Hóa [Ôn thi THPTQG] Topic Tổng ôn Lý Thuyết

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 86-90
Câu 86: Hãy cho biết trường hợp nào sau đây thu được kết tủa sau phản ứng?
A. Cho dung dịch axit clohidric dư vào dung dịch natri aluminat.
B. Cho dung dịch natri hidroxit dư vào dung dịch nhôm clorua.
C. Sục khí cacbonic đến dư vào dung dịch natri aluminat.
D. Sục khí cacbonic dư vào dung dịch nhôm clorua.
Đáp án là C
CO2 + 2H2O + NaAlO2 ---> Al(OH)3 + NaHCO3
Al(OH)3 không tan trong CO2 dư nên sau phản ứng vẫn còn kết tủa

câu A, HCl + H2O + NaAlO2 ---> NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + 3HCl ---> AlCl3 + 3H2O
câu B, 3NaOH + AlCl3 ---> Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O
câu D, phản ứng này không xảy ra nên không xuất hiện kết tủa.
Câu 87: Khi thủy phân tetrapeptit có công thức: Val-Ala-Gly-Ala thì dung dịch thu được có tối đa bao nhiêu peptit có thể tham gia phản ứng màu biure?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Đáp án là C
Các peptit có phản ứng màu biure phải có từ 2 liên kết peptit trở lên (tức là có 3 gốc [tex]\alpha[/tex]-aminoaxit trở lên)
Các công thức phù hợp:
Val-Ala-Gly
Ala-Gly-Ala
Val-Ala-Gly-Ala (dư)
Câu 88: Những vật bằng nhôm tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao cũng không phản ứng với nước vì bề mặt của nhôm có:
A. lớp Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho nhôm tiếp xúc với nước và khí.
B. lớp nhôm tinh thể đã bị thụ động với khí và nước.
C. lớp Al(OH)3 và Al2O3 bảo vệ nhôm.
D. lớp Al2O3 rất mỏng bền chắc không cho nước và khí thấm qua.
Đáp án là D
Lý thuyết SGK 12
Câu 89: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu dư vào dung dịch FeCl3
(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(3) Cho Cu vào dung dịch AgNO3
(4) Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư
(5) Nhiệt phân MgCO3
(6) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3
Số thí nghiêm có tạo ra kim loại là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Đáp án là D
(1) Không. Cu + 2FeCl3 ---> CuCl2 + 2FeCl2
(2) Không. 2Na + 2H2O + CuSO4 ---> Cu(OH)2 + Na2SO4 + H2
(3) . Cu + 2AgNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2Ag
(4) . 3FeCl2 + 3AgNO3 ---> 2FeCl3 + Fe(NO3)3 + 3Ag
(5) Không. MgCO3 --(to)--> MgO + CO2
(6) . 3Mg(dư) + Fe2(SO4)3 ---> 3MgSO4 + 2Fe
Câu 90: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
upload_2018-6-12_19-59-23-png.59011

Các chất X, Y, Z, T tương ứng trong dãy nào sau đây đúng ?
A. Anilin, natri stearat, saccarozơ, glucozơ.
B. Natri stearat, anilin, saccarozơ, glucozơ.
C. Natri stearat, anilin, glucozơ, saccarozơ.
D. Anilin, natri stearat, glucozơ, saccarozơ.
Đáp án là C
Y tạo kết tủa trắng với nước brom => Y có vòng benzen => Y là anilin
Z có tráng bạc => Z là glucozo (có nhóm -CHO)
X là đổi màu quỳ tím thành xanh => X có tính bazo => X là C17H35COONa
còn lại là saccarozo (T)
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Tiếp tục nào mọi người, còn vãi bữa nữa mọi người ủng hộ mình để lấy động lực tạo các topic khác nhé! @dương bình an ,@Mèo Híp ,@Shmily Karry's ,@Nguyễn Hoàng Trung,...

Câu 91: Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2
(4) Đốt một dây Fe trong bình chứa đầy khí oxi
(5) Đốt một dây Ni và một dây Fe rôi để trong không khí ẩm
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4
Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn hóa học là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
_____
Câu 92: Cho các chất: metyl fomat, anđehit axetic, saccarozơ, axit fomic, glucozơ, axetilen, etilen. Số chất cho phản ứng tráng bạc là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
_____
Câu 93: Phản ứng hóa học nào dưới đây không đúng ?
A. 2NaHCO3 [tex]\overset{t^o}{\rightarrow}[/tex] Na2O + 2CO2 + H2O.
B. KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + KCl.
C. 2Al(OH)3 [tex]\overset{t^o}{\rightarrow}[/tex] Al2O3 + 3H2O.
D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
_____
Câu 94: Cho các ion sau: Mg2+, Na+, Fe3+, Cu2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa yếu nhất là:
A. Fe3+
B. Na+
C. Cu2+
D. Mg2+
_____
Câu 95: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 8.
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

Mèo Híp

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng ba 2018
42
41
6
24
Vĩnh Phúc
THPT Bình Xuyên
Câu 91: Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2
(4) Đốt một dây Fe trong bình chứa đầy khí oxi
(5) Đốt một dây Ni và một dây Fe rôi để trong không khí ẩm
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4

Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn hóa học là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
_____
Câu 92: Cho các chất: metyl fomat, anđehit axetic, saccarozơ, axit fomic, glucozơ, axetilen, etilen. Số chất cho phản ứng tráng bạc là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Axetilen phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa ko tạo ra Ag
_____
Câu 93: Phản ứng hóa học nào dưới đây không đúng ?
A. 2NaHCO3 →to→ Na2O + 2CO2 + H2O.
2NaHCO3 [tex]\rightarrow[/tex] Na2CO3 + CO2 +H2O
B. KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + KCl.
C. 2Al(OH)3 →to→ Al2O3 + 3H2O.
D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
_____
Câu 94: Cho các ion sau: Mg2+, Na+, Fe3+, Cu2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa yếu nhất là:
A. Fe3+
B. Na+
C. Cu2+
D. Mg2+
_____
Câu 95: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 8.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 91-95
Câu 91: Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2
(4) Đốt một dây Fe trong bình chứa đầy khí oxi
(5) Đốt một dây Ni và một dây Fe rôi để trong không khí ẩm
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4
Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn hóa học là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Đáp án là A
Các trường hợp ăn mòn hóa học là (1), (2) và (4)
Các trường hợp ăn mòn điện hóa là (3), (5) và (6)
Câu 92: Cho các chất: metyl fomat, anđehit axetic, saccarozơ, axit fomic, glucozơ, axetilen, etilen. Số chất cho phản ứng tráng bạc là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Đáp án là A
Các chất tráng bạc được phản chứa nhóm -CHO trong phân tử
=> các chất phù hợp là metyl fomat (HCOOCH3), andehit axetic (CH3CHO), axit fomic (HCOOH), glucozo
(Lưu ý: Axetilen có tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 nhưng không được gọi là tráng bạc vì không sinh ra Ag sau phản ứng)
Câu 93: Phản ứng hóa học nào dưới đây không đúng ?
A. 2NaHCO3 [tex]\overset{t^o}{\rightarrow}[/tex] Na2O + 2CO2 + H2O.
B. KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + KCl.
C. 2Al(OH)3 [tex]\overset{t^o}{\rightarrow}[/tex] Al2O3 + 3H2O.
D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
Đáp án là A
Nhiệt phân NaHCO3 chỉ sinh ra Na2CO3 thôi
2NaHCO3 [tex]\overset{t^o}{\rightarrow}[/tex] Na2CO3 + H2O + CO2
Câu 94: Cho các ion sau: Mg2+, Na+, Fe3+, Cu2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa yếu nhất là:
A. Fe3+
B. Na+
C. Cu2+
D. Mg2+
Đáp án là B
Kim loại có tính khử càng mạnh thì ion kim loại đó có tính khử càng yếu và ngược lại.
Câu 95: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 8.
Đáp án là C
CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(CH3)-NH2
 
  • Like
Reactions: bienxanh20

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
SẮP TỚI THỜI GIAN CỦA MÌNH KHÔNG CÒN NHIỀU NÊN TOPIC NÀY XIN PHÉP DỪNG TẠI ĐÂY!!! CÁM ƠN CÁC BẠN VÌ ĐÃ GIÚP ĐỠ MÌNH TRONG SUỐT THỜI GIAN VỪA QUA, ĐỂ TOPIC ĐẠT THÀNH CÔNG NHƯ THẾ NÀY!!! SỰ ỦNG HỘ CỦA CÁC BẠN CHÍNH LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ MÌNH TẠO THÊM NHIỀU TOPIC THẾ NÀY
CHÀO TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI :D
 
Top Bottom