Sinh 10 Ôn học kì II lớp 10

Nguyên Thị Bính Le

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng tư 2017
2
1
1
22
hà tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) ruồi dấm 2n=8. vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân ly. kết quả lần giảm phân này tạo ra:
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn
B. 2 tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép
C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép
D. một tế bào có 3 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn
<giải thích ạ>
2) ruồi giấm 2n=8. vào kì sau của giảm phân 2 có 1 NST kép không phân li. kết quả lần giảm phn này sẽ tạo ra:
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 4 NST đơn
B. 2 tế bào con, mỗi tế bào đều có 3 NST đơn
C. 2 tế bào con, mỗi tế bào đều có 5 NST đơn
D. một tế bào có 3 NST đơn và 1 tế bào có 5 NST đơn
<giải thích ạ>
3) tại sao các tế bào không sử dụng luôn năng luợng của các phân tử glucozo mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?
4) mối quan hệ giữa hai pja của quang hợp
5) so sánh nguyên phân và giảm phân
6) hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
7) tại sao muối dưa muối cà lại bảo quản được lâu
8) tại sao nên đun sôi thức ăn còn dư trước khi lưu trữ vào tủ lạnh
9) tại sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục không ó pha này
10) đặc điểm, cấu tạo và hình thái của virut
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
5) so sánh nguyên phân và giảm phân
Giống:
-Đều có các kì tương tự nhau
-GP 2 giống NP
-Cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ
-Đều là hình thức sinh sản của tế bào
Khác:
NPGP
Vị trí TB sinh dưỡng, tb máu, tb hợp tửTB sinh dục thời kì chín
Tính chu kìCó tính chu kìKhông có tính chu kì
Số lần phân bào1 lần2 lần
Hiện tượng tiếp hợpK cóCó hiện tượng tiếp hợp giữa 2 cromatit khác nguồn
Xếp hàngXếp 1 hàng ở KGXếp 2 hàng ở kì giữa 1
Xếp 1 hàng ở kì giữa 2
Sự phân li ở kì sauSự phân li của 2n NST đơn về 2 cực của TBKì sau 1: Sự phân li của 2n NST kép về 2 cực của TB
Kì sau 2: Sự phân li của n NST đơn về 2 cực của TB
Kì giữa 2n NST kép xếp 1 hàng trên MPXĐKì giữa 1: 2n NST kép xếp 2 hàng trên MPXĐ
Kì giữa 2: n NST kép xếp 1 hàng trên MPXĐ
Kết quả:1TB mẹ (2n) --> 2 TB con (2n)1 TB mẹ (2n) --> 4 TB con (n)
K cần quan tâm đến hàng mình kẻ thừa nàyahihi
[TBODY] [/TBODY]
 

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
6) hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa hiện tượng bắt đôi của các NST tương đồng:
+ Khi các NST tương đồng bắt cặp trong giảm phân sẽ giúp chúng tiếp hợp với nhau, trao đổi chéo các đoạn crômatit, làm tăng biến dị tổ hợp.
+ Khi NST bắt cặp tương đồng trong giảm phân thì sau quá trình phân li, số lượng NST sẽ giảm đi một nửa, đảm bảo quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
9) tại sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục không ó pha này
– Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
– Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy.
Nguồn: sưu tầm
P/s: mình thấy mấy câu này trên mạng đều có rất chính xác, bạn có thể tham khảo. Hơn nữa mình thấy có mấy câu lý thuyết có sẵn trong sách giáo khoa, bạn xem kĩ trước khi hỏi nhé :)
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

Linh Junpeikuraki

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
1,992
2,111
321
Thái Bình
THPT
4) mối quan hệ giữa hai pja của quang hợp
sản phẩm của pha sáng là nguyên liệu của pha tôi (ko nhớ lắm @Đặng Thành Nhân )
7) tại sao muối dưa muối cà lại bảo quản được lâu
vì có vi khuẩn latic có môi trường axit
HAY nói cách khác môi trường có Ph thấp =>ức chế vi khuẩn gây ôi thối =>bảo quản lâu

9) tại sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục không ó pha này
câu này hiểu đơn giản thôi
ví dụ ở trong lọ j đó đựng thực phẩm có vi sv như là muối cà ý
thì nuôi cấy ko liên tục tức giống như ko cung cấp thức ăn thường xuyên .mà tốc độ tăng trưởng tạo ra con đàn cháu đống thì bao h chả có ....môi trường thì ko rộng hơn hay nói cách khác là ko thay đổi =>tự tiêu diệt đi để thích nghi với đk thức ăn hạn hẹp ,đk môi trường sống thiếu thốn
còn nuôi cấy liên tục..mà trong lj dưa muối nó là lớp váng phía trên ý ..nhìn thế cx đủ hiểu tốc độ sinh trưởng vsv ghê ntn
!mẹo muối dưa đổ nước nóng vào muối nhanh chua hihi(thấy quán nó làm thế ..học lỏm )
thì luôn cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu =>ko cần p tự phân hủy để tồn tại !
) tại sao nên đun sôi thức ăn còn dư trước khi lưu trữ vào tủ lạnh
cái này là nhiệt độ ức chế quá trình sinh trưởng của vsv nghĩ vậy

đặc điểm, cấu tạo và hình thái của virut
thực ra mình nhỡ mỗi cấu tạo
virut có vỏ và lõi
lõi có 2 vật chất di truyền là ADN,ARN

3) tại sao các tế bào không sử dụng luôn năng luợng của các phân tử glucozo mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?
glu cô dơ có 99,9875 (ko chính xác lắm )mạch vòng bạn ạ ....cấu trúc nó phức tạp muốn dùng thì phải mở vòng
thay vì đó dùng ti thể tiện hơn chứ ..hơn nữa qua ti thể glucozo sẽ tạo ra ADN,ARN tạo ra liên kết cao năng giúp glucozo dễ giải phóng
nếu ko hiểu liên kết cao năng có thể hỏi mình
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Đình Hải

Đặng Thành Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2015
151
248
86
24
Bình Dương
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Câu 1:
Với 2n=8, ở kỳ trung gian trước giảm phân I, 1 tế bào có 4 cặp NST tương đồng (A, A; B, B; C, C; D, D) và các NST này đều là NST kép.
Không mất tính tổng quát, giả sử cặp NST không phân ly ở kỳ sau của giảm phân 1 là AA.
Nếu phân ly bình thường, sau giảm phân I, tế bào tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào có 4 NST là (A; B; C; D).
Tuy nhiên, AA không phân ly thì sẽ bị thoi vô sắc kéo lệch sang 1 bên, tạo nên 2 tế bào có bộ NST lần lượt là
(A, A; B; C; D)(B; C; D).
Như vậy, kết quả tạo thành 1 tế bào có 3 NST kép, 1 tế bào có 5 NST kép.
Câu 2:
Câu này suy luận các bước tương tự câu 1. Bạn có thể tự làm rồi mình nhận xét nhé!
Câu 4:
- Pha sáng cung cấp ATP, NADPH cho pha tối.
- Pha tối cung cấp ADP, NADP cho pha sáng.
Như vậy, mối liên hệ của 2 pha chủ yếu là: sản phẩm của pha này là nguyên liệu cho pha kia.
Câu 8:
Thức ăn thừa khi ở bên ngoài lâu đều sẽ bị nhiễm khuẩn. Bằng cách đun sôi, sau đó mới cho vào tủ lạnh, ta sẽ tiêu diệt được vi khuẩn đồng thời ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Như vậy, thức ăn sẽ giữ được lâu hơn, tốt hơn.
Tuy nhiên, việc để lại thức ăn thừa không được khuyến khích đâu nhé!
Câu 10:
Phần kiến thức này trong sách giáo khoa SInh học lớp 10, bài 29 có nêu khá đầy đủ. Bạn có thể nghiên cứu thêm thông qua các công cụ tìm kiếm nhé!
Các câu còn lại đều đã được các thành viên khác hỗ trợ khá đầy đủ, mình chỉ bổ sung và sửa chữa một chút thôi nhé!
 
Top Bottom