Sử 7 Hệ quả của phát kiến địa lý và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hệ quả của phát kiến địa lý
- Thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu thời trung đại. Đúng vậy, việc tiến hành các cuộc phát kiến địa lý đã mở ra những hướng đi mới để thỏa mãn nhu cầu của cư dân thành thị - tìm nơi khác để tiêu thụ hàng hóa. Đến các vùng đất mới, các thương nhân đưa tiền bạc, vàng vào để buôn bán với cư dân bản địa. Cuộc trao đổi mua bán giữa họ với cư dân đã giúp các thương nhân mua về các nguồn nguyên liệu mới để chuyển về châu Âu. Việc mua bán ở các thành phố ở châu Âu tấp nập, hình thành cuộc “cách mạng giá cả” (mua rẻ, bán đắt). Ví dụ, hồ tiêu ở Ấn Độ mua với giá 2,5 – 3 ducas, bán ở thủ đô Lisbon (Bồ Đào Nha) với giá tới 20 ducas; còn 1 tạ đinh hương mua ở Maluku (Mã-lai) với giá từ 2 – 5 ducas, đem bán ở Anh với giá 336 ducas. Ở Tây Ban Nha, giá cả tăng gấp 3 - 4 lần là chuyện thường; ở Italia, giá lúa mì tăng gấp 3,3 lần; ở Anh giá cả tăng gấp 2,6 lần và ở Pháp, giá cả tăng gấp 2,2 lần. Với cách làm này, thương nhân châu Âu thu về lợi nhuận rất cao là chuyện bình thường. Người Bồ Đào Nha dùng số vàng rẻ mạt mua hàng hóa ở Ấn Độ đem về bán ở trong nước, lợi nhuận tới 400%. Thị trường châu Âu được mở rộng. Song song với giá cả tăng thì tiền công làm sản phẩm của người làm công lại giảm mạnh: cuối thế kỷ XVI, tiền công giảm tới 50%. Bất mãn của dân chúng ngày càng mạnh mẽ
- Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn nguyên liệu quý giá. Khi tiến hành các cuộc phát kiến địa lý, tư sản châu Âu đã tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu mới mà ở châu Âu không có. Cacao (của Mexico) được Tây Ban Nha sử dụng đầu tiên và phổ biến ở Tây Âu; thuốc lá của châu Mĩ phổ biến ở Tây Âu vào năm 1600. Ở châu Á, cuộc thám hiểm của Da Gamar, Magellan và các cuộc thám hiểm kế tục đã giúp tư sản có được nguồn nguyên liệu mới như cà phê (gốc từ Trung Đông), trà (gốc từ Trung Quốc), gạo và đường (ở phương Đông) và hồ tiêu ở khu vực Ấn Độ, Đông Nam Á. Về hồ tiêu, người Bồ Đào Nha chuyển về tới 7.000 tấn hồ tiêu từ Ấn Độ về tiêu thụ tại chính quốc so với khoảng 210 tấn mà trước đây người Venecia cung cấp cho Bồ Đào Nha.
- Tìm ra những vùng đất mới. Với các cuộc phát kiến địa lý, sự hiểu biết của con người được mở rộng. Người châu Âu đã tìm ra châu Mỹ, châu Phi, châu Á và một đại dương mới là biển Thái Bình Dương. Họ cũng tìm ra các dân tộc mới là người Indian (thổ dân châu Mỹ), người Inca, người Maya, người Aztec…
- Khẳng định Trái Đất là hình cầu. Trước đây, người châu Âu tin theo học thuyết của Thalet là Trái Đất có hình “đĩa dẹt”, thời Ptolemee là “hình bát úp trên mảnh đất hình vuông”. Các cuộc du hành trước đó (nhất là du hành Polo) và các phương tiện kỹ thuật mới đã cho phép chứng minh – Trái Đất hình cầu. Điều này được Copernicus, Galilee khẳng định lại trong phong trào văn hóa Phục hưng với thuyết “Nhật tâm”.

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Sau các cuộc phát kiến địa lý, tư sản châu Âu dùng mọi biện pháp để kiếm ra vốn liếng và lao động làm thuê.
Về vốn liếng, bọn thương nhân và tư sản châu Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược để cướp đoạt hàng triệu kg vàng, bạc đem về nước để mua bán. Sau khi đánh chiếm đế chế Aztec vào năm 1519 – 1520, tên phiêu lưu Tây Ban Nha là H. Cortez đã cướp trắng của đế chế này một lượng vàng bạc trị giá hiện nay tới 3 tỷ USD. Ở Peru, bọn Tây Ban Nha cướp trắng 1,3 triệu once vàng, một căn phòng đầy vàng của vua Inca. Những năm tiếp theo, chúng bắt người Anh-điêng (Indians) phải cống nạp vàng bạc cho chúng, nếu không sẽ bị thiêu sống. Từ năm 1521 đến năm 1560, bọn thực dân Tây Ban Nha mỗi năm chở về châu Âu khoảng 5.500 kg vàng và 246.000 kg bạc. Đến cuối thế kỷ XVI, gần 80% số kim loại quý của châu Mỹ đã rơi vào tay của người Tây Ban Nha. Hàng kg vàng bạc lớn ở châu Mỹ được bọn tư sản một phần thì đầu tư, một phần thì giữ lại làm vốn để đầu tư ở những nơi khác.
Về lao động làm thuê, tư sản châu Âu dùng chủ yếu là hai nguồn: nô lệ và nông nô.
+ Về nô lệ, lúc đầu khi chiếm vùng đất mới, bọn thực dân dùng người Anh-điêng (Indians) phải làm việc (khai mỏ, làm đồn điền) cho chúng. Sau khi đánh chiếm Đế chế Inca, tên phiêu lưu Tây Ban Nha là Pizzaro đã bắt hơn 200 người Anh-điêng làm nô lệ. Những người Anh-điêng làm việc ở hầm mỏ trên độ cao 4.000 m trong điều kiện làm việc rất tồi tệ, nên có nhiều người bị chết. Hơn nữa, bọn thực dân ra tay đàn áp liên tục, làm cư dân Indians ở Mexico giảm 90% (từ 25 triệu xuống còn 1,5 triệu người), ở Peru thì giảm số dân đa đỏ đến 95%. Hết nguồn nhân công bản địa, Tây Ban Nha quay sang dùng người da đen châu Phi làm nô lệ. Lúc đầu, thương nhân châu Âu lợi dụng các cuộc chiến tranh ở châu Phi để thương lượng, hối lộ với thủ lĩnh các nước châu Phi để mua người da đen. Về sau, bọn thương nhân châu Âu công khai tổ chức các cuộc tấn công vào làng mạc, bắt tất cả người da đen từ trẻ em đến phụ nữ... mang đi bán. Những người nô lệ này được đưa đến các cảng thị, các chợ ở dọc bờ biển miền Tây châu Phi. Tại cảng thị, họ bị nhốt trong một pháo đài để chờ tàu buôn đến. Khi tàu buôn đến nơi, những tên buôn nô lệ lùa họ xuống hầm tàu. Tàu dài 30m, rộng 8m được xây làm 4 tầng chở từ 450 đến 600 nô lệ. Họ bị nhét vào các khoang tàu tối tăm, ngồi và nằm cạnh nhau như sắp cá mòi (vì trần tàu lúc đó cao khoảng 1 m thôi), chân bị xiềng. Sống dài ngày trên “nhà tù di động” đó, nô lệ không đủ ăn, không đủ nước để uống. Điều kiện vệ sinh thiếu trầm trọng, trong khoang thuyền phân và nước tiểu thải ra bừa bãi, hôi thối không chịu nổi, đôi khi theo gió lan đi đến mấy cây số trên mặt biển. Ai hơi chống đối là bị đánh đập, giết hại và những người bị giết hay chết tự nhiên (bị bệnh tật, đói rét) thì bị ném xác xuống biển. Người ta đã chứng kiến những tên chủ đập nát đầu những trẻ con mà mẹ chúng không thể địu nổi hoặc không kịp theo đoàn. Thống kê sơ bộ, một chuyến tàu đi là chở 700 nô lệ, đến châu Mỹ chỉ còn lại 200 người.
Thuyền buôn đến châu Mỹ, nô lệ bị rao bán cho các chủ trang trại, chủ mỏ, sau đó chất đầy hàng hoá do nô lệ làm ra chuyển về châu Âu. Theo tài liệu ghi nhận, bọn thương nhân châu Âu mua một người da đen ở châu Phi với giá rẻ mạt (từ 70 đến 200 franc) và bán một nô lệ tại châu Mỹ với giá từ 1.000 – 2.000 franc. Ở châu Mỹ, các nô lệ bị dồn vào các đồn điền và phải làm việc suốt ngày. Theo hồi ký của Douglass, một nô lệ được giải phóng tại Mỹ, bản thân ông từng là nô lệ phải làm việc từ 3 giờ sáng đến 11 giờ khuya, chỉ có 15 phút để ăn uống và chăm sóc bản thân thôi. Việc học hành của nô lệ bị cấm, nên ông phải lén lút đọc sách vào ban đêm tối mịt, trong khi ban ngày thì làm việc suốt. Khi được giải phóng lúc 20 tuổi, ông tiến hành đấu tranh chống lại chế độ nô lệ tại Mỹ. Tác phẩm “Túp lều bác Tom” (1852) của Harriet Stowe kể về cuộc đời của bác Tom, một nô lệ da đen. Bác phải rời bỏ gia đình, bị bán đi khắp nơi và cũng bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng, vì bảo vệ nhân phẩm của mình nên bác bị đánh chết.
+ Về nông nô, lúc đầu khi phát triển thương nghiệp thì bọn thương nhân chưa dùng nhân công ở tại châu Âu này. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu lúc đó kiếm được rất nhiều nên chúng không lo nhiều đến chính quốc. Để cho thương nghiệp ở chính quốc phát triển, cần phải có đầy đủ nguyên liệu hơn nữa. Ở nước Anh, nguyên liệu dùng cho dệt vải là lông cừu còn hạn chế, dẫn tới giá lông cừu tăng vọt. Nhiều quý tộc thấy việc nuôi cừu có lợi hơn so với nghề trồng cây lương thực, nên đổ xô vào việc rào ruộng tư và công lại, thậm chí dùng bạo lực để cướp trắng ruộng đất của nông dân để làm thành bãi chăn nuôi cừu. Ở quận Newport (Anh), bọn địa chủ áp dụng thủ đoạn “vận động khoanh vùng” để xua đuổi nông nô, lập ra 17 nông trại chăn nuôi lớn với 10 nông trường chiếm tới 300 mẫu Anh Đến năm 1875, đã có 37,5 triệu nông dân Anh bị mất đất. Hàng ngàn nông nô và nông dân mất ruộng phải ra ngoài đường lang thang, kiếm sống bằng đủ mọi nghề, bị quân của nhà vua bức hại. Thời Henry VIII, 72.000 nông dân bị quân triều đình sát hại.
Với nguồn vốn liếng dồi dào và nguồn lao động làm thuê rất phong phú, tư sản và quý tộc giàu có đã sử dụng nguồn lực này đầu tư vào các “công trường thủ công”. Các công trường thủ công xuất hiện hầu hết ở các thành thị trung đại châu Âu vào thế kỷ XV. Đứng đầu các công trường thủ công là quý tộc tư bản chủ nghĩa, thương nhân có nguồn vốn dồi dào. Mỗi công trường thủ công đều chuyên làm một ngành nghề duy nhất (dệt, luyện kim, làm thủy tinh…) không có đa ngành nghề. Có nguồn lực dồi dào, họ trở thành giai cấp tư sản.
Những người nô lệ và nông nô bị gom vào các công trường thủ công, bị bắt làm việc suốt ngày và chỉ cho nghỉ với thời gian rất hạn chế. Những người làm công thời đó họ chỉ biết làm để trốn tránh khỏi sự truy bắt của bọn chủ trước, và có nơi ở ổn định. Trong công trường thủ công đã có sự phân công rõ rệt về lao động: ở Đức, một chủ dệt len là George Tseyinpluk ở Frankfurt đã chia dệt len thành nhiều công đoạn, mỗi công nhân chỉ làm một công đoạn – công nhân tẩy sợi, công nhân nhuộm, công nhân bật vải. Mỗi công nhân làm duy nhất một công đoạn đó trong nhiều năm (ý nói kinh nghiệm): công nhân tẩy sợi là 3 năm, công nhân nhuộm là 1 năm, công nhân bật vải là làm công đoạn này phải 3 năm (kinh nghiệm) sau để nâng cao sức sản xuất, công nhân không ngừng thực hiện thêm vài công đoạn khác để thúc đẩy sản xuất tăng nhanh. Theo Smith (Liên Xô, 1924), lao động để làm kim băng được phân ra đến 18 công đoạn (thao tác) khác nhau: kéo sợi – xếp sợi – cắt sợi – mài nhọn mũi kim – dập đầu mũi kim. Thao tác dập đầu mũi kim lại phân ra: gắn mũ vào kim – làm cho nhẵn kim – gói kim băng vào giấy. (…). Tôi nhìn thấy một xưởng còn nghèo, với 10 công nhân làm việc miệt mài thì họ đã sản xuất ra 12 funter (409 gam). Với 1 funter là 4.000 kim băng thì một ngày xưởng này làm được hơn 48.000 kim băng.

Tài liệu tham khảo
1. F. Poliansky (1978), Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô) thời đại phong kiến (sách dịch), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
2. E. Sik (1961), Lịch sử châu Phi (tiếng Pháp), Budapest. 1 franc (hiện nay) = 23.500 đồng Việt Nam
3. A. Smith (1924), Nghiên cứu sự giàu có của nhân dân, Moskwa (bản dịch lược thuật)
4. Ngô Minh Oanh (2005), Tiếp xúc và giao lưu văn minh trong lịch sử nhân loại, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh
5. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh (2002), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. H. Johnston (1895), Lịch sử của việc buôn bán nô lệ, London (trích dịch)
7. M. Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000 (sách dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002
 
Last edited:
Top Bottom