Sinh 8 Cùng bạn ôn thi Sinh 8

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các bạn..JFBQ00154070129B Mình là @Shmily Karry's đây..
c29Kì thi học kì cũng sắp diễn ra rồi nhỉ..
Để các bạn dễ dàng nắm được cấu trúc cũng như các dạng câu hỏi của lớp 8...JFBQ00158070207A
Tại topic này mình sẽ đăng các đề thi & kiểm tra được sưu tầm để các bạn tham khảo..
Đồng thời sẽ có các câu hỏi trọng tâm của chương trình Sinh 8.

r17Mong mọi người có thể cùng nhau hoạt động năng nổ... :)

JFBQ00172070308ACùng cố gắng nào..JFBQ00185070404A
Các bạn có đề thi muốn chia sẻ thì đừng ngại ngần đăng bài tại topic để chúng mình cùng hoạt thảo luận nhé.
Cũng cảm ơn @Kyanhdo đã góp phần giúp đỡ mình thành tập topic này ;)

Cùng bắt đầu nào..
Quận 1: (2016-2017) Học kì 2
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8
Câu 1:
Nơrôn là gì? Cấu tạo nơrôn? Chức năng của nơrôn?
Norôn là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.
* Cấu tạo nơrôn: gồm có:
  • Thân hình sao, chức nhân
  • Sợi nhánh từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh
  • Sợi trục là một tua dài, bên ngoài có bao miêlin, tận cùng sợi trục là các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơrôn này với nơron khác hoặc với các cơ quan.
* Chức năng của nơron: có 2 chức năng là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 2: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não?
Các bộ phận
Đặc điểm
Trụ nãoNão trung gianTiểu não
Cấu tạo- Gồm hành não, cầu não và não trung gian
- Chất trắng bao ngoài, chất xám là các nhân xám
- Gồm đồi thị và dưới đồi thị.
- Đồi thị và các nhân xám, nằm dưới đồi là chất xám
- Gồm: vỏ chất xám nằm ngoài.
- Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác cũa hệ thần kinh
Chức năng- Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp- Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt- Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong đại não?
* Cấu tạo ngoài của đại não:
  • Đại não là phần não phát triển nhất ở người, bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành võ não, bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt của võ não.
  • Rãnh trên bán cầu chia đại não ra làm 2 nửa.
  • Rãnh sâu chia bán cầu não là 4 thùy (thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy trán, và thùy thái dương)
* Cấu tạo trong của đại não
  • Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ não dày 2 - 3mm, gồm có 6 lớp chủ yếu là các tế bào hình tháp, trung tâm của các phản xạ không điều kiện
  • Chất trắng ở trong, nằm dưới vỏ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh.
  • Trong chất trắng còn có các nhân nền
Câu 4: Cơ quan phân tích thị giác gồm những phần nào? Trình bày cấu tạo của cầu mắt và màng lưới?
* Cơ quan phân tích thị giác: gồm có: các tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm
* Cấu tạo của cầu mắt: gồm có 3 lớp: màng cứng, màng mạch, màng lưới
  • Màng cứng: Ở ngoài, bảo vệ cầu mắt, phía trước trong suốt là màng giác để ánh sáng đi qua.
  • Màng mạch: Ở giữa có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen.
  • Màng lưới: Ở trong cùng, chứa các tế bào thụ cảm thị giác hình que và hình nón.
  • Môi trường trong suốt gồm có: thủy dịch, thể thủy dịch và dịch thủy tinh
* Cấu tạo màng lưới: gồm có: các tế bào nón, tế bào que, điểm vàng, điểm mù
  • Tế bào nón: tiếp nhận ánh sáng mạch và màu sắc.
  • Tế bào que: tiếp nhận ánh sáng yếu
  • Điểm vàng: nơi tập trung các tế bào nón
  • Điểm mù: là nơi tập trung các tế que (không có tế bào thụ cảm củaa thị giác)
Các tế bào có 2 cực tiếp nhận kích thích ánh sáng và màu sắc
Cậu 5: Trình bày tật về mắt, cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?
* Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
  • Nguyên nhân: có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài hoặc thể thủy tinh quá phồng, do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách, báo.... làm cho thể thủy dịch luôn luôn phồng, lâu ngày mất khả năng đàn hồi.
  • Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở xa phải đeo kính lõm.
* Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
  • Nguyên nhân: có thể do tật bẩm sinh do cầu mắt ngắn, hay do người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi nên không phồng được.
  • Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở gần phải đeo kính lồi.
Câu 6: Nêu ý nghĩa tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người?
  • Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu 2.
  • Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, thuộc hệ thống tín hiệu 2, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.
  • Tiếng nói và chữ viết giúp cho con người hiểu nhau và gần nhau hơn, từ đó tạo được lòng yêu thương nhân loại và yêu thương con người.
Câu 7: Trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được?
Sóng âm truyền vào tai trong làm rung lớp màng nhĩ chuỗi xương tai Tai trong rung động ngoại dịch, nội dịch tác động đền tế bào phụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở làm các tế bào hưng phấn chuyển thành xung thần kinh đến dây thần kinh thính giác vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.
Câu 8: Phản xạ có điều kiện là gì? Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện và ý nghĩa việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người?
* Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập và rèn luyện
* Những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện:
  • Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
  • Kích thích có điều kiện tiến hành trước kích thích không điều kiện trong vài giây.
  • Phải có sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần
* Ý nghĩa: Việc hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người là đảm bảo được sự kích thích với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của động vật và sự hình thành các thói quen ,các tập quán tốt của con người
Câu 9: Nêu ý nghĩa của giấc ngủ? Nêu các biện pháp để có giấc ngủ tốt?
  • Ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể, bản thân của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ và phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
  • Biện pháp để có giấc ngủ sâu: Ngủ đúng giờ, cơ thể sảng khoái làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh.
Câu 10: So sánh tuyến nội tiết và tyuến ngoại tiết? Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha?
  • Giống nhau: Cùng là các tuyến có các tế bào tuyến (tế bào tiết), có khả năng tiết ra các chất tiết của cơ thể để thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
  • Khác nhau:
Tuyến nội tiếtTuyến ngoại tiếp
- Không có ống dẫn.
- Chất tiết ra được thẳng vào nơi để tới cơ quan đích
- Có ống dẫn
- Đưa các chất tiết tứ tuyến ra ngoài
[TBODY] [/TBODY]
Tuyến tụy là một tuyến pha vì nó có cả 2 hoạt động ngoại tiết và nội tiết
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Các bạn tham khảo thêm câu hỏi vận dụng tại đây nhé Click (Cảm ơn anh @Ngọc Đạt đã chia sẻ tài liệu khá bổ ích ạ)
Mình bắt đầu sẽ đăng câu hỏi ôn tập theo thứ tự các chương từ đầu học kì 2 đến giờ, mong các bạn theo dõi nhé
CHƯƠNG VII: HỆ BÀI TIẾT
Câu 1: Qúa trình bài tiết nước tiểu. Vai trò của hệ bài tiết nước tiểu. Vệ sinh hệ bài tiết.
a) Qúa trình bài tiết nước tiểu:
- Sự tạo thành nước tiểu xảy ra ở đơn vị chức năng của thận gồm 3 quá trình:
+ Lọc máu ở cầu thận để hình thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận
+ Hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận
+ Bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết ở ống thận để tạo thành nước tiểu chính thức
- Thải nước tiểu:
+ Nước tiểu chính thức được đổ vào bề thận theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái, được thoát ra ngoài qua ống đái.
b) Vai trò:
- Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra và các chất dư thừa
- Đảm bào tính ổn định của môi trường trong.
c) Vệ sinh:
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Khẩu phần ăn uống hợp lí
+ Không ăn quá mặn, quá chua hoặc quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn bị ôi thiu và nhiễm các chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu.
Câu 2: Phân tích đặc điểm cấu tạo các thành phần trong đơn vị chức năng của thận phù hợp với chức năng lọc máu để tạo thành nước tiểu.
- Cầu thận là một búi mao mạch dày đặc
- Nang cầu thận là 1 túi có 2 lớp, lớp trong bao bọc và áp sát cầu thận là nơi lọc máu tạo ra nước tiểu đầu.
- ống thận rất dài, uốn khúc nhiều lần là nơi thực hiện quá trình tái hấp thu các chất cần thiết chứa trong nước tiểu đầu để tạo thành nước tiểu chính thức.
- Lưới mao mạch dày đặc bao quanh ống thận tiếp nhận các chất dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể được tái hấp thu....
Câu 3: So sánh nước tiểu đầu với máu, nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức.
1)

giống nhau: đều có chất dinh dưỡng
khác nhau
Máu Nước tiểu đầu
- Màu đỏ tươi- Màu vàng nhạt
- Không có chất độc khi được lọc kĩ càng- Có chất độc nhưng ít
- Có huyết sắc tố hemoglobin, tế bào máu và protein- Không có tế bào máu và protein
[TBODY] [/TBODY]
2)
+ giống nhau: đều sử dụng năng lương ATP, không có tế bào máu và protein
+ khác nhau:
Nước tiểu đầuNước tiểu chính thức
- ÍT chất độc- Nhiều chất độc, cặn bã hơn
- có chất dinh dưỡng, ion+- Hầu như ít, có khi không có chất dd hay ion
- Nống độ pH loãng-Nồng độ pH đậm đặc
- Màu vàng nhạt-Màu vàng đậm
[TBODY] [/TBODY]
(còn tiếp...)
 
Last edited:

nguyenlam4872015@gmail.com

Học sinh
Thành viên
19 Tháng sáu 2017
20
3
21
Bạn có thể giúp mình trả lời câu hỏi: 'tại sao trẻ em tuổi thanh thiếu niên ăn nhiều lại nhanh đói hơn người già?'. Mong bạn giúp mình nha.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Bạn có thể giúp mình trả lời câu hỏi: 'tại sao trẻ em tuổi thanh thiếu niên ăn nhiều lại nhanh đói hơn người già?'. Mong bạn giúp mình nha.
vì các em có nhu cầu xây dựng cơ thể, nhu cầu năng lượng nhiều hơn nên cường độ trao đổi chất mạnh hơn, đồng hóa, dị hóa cũng nhanh hơn.
P/s: lần sau bạn không hỏi bài trên topic ôn tập này nhé, để tránh làm loãng topic. :)
 
  • Like
Reactions: Shmily Karry's

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
(Tiếp theo...)
Câu 4: Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu .
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
Câu 5: Tại sao bị bệnh tiểu đường?
Trong nước tiểu của người bệnh tiểu đường có nhiều đường, tức là đường đáng lẽ được dùng cho các hoạt động cho cơ thể thì lại bị thải ra ngoài. Nguyên nhân là do cơ thể người bệnh thiếu một loại hooc-môn là insulin nên lượng đường dư trong máu không được chuyển hóa thành chất glycogen dự trữ cho cơ thể mà bị thải ra ngoài.
Câu 6: Giải thích cơ sở khoa học của việc đi tiểu đúng lúc?
Tiểu đúng lúc: Để lượng nước tiểu được bài thải ra ngoài hoàn toàn, không tích tụ không tích tụ cặn bã → không tích tụ sỏi thận gây bệnh
Câu 7: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (C02, nước tiểu, mồ hôi,...), hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, côlestêrôn,..)
Câu 8: Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng trong hệ bài tiết?
+ Hoạt động bài tiết CO2 của hệ hô hấp.
+ Hoạt động bài tiết các chất thải khác của hệ bài tiết nước tiểu
Câu 9: Các sản phẩm thái chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?
* Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.
* Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên:
- Hệ hô hấp thải loại CO2.
- Da thải loại mồ hôi.
- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.
Câu 10: Nếu lượng oxi cung cấp cho thận không đủ thì hoạt động bài tiết sẽ bị ảnh hưởng ntn?
- ;Lượng Oxi dành cho thận rất cần cho hoạt động của ống thận. Vì ở ống thận xảy ra hai quá trình là hấp thụ lại các chất cần thiết có trong nước tiểu đầu vào máu và quá trình bài tiết tiếp các chất độc hại, dư thừacó trong mao mạch máu bao quanh ống thận. Cả 2 quá trình này đều sử dụng năng lượng ATP.
Câu 11: Mỗi người có 2 quả thận. Nếu mất đi 1 quả thận thì hậu quả ra sao?
- Trong điều kiện ăn uống, sinh hoạt bình thường, thì chỉ có 1 quả thận là đủ chức năng lọc và tạo nước tiểu cho cơ thể. Vì vậy, 1 người có thể tặng một quả thận cho người bị hư thận
(Còn tiếp...)
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Câu 12: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể lại gián đoạn. Có sự khác nhau đó là do đâu?
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể lại gián đoạn. Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục. Nhưng nước tiểu chỉ được bài tiết ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu ra ngoài.
Câu 13: Những hoạt động nào sau đây ảnh hưởng đến lượng nước tiểu ở người như thế nào, vì so?
a. Sau khi ăn một lượng lớn thức ăn mặn:
- Sau khi ăn một lượng lớn thức ăn mặn, ta sẽ có cam giác khát nước. Việc uống nhiều nước để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể sẽ làm cho lượng nước tiểu sẽ tăng lên so với người bình thường.
b. Sau khi chơi thể thao (như đá bóng)
- Cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi (để tăng tỏa nhiệt) nên lượng nước tiểu thải ra ngoài sẽ ít hơn so với bình thường.
Câu 14: Trong chẩn đoán đoán bệnh, người ta thường tiến hành xét nghiệm nước tiểu để xm xét hơn 100 thông số. Các thông số thường được xét nghiệm như tế bào bạch cầu, nitrat, protein, pH,... Bằng những hiểu biết về sự bài tiết trong cơ thể, hãy nêu cơ sở của việc đưa ra các kết luận trên.
- Trong quá trình tạo nước tiểu, quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và quá trình hấp thụ lại ở ống thận để giữ protein, các chất dinh dưỡng,... Vì vậy, khi thận hoạt động bình thường thì trong nước tiểu chính thức không còn protein. Nếu trong nước tiểu còn protein chứng tỏ cầu thận không đảm bảo được chức năng lọc máu
Câu 15: Thận nhân tạo được dùng để thay thận thật của con người khi nó có vấn đề hoặc bị suy thận. Theo em, thận nhân tạo có tác dụng gì cho việc đảm bảo sức khỏe cho người bệnh?
- Loại bỏ chất thải và nước dư thừa trong máu, tránh để ứ đọng trong cơ thể.
- Duy trì huyết áp ở mức bình thường.
- giữ nồng độ các chất trong máu được ổn định.
~~Hết phần câu hỏi~
 

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
cho mình hỏi nhé
em hãy trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
ở câu này thì mình nói về nơ ron hay về các bộ phận của hệ thần kinh nhỉ ?
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
CHƯƠNG 10: DA
1) Nêu cấu tạo từng phần của da và chức năng có liên quan.
+ Lớp biểu bì: gồm tầng sừng ở ngoài gồm các tế bào đã chết đã hóa sừng; tầng tế bào sống gồm các tế bào còn sống có khả năng phân chia để thay thế cho các tế bào đã chết ở tầng sừng, có chứa sắc tố => có chức năng bảo vệ, tạo nên màu da và tham gia tổng hợp vitamin D.
+ Lớp bì: chứa thụ quan, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lông và bao lông, dây thần kinh,...=> tiếp nhận kích thích, điều hòa thân nhiệt, làn da mềm mại.
+ Lớp mỡ dưới da: Chứa mỡ dự trữ có vai trò cách nhiệt và dự trữ mỡ.
2) Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da.
- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ để tránh bệnh ngoài da.
- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu của cơ thể và của da.
- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị tổn thương.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi công cộng và vệ sinh nguồn nước.
3) Có nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không ? Vì sao ?
Lông mày có vai trò không để cho mồ hôi và nước (thường là nước mưa) chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày.
4) Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy nhỏ, trắng bung ra như phấn ở quần áo. Điều đó giải thích thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da? Vì sao da luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước?
- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy nhỏ, trắng bung ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.
- Da luôn mềm mại, không thấm nước là vì đượ cấu tạo từ những sợi mô liên kết với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da...
(Còn tiếp)



 

Nguyễn Thị Thu Hương 1512

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng chín 2017
117
62
69
Hải Dương
THCS BắcGiang
Một số câu hỏi trọng tâm.
Nguồn: Click
View attachment 51806
Bạn ơi cho mik hỏi tại sao phải bổ xung chất sắt cho các bà mẹ mang thai
Vì sao thiếu vitamin trẻ dễ mắc bệnh còi sương
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục tại các đơn vị chức năng của thận nhưng sự thải nước tiểu ra ngoài cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định .Có sự khác nhau đó là do đâu
 

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
Bạn ơi cho mik hỏi tại sao phải bổ xung chất sắt cho các bà mẹ mang thai
Vì sao thiếu vitamin trẻ dễ mắc bệnh còi sương
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục tại các đơn vị chức năng của thận nhưng sự thải nước tiểu ra ngoài cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định .Có sự khác nhau đó là do đâu
  • Sắt là thành phần tham gia cấu tạo nên phân tử Hb trong hồng cầu giúp máu vận chuyển các chất
  • Với bà mẹ mang thai, thai nhi sống và phát triển hoàn toàn nhờ dinh dưỡng truyền từ máu mẹ sang con
=> Vì vậy, cần bổ sung thức ăn giàu sắt cho bà mẹ mang thai nhằm tăng cường tổng hợp Hb => tăng hoạt động của vận chuyển chất dinh dưỡng cho con
Vì sao thiếu vitamin trẻ dễ mắc bệnh còi xương, ở đây ý bạn là vitamin nói chung luôn hay là vitamin D vậy bạn
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục tại các đơn vị chức năng của thận nhưng sự thải nước tiểu ra ngoài cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định .Có sự khác nhau đó là do đâu
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định). Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.
 

Nguyễn Thị Thu Hương 1512

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng chín 2017
117
62
69
Hải Dương
THCS BắcGiang
  • Sắt là thành phần tham gia cấu tạo nên phân tử Hb trong hồng cầu giúp máu vận chuyển các chất
  • Với bà mẹ mang thai, thai nhi sống và phát triển hoàn toàn nhờ dinh dưỡng truyền từ máu mẹ sang con
=> Vì vậy, cần bổ sung thức ăn giàu sắt cho bà mẹ mang thai nhằm tăng cường tổng hợp Hb => tăng hoạt động của vận chuyển chất dinh dưỡng cho con
Vì sao thiếu vitamin trẻ dễ mắc bệnh còi xương, ở đây ý bạn là vitamin nói chung luôn hay là vitamin D vậy bạn
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục tại các đơn vị chức năng của thận nhưng sự thải nước tiểu ra ngoài cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định .Có sự khác nhau đó là do đâu
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định). Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.
chỉ vitamin D thôi nha
 

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Đáng lẽ phải đăng sớm mà mình đăng trễ rồi, sorry mọi người :(
Các tế bào của da đã tham gia bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các vi khuẩn và virut gây bệnh bằng cách nào?
Các tế biểu bì da có sự hóa sừng (keratin hóa). Khi nhận được những thông tin hóa học về sự xâm nhiễm của các vi khuẩn hay virut, chúng sẽ sản xuất ra các chất giống như hooc-môn, Các chất này sẽ kích thích sự phát triển của các tế bào bạch cầu để tham gia ngăn cản, tiêu diệt các vi khuẩn, các virut bảo vệ cơ thể.
Vì sao màu da lại khác nhau ở mỗi người?
Màu da của cơ thể người được quy định chủ yếu bởi sắc tố melanin, sắc tố này có màu nâu tối hay đen có trong tế bào sắc tố. Melanin có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và ngăn cản tác dụng độc hại đối với cơ thể của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. sự khác biệt về màu da ở người chủ yếu là do sự khác biệt về sự phân bố và kích thước của các hạt sắc tố. Sự khác biệt này mang yếu tố di truyền, do các gen trong các tế bào sắc tố quy định. Ngoài ra, các yếu tố môi trường và sinh lí cơ thể cũng ảnh hường tới màu da.
Hết chương
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
CHƯƠNG 11: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
h10_43201811.jpg
 
Top Bottom