Sinh 12 ADN có 6 loại emzim và 1 protein SSB tham gia và quá trình nhân đôi..

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
Last edited:

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
- Cơ chế: Diễn biến quá trình nhân đôi gồm các giai đoạn sau (Đánh dấu --> tháo --> cắt --> căng --> mồi --> lắp ráp --->nối --->hoàn chỉnh)
+ Giai đoạn khởi đầu nhân đôi:
Gồm các thao tác: Đánh dấu điểm khởi đầu nhân đôi Tháo xoắn phân tử DNA mẹ Cắt các liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn để tạo ra chạc ba tái bản (chạc chữ Y) Căng các mạch đơn, ngăn cản sự đóng xoắn trở lại, chuẩn bị khuôn sẵn sàng cho quá trình tổng hợp mạch bổ sung.
+ Giai đoạn tổng hợp mạch bổ sung:
Để tiến hành tổng hợp mạch bổ sung, trước hết enzim RNA pôlimeraza có nhiệm vụ tổng hợp các đoạn mồi (gồm khoảng 10 ribônuclêôtit) để tạo ra đầu 3’ - OH trên hai mạch khuôn của DNA mẹ theo nguyên tắc bổ sung (A U, T A, G X, X G). Trong đó, trên mạch khuôn 3’ - 5’ có một đoạn mồi ở đầu 3’; trên mạch khuôn 5’ - 3’ có nhiều đoạn mồi được tổng hợp với khoảng cách giữa hai đoạn liên tiếp khoảng từ 1000 - 2000 nuclêôtit. Sau đó, enzim DNA pôlimeraza có nhiệm vụ nối tiếp đoạn mồi và tiến hành tổng hợp kéo dài mạch bổ sung, bằng cách sử dụng các nuclêôtit tự do môi trường nội bào cung cấp và năng lượng để liên kết bổ sung các nuclêôtit này tương ứng với các nuclêôtit trên mạch khuôn của DNA mẹ theo chiều 5’ - 3’ (A T, G X và ngược lại). Đặc biệt, trên mạch khuôn 3’ - 5’, quá trình lắp ráp kéo dài mạch bổ sung xảy ra liên tục; còn trên mạch khuôn 5’ - 3’, quá trình tổng hợp mạch bổ sung xảy ra ngắt quãng, tương ứng với một đoạn mồi là một đoạn mạch khoảng 1000 - 2000 nuclêôtit (gọi là đoạn Okazaki). Khi việc lắp ráp nucleotit hoàn tất, các đoạn mồi sẽ được enzim loại bỏ và thay thế vào đó la các trình tự nucleotit và nhờ enzim ligaza, các đoạn Okazaki sẽ được nối lại với nhau để tạo ra mạch bổ sung hoàn chỉnh.
* Lưu ý:
Do enzim DNA pôlimeraza chỉ có thể tiến hành lắp ráp các nuclêôtit tự do lại với nhau và kéo dài mạch bổ sung khi có sẵn đầu 3’ - OH tự do (để tiếp tục photphoryl hóa các nuclêôtit tự do vào đầu 5’ của mạch bổ sung) nên quá trình nhân đôi DNA nhất thiết phải có các đoạn RNA mồi.
Trong một chạc ba tái bản, số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 1. Trong một đơn vị tái bản, số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2.
Hiện tượng tổng hợp nửa gián đoạn: Do phân tử DNA có hai mạch ngược chiều nhau, trong khi đó hoạt động lắp ráp nuclêôtit được thực hiện bởi enzim ADN pôlimeraza luôn xảy ra theo chiều 5’ 3’ nên trên mạch khuôn 5’ 3’ quá trình tổng hợp mạch bổ sung phải xảy ra ngắt quãng.
+ Giai đoạn hoàn kết thúc:
Giải phóng các prôtêin ssb và hai mạch của DNA con đóng xoắn trở lại.
Tài liệu mình tham khảo được
Bạn học tốt nhé
 

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
- Cơ chế: Diễn biến quá trình nhân đôi gồm các giai đoạn sau (Đánh dấu --> tháo --> cắt --> căng --> mồi --> lắp ráp --->nối --->hoàn chỉnh)
+ Giai đoạn khởi đầu nhân đôi:
Gồm các thao tác: Đánh dấu điểm khởi đầu nhân đôi Tháo xoắn phân tử DNA mẹ Cắt các liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn để tạo ra chạc ba tái bản (chạc chữ Y) Căng các mạch đơn, ngăn cản sự đóng xoắn trở lại, chuẩn bị khuôn sẵn sàng cho quá trình tổng hợp mạch bổ sung.
+ Giai đoạn tổng hợp mạch bổ sung:
Để tiến hành tổng hợp mạch bổ sung, trước hết enzim RNA pôlimeraza có nhiệm vụ tổng hợp các đoạn mồi (gồm khoảng 10 ribônuclêôtit) để tạo ra đầu 3’ - OH trên hai mạch khuôn của DNA mẹ theo nguyên tắc bổ sung (A U, T A, G X, X G). Trong đó, trên mạch khuôn 3’ - 5’ có một đoạn mồi ở đầu 3’; trên mạch khuôn 5’ - 3’ có nhiều đoạn mồi được tổng hợp với khoảng cách giữa hai đoạn liên tiếp khoảng từ 1000 - 2000 nuclêôtit. Sau đó, enzim DNA pôlimeraza có nhiệm vụ nối tiếp đoạn mồi và tiến hành tổng hợp kéo dài mạch bổ sung, bằng cách sử dụng các nuclêôtit tự do môi trường nội bào cung cấp và năng lượng để liên kết bổ sung các nuclêôtit này tương ứng với các nuclêôtit trên mạch khuôn của DNA mẹ theo chiều 5’ - 3’ (A T, G X và ngược lại). Đặc biệt, trên mạch khuôn 3’ - 5’, quá trình lắp ráp kéo dài mạch bổ sung xảy ra liên tục; còn trên mạch khuôn 5’ - 3’, quá trình tổng hợp mạch bổ sung xảy ra ngắt quãng, tương ứng với một đoạn mồi là một đoạn mạch khoảng 1000 - 2000 nuclêôtit (gọi là đoạn Okazaki). Khi việc lắp ráp nucleotit hoàn tất, các đoạn mồi sẽ được enzim loại bỏ và thay thế vào đó la các trình tự nucleotit và nhờ enzim ligaza, các đoạn Okazaki sẽ được nối lại với nhau để tạo ra mạch bổ sung hoàn chỉnh.
* Lưu ý:
Do enzim DNA pôlimeraza chỉ có thể tiến hành lắp ráp các nuclêôtit tự do lại với nhau và kéo dài mạch bổ sung khi có sẵn đầu 3’ - OH tự do (để tiếp tục photphoryl hóa các nuclêôtit tự do vào đầu 5’ của mạch bổ sung) nên quá trình nhân đôi DNA nhất thiết phải có các đoạn RNA mồi.
Trong một chạc ba tái bản, số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 1. Trong một đơn vị tái bản, số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2.
Hiện tượng tổng hợp nửa gián đoạn: Do phân tử DNA có hai mạch ngược chiều nhau, trong khi đó hoạt động lắp ráp nuclêôtit được thực hiện bởi enzim ADN pôlimeraza luôn xảy ra theo chiều 5’ 3’ nên trên mạch khuôn 5’ 3’ quá trình tổng hợp mạch bổ sung phải xảy ra ngắt quãng.
+ Giai đoạn hoàn kết thúc:
Giải phóng các prôtêin ssb và hai mạch của DNA con đóng xoắn trở lại.
Tài liệu mình tham khảo được
Bạn học tốt nhé
mình đang muốn biết
các loaij đó trình tự ntn mà bạn
ở đây còn ko đọc tên enzim đủ ra nữa
hazz
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
Gyraza (còn được gọi là topoisomeraza II): Làm duỗi thẳng phân tử DNA.
Helicase: Tách, cắt các liên kết hidro giữa hai mạch đơn.
DNA polymeraza:
DNA polymeraza I: cắt ARN mồi, tổng hợp mạch polinucleotit mới.
DNA polymeraza II: sửa sai sau khi nối các đoạn okazaki.
DNA polymeraza III: lắp ráp nu, kéo dài mạch đơn mới.
Ligaza: nối các đoạn okazaki.
Primaza (ARN polymeraza):Tổng hợp đoạn mồi.
Ngoài ra còn có:
Prôtêin SSB: giúp hai mạch đơn không bị dính lại vào nhau để các enzym hoạt động.
Telomeraza: hạn chế sự cố đầu mút.Chỉ có trong tinh hoàn và buồng trứng,ở tất cả các tế bào sinh dưỡng enzim này không hoạt động
Bạn ghép vào nhé :)
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

dương bình an

Banned
Banned
23 Tháng năm 2018
341
299
51
Hà Nội
lưu ban A
Gyraza (còn được gọi là topoisomeraza II): Làm duỗi thẳng phân tử DNA.
Helicase: Tách, cắt các liên kết hidro giữa hai mạch đơn.
DNA polymeraza:
DNA polymeraza I: cắt ARN mồi, tổng hợp mạch polinucleotit mới.
DNA polymeraza II: sửa sai sau khi nối các đoạn okazaki.
DNA polymeraza III: lắp ráp nu, kéo dài mạch đơn mới.
Ligaza: nối các đoạn okazaki.
Primaza (ARN polymeraza):Tổng hợp đoạn mồi.
Ngoài ra còn có:
Prôtêin SSB: giúp hai mạch đơn không bị dính lại vào nhau để các enzym hoạt động.
Telomeraza: hạn chế sự cố đầu mút.Chỉ có trong tinh hoàn và buồng trứng,ở tất cả các tế bào sinh dưỡng enzim này không hoạt động
hay quá !
 
Top Bottom