Sử 9 Các nước Đông Nam Á giữa TK XX

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,575
564
▶️ Hocmai Forum ◀️

Tiểu Linh Hàn

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng hai 2016
614
327
126
Bắc Giang
THCS Trần Hưng Đạo
- Có sự phân hóa, căng thẳng do Mỹ can thiệp
- 9/1954: Mỹ đã thành lập Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), Thái Lan và Philippines đã tham gia
- Mỹ xâm lược các nước Đông Dương
- Indonesia và Myanmar là các nước hòa bình trung lập

P/S: Cái này là cô giáo cho ghi chung chung trong vở ghi thôi :)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hoàng Long AZ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Thập niên 50 về sau, các nước Đông Nam Á phân thành hai xu hướng:
+ Các nước giành độc lập trước đó như Philipin, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Singapore thi hành chính sách đối ngoại tự chủ theo thể chế nhà nước tư bản chủ nghĩa - Singapore (tách ra khỏi Malaysia năm 1965) trở thành "con rồng kinh tế" châu Á. Năm 1967, các nước này cùng nhau thành lập ASEAN. Khi các nước Đông Dương giành độc lập trước đế quốc Mĩ vào năm 1975, các nước này chuyển sang chính sách đối ngoại thù địch. Năm 1991 sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, các nước này chuyển sang chính sách đối ngoại rộng mở theo hướng đa phương hóa, chú trọng hợp tác cùng phát triển. Thông qua ASEAN, các nước này có quan hệ ngoại giao bền vững với các cường quốc lớn như Mĩ, Nhật, Pháp....
+ Các nước Đông Dương là Việt Nam, Lào và Campuchia sau năm 1945 thì phải đương đầu với sự xâm lược trở lại của giặc Pháp và đế quốc Mĩ. Trái ngược với Lào và Campuchia là nhượng bộ quân giặc ngày khi chúng tiến vào đất nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối phó với nhiều kẻ thù nhất (Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc, bọn phản động trong nước) nên thực hiện chiến lược "hoà để tiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945 - 1946) nhằm loại bớt kẻ thù để tập trung kẻ thù chính là Pháp; đến tháng 12/1946 thì phát động toàn quốc chống thực dân Pháp. Chính sách ngoại giao lúc này bị "đóng băng". Mãi đến sau thắng lợi năm 1950 của Việt Nam, ba nước Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) được các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Đông Âu, Cuba viện trợ. Sau năm 1954, chính sách ngoại giao của ba nước khác biệt: Việt Nam và Lào tiếp tục quan hệ với các nước XHCN trong khi Campuchia thị hành chính sách trung lập. Năm 1969, khi Mỹ thực hiện chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh" thì ba nước này chung sức liên minh với nhau đánh thắng quân Mĩ và tay sai ở nhiều trận, mở rộng nhiều vùng giải phóng. Sau Đại thắng 1975, ba nước giành độc lập. Trong khi hai nước kia xây dựng đất nước thì Campuchia lại vướng vào chế độ Polpot - Ieng Sari tàn bạo, khiến Campuchia tụt hậu. Việt Nam bị Mĩ cấm vận và găp khó khăn về kinh tế, ngoại giao bị "đóng băng". sau năm 1991, ba nước Đông Dương bắt đầu thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở theo hướng đa phương hóa, chú trọng hợp tác cùng phát triển
 
Top Bottom