Hóa 11 bài tập về tính khử của C,CO và H2 P2

trang 262

Học sinh
Thành viên
15 Tháng một 2018
42
10
31
22
Hải Dương
trường thpt đoàn thượng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

B1;cho 3,36 lít ở đktc hỗn hợp X gồm H2 và CO đi qua ống sứ đựng 24 ga Fe2O3 nung nóng ,kết thúc các phản ứng thu được chất rắn Y .chất rắn Y tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch H2SO4 1m.tính V
B2:cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp FeO,CuO,PbO thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B .cho khí B qua 300ml dung dịch Ca(OH)2 1M sau phản ứng thu được 10g kết tủa.đồng thời khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 3,2 gam.cho A tác dụng vs dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,928 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) tính % số mol FeO trong hỗn hợp ban đầu
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
B1;cho 3,36 lít ở đktc hỗn hợp X gồm H2 và CO đi qua ống sứ đựng 24 ga Fe2O3 nung nóng ,kết thúc các phản ứng thu được chất rắn Y .chất rắn Y tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch H2SO4 1m.tính V
n(H2,CO) = 0,15 mol
nFe2O3 = 0,15 mol => nFe = 0,3 mol ; nO = 0,45 mol
Khi khử bằng H2, CO, ta có: n(O phản ứng) = n(khí) = 0,15 mol
=> Chất rắn Y sau phản ứng chứa 0,3 mol Fe và 0,3 mol O.
Đến đây, nếu không xác định thành phần của chất rắn Y thì hoàn toàn không giải được. Tuy nhiên nếu giả thuyết Y chỉ có 1 chất => Y chỉ có thể là FeO do nFe = nO
=> nFeO = 0,3 mol => nH2SO4 = 0,3 mol => V = n/CM.
Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong bỏ qua.
B2:cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp FeO,CuO,PbO thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B .cho khí B qua 300ml dung dịch Ca(OH)2 1M sau phản ứng thu được 10g kết tủa.đồng thời khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 3,2 gam.cho A tác dụng vs dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,928 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) tính % số mol FeO trong hỗn hợp ban đầu
Ta có m(bình tăng) = mCO2 - m(k.tủa) = mCO2 - 10 = 3,2 => mCO2 = 13,2 gam => nCO2 = 0,3 mol
=> nO = 0,3 mol => n(e nhận 1) = 0,3.2 = 0,6 mol (do ban đầu các oxit đều có hóa trị II)
Mặt khác, khi cho A (các kim loại) vào HNO3 giải phóng 0,22 mol NO. Ta có: n(e nhận 2) = 0,22.3 = 0,66 mol
Sự khác biệt của 2 số mol e nhận trên là do sắt có số oxi hóa là +2 trong oxit FeO nhưng lại có số oxi hóa +3 khi phản ứng với HNO3.
=> nFeO = nFe = 0,66 - 0,6 = 0,06 mol
Mặt khác, n(oxit) = nO = 0,3 mol
=> % mol FeO = 20%
 
  • Like
Reactions: Huỳnh Thanh Trúc
Top Bottom