Hóa 12 [ÔN THI THPT QG] POLIME

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

POLIME
I- Khái niệm, phân loại và danh pháp
1. Khái niệm
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi là mắt xích (monome) liên kết với nhau tạo nên.
Thí dụ : polietilen (- CH2 – CH2 - )n
- CH2 – CH2 – : gọi là mắt xích
(- CH2 – CH2 - )n : công thức tổng quát
CH2 = CH2 : gọi là monome
n là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
2. Phân loại
a) Theo nguồn gốc: polime thiên nhiên (có nguồn gốc từ thiên nhiên), polime tổng hợp ( do con người tổng hợp nên), polime nhân tạo hay bán tổng hợp ( do chế hóa một phần từ polime thiên nhiên).
b) Theo cách tổng hợp: polime trùng hợp, polime trùng ngưng.
c) Theo cấu trúc: polime mạch không nhánh, polime mạch nhánh, polime mạng lưới không gian
3. Danh pháp
Poli + tên monome
Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên polime đặt trong ngoặc đơn.
Ví dụ :
polime-1.jpg
: poli (vinyl clorua)
[TBODY] [/TBODY]
II- Tính chất vật lý
- Hầu hết các polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Đa số polime không tan trong dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp.
- Các polime có đặc tính khác nhau:
• Tính dẻo: polietilen, polipropilen,...
• Tính đàn hồi: cao su
• Dai, kéo sợi: nilon -6, nilon -7,...
• Trong suốt, không giòn: poli (metyl metacrylat)
• Cách điện, cách nhiệt: polietilen, poli (vinyl clorua)
• Tính bán dẫn: polixetilen, polithiophen
III- Tính chất hóa học:
Polime có thể tham gia 3 loại phản ứng: phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và khâu mạch.
1. Phản ứng giữ nguyên mạch polime
a. Phản ứng cộng
polime-2.jpg

b. Phản ứng thủy phân
polime-3.jpg

c. Phản ứng thế: Clo hóa PVC để điều chế tơ clorin
C2nH3nCln + xCl2 → C2nH3n-xCln+x + xHCl
Xenlulozơ phản ứng với (HNO3 + H2SO4) khi đun nóng cho este xenlulozơ trinitrat:
polime-4.jpg

2. Phản ứng phân cắt mạch polime
a. Phản ứng thủy phân:
Thủy phân tinh bột

(C6H10O5)n + nH2O
ten-ngan-Hcong.jpg
nC6H12O6
Polime có nhóm chức trong mạch như - CO - NH -, - COOCH2 - dễ bị thuỷ phân khi có mặt axit hoặc bazơ
polime-5.jpg


b) Phản ứng phân cắt mạch polime bởi nhiệt (phản ứng đepolime hoá hay giải trùng hợp)
polime-6.jpg


3. Các phản ứng làm tăng mạch polime
- Khi lưu hoá cao su các chuỗi poliisopren liên kết với nhau nhờ cầu nôi - S - S - làm cho phân tứ khối tăng lên rất nhiều.
- Khi đun nóng nhựa rezol (nhựa phenol-fomanđehit mạch thẳng) các chuỗi polime cùng nối với nhau bằng cầu nối - CH2 - tạo thành mạng không gian.
IV- Điều chế polime
1. Trùng hợp
Trùng hợp là qúa trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime)
Điều kiện cần của các monome tham gia phản ứng trùng hợp là: có liên kết bội hoặc vòng kém bền
a. Trùng hợp từ một loại monome
- Polipropylen
polime-7.jpg

- Poli (vinyl clorua)
polime-8.jpg

- Capron (nilon -6)
polime-9.jpg

- Poli (vinyl axetat)
polime-10.jpg

- Thủy tinh hữu cơ (plecxiglas)
polime-11.jpg

- Cao su buna
polime-12.jpg

- Cao su isopren
polime-13.jpg

- Cao su clopren
polime-14.jpg

- Tơ nitron (hay olon)
polime-15.jpg

b. Trùng hợp từ nhiều loại monome (đồng trùng hợp)
- Cao su buna - S
polime-16.jpg

- Cao su buna - N
polime-17.jpg

- Poli (phenol - fomanđehit) (PPF)
PPF có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit.
• Nhựa novolac: Đem đun nóng hỗn hợp fomanđehit và phenol lấy dư, xúc tác axit được nhựa novolac (mạch không phân nhánh)
polime-18.jpg

Nhựa rezol: Nếu dư fomanđehit và xúc tác bazơ cho nhựa rezol
polime-19.jpg

• Nhựa rezit: Khi đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ 150°C thu được nhựa có cấu tạo mạng không gian gọi là nhựa rezit hay còn gọi là nhựa bakelit.
2. Phản ứng trùng ngưng
Trùng ngưng là quá tình kết hợp nhiều phân tử nhỏ ( monome) thành phân tử rất lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác ( như H2O..)
Điều kiện cần đê có phản ứng trùng ngưng: Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kêt với nhau.
a. Trùng ngưng hai nhóm chức trong cùng một phân tử monome
Nếu phân tử chỉ có 2 nhóm chức phản ứng thì trùng ngưng sẽ tạo polime mạch không phân nhánh.
- Tơ nilon - 6 (tơ capron)
polime-20.jpg


Tơ nilon - 6 còn được điều chế từ caprolacta
- Tơ nilon - 7 (hay tơ enang)
polime-21.jpg

b. Trùng ngưng hai nhóm chức thuộc hai monome khác nhau (đồng trùng ngưng)
- Tơ polieste (tơ lapsan)
nHOCO - C6H4 - COOH + nHO - CH2 - CH2 - OH
ten-ngan-nhietdo.jpg
polime-22.jpg
axit terephtalic etylen glicol poli (etylen terephtalic)
[TBODY] [/TBODY]
- Tơ nilon - 6,6
nHOOC(CH2)4COOH + H2N(CH2)6NH2
ten-ngan-nhietdo.jpg
polime-23.jpg
axit ađipic hexametylen điamin
[TBODY] [/TBODY]
• Nếu phân tử có 3 nhóm chức phản ứng thì trùng ngưng sẽ tạo polime mạng không gian.
Ví dụ: glixerol + axit phtalic → nhựa ankit có cấu trúc không gian
- Tơ xenlulozơ axetat
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O
polime-24.jpg
[C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH
 
  • Like
Reactions: Issy Key
Top Bottom