đó rưng rưng..."
Hai gương mặt, nhưng lại là hai trạng thái cảm xúc khác nhau: gương mặt người lính thảng thốt, bất ngờ rồi rưng rưng xúc động còn gương mặt của trăng thì im lìm, lặng lẽ. Có lẽ hai gương mặt ấy đang nhìn vào nhau, đang tìm kiếm sự đồng điệu trong tâm hồn và trong những dòng ký ức ùa về như thác lũ, để rồi "cái gì đó rưng rưng" ấy chính là những kỷ niệm chất chứa bấy lâu rồi trào dâng "rưng rưng" nơi khóe mắt theo hồi ức ngày xưa:
"Như là đồng, là bể
như là sông, là rừng"
Cấu trúc sóng đôi, nghệ thuật so sánh hòa quyện cùng với phép liệt kê và điệp cấu trúc khiến người động tượng tượng ra được hình ảnh cả đồng ruộng mênh mông, bể đầy cua tôm trăng ngân bát ngát, cả dòng sông trĩu nặng phù sa mỡ màu vun đắp cho vùng đất quê hương và cả những cánh rừng bạt ngàn nơi gắn bó thời kỳ hoa lửa. Hai câu thơ tuy ngắn nhưng mạch thơ lại kéo dài bất tận, như gọi về những kỷ niệm quá khứ và cái tình những tháng năm xưa, như chính giây phút này, tâm hồn con người được đánh thức sau thời gian dài tâm trí lãng quên.
Vật chất bủa vây, tiện nghi đầy đủ, người lính quên đi những tháng ngày gian khó, những trận chiến ác liệt nhưng thấm đẫm tình người bao la, tình đồng đội, đồng chí sát cánh kề vai. Dù bị lãng quên, nhưng vầng trăng trước sau vẫn thủy chung như một, vẫn bình dị và lặng lẽ, độ lượng và khoan dung:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tinh
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình"
Trăng không nói lời nào, cũng không oán hờn hay trách cứ bất kỳ ai. Giây phút này là thời khắc của sự im lặng để người lính tự vấn lòng mình. Không một tiếng động, không một âm thanh, nhưng chính sự im lặng đó đã khiến người lính bất giác "giật mình". Giật mình" là sự bất ngờ trước tác động từ ngoại cảnh, thế nhưng trong câu thơ này, "giật mình" chính là sự thức tỉnh của lương tri với biết bao suy tư mà tác giả gửi gắm vào trong đó.
Với giọng điệu tâm tinh như đang kể câu chuyện của chính cuộc đời mình, nhà thơ Nguyễn Duy sử dụng nhiều bút pháp, kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình. Câu thơ khi căng, khi chùng, khi thì hồ hởi như đang hân hoan trước một tình yêu phía trước, khi thì lại trầm lắng suy tư như nhắc nhở mọi người chứ không chỉ riêng mình, lại có chỗ thiết tha, xúc động đau đáu một nỗi niềm... Tất cả đã tạo nên một "Ánh trăng" với hình ảnh nghệ thuật chứa đựng cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng về cuộc đời và tình người thời hậu chiến.
"Ánh trăng" như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính, gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Qua đó, nhắn nhủ đế thế hệ tiếp theo kế thục thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.



Cảm nhận về bài thơ "Nói với con" của Y Phương


"Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều".
Ai cũng có một quê hương, nơi đầu tiên đón nhận tiếng khóc của ta và chào đón ta vừa lúc lọt lòng. Nghĩ về quê hương, trong mỗi người lại gợi lên một hình ảnh riêng nhất, đẹp nhất xen lẫn một niềm xúc cảm chân thành lẫn tự hào. Bởi thế, dù đã có rất nhiều người nói về quê hương mình, làm thơ về quê hương nhưng quê hương trong Nói với con của Y Phương vẫn mang lại cho ta niềm xúc động sâu lắng.
Có lẽ, ai cũng thế, những gì người ta thường gợi để nhớ về quê hương là những gì chân chất, mộc mạc, giản dị nhất. Nếu Đỗ Trung Quân gắn quê hương với hình ảnh "chùm khế ngọt", "đường đi học", là "con diều biếc"... thì Y Phương đã chỉ cho con:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng".
Đó là một vùng quê núi rừng còn chưa phát triển, nhưng con người thì vô cùng đáng quý, miền đất giàu truyền thống văn hoá và nhất là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hôn, tấm lòng chất phác thiện lương. Những người đồng mình thương lắm nhưng cũng lớn lao đầy khí phách trong cả nỗi buồn và chí hướng (Cao đo nỗi buồn; Xa nuôi chí lớn). Quê hương trong Nói với con có gì riêng nhưng cũng có cái gì đó rất chung.
Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con (và người đọc chúng ta) là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chờ che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống.
Dấu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con.
Chính giọng điệu của đoạn thơ đã gieo vào lòng người cảm xúc về những lời căn dặn đầy thân thương, chân thành, tha thiết. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. "Nỗi buồn" sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. "Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn" là những câu thơ có ý nghĩa như một lời động viên, là động lực mà người cha muốn truyền cho con, giúp con luôn vững bước, đi xa hơn với những quyết định trong cuộc sống của mình và luôn giữ bên mình niềm tin vào cuộc sống, sống ở đời sẽ không tránh được nỗi buồn, người biết sống cũng phải là người luôn "nuôi chí lớn" để làm cho cuộc đời, cuộc sống một điều gì có ý nghĩa. Đó cũng là kì vọng về tầm kích của con trong bước đường đời gian nan.
"Cha" không biết nói gì hơn, người không thể thay thế cuộc đời, bước đi của con, người chỉ biết khuyên con: "Dẫu làm sao?", dẫu trên đường đời thắng lợi hay thất bại, khó khăn, vất vả thì điều quan trọng là con phải biết chấp nhận và đừng bao giờ gục ngã. Khó khăn, thử thách là nơi để rèn luyện tâm tính. Phải "sống như sông như suối" dẫu gặp "thác, ghềnh" ngăn cản vẫn trôi chảy vượt qua. Nhưng điều quan trọng nhất mà người cha dạy con là không vong bản, không quay mặt lại với mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn. Đoạn thơ cho ta cả cảm giác về ánh mắt nheo nheo của cha nhìn con, khuyên bảo con bằng tất cả sự ân cần, vỗ về, sẵn sàng làm chỗ dựa vững chãi nhất, là vòng tay luôn dang rộng cho con khi con cần niềm động viên, an ủi.
Quê hương dẫu là vùng rừng núi hoang sơ còn nhiều gian nan, khổ cực, đói nghèo nhưng con người - "người đồng mình" đã tự khẳng định bằng sức sống, nghị lực, ý chí và niềm tin, là chân dung dũng sĩ:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
...
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Đi xa, sống ở đâu, hãy luôn là người đồng mình, xứng đáng là người đồng mình không bao giờ nhỏ bé.
Với lời thơ trong sáng, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và đặc biệt giọng thơ chắc nịch nhưng thiết tha khiến Nói với con vừa ân tình vừa nghĩa lí giúp cho ta bài học làm người không quên xứ sở, nguồn gốc. Bởi đó là nguồn sức mạnh của ta.

Nguồn google
 

Đặng Thư

Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng năm 2017
1,288
1,446
249
19
Cảm Nhận Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những sáng tác của ông mang đậm những triết lý, suy tư về cuộc đời và cuộc sống. Ánh trăng là một trong những sáng tác nổi bật cho đời thơ Nguyễn Duy, là lời gửi gắm đến mọi người về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đởi người lính.
Bài thơ gồm sáu khổ thơ năm chữ kết hợp tự sự với trữ tình, là hồi ức mộc mạc, giản dị được kể lại theo trình tự thời gian. Từ một câu chuyện riêng của tác giả, Ánh trăng trở thành lời nhắc nhở sâu xa thấm thía về cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao nhưng đầy tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước.
Mở đầu bài là những dòng hồi ức mộc mạc, giản dị. Những ký ức thuở nào ùa về hết sức chân thành:
"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"
Đoạn thơ gợi lại ký ức của tác giả, một tuổi thơ bình dị với đồng ruộng mênh mông, với con sông bát ngát, với những cánh đồng trĩu nặng phù sa. Vầng trăng xuất hiện trong ký ức tuổi thơ là những tháng ngày giăng câu, xúc tép giữa đêm hôm được vầng trăng soi rọi, là những đêm quây quần bên góc sân, cùng nghe kể chuyện ngày xưa, cùng thổi nồi bánh nóng dưới ánh sáng vàng nhạt của ánh trăng. Trăng không chỉ soi tỏ góc sân mà còn tràn ngập cả vườn cây, đồng lúa, không chỉ soi sáng vùng trời mà còn soi rọi cả tuổi thơ. Lớn lên, theo kháng chiến trường kỳ, nhà thơ gắn bó với ánh trăng trong những năm dài chiến đấu. Vầng trăng vì thế cũng trở nên thân quen bởi giữa rừng núi hoang vu cùng đồng đội "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", cũng trong những đêm ấy, vầng trăng như hòa cùng tinh thần người lính, tạo nên cái nhìn tinh nghịch "đầu súng trăng treo". Bao lần họ cùng đắm mình dưới trăng, cùng hát ca, quây quần dưới tiếng khèn vi vút trong những đêm liên hoan, cùng ngắm mảnh trăng nhớ về ánh mắt người yêu đang trông đợi ở quê nhà, cùng hành quân trên chặng đường đầy ánh trăng sáng. Anh và trăng vì thế đã trở thành đôi bạn thân, khăng khít, gắn bó ngỡ không thể nào quên. Tình cảm ấy, nghĩa tình ấy chỉ có thể gọi với nhau bằng hai từ "tri kỷ".
Những cuộc hành quân gian khổ đã mang chiến thắng trở về, hòa bình lập lại, người lính rời chiến trường trở về thành phố sống cuộc sống đô thị với các tòa nhà cao tầng, với cửa gương, ánh điện sáng choang cùng biết bao điều tiện nghi hiện đại khác. Điều kiện bên ngoài vô tình khiến thay đổi tâm trạng con người, người lính nghĩa tình ngày nào giờ xao lãng với ánh trăng thân thương thuở trước, ánh trăng của tuổi thơ, ánh trăng của những ngày xa quê chiến đấu:
"Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường"
Khoảng cách từ "tri kỷ" đến "người dưng" sao mong manh, ngắn ngủi đến xót xa. Có phải lý do là "từ hồi về thành phố, quen ánh điện cửa gương", để rồi từ một người tri kỷ cùng đồng hành từ thuở thiếu thời cho đến lúc sinh tử vào sống ra chết trên trận địa lại trở thành "người dưng qua đường". Quả thật làm người đọc cảm thấy xót xa. Và mọi thứ có lẽ sẽ tiếp tục như thế nếu như không đặt người vào tình thế:
"Thình lình đèn điện tắt
đèn buyn đinh tối om"
Thành phố bị mất điện, sự xa hoa, hào nhoáng, tiện nghi ngày nào bây giờ cũng chìm trong màu đen của đêm tối. Cảm giác ngột ngạt vì thiếu thốn sự hiện diện của những thứ quen thuộc hàng ngày khiến người lính năm nào khó chịu, vội "bật tung cửa sổ". Thế nhưng:
"... đột ngột vàng trăng tròn
ngửa mặt lên nhìn mặt
có gì đó rưng rưng..."
Hai gương mặt, nhưng lại là hai trạng thái cảm xúc khác nhau: gương mặt người lính thảng thốt, bất ngờ rồi rưng rưng xúc động còn gương mặt của trăng thì im lìm, lặng lẽ. Có lẽ hai gương mặt ấy đang nhìn vào nhau, đang tìm kiếm sự đồng điệu trong tâm hồn và trong những dòng ký ức ùa về như thác lũ, để rồi "cái gì đó rưng rưng" ấy chính là những kỷ niệm chất chứa bấy lâu rồi trào dâng "rưng rưng" nơi khóe mắt theo hồi ức ngày xưa:
"Như là đồng, là bể
như là sông, là rừng"
Cấu trúc sóng đôi, nghệ thuật so sánh hòa quyện cùng với phép liệt kê và điệp cấu trúc khiến người động tượng tượng ra được hình ảnh cả đồng ruộng mênh mông, bể đầy cua tôm trăng ngân bát ngát, cả dòng sông trĩu nặng phù sa mỡ màu vun đắp cho vùng đất quê hương và cả những cánh rừng bạt ngàn nơi gắn bó thời kỳ hoa lửa. Hai câu thơ tuy ngắn nhưng mạch thơ lại kéo dài bất tận, như gọi về những kỷ niệm quá khứ và cái tình những tháng năm xưa, như chính giây phút này, tâm hồn con người được đánh thức sau thời gian dài tâm trí lãng quên.
Vật chất bủa vây, tiện nghi đầy đủ, người lính quên đi những tháng ngày gian khó, những trận chiến ác liệt nhưng thấm đẫm tình người bao la, tình đồng đội, đồng chí sát cánh kề vai. Dù bị lãng quên, nhưng vầng trăng trước sau vẫn thủy chung như một, vẫn bình dị và lặng lẽ, độ lượng và khoan dung:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tinh
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình"
Trăng không nói lời nào, cũng không oán hờn hay trách cứ bất kỳ ai. Giây phút này là thời khắc của sự im lặng để người lính tự vấn lòng mình. Không một tiếng động, không một âm thanh, nhưng chính sự im lặng đó đã khiến người lính bất giác "giật mình". Giật mình" là sự bất ngờ trước tác động từ ngoại cảnh, thế nhưng trong câu thơ này, "giật mình" chính là sự thức tỉnh của lương tri với biết bao suy tư mà tác giả gửi gắm vào trong đó.
Với giọng điệu tâm tinh như đang kể câu chuyện của chính cuộc đời mình, nhà thơ Nguyễn Duy sử dụng nhiều bút pháp, kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình. Câu thơ khi căng, khi chùng, khi thì hồ hởi như đang hân hoan trước một tình yêu phía trước, khi thì lại trầm lắng suy tư như nhắc nhở mọi người chứ không chỉ riêng mình, lại có chỗ thiết tha, xúc động đau đáu một nỗi niềm... Tất cả đã tạo nên một "Ánh trăng" với hình ảnh nghệ thuật chứa đựng cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng về cuộc đời và tình người thời hậu chiến.
"Ánh trăng" như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính, gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Qua đó, nhắn nhủ đế thế hệ tiếp theo kế thục thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.



Cảm nhận về bài thơ "Nói với con" của Y Phương


"Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều".
Ai cũng có một quê hương, nơi đầu tiên đón nhận tiếng khóc của ta và chào đón ta vừa lúc lọt lòng. Nghĩ về quê hương, trong mỗi người lại gợi lên một hình ảnh riêng nhất, đẹp nhất xen lẫn một niềm xúc cảm chân thành lẫn tự hào. Bởi thế, dù đã có rất nhiều người nói về quê hương mình, làm thơ về quê hương nhưng quê hương trong Nói với con của Y Phương vẫn mang lại cho ta niềm xúc động sâu lắng.
Có lẽ, ai cũng thế, những gì người ta thường gợi để nhớ về quê hương là những gì chân chất, mộc mạc, giản dị nhất. Nếu Đỗ Trung Quân gắn quê hương với hình ảnh "chùm khế ngọt", "đường đi học", là "con diều biếc"... thì Y Phương đã chỉ cho con:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng".
Đó là một vùng quê núi rừng còn chưa phát triển, nhưng con người thì vô cùng đáng quý, miền đất giàu truyền thống văn hoá và nhất là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hôn, tấm lòng chất phác thiện lương. Những người đồng mình thương lắm nhưng cũng lớn lao đầy khí phách trong cả nỗi buồn và chí hướng (Cao đo nỗi buồn; Xa nuôi chí lớn). Quê hương trong Nói với con có gì riêng nhưng cũng có cái gì đó rất chung.
Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con (và người đọc chúng ta) là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chờ che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống.
Dấu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con.
Chính giọng điệu của đoạn thơ đã gieo vào lòng người cảm xúc về những lời căn dặn đầy thân thương, chân thành, tha thiết. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. "Nỗi buồn" sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. "Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn" là những câu thơ có ý nghĩa như một lời động viên, là động lực mà người cha muốn truyền cho con, giúp con luôn vững bước, đi xa hơn với những quyết định trong cuộc sống của mình và luôn giữ bên mình niềm tin vào cuộc sống, sống ở đời sẽ không tránh được nỗi buồn, người biết sống cũng phải là người luôn "nuôi chí lớn" để làm cho cuộc đời, cuộc sống một điều gì có ý nghĩa. Đó cũng là kì vọng về tầm kích của con trong bước đường đời gian nan.
"Cha" không biết nói gì hơn, người không thể thay thế cuộc đời, bước đi của con, người chỉ biết khuyên con: "Dẫu làm sao?", dẫu trên đường đời thắng lợi hay thất bại, khó khăn, vất vả thì điều quan trọng là con phải biết chấp nhận và đừng bao giờ gục ngã. Khó khăn, thử thách là nơi để rèn luyện tâm tính. Phải "sống như sông như suối" dẫu gặp "thác, ghềnh" ngăn cản vẫn trôi chảy vượt qua. Nhưng điều quan trọng nhất mà người cha dạy con là không vong bản, không quay mặt lại với mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn. Đoạn thơ cho ta cả cảm giác về ánh mắt nheo nheo của cha nhìn con, khuyên bảo con bằng tất cả sự ân cần, vỗ về, sẵn sàng làm chỗ dựa vững chãi nhất, là vòng tay luôn dang rộng cho con khi con cần niềm động viên, an ủi.
Quê hương dẫu là vùng rừng núi hoang sơ còn nhiều gian nan, khổ cực, đói nghèo nhưng con người - "người đồng mình" đã tự khẳng định bằng sức sống, nghị lực, ý chí và niềm tin, là chân dung dũng sĩ:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
...
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Đi xa, sống ở đâu, hãy luôn là người đồng mình, xứng đáng là người đồng mình không bao giờ nhỏ bé.
Với lời thơ trong sáng, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và đặc biệt giọng thơ chắc nịch nhưng thiết tha khiến Nói với con vừa ân tình vừa nghĩa lí giúp cho ta bài học làm người không quên xứ sở, nguồn gốc. Bởi đó là nguồn sức mạnh của ta.

Nguồn google
Bạn có bài phân tích 1 đoạn trích từ các bài đó không vậy?
 

nguyenkhanhduyen220905@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng chín 2017
72
59
69
Bình Định
Bạn có bài phân tích 1 đoạn trích từ các bài đó không vậy?
"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"
 

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức thuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”

Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng của thuổi thơ. Hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã diễn tả một cách khái quát về sự vận động cả cuộc sống con người. Mỗi con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và bể là nhưng nơi chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấâu thơ mà khó có thể quên được. Cũng chính nới đó, ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với” đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên cũa tác giả.Tuổi thơ như thế không phải ai cũng có được ! Khi lớn lên, vầng trăng đã tho tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới’.Trăng luôn sát cách bên người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Người lính 2000 hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh trăng, và cũng dưới ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà. Trăng đã thật sự trở thành “tri kỉ” của người lính trong nhưng năm tháng máu lửa.
Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đù, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”

Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc cũa tác giả vẫng đang tràn đầy. Chính cái hình ảnh so sánh ẩn dụ đã tô đâm lên cái chất trần trụi, cái chất hồn nhiên của người lính trong nhữnh năm tháng ở rừng. Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của sông của bể và của những người lính hồn nhiên, chân chất ấy
nguồn google
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Mình cần một vài bài văn phân tích hoặc cảm nhận về một đoạn thơ trọng điểm trong các bài thơ lớp 9, cụ thể là bài Ánh trăng, Nói với con, Bếp lửa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bạn nào có thì gửi cho mình với ạ!
Bạn có thể tham khảo ở đây nhé ^^
 

Karry Nguyệt

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng năm 2019
523
972
96
Hưng Yên
THCS Đặng Lễ
Mình phân tích về một đoạn trong '' Bếp lửa '' vì mới sáng nay học :
'' Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bép lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi trẻ
Ôi ! Kì lạ và thiêng liêng bếp lửa ''
*Phân tích :
- Sự tần tảo , đức hi sinh của bà được tác giả thể hiện qua những câu thơ :
'' Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi cho đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm ''
Từ '' lận đận '' được đặt lên đầu câu đã nhấn mạnh những vất vả , khó khăn của bà trong suốt cuộc đời . Những dòng thơ giản dị mà cảm động đã ghi lại hình ảnh người ba tần tảo , rõng rã suốt hàng chục năm trời dậy sớm nhóm bếp .Đôi bàn tay của bà gầy guộc , cần mẫn chăm chỉ nhóm bếp để sưởi ấm và nấu ăn cho cháu .
- Điệp từ '' nhóm '' được nhắc đi nhắc lại bốn lần nhấn mạnh hành động quen thuộc của bà :
+ Bếp lửa ấp iu nồng đượm : hình ảnh thật + tượng trưng => Bà nhóm bếp sưởi ấm cho cháu , xua tan giá lạnh và mang tình cảm ấm áp nồng hậu của bà dành cho cháu
+ Niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi : Nhóm khaoi sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng => Muốn cháu được sống trong tình yêu thương
+Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui : tình làng nghĩa xóm chia sẻ , đoàn kết , đùm bọc
+Dậy cả những tâm tình tuổi trẻ : hành động tượng trưng làm sống dậy trong cháu ước mơ , hoài bão , niềm tin vào tương lai
==> Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa và truyền lửa
- Ôi ! Kì lạ và thiêng liêng bếp lửa : câu cảm thán , đảo ngữ
+ Kì lạ : nó có những khả năng kì diệu ( nhóm tình thương , tình làng nghĩa xóm , nhóm ước mơ và hoài bão cho cháu )
+ Thiêng liêng : chứa đựng tình cảm bà cháu nồng hậu , ấm áp
 
Top Bottom