Địa 10 Công thức tính giờ

hien nguyen 300795

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2018
63
39
11
28
TP Hồ Chí Minh
đại học sài gòn

Phạm Hồng Mơ

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2018
32
53
6
31
TP Hồ Chí Minh
Thpt Phước Long

Attachments

  • CACH TINH GIO.docx
    220.2 KB · Đọc: 52

hien nguyen 300795

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2018
63
39
11
28
TP Hồ Chí Minh
đại học sài gòn
Công thức này do mình nghĩ ra và cũng đã dạy cho HS mình. Bạn tham khảo và góp ý thêm cho mình nha!
mình thì sử dụng công thức này nhưng thấy nó sao sao á
mũi (0 -12) giờ khu vực gốc + mũi giờ khu vực cần tìm
mũi (13 -23) mũi giờ khu vực cần tìm - khu vực gốc
rồi đỗi mui giờ...nếu ko cho giờ khu vực gốc thì dựa vào khu vực giờ ng ta cho suy ra giờ khu vực gốc.
 

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
mình thì sử dụng công thức này nhưng thấy nó sao sao á
mũi (0 -12) giờ khu vực gốc + mũi giờ khu vực cần tìm
mũi (13 -23) mũi giờ khu vực cần tìm - khu vực gốc
rồi đỗi mui giờ...nếu ko cho giờ khu vực gốc thì dựa vào khu vực giờ ng ta cho suy ra giờ khu vực gốc.
Các múi giờ ở phía đông ( từ kinh tuyến 0 - 180) sẽ lấy giờ của múi đầu tiên (Giờ thế giới) + số thứ tự của múi giờ cần tìm.
Các múi giờ ở phía tây (từ kinh tuyến 180 - 0) sẽ lấy giờ của múi đầu tiên (giờ thế giới) + số thứ tự của múi giờ cần tìm. Nhưng ngày của các múi giờ phía tây sẽ bằng ngày của kinh tuyến gốc - 1
Hình như hồi cấp hai, cô em dạy như vậy ạ.
 

hien nguyen 300795

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2018
63
39
11
28
TP Hồ Chí Minh
đại học sài gòn
Các múi giờ ở phía đông ( từ kinh tuyến 0 - 180) sẽ lấy giờ của múi đầu tiên (Giờ thế giới) + số thứ tự của múi giờ cần tìm.
Các múi giờ ở phía tây (từ kinh tuyến 180 - 0) sẽ lấy giờ của múi đầu tiên (giờ thế giới) + số thứ tự của múi giờ cần tìm. Nhưng ngày của các múi giờ phía tây sẽ bằng ngày của kinh tuyến gốc - 1
Hình như hồi cấp hai, cô em dạy như vậy ạ.
Hiện tại bây giờ lớp 6 mình cũng đang dạy như vậy...mà thấy các em về phần đổi mũi giờ Tây hơi khó nên muốn tìm cái nào hay để dạy các em lớp 6
 

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
Hiện tại bây giờ lớp 6 mình cũng đang dạy như vậy...mà thấy các em về phần đổi mũi giờ Tây hơi khó nên muốn tìm cái nào hay để dạy các em lớp 6
Hồi lớp 6 học y vậy mà, đổi múi giờ cũng đâu rắc rối lắm đâu ạ
 

Phạm Hồng Mơ

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2018
32
53
6
31
TP Hồ Chí Minh
Thpt Phước Long
mình thì sử dụng công thức này nhưng thấy nó sao sao á
mũi (0 -12) giờ khu vực gốc + mũi giờ khu vực cần tìm
mũi (13 -23) mũi giờ khu vực cần tìm - khu vực gốc
rồi đỗi mui giờ...nếu ko cho giờ khu vực gốc thì dựa vào khu vực giờ ng ta cho suy ra giờ khu vực gốc.
Mình đọc công thức này nhưng chưa hiểu lắm, bạn có thể cho 1 ví dụ để làm rõ hơn được không? Nếu để tính giờ thì công thức này hình nhuw chưa đúng lắm. Theo cách hiểu của mình:
VN múi giờ 7, Nhật múi giờ 9. Tính giờ ở Nhật khi Việt Nam là 7h ngày 31/10/2018
Khi đó, theo công thức mình sẽ có 7+ 9 =16h Vậy là không đúng rồi. Nếu tính giờ ở Việt Nam khi biết giờ ở Nhật thì dấu + này chưa ổn lắm.
Không biết là mình hiểu vậy có đúng không? Bạn giải thích thêm giúp mình nhé!
 

Phạm Hồng Mơ

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2018
32
53
6
31
TP Hồ Chí Minh
Thpt Phước Long
Thực sự HS của mình gặp rất nhiều khó khăn khi làm phần tính giờ này, các em bị rối nhất là việc đổi ngày. Thường thì mình sẽ dạy HS dựa vào bản đồ múi giờ để tính là đơn giản nhất. Cách thứ 2 mình dạy các em theo công thức này:
* Tính giờ:

Tm = To ± m
Trong đó:
Tm: Giờ của múi cần tính
To: Giờ đã biết
m: số múi giờ chênh lệch
+ khi múi giờ của giờ cần tính lớn hơn giờ đã biết
- khi múi giờ của giờ cần tính nhỏ hơn giờ đã biết​
* Tính ngày:
- Cùng bán cầu không đổi ngày.
- Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật của kinh tuyến 180o
Ví dụ 1:
Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h, ngày 31 tháng 12?
Bài làm
- Giờ GMT là To = 24h
- Việt Nam ở múi giờ số 7 (TVN)
- Giờ GMT thuộc múi giờ số 0
m = 7 - 0 = 7
Do múi giờ của Việt Nam lớn hơn giờ GMT nên: TVN = To + m = 24+7=31h
Tức là 7h ngày 1 tháng 1 năm sau.
Do VN và giờ GMT cùng nằm ở 1 bán cầu nên không đổi ngày.
Ví dụ 2:
Hãy tính giờ và ngày ở New York, biết rằng ở thời điểm đó giờ Việt Nam đang là 8h, ngày 31 tháng 10?
Bài làm
- Giờ Việt Nam là To = 8h
- Việt Nam ở múi giờ số 7
- New York thuộc múi giờ số 19 (TNY = ?)
m = 19 - 7 = 12
Do múi giờ của New York lớn hơn múi giờ VN nên: TNY = To + m = 8+12=20h ngày 31 tháng 10.
Tuy nhiên, do đi từ Việt Nam sang New York (từ phía tây sang phía đông của kinh tuyến đổi ngày) nên lùi 1 ngày lịch. Suy ra, khi Việt Nam đang là 8h, ngày 31 tháng 10 thì ở New York đang là 20h ngày 30 tháng 10.
Ví dụ 3:
Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ New York đang là 20h, ngày 31 tháng 10?
Bài làm
- Giờ Việt Nam là To = 20h
- Việt Nam ở múi giờ số 7 (TVN = ?)
- New York thuộc múi giờ số 19
m = 19 - 7 = 12
Do múi giờ của VN nhỏ hơn múi giờ New York nên: TVN = To - m = 20 - 12= 8h ngày 31 tháng 10.
Tuy nhiên, do đi từ New York sang Việt Nam (từ phía đông sang phía tây của kinh tuyến đổi ngày) nên tăng 1 ngày lịch. Suy ra, khi New York đang là 20h, ngày 31 tháng 10 thì ở Việt Nam đang là 8h ngày 01 tháng 11.
 
Last edited:

hien nguyen 300795

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2018
63
39
11
28
TP Hồ Chí Minh
đại học sài gòn
Mình đọc công thức này nhưng chưa hiểu lắm, bạn có thể cho 1 ví dụ để làm rõ hơn được không? Nếu để tính giờ thì công thức này hình nhuw chưa đúng lắm. Theo cách hiểu của mình:
VN múi giờ 7, Nhật múi giờ 9. Tính giờ ở Nhật khi Việt Nam là 7h ngày 31/10/2018
Khi đó, theo công thức mình sẽ có 7+ 9 =16h Vậy là không đúng rồi. Nếu tính giờ ở Việt Nam khi biết giờ ở Nhật thì dấu + này chưa ổn lắm.
Không biết là mình hiểu vậy có đúng không? Bạn giải thích thêm giúp mình nhé!
à lúc này thì bạn có giờ Việt Nam phải suy ra giờ khu vực gốc: mũi giờ gốc cách mũi giở VN 7 mũi v thì giờ gốc đang là 0h
có giờ gốc bạn lấy giờ gốc cộng mũi giờ Nhật: v là Nhật đang là 9h
 

Phạm Hồng Mơ

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2018
32
53
6
31
TP Hồ Chí Minh
Thpt Phước Long
à lúc này thì bạn có giờ Việt Nam phải suy ra giờ khu vực gốc: mũi giờ gốc cách mũi giở VN 7 mũi v thì giờ gốc đang là 0h
có giờ gốc bạn lấy giờ gốc cộng mũi giờ Nhật: v là Nhật đang là 9h
À mình hiểu rồi, tức là đều quy về giờ GMT rồi mới tính ra. Nhưng mà khi bạn dạy thì HS có gặp khó khăn gì không?
 

thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng một 2018
348
215
99
20
Phú Thọ
trường thcs lâm thao

thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng một 2018
348
215
99
20
Phú Thọ
trường thcs lâm thao

Phạm Hồng Mơ

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2018
32
53
6
31
TP Hồ Chí Minh
Thpt Phước Long
dạ cho em hỏi câu khác đc ko ạ vĩ độ nào ở việt nam có khoảng cách thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh dài và ngắn nhất tại sao
Câu hỏi của em khá thú vị đó. Thông thường chúng ta phải tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, nhưng riêng câu này không cần tính vẫn trả lời được.
Vĩ độ có khoảng cách thời gian MT lên thiên đỉnh dài nhất là điểm cực Nam (8 độ 34 phút Bắc) và vĩ độ có khoảng cách thời gian MT lên thiên đỉnh ngắn nhất là điểm cực Bắc (23 độ 23 phút Bắc). Do điểm cực Nam nằm gần Xích Đạo và điểm cực Bắc nằm gần chí tuyến Bắc
Vì VN nằm ở nội chí tuyến Bắc bán cầu nên các địa điểm sẽ lần lượt có MT lên thiên đỉnh 2 lần trong thời gian từ 21/3 đến 23/9. Lần đầu sẽ từ ngày 21/3 đến 22/6: Ngày 21/3 MT lên thiên đỉnh ở XĐ sau đó chuyển động biểu kiến về phía Chí tuyến Bắc, nên điểm cực Nam sẽ có MT lên thiên đỉnh đầu tiên. Và điểm cuối cùng ở VN có HT này trong lần 1 là điểm cực Bắc.
Lần thứ 2 là từ 22/6 đến 23/9, khi này MT sẽ chuyển động biểu kiến từ CT Bắc về Xích Đạo nên điểm cực Bắc sẽ có hiện tượng này lần thứ 2 sớm nhất và điểm cực Nam là muộn nhất. Từ đó, suy ra được câu trả lời như trên em nhé!

6_47.png
280127.html
 

thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng một 2018
348
215
99
20
Phú Thọ
trường thcs lâm thao
Vậy nên phần này mình thường dạy các em sử dụng bản đồ múi giờ để tính thôi, cho đơn giản thôi.
cho em hỏi thêm với ạ tính giờ bài này làm kiểu gì ạ anh ở kinh tuyến không độ là 17h ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì ở vn 105 độ đông là bao nhiêu giờ
 
  • Like
Reactions: Toji Takeshi

Phạm Hồng Mơ

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2018
32
53
6
31
TP Hồ Chí Minh
Thpt Phước Long
Đầu tiên mình phải biết múi giờ của KT 0 độ và 105 độ đông.
Dựa vào bản đồ múi giờ, mình sẽ thấy KT 0 độ là múi số 0 và 105 độ đông là múi số 7. Vậy giờ VN đi trước giờ múi số 0 là 7 giờ.
Vậy khi ở KT 0 độ là 17h ngày 31/12/2015 thì ở VN là 17+7 = 24h ngày 31/12/2015 (0h ngày 1/1/2016)
 

thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng một 2018
348
215
99
20
Phú Thọ
trường thcs lâm thao
Đầu tiên mình phải biết múi giờ của KT 0 độ và 105 độ đông.
Dựa vào bản đồ múi giờ, mình sẽ thấy KT 0 độ là múi số 0 và 105 độ đông là múi số 7. Vậy giờ VN đi trước giờ múi số 0 là 7 giờ.
Vậy khi ở KT 0 độ là 17h ngày 31/12/2015 thì ở VN là 17+7 = 24h ngày 31/12/2015 (0h ngày 1/1/2016)
e cám ơn cô ạ
 

hien nguyen 300795

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2018
63
39
11
28
TP Hồ Chí Minh
đại học sài gòn
Câu hỏi của em khá thú vị đó. Thông thường chúng ta phải tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, nhưng riêng câu này không cần tính vẫn trả lời được.
Vĩ độ có khoảng cách thời gian MT lên thiên đỉnh dài nhất là điểm cực Nam (8 độ 34 phút Bắc) và vĩ độ có khoảng cách thời gian MT lên thiên đỉnh ngắn nhất là điểm cực Bắc (23 độ 23 phút Bắc). Do điểm cực Nam nằm gần Xích Đạo và điểm cực Bắc nằm gần chí tuyến Bắc
Vì VN nằm ở nội chí tuyến Bắc bán cầu nên các địa điểm sẽ lần lượt có MT lên thiên đỉnh 2 lần trong thời gian từ 21/3 đến 23/9. Lần đầu sẽ từ ngày 21/3 đến 22/6: Ngày 21/3 MT lên thiên đỉnh ở XĐ sau đó chuyển động biểu kiến về phía Chí tuyến Bắc, nên điểm cực Nam sẽ có MT lên thiên đỉnh đầu tiên. Và điểm cuối cùng ở VN có HT này trong lần 1 là điểm cực Bắc.
Lần thứ 2 là từ 22/6 đến 23/9, khi này MT sẽ chuyển động biểu kiến từ CT Bắc về Xích Đạo nên điểm cực Bắc sẽ có hiện tượng này lần thứ 2 sớm nhất và điểm cực Nam là muộn nhất. Từ đó, suy ra được câu trả lời như trên em nhé!

280127.html
e thấy bên kia có 1 bạn hỏi câu này ko biết phải bạn này ko....
 
  • Like
Reactions: Toji Takeshi
Top Bottom