Địa 6 đề cương thi học kì

npan_184

Cựu TMod Anh
Thành viên
10 Tháng mười hai 2018
2,219
10,041
881
Quảng Ngãi
THCS Phổ Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. Cho biết phạm vi hoạt động và hướng chuyển động của các loại gió trên hai nửa cầu?
Câu 2: Trên Trái Đất có mấy đai khí áp. Nêu sự phân bố của các đai khí áp trên Trái Đất?
Câu 3: Muốn tính nhiệt độ trung bình của một địa phương ta nên làm như thế nào?
Câu 4: Muốn tính lượng mưa trung bình của một địa phương ta nên làm như thế nào?
 
  • Like
Reactions: Cindy An <3

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
1.
Loại gióPhạm vi hoạt độngHướng gió
Tín phongThổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo (đai áp thấp xích đạo).– Ở nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc
– Ở nửa cầu Nam: hướng Đông Nam
Tây ôn đớiThổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới)– Ở nửa cầu Bắc: hướng Tây Nam
– Ở nửa cầu Nam: hướng Tây Bắc
Đông cựcThổi từ khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và cực Nam) về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới)– Ở nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc
– Ở nửa cầu Nam: hướng Đông Nam
[TBODY] [/TBODY]



2.

– Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam ( cực Bắc và cực Nam).
 

Vương Mạc Thần

Học sinh
Thành viên
5 Tháng mười hai 2018
72
45
36
17
Bắc Ninh
Trung học Cơ sở Vũ Kiệt
Câu 1: Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. Cho biết phạm vi hoạt động và hướng chuyển động của các loại gió trên hai nửa cầu?
Câu 2: Trên Trái Đất có mấy đai khí áp. Nêu sự phân bố của các đai khí áp trên Trái Đất?
Câu 3: Muốn tính nhiệt độ trung bình của một địa phương ta nên làm như thế nào?
Câu 4: Muốn tính lượng mưa trung bình của một địa phương ta nên làm như thế nào?
Câu 1 :
- Có hai loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất là gió Tín Phong và gió Tây ôn đới
Phạm vi hoạt động :
- Gió Tín Phong thổi từ khoảng vĩ độ [tex]30^{\circ}[/tex] Bắc và Nam về Xích đạo.
- Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng vĩ độ [tex]30^{\circ}[/tex] Bắc và Nam lên các vĩ độ [tex]60^{\circ}[/tex] Bắc và Nam .
Hường thổi:
- Tín phong và gió Tây ôn đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nữa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam ( nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi )
Câu 2 :
- Có 2 loại khí áp gồm: đai áp cao và đai áp thấp.
Trong đó, có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp nằm xen kẽ nhau.
* Sự phân bố của khí áp trên Trái Đất
- Khí áp được phân bố thành đai khí áp cao và thấp từ xích đạo đến cực, cụ thể:
+ Có 2 vành đai khí áp cao ở vĩ độ [tex]30^{\circ}[/tex] Bắc và Nam.
+ Có 2 đai khí áp cao nằm ở 2 cực Bắc và Nam.
+ Có 3 đai khí áp thấp thuộc xích đạo và ở khoảng vĩ độ [tex]60^{\circ}[/tex] Bắc và Nam .
Câu 3 : Công thức tính nhiệt độ Tb của một địa phương trong:
1, một ngày
Tổng nhiệt độ các lần đo : số lần đo = Tb nhiệt độ của ngày.
2, một tháng
Tổng nhiệt độ Tb tất cả các ngày trong tháng : số ngày trong tháng = nhiệt độ Tb tháng
3, một năm
Tổng nhiệt đọ Tb tất cả các tháng trong năm : 12 = nhiệt độ Tb năm.
Câu 4 :
Muốn tính lượng mưa Tb năm của một địa phương ta lấy lượng mưa nhiều năm cộng lại rồi chia cho số năm.
 
Top Bottom