Sử 7 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích 4,5 triệu km2, bao gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor. Năm 2015, dân số Đông Nam Á là 612.7 triệu người (số liệu năm 2015)[ sách giáo khoa Địa lý 11 cơ bản]. Tên gọi “Đông Nam Á” đã có từ khi xuất hiện những chuyến đi biển của thương nhân vượt qua vùng biển phía đông nam châu Á – “con đường tơ lụa trên biển”. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, người Trung Quốc gọi vùng này là “Nam Dương”, người Ấn Độ gọi là “Đất vàng” (Suvanabhumi) ý chỉ một vùng đất huyền bí. Tên gọi “Đông Nam Á” chính thức xuất hiện năm 1943 tại hội nghị Quebec giữa các nguyên thủ Anh và Mỹ khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Từ thời đồ đá, Đông Nam Á đã có người dân sinh sống. Họ đã siêng năng trồng trọt với công cụ bằng sắt, có sáng tạo nhiều giống lúa mới phù hợp với mọi điều kiện thổ nhưỡng của Đông Nam Á. Ở Việt Nam, văn hóa Hòa Bình là “cái nôi” khai sinh nghề trồng lúa nước, được lan truyền sang tận Thái Lan và cả Philippines. Đến thế kỷ I, các thương nhân tìm ra gió mùa thì họ bắt đầu nườm nượp qua lại giữa châu Á với châu Âu ngày càng nhiều. Gió mùa là gió thổi theo mùa. Do khí hậu Đông Nam Á chủ yếu là nhiệt đới (nắng nóng) quanh vùng Xích đạo, nên gió mùa có là rất cần thiết. Gió mùa thổi theo hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Ở một số vùng gần chí tuyến Bắc (230 27’ B) (hay chí tuyến Nam, 230 27’ N) thì khí hậu lại theo bốn mùa – xuân, hạ, thu, đông. Lý do của việc phân thành 4 mùa này là do trục của Trái Đất nghiêng mà ra.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho việc trồng lúa nên người dân khi đó đã biết trồng lúa và nhiều loại cây củ khác. Ngoài ra, cư dân cũng biết làm nghề thủ công như dệt, làm gốm, đúc đồng và sắt… Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, nhiều hải cảng đã xuất hiện. Thống kê ở Đông Nam Á cổ đại đã xuất hiện 17 hải cảng lớn nhỏ khác nhau, sầm uất nhất là cảng thị Óc Eo (An Giang) của nước Phù Nam, cảng Takkola của nước Tambralinga…. Các cảng thị này không những là nơi trao đổi buôn bán, mà còn là nơi giao lưu văn hóa. Các thương nhân từ các nơi về cảng thị, đem theo sản phẩm và nền văn hóa đến. Họ buôn bán, nhân đó đã phổ biến rộng rãi văn hóa của mình cho các nước bạn. Trước khi lập quốc, cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu hai luồng văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó luồng văn hóa Ấn Độ được truyền bá mạnh nhất vào Đông Nam Á, ít nhất là từ thời Ashoka (thế kỷ III TCN) trở đi. Văn hóa Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á đã được cư dân nhanh chóng tiếp thu, vận dụng và sáng tạo nền văn hóa của nước mình.
Từ thế kỷ I đến thế kỷ X là thời gian hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Ngoại trừ nước Văn Lang – Âu Lạc của người Việt được thành lập từ thế kỷ VII TCN, nhiều quốc gia khác được thành lập từ thế kỷ I, đầu tiên là vương quốc Phù Nam có thủ đô là Angkor Borei (trước đó là Óc Eo). Được thành lập từ thế kỷ I bởi tộc người Môn - Nam Đảo tràn sang, Phù Nam phát triển và bành trướng ra xung quanh. Ở phía đông của Phù Nam, nước Champa cũng đã thành lập với kinh đô Sinhapura (Quảng Nam) cũng bành trướng mạnh về phía bắc và phía tây, nhiều lần tranh chấp với Giao châu của Trung Hoa đô hộ từ thế kỷ II TCN. Ở phía tây Phù Nam, các tộc người Môn cũng thành lập các nước Thatơn, Pegu và nước Dvaravati ở phía nam hạ lưu sông Mê-Nam. Ở bán đảo Sumatra và các đảo thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo, các quốc gia như Tambralinga, Tumasic (có cảng thị Tumasic; về sau là Singapore), Taruma được hình thành từ thế kỷ III đến thế kỷ V – VI. Trừ các quốc gia Tambralinga là chư hầu của vương quốc Phù Nam, các quốc gia hải đảo đều nằm trên “con đường tơ lụa trên biển”, hoạt động thương mại rất mạnh mẽ.
Đến giữa thiên niên kỷ I, các vương quốc cổ Đông Nam Á suy yếu và tan rã. Nguyên do của sự tan rã là: (1) chiến tranh thường xuyên giữa các nước và (2) ranh giới của các vương quốc không ổn định do không xác định đầy đủ tộc người chủ thể của vương quốc đó. Phù Nam là một vương quốc rộng lớn, có tới 10 nước chư hầu nhưng ranh giới không ổn định – phần phát triển nhất chỉ là hạ lưu sông Mekong. Các cuộc chiến tranh lẻ tẻ và cả số lượng dân cư ít ỏi (khoảng vài trăm nghìn người sinh sống trong một vương quốc) không đủ để quản lý một quốc gia rộng lớn.

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Phần này có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ: từ thế kỷ VII đến thế kỷ X và từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.

a. Thế kỷ VII đến thế kỷ X là thời kỳ hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Ở Đông Nam Á lục địa, mở đầu là quốc gia Chân Lạp thống nhất của người Khmer, thủ đô là Bhavapura (bắc Campuchia hiện nay). Từ thời Bhavavarman I (năm 550) đến đầu thời Suryavarman I (năm 1011) là thời kỳ xây dựng đất nước Chân Lạp theo mô hình nhà nước Ấn Độ. Mô hình nhà nước Ấn Độ của Chân Lạp đã ảnh hưởng sang xung quanh, dẫn tới sự hưng thịnh của quốc gia Champa thời kỳ Chiêm Thành (thế kỷ VII – XV), người Miến và người Malay hải đảo.
- Ở Đông Nam Á hải đảo, các quốc gia của người Melayu, Kantoli và Kalinga ra đời từ nửa sau thế kỷ VIII – IX và dần dần xây dựng mô hình nhà nước theo kiểu Ấn Độ. Ở đông bắc Chân Lạp, nhân dân Giao Châu đã đánh đổ ách thống trị của nhà Đường, lập ra các nhà nước tự chủ của họ Khúc. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã xác lập nhà nước Việt Nam độc lập vào năm 939. Thời kỳ từ năm 939 đến năm 1010 là thời kỳ củng cố quốc gia, định hình cấu trúc nhà nước, dẫn đến sự xác lập hoàn toàn nhà nước phong kiến tập quyền dưới thời Lý (1010 – 1225). Ở Đông Nam Á hải đảo, khu vực bán đảo Malaya đã thành lập các vương quốc Sanjaya (732) và đế quốc Sri Ksetra. Thời vương quốc Sanjaya, khu đền Borobudur được xây dựng năm 792. Ở đảo Gia-va, vương triều Sailendra ở miền trung Gia-va phát triển mạnh (thế kỷ VII - IX) và bành trướng xung quanh. Sailendra đã bành trướng lãnh thổ, xâm lược Chân Lạp trong khoảng 30 năm (781 – 802). Đến năm 802, Jayavarman II đánh bại quân Sailendra, thành lập vương triều Angkor của Chân Lạp (802 – 1434).

b. Thế kỷ X đến thế kỷ XVII là thời kỳ phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Thời kỳ này đánh dấu sự phát triển thịnh vượng của nước Đại Việt (thế kỷ XI – XVI) và nước Chân Lạp thời Angkor (thế kỷ IX – XV) và nước Champa thời kỳ Vijaya (Thịnh vượng, thế kỷ X – XV). Nhưng thời kỳ này cũng đánh dấu sự hình thành của nhiều quốc gia mới. Ở Đông Nam Á lục địa, vua Anoratha của người Miến thống nhất đất nước, thành lập quốc gia Pagan (1044 – 1287). Myanmar trải qua thời phong kiến kéo dài suốt 8 thế kỷ (thế kỷ XI – XIX) với các thời đại khác nhau. Thời thịnh vượng (thế kỷ XVI – XVII), quốc gia Miến Điện đã từng đánh nước Ayudthaya (Thái Lan) và Lan Xang (Lào) mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài. Ở hạ lưu sông Menam, người Thái từ phía Bắc di cư vào đã thành lập nước Sukhothai vào năm 1238 ở trung lưu sông Mênam (năm 1350, vương quốc Ayudthaya được thành lập thay thế cho Sukhothai). Đến thế kỷ XIV, một bộ phận người Thái còn lại đã tiếp tục di cư dọc về trung lưu sông Mekong, thành lập vương quốc Lan Xang (năm 1353). Cả hai quốc gia Lan Xang và Ayudthaya phát triển mạnh trong các thế kỷ XV – XVIII, nhiều lần có chiến tranh mở rộng lãnh thổ lẫn nhau.
Ở Đông Nam Á hải đảo, do vị trí địa lý cách trở nên việc thống nhất các vùng thành một khối là một việc khó khăn. Ở đảo Gia-va của Indonesia, vua Erlangga của Bali đã thống nhất các đảo và thành lập vương quốc Mataram thống nhất (1019 – 1030). Nhưng sau khi Erlangga qua đời, Mataram bị suy yếu và bị thất bại trong cuộc chiến chống quân Nguyên (1292 – 1293). Năm 1293, Rajen Vijaya đánh bại quân Nguyên rồi lên ngôi, lập ra vương triều Mojopahid (1293 – 1527), khôi phục sự nghiệp của Erlangga trước kia. Đồng thời với Mataram ở đảo Gia-va, ở bán đảo Malaya thì từ thế kỷ X trở đi là thời kỳ bành trướng thế lực của quốc gia Sri Ksetra. Khi đế quốc này tan rã, đến thế kỷ XIII – XIV hình thành quốc gia Malacca ở bán đảo Malayu (1400 – 1511)

c. Từ thế kỷ XVII – XVIII là thời kỳ suy tàn của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Do xây dựng nhiều công trình kién trúc quá tốn kém và tiến hành chiến tranh liên miên, các quốc gia bị suy yếu và rơi vào ách thống trị của các nước thực dân phương Tây. Thời gian được phân chia ở giai đoạn suy tàn này chỉ là tương đối, vì các nước thực tế đã bắt đầu suy tàn ngay từ những năm cuối thế kỷ XV. Nước suy sụp sớm nhất là Chân Lạp (năm 1434), kế đến là nước Chiêm Thành (năm 1471), Malacca (đầu thế kỷ XVI, thời sultan Mahmud), Đại Việt (năm 1505), Mojopahid (Gia-va, 1527). Cá biệt, nước Malacca là quốc gia đầu tiên bị thực dân Bồ Đào Nha xâm lược (năm 1511). Một số quốc gia suy yếu muộn hơn là nước Ayudthaya (thế kỷ XVII – XVIII), Lan Xang (thế kỷ XVIII). Đến thế kỷ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược, riêng Thái Lan là quốc gia duy nhất không bị xâm lược.
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom