Sinh 9 Topic ôn nâng cao và thi chuyên Sinh năm học 2018-2019

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
1. Cấu tạo hóa học của ARN
Tương tự như phân tử AND thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.
Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần :
  • 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T
  • 1 gốc đường ribolozo C5H10O5
  • 1 gốc axit photphoric H3PO4
ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit . Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.
Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa gốc H3PO4 của ribonucleotit này với gốc đường ribolozo của ribonucleotit kia tạo thành chuỗi poliribonucleotit.
2.Các loại ARN và chức năng
Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.
tetraym.jpg

Hình 1: Cấu trúc của các phân tử ARN.
mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có
  • Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
  • Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã
  • Các codon mã hóa axit amin:
  • Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã
tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .
rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.
Hôm nay là nguyên lí thuyết nha :D
Hẹn các em với bài tập vào Chủ Nhật
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
I. GIỐNG NHAU
a,Về cấu tạo
-Đều là đại phân tử hữu cơ có kích thước lớn.
-Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân hợp lại.
-Đều mỗi đơn phân được hợp bởi 3 thành phần: một phân tử bazơ nitric (thuộc 1 trong 4 loại); một phân tử đường 5 cacbon và một phân tử axit H3PO4.
-Tên của các đơn phân được đặt tên theo tên của các phân tử bazơ nitric cấu tạo nên đơn phân đó.
-Giữa các đơn phân nằm trên một mạch đều có các liên kết hóa trị (phôt pho đi este) giữa phân tử H3PO4 của nucleotit này với phân tử đường 5 cacbon của phân nucleotit kế tiếp.
-Có bắt cặp bổ sung giữa các nucleotit (A – T; G – X trên AND và A – U; G – X trên tARN)
b,Về chức năng và hoạt động
-Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của AND mẹ.
-Đều mang thông tin di truyền mã hóa cho protein hình thành tính trạng.
II. KHÁC NHAU
Đđphân biệtADNARN
Về cấu tạo- Kích thước lớn
- Phân tử gồm 2 mạch polinucleotit xoắn song song.
- Đơn phân tử là 1 trong 4 loại nucleotit (A, T, G, X)
- Có các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung (A – T; G – X) giữa các nucleotit trên 2 mạch polinucleotit theo từng cặp.
- Phân tử đường cấu tạo là đường deoxiribose (C5H10O4).
- Có 4 loại bazơ nitric la A, T, G, X.
- Kích thước nhỏ
- Phân tử chỉ có một mạch poliribonucleotit thẳng (rARN, mARN) hay cuộn lại một đầu (tARN)
- Đơn phân tử là 1 trong 4 loại ribonucleotit (A, U, G, X).

- Chỉ có liên kết bổ sung ở một số đoạn trong phân tử tARN (giữa A – U; G – X). Phân tử rARN và mARN không có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.

- Phân tử đường cấu tạo là đường ribose (C5H10O5).

- Có 4 loại bazơ nitric la A, U, G, X.
Về chức năng và hoạt động- Được tổng hợp và hoạt động trong nhân tế bào (trừ các phân tử AND dạng vòng ở một số bào quan nằm ngoài tế bào chất).
- Có khẳ năng truyền đạt thông tin di truyền nhờ vào cơ chế tự nhân đôi (tự sao), sao mã sang ARN và điều khiển giải mã tổng hợp protein.
- Là bản gốc lưu giữ thông tin di truyền
- Có khả năng tự sao (tự nhân đôi)
- Tồn tại suốt đời sống của tế bào.
- Sự thay đổi trong thành phần cấu tạo của gen dẫn đến đột biến, làm biến đổi cấu trúc di truyền và tính trạng của cơ thể.
- Được tổng hợp trong nhân sau đó di chuyển ra tế bào chất hoạt động.
- Trực tiếp tham gia tổng hợp protein thông qua cơ chế giải mã.

- Là bản sao thông tin di truyền
- Không có khả năng tự sao (tự nhân đôi) (trừ ARN của virut)
- Xuất hiện và tồn tại khi tế bào có nhu cầu.
- Sau quá trình hoạt động, ARN được các enzym phân giải tạo thành những nguyên liệu trả lại cho nhân tổng hợp ARN mới mà không gây rối loạn cho các hoạt động của tế bào.
[TBODY] [/TBODY]
I.GIỐNG NHAU
a,Về cấu tạo
-Đều là đại phân tử hữu cơ có kích thước lớn
-Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại.
-Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần.
-Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hóa học tạo thành chuỗi mạch.
-Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của AND.
-Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân quy định.
B,Về chức năng
-Đều có vai trò quan trọng trong quá trình truyền đạt thông tin di truyên cho các thế hệ tế bào và cơ thể.
II. Khác nhau
Đặc điểm phân biệtADNProtein
Về cấu tạo- Có cấu tạo hóa học từ các nguyên tố C, H, O, N, P. không có S.
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn phân tử protein tương ứng (1 Nu nặng 300đvC, kích thước 3,4Ao; 3Nu kế tiếp mã hóa cho 1 aa;…).
- Phân tử gồm 2 mạch polinucleotit xoắn song song (bâc II), xoắn với protein histon tạo chuỗi nucleoxom (bậc III), xoắn tiếp thành sợi nhiễm sắc (bậc IV) và thành cromatit (bậc V) .
- Đơn phân tử là 1 trong 4 loại nucleotit (A, T, G, X)
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: một phân tử bazơ nitric (thuộc 1 trong 4 loại); một phân tử đường 5 cacbon deoxiribose (C5H10O4) và một phân tử axit H3PO4.
- Có các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung (A – T; G – X) giữa các nucleotit trên 2 mạch polinucleotit theo từng cặp.
- Có cấu tạo hóa học từ các nguyên tố C, H, O, N, S. Đa số các aa phổ biến đều không có P.
- Kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn AND tương ứng (1 aa nặng 110đvC, kích thước khoảng 3 Ao).
- Phân tử chỉ có một mạch đơn polipeptit thẳng (protein bậc I) hoặc xoắn (bậc II, bậc III); hay có 2 hoặc nhiều chuỗi polipepetit xoăn lại (protein bậc IV).
- Đơn phân là 1 trong 20 loại axit amin.
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: một nhóm amin (- NH2); một gốc R và một nhóm axit (- COOH).
- Không có liên kết hidro ở protein bậc I, có liên kết hidro (giữa các liên kết peptit gần nhau) ở protein bậc II, III, IV.
Về chức năng- Lưu giữ thông tin di truyền, mã hóa trình tự cấu trúc protein hình thành tính trạng.
- Truyền đạt thông tin di truyền nhờ cơ chế tự sao, sao mã và điều khiển giải mã tổng hợp protein.
- Protein tạo ra tham gia vào cấu trúc của enzym xúc tác cho quá trình tự sao, sao mã,… của AND.
- Trực tiếp hình thành tính trạng của cơ thể thông qua tương tác với môi trường
[TBODY] [/TBODY]
a,Quan hệ trong cấu trúc di truyền
- DNA kết hợp với protein theo tỉ lệ tương đương tạo nên hợp chất nucleoprotein hình thành sợi nhiễm sắc.
- Sợi nhiễm sắc xoắn lại và lấy thêm chất nền là protein hình thành nên cấu trúc nhiễm sắc thể.
- DNA là lõi của NST; protein bao quanh ADN và liên kết với các vòng xoắn của DNA.
b,Quan hệ trong cơ chế di truyền
-Trình tự các bộ 3 nucleotit trên mạch gốc của gen ở phân tử DNA quy định trình tự aa của chuỗi polipeptit trong phân tử protein.
- Sự biến đổi cấu trúc DNA sẽ dẫn tới biến đổi cấu trúc gen, làm biến đổi cấu trúc phân tử protein và làm thay đổi tính trạng.
- Gen trên DNA điều khiển tổng hợp protein. Protein tham gia vào thành phần của enzyme để xúc tác cho quá trình tự sao, sao mã, dịch mã khi DNA truyền đạt thông tin di truyền.
I. GIỐNG NHAU
a,Về cấu tạo
- Đều là đại phân tử hữu cơ có kích thước lớn
- Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại.
- Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần.
- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hóa học tạo thành chuỗi mạch.
- Đều có cấu trúc 1 mạch thẳng (phân tử mRNA, rRNA, protein bậc I) hoặc một mạch xoắn lại (tRNA, protein bậc II, III).
- Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của DNA.
- Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân quy định.
b,Về chức năng:Đều có vai trò quan trọng trong quá trình truyền đạt thông tin di truyên cho các thế hệ tế bào và cơ thể.
II. KHÁC NHAU
Đặc điểm phân biệtRNAProtein
Về cấu tạo- Có cấu tạo hóa học từ các nguyên tố C, H, O, N, P. không có S.
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn phân tử protein tương ứng (1 rNu nặng 300đvC, kích thước 3,4Ao; 3Nu kế tiếp mã hóa cho 1 aa;…).
- Luôn có cấu trúc 1 mạch poliribonucleotit. Chỉ có tRNA có cấu trúc không gian.
- Đơn phân tử là 1 trong 4 loại ribonucleotit (A, U, G, X)
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: một phân tử bazơ nitric (thuộc 1 trong 4 loại); một phân tử đường 5 cacbon deoxiribose (C5H10O4) và một phân tử axit H3PO4.
- Có các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung ở phân tử tRNA (A – U; G – X) ở một số vị trí trên mạch poliribonucleotit theo từng cặp.
- Có cấu tạo hóa học từ các nguyên tố C, H, O, N, S. Đa số các aa phổ biến đều không có P.
- Kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn DNA tương ứng (1 aa nặng 110đvC, kích thước khoảng 3 Ao).
- Phân tử chỉ có một mạch đơn polipeptit thẳng (protein bậc I) hoặc xoắn (bậc II, bậc III); hay có 2 hoặc nhiều chuỗi polipepetit xoăn lại (protein bậc IV).
- Đơn phân là 1 trong 20 loại axit amin.
- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: một nhóm amin (- NH2); một gốc R và một nhóm axit (- COOH).
- Không có liên kết hidro ở protein bậc I, có liên kết hidro (giữa các liên kết peptit gần nhau) ở protein bậc II, III, IV.
Về chức năng- Mã hóa trình tự cấu trúc protein hình thành tính trạng.
- Điều khiển gián tiếp quá trình tổng hợp protein hình thành tính trạng thông qua cơ chế sao mã và điều khiển giải mã
- Protein tạo ra tham gia vào cấu trúc của enzym xúc tác cho quá trình tự sao, sao mã,… của DNA.
- Trực tiếp hình thành tính trạng của cơ thể thông qua tương tác với môi trường
[TBODY] [/TBODY]
Đây là các bảng so sánh nhưng nội dung cực kì chi tiết, các em bám theo các ô để học nhé :D ;) :p
I. RNA
- Chiều dài: L=rN.3,4 angstron
- Khối lượng: m=rN.300 đvC
- Số liên kết photphodieste(liên kết hóa trị nối giữa các ribonu): rN-1
- Số liên kết hóa trị có trên phân tử RNA: rN-1+rN=2rN-1
- Tỉ lệ phần trăm: (tất cả đều là % nhaa .. tại không viết được % trong latex)
[tex]A=T=\frac{rU+rA}{2}; G=X=\frac{rU+rG}{2} II. Protein - SỐ bộ ba mã gốc = Số bộ ba mã sao= [tex]\frac{N}{6}=\frac{rN}{3}[/tex]
- Số aa môi trường cung cấp cho tổng hợp 1 chuỗi polipeptit: [tex]\frac{N}{6}-1=\frac{rN}-1{3}[/tex]
- .Số aa trên phân tử protein hoàn chỉnh: [tex]\frac{N}{6}-2=\frac{rN}{3}-2[/tex][/tex]
[tex][/tex]
[tex][/tex]

I. Cơ chế phiên mã của gen
1. Số lượng Nu môi trường cung cấp cho gen sao mã:

- Số lần sao mã của gen bằng số phân tử ARN được tổng hợp.
- Khi gen sao mã k lần, thì tổng sô rNu và ribonucleotit từng loại môi trường cung cấp là:[tex]rN _{mt}=k.rN=k. \frac{N}{2}[/tex]
rAmt = k . rA = k . Tgốc
rUmt = k . rU = k . Agốc
rGmt = k . rG = k . Xgốc
rXmt = k . rX = k . Ggốc
-Số liên kết hidro bị phá vỡ khi 1 gen sao mã m lần = m.(2A+3G)
II. Cơ chế giải mã:
- Khối lượng của một phân tử pr.
L = aa.3.
M = aa. 110.
- Số aa trên phân tử pr hoàn chỉnh: [tex]\frac{rN}{3}-2=\frac{N}{6}-2=[/tex] số aa trong chuỗi polipeptit - 1.
- Số liên kết peptit tạo thành = số phân tử nước giải phóng = [tex]\frac{N}{6}-2[/tex]
- Số liên kết peptit có trong một phân tử = [tex]\frac{rN}{3}-3[/tex] = số aa trong chuỗi polipeptit - 2 = số bộ ba mã hoá -3
- Số tArN cần dùng = [tex]\frac{N}{6}-1[/tex]
= Số ribonu trên tARN = rN - 3 = số tArN - 3.
 
Last edited:

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
BÀI TẬP NGÀY 31/03/2019
Bài 1. Một gen dài 0,816 micrômet và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtitkhác bằng 15%số nuclêôtit của gen.
Trên mạch đơn thứ nhất của gen có tổng số giữa 2 loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỉ lệ T : X = 3 : 3.
a. Tính ti lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen.
Bài 2. Một gen ở vi khuẩn có 3600 liên kết hydro, tỉ lệ [tex]\frac{A+T}{G+X}=1,5[/tex]
a/ Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b/ Một đột biến xảy ra trong vùng mã hóa của gen trên làm cho chuỗi axit amin do gen đột biến điều khiển tổng hợp có 1 axit amin được thay bằng axit amin mới, các axit amin còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Đột biến trên thuộc dạng nào?
Bài 3: Xét trường hợp một gen có hai alen A và a, alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết Hidro, alen a có chiều dài bằng alen A nhưng số liên kết Hiđrô lớn hơn 1. Cặp gen Aa nhân đôi liên tiếp 2 lần. Hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit từng loại là bao nhiêu?
 

Vũ Lan Anh

Học sinh gương mẫu
Thành viên
9 Tháng sáu 2018
1,330
2,521
331
Thái Nguyên
FBI-CIA
BÀI TẬP NGÀY 31/03/2019
Bài 1. Một gen dài 0,816 micrômet và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtitkhác bằng 15%số nuclêôtit của gen.
Trên mạch đơn thứ nhất của gen có tổng số giữa 2 loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỉ lệ T : X = 3 : 3.
a. Tính ti lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen.
Bài 2. Một gen ở vi khuẩn có 3600 liên kết hydro, tỉ lệ [tex]\frac{A+T}{G+X}=1,5[/tex]
a/ Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b/ Một đột biến xảy ra trong vùng mã hóa của gen trên làm cho chuỗi axit amin do gen đột biến điều khiển tổng hợp có 1 axit amin được thay bằng axit amin mới, các axit amin còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Đột biến trên thuộc dạng nào?
Bài 3: Xét trường hợp một gen có hai alen A và a, alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết Hidro, alen a có chiều dài bằng alen A nhưng số liên kết Hiđrô lớn hơn 1. Cặp gen Aa nhân đôi liên tiếp 2 lần. Hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit từng loại là bao nhiêu?
bài 1:
1,đổi: 0,816 um=8160 [tex]A^{o}[/tex]
=>[tex]N=\frac{2L}{3,4}=\frac{2.8160}{3,4}=4800[/tex]nu
=> số nu 1 mạch là 2800/2=2400
theo ĐB ta có:
A1+G1=50%.N1=1200
A1-G1=10%N1=240
giải PT=>A1=720nu; G1=480nu
mà: T:X=3:3=>T1=X1=2400-1200-240)/2=600nu
=>A1=T2=720nu
G1=X2=480nu
X1=T1=A2=G2=600nu
=>A=T=A1+A2=720+600=1320nu
G=X=600+480=1080nu
2,A1%=T2%=A1/N1x 100%=30%
G1%=X2%=G1/N1.x100%=20%
X1%=T1%=A2%=G2%=25%
bài 2:
a,theo ĐB ta có: [tex]\frac{A+T}{G+X}=1,5=>\frac{2A}{2G}=1,5=>2A=1,5G=>A=\frac{1,5}{2}G[/tex]
lại có: H=2A+3G=3600
<=>1,5G+3G=3600=>G=X=800; A=T=600
b, đột biến thay thế(em chưa học dạng này mong chị giúp đỡ ạ)
bài 3:
đổi :1nm=10[tex]A^{o}[/tex]=>153nm=1530[tex]A^{o}[/tex]
=>N=[tex]\frac{2L}{3,4}=900[/tex]
theo ĐB ta có:
*alen A: [tex]2A_{A}+3G_{A}=1169 <=>2A_{A}+2G_{A}+G_{A}=1169 <=>900+G_{A}=1169 =>G_{A}=X_{A}=269; A_{A}=T_{A}=181nu[/tex]
*alen a: có liên hết hidro hơn gen A 1 liên kết=>[tex]2A_{a}+3G_{a}=1170 <=>2A_{a}+2G_{a}+G_{a}=1170 <=>900+G_{a}=1170 =>G_{a}=X_{a}=270nu; A_{a}=T_{a}=180nu[/tex]
suy ra: [tex]A_{Aa}=T_{Aa}=A_{A}+A_{a}=[/tex]181+180=361nu=> Amt=Tmt=A(2^k-1)=361(2^2-1)=1083nu
[tex]G_{Aa}=X_{Aa}=X_{A}+X_{a}=[/tex]269+270=539nu=>Gmt=Xmt=G(2^k-1)=539.(2^2-1)=1617nu[/tex]
 
Last edited:

hoàng quỳnh giang004

Học sinh
Thành viên
28 Tháng mười hai 2018
79
88
46
19
Nghệ An
THCS diễn thái
BÀI TẬP NGÀY 31/03/2019
Bài 1. Một gen dài 0,816 micrômet và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtitkhác bằng 15%số nuclêôtit của gen.
Trên mạch đơn thứ nhất của gen có tổng số giữa 2 loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỉ lệ T : X = 3 : 3.
a. Tính ti lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen.
Bài 2. Một gen ở vi khuẩn có 3600 liên kết hydro, tỉ lệ [tex]\frac{A+T}{G+X}=1,5[/tex]
a/ Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b/ Một đột biến xảy ra trong vùng mã hóa của gen trên làm cho chuỗi axit amin do gen đột biến điều khiển tổng hợp có 1 axit amin được thay bằng axit amin mới, các axit amin còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Đột biến trên thuộc dạng nào?
Bài 3: Xét trường hợp một gen có hai alen A và a, alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết Hidro, alen a có chiều dài bằng alen A nhưng số liên kết Hiđrô lớn hơn 1. Cặp gen Aa nhân đôi liên tiếp 2 lần. Hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit từng loại là bao nhiêu?
Bài 1:
đổi 0,816 micromet=8160 ăngxtorong
số Nu của mạch ADN là:
8160*2/3,4= 4800(nu)
một mạch thì có số nu là: 4800/2=2400
số nu mỗi loại trên mạch một là :
có hệ:
A1+G1=50%
A1-G1=10%
===> A1=30%=720 Nu:; G1= 20%=480 Nu
Có tỉ lệT1:X1=3:3 => T1=X1=25%=600 Nu
a, số nu mỗi loại của ADN là:
A= T= A1+T1= 720+600=1320Nu=27,5%
G=X=G1+X1= 480+600= 1080Nu= 22,5%
b,,A1%=T2%=30% =720
G1%=X2%=20%= 480
X1%=T1%=A2%=G2%=25%=600
Bài 2:
a,Theo đề ra ta có : A+ T/ G+X =1,5 => 2A/2G=1,5=> 2A= 3G
Mặt khác : 2A+ 3 G=3600 <=> 3G+ 3G= 3600 => G=600 Nu
=> A= ( 3600- 3*600)/2= 900 Nu
b,
Bài 3:
đổi 153nm= 1530 ãngxtorong
số Nu của mỗi alen là : 1530*2/3,4=900( nu)
từ đề ta có:
- alen A
2A+ 2G= 900
2A+3G= 1169
=> A=T= 181 ; G=X=269
-alen a
2A+ 2G= 900
2A+3G= 1170
=> A=T= 180 ; G=X=270
suy ra: AAa=TAa=AA+Aa=" role="presentation" style="font-family: "Open Sans", sans-serif; display: inline; line-height: normal; font-size: 14.6667px; word-spacing: normal; overflow-wrap: normal; white-space: nowrap; float: none; direction: ltr; max-width: none; max-height: none; min-width: 0px; min-height: 0px; border: 0px; padding: 0px; margin: 0px; position: relative;">AAa=TAa=AA+Aa=AAa=TAa=AA+Aa=181+415=596nu=> Amt=Tmt=A(2^k-1)=596(2^2-1)=1788nu
GAa=XAa=XA+Xa=" role="presentation" style="font-family: "Open Sans", sans-serif; display: inline; line-height: normal; font-size: 14.6667px; word-spacing: normal; overflow-wrap: normal; white-space: nowrap; float: none; direction: ltr; max-width: none; max-height: none; min-width: 0px; min-height: 0px; border: 0px; padding: 0px; margin: 0px; position: relative;">GAa=XAa=XA+Xa=GAa=XAa=XA+Xa=269+170=439nu=>Gmt=Xmt=G(2^k-1)=439.(2^2-1)=1317nu​

uy ra: AAa=TAa=AA+Aa=" role="presentation" style="font-family: "Open Sans", sans-serif; display: inline; line-height: normal; font-size: 14.6667px; word-spacing: normal; overflow-wrap: normal; white-space: nowrap; float: none; direction: ltr; max-width: none; max-height: none; min-width: 0px; min-height: 0px; border: 0px; padding: 0px; margin: 0px; position: relative;">AAa=TAa=AA+Aa=AAa=TAa=AA+Aa=181+415=596nu=> Amt=Tmt=A(2^k-1)=596(2^2-1)=1788nu
GAa=XAa=XA+Xa=" role="presentation" style="font-family: "Open Sans", sans-serif; display: inline; line-height: normal; font-size: 14.6667px; word-spacing: normal; overflow-wrap: normal; white-space: nowrap; float: none; direction: ltr; max-width: none; max-height: none; min-width: 0px; min-height: 0px; border: 0px; padding: 0px; margin: 0px; position: relative;">GAa=XAa=XA+Xa=GAa=XAa=XA+Xa=269+170=439nu=>Gmt=Xmt=G(2^k-1)=439.(2^2-1)=1317nu
cho e sửa lại phần này với nhé :
số nu tự do mỗi loại cần được cung cấp là :
A=T= (2^2-1)* (181+180)=1083
G=X=(2^2-1)* (269+270)=1617
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Vũ Lan Anh

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
ĐÁP ÁN BÀI TẬP NGÀY 31/03/2019
Chị cập nhật sau nhe :p ;)
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Xin chào các em :v
Chị đã quay lại và ăn hại hơn xưa :v
Đùa chút thôi, do dạo gần đây chị bận quass nên không cho topic này hoạt động được
Gần đây mới rảnh rảnh 1 chút thì có thời gian cho topic chạy lại nè :V
Gọi là hơi rảnh nên chị vẫn là không có nhiều thời gian hehehe :p
Chúng ta sẽ đi luyện tập các đề nhé :v
Câu 1 (1,0 điểm).
Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ F1 thu được 99% hạt màu vàng và 1% hạt màu xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
1. Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
2. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Tính theo lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng đời F2 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Câu 2 (1,0 điểm).
1.
Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những nội dung cơ bản nào?
2. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy xác định kiểu gen của thế hệ P để đời F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3: 1.
Câu 3 (2,0 điểm).
1.
Tìm những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
2. Ở một loài động vật có kiểu NST giới tính XX, XY. Xét một gen gồm 2 alen A và a. Hãy viết các kiểu gen có thể có trong quần thể. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 4 (1,5 điểm).
1.
Phân tử ADN được cấu tạo theo những nguyên tắc nào? Nêu chức năng của ADN.
2. Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 350, giữa U với X bằng 250. Gen tạo ra mARN có hiệu số giữa T với X bằng 25% số nuclêôtit của gen.
a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mARN nếu tất cả X của gen đều tập trung trên mạch gốc.
Câu 5 (2,0 điểm).
1.
Một nhóm gồm 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương 5040 NST đơn, tất cả các tế bào con tạo thành sau nguyên phân có 5120 NST. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
2. Ở một cơ thể động vật có cặp NST giới tính XY. Xét một tế bào có ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Dd giảm phân phát sinh giao tử. Nếu ở kì sau của giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra mấy loại giao tử? Gồm những loại giao tử nào? Biết rằng các cặp nhiễm sắc thể Aa và Dd giảm phân bình thường.
3. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào?
Câu 6 (1,0 điểm).
1.
Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống?
2. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống? Cho ví dụ cụ thể.
Câu 7 (1,5 điểm).
1.
Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển.
2. Khống chế sinh học là gì? Nêu ý nghĩa của khống chế sinh học. Lấy một số ví dụ về hiện tượng này trong thực tiễn sản xuất.
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
Vì bận thi nên giờ mới làm ạ.Em thấy trên mạng có bài giải rồi,nhưng vẫn muốn giải cách khác xem sao.Em chọn phần bài tập làm thôi ,lý thuyết chắc chừa ra :D . Em vận dụng phép toán để thử nó ra không Chị Chi xem hộ em câu 1 và câu 4-2 nhé.
59633549_325804864771304_7685815556393402368_n.jpg
60095333_2407217562856020_6043973133931642880_n.jpg

59963191_401581657096659_2948516149878325248_n.jpg

59745048_301560387439864_8837238267737800704_n.jpg
 
Top Bottom