Hóa [phương pháp] Ôn luyện THPTQG bằng sơ đồ tư duy (MINDMAP)

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các bạn!!!

Đối với việc học môn Hóa, muốn học giỏi được thì trước hết bạn phải biết cách thống kê và củng cố các kiến thức trọng tâm. Đây là một trong những nhiệm vụ là phần lớn học sinh chưa làm được. Ngay sau đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một phương pháp ôn luyện cực kỳ hiệu quả, giúp các bạn nhớ thật nhanh kiến thức trong một thời gian dài. Kết hợp với ôn luyện thi THPTQG hay thi cuối kỳ sẽ đạt hiệu quả cao...

Tài liệu được chia sẻ bởi thầy Ngọc Anh (@Hồng Nhật bổ sung). Chân thành cám ơn thầy!!! ^^
Xem thêm các tài liệu khác thích hợp cho việc ôn thi THPTQG:
[Tổng hợp] Đề thi thử THPTQG môn Hóa năm 2018
400 câu hỏi lý thuyết Hóa học ôn thi Đại học 2018
[chia sẻ] Phương pháp giải bài tập muối amoni
Tuyển tập 82 bài toán hữu cơ hay vận dụng cao

Tuyển tập 20 bài toán vô cơ hay và khó lấy điểm 10

BẮT ĐẦU NÀO:
1. Đại cương về hóa hữu cơ - Hiđrocacbon
30261024_243358359564308_3875967290181790631_n.jpg


Hóa học hữu cơ khá quen thuộc đối với các bạn nè, đúng hông:D? Trong đó, phần quan trọng nhất định không thể thiếu đó là HIDROCACBON.
a, Nhắc lại khái niệm hidrocacbon: là những hợp chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố hóa học là C và H.
b, Phân loại: Có 5 loại chính (trong chương trình học):
+ Ankan (CTPT: [tex]C_nH_{2n+2},n\geq 1[/tex]): mạch hở, chỉ chứa các liên kết đơn giữa C-H và C-C. Đại diện: metan CH4.
+ Anken (CTPT: [tex]C_nH_{2n},n\geq 2[/tex]): mạch hở, chỉ chứa duy nhất 1 liên kết đôi trong phân tử. Đại diện: etilen CH2=CH2.
+ Ankin (CTPT: [tex]C_nH_{2n-2},n\geq 2[/tex]): mạch hở, chỉ chứa duy nhất 1 liên kết ba trong phân tử. Đại diện: axetilen CH≡CH.
+ Ankađien (CTPT: [tex]C_nH_{2n-2},n\geq 3[/tex]): mạch hở, chứa đúng 2 liên kết đôi trong phân tử. Đại diện: isopren CH2=C(CH3)-CH=CH2.
+ Aren (CTPT: [tex]C_nH_{2n-6},n\geq 6[/tex]): trong phân tử chứa vòng benzen. Đại diện: benzen C6H6
c, Về các tính chất khác, các bạn xem trong sơ đồ tư duy để tìm hiểu thêm!!!
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
2. Ancol - Anđehit
30441672_243358619564282_6924219769264110468_n.jpg

a, Ancol: Dẫn xuất hidroxi (-OH) của hidrocacbon mach hở. Có 1 vài chú ý nhỏ sau:
+ Nhóm -OH không gắn trực tiếp lên nguyên tử mang nối đôi của hidrocacbon.
+ Không có nhiều nhóm -OH gắn trên cùng 1 nguyên tử cacbon.
........
b, Ete: là sản phẩm khi tách nước từ 2 hay nhiều ancol trở lên. CT chung: R-O-R'.
2 ancol có thể tạo tối đa 3 ete. Còn 3 ancol có thể tạo tối đa 6 ete. VD: CH3-O-C2H5,......

c, Anđehit và Xeton:
- Anđehit là HCHC chứa 1 hay nhiều nhóm chức -CHO trong phân tử. Khi thay nguyên tử H trong nhóm -CHO bằng một gốc hidrocacbon ta được Xeton.
- Phân biệt anđehit và xeton bằng dung dịch brom hoặc kali penmanganat (thuốc tím).
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
3. Phenol - Axit cacboxylic
30261118_243358616230949_7389166461154908434_n.jpg

a, Phenol: Dẫn xuất hidroxi của benzen.
Phần chung thì TCHH của phenol khá giống với các ancol khác, một vài t/c đặc trưng sau:
- Tác dụng với NaOH:
C6H5OH + NaOH ---> C6H5ONa + H2O
- Tạo kết tủa với dd brom:
C6H5OH + 3Br2 ---> C6H2(Br)3OH + 3HBr
b, Axit cacboxylic: là các hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức -C(=O)-OH
Tính chất của axit cacboxylic giống với các axit thông thường. Đặc trưng riêng là phản ứng este hóa.
[tex]RCOOH+R'OH\leftrightarrow RCOOR'+H_2O[/tex] (phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc nóng).
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
4. Este - Cacbohiđrat
30441166_243358446230966_2795533074599267736_n.jpg

a, Este: là sản phẩm hữu cơ của phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol hoặc phenol.
[tex]RCOOH+R'OH\leftrightarrow RCOOR'+H_2O[/tex] (phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc nóng)
Một vài lưu ý khi thủy phân este trong môi trường kiềm:
- Nếu este có C chứa nối đôi gắn thẳng vào nhóm COO- thì sản phẩm thủy phân là andehit hoặc xeton.
HCOOCH=CH2 + NaOH --(t0)--> HCOONa + CH3CHO
- Nếu este có chứa gốc phenol gắn thẳng vào nhóm COO- thì phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 và sản phẩm tạo 2 muối.
CH3COOC6H5 + 2NaOH ---> CH3COONa + C6H5ONa + H2O
b, Chất béo: là trieste của glycerin với các axit béo (axit béo là các axit mạch hở, từ 12-20 C và số C chẵn).
Tính chất của chất béo giống như tính chất của este thông thường. Chú ý: chất béo no sẽ ở trạng thái rắn và chất béo không no ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường.
c, Cacbohiđrat: là hợp chất chứa nhiều gốc -OH đứng kề nhau ở dạng mạch hở hoặc mạch vòng.
Phân biệt 1 vài loại cacbohiđrat:
- Có tham gia phản ứng tráng gương: glucozo, fructozo, mantozo
- Có tham gia phản ứng thủy phân: mantozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo
- Làm mất màu brom: glucozo, mantozo
- Tạo phức xanh lam với Cu(OH)2: glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo
- Hồ tinh bột chuyển thành màu tím khi cho iot vào, lắc nhé, đun nóng sẽ mất màu tím.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
5. Amin - Amino axit
30414617_243358496230961_6979250751897055551_n.jpg

a, Amin: khi thay các nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc hidrocacbon, ta được amin.
Công thức chung của amin no, đơn chức,mạch hở: [tex]C_nH_{2n+3}N(n\geq1)[/tex]
Số đồng phân của amin no, đơn chức, mạch hở [tex]C_nH_{2n+3}N(n\geq1)[/tex] là [tex]2^{n-1}(n\leq5)[/tex]
Chú ý: anilin (C6H5NH2) là bazo yếu (yếu hơn amoniac) nên không làm đổi màu quỳ tím. Anilin có thể tạo kết tủa trắng với Br2 tương tự phenol.
So sánh tính bazo các amin và amoniac:
* amin hút bậc III < amin hút bậc II < amin hút bậc I < NH3 < amin đẩy bậc I < amin đẩy bậc II < amin đẩy bậc III.
- Nhóm hút: C6H5-, CH2=CH-, -COOH, -CHO, -NO2, -Cl, -Br,.....
- Nhóm đẩy: ankyl-, -NH2, -OH,......
* nếu các amin đẩy cùng bậc thì amin nào "dài" hơn thì tính bazo mạnh hơn: VD: tính bazo của C2H5NH2 mạnh hơn CH3NH2.
b, Amino axit: amino axit có dạng thông dụng là [tex](H_2N)_nR(COOH)_m;(n,m\geq1)[/tex]
Amino axit có đầy đủ các tính chất của amin, axit cacboxylic.
Các amino axit đổi màu quỳ tím tùy theo số lượng gốc -NH2 và -COOH có trong phân tử. Glyxin, Alanin và Valin không đổi màu quỳ tím. Lysin đổi màu quỳ tím thành xanh trong khi axit glutamic đổi màu quỳ tím thành đỏ.
c, Peptit: hợp chất hữu cơ bao gồm từ 2-50 gốc [tex]\alpha[/tex]-aminoaxit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
Công thức tính số n-peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x peptit khác nhau: [tex]x^n[/tex] (peptit)
Peptit có đầy đủ các tính chất của các aminoaxit. Ngoài ra còn có các phản ứng sau:
- Thủy phân: n-peptit + (n-1)[tex]H_2O\rightarrow[/tex] n[tex]\alpha[/tex]-aminoaxit
- Phản ứng màu biure: tripeptit trở lên có khả năng tham gia phản ứng màu biure (tạo phức tím với Cu(OH)2)
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
7. Sự điện li
30412152_243358339564310_8799432475502410448_n.jpg

* Phân loại các chất điện li như sau:
a, Chất điện li mạnh:
+ Axit mạnh: HX (X là halogen trừ F), H2SO4, HNO3,....
+ Bazo của kim loại kiềm và 1 số kim loại kiềm thổ: LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,...
+ Hầu hết các muối (cả vô cơ lẫn hữu cơ) trừ HgCl, HgCN,...
b, Chất điện li yếu:
+ Axit yếu: HF, CH3COOH (và các axit cacboxylic khác), H2SO3, H2CO3, H3PO4
+ Bazo yếu: bazo của một các kim loại không liệt kê trong câu a
+ Ancol, phenol, amin, amino axit.
c, Chất không điện li
Hầu hết các chất hữu cơ: hidrocacbon, dẫn xuất halogenua của hidrocacbon, anđehit và xeton, este, cacbohiđrat , polyme đều không điện li được.
* Công thức tính pH: pH=-lg[[tex]H^+[/tex]]=14+lg[[tex]OH^-[/tex]]
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
8. Đại cương về kim loại
30412557_243358602897617_8844065549470975529_n.jpg

* Những điểm cần lưu ý:
a, Về dãy điện hóa:
- Các kim loại trước Mg (K, Na, Ba, Ca....) có khả năng phản ứng với nước tạo bazo tương ứng và giải phóng H2.
- Các kim loại trước H có khả năng phản ứng với HCl, H2SO4 loãng để giải phóng khí H2
- Các kim loại trừ Au, Pt đều có khả năng phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc. Lưu ý: Fe, Al, Cr thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
- Từ Mg trở đi, kim loại trước đẩy được kim loại sau ra khỏi muối của nó.
.....
b, Các công thức tính nhanh khi cho kim loại tác dụng với axit:
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với HCl: [tex]m_m=m_{kl}+71n_{H_2}[/tex]
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với H2SO4 loãng: [tex]m_m=m_{kl}+96n_{H_2}[/tex]
+ Kim loại M hóa trị a cao nhất tác dụng với HNO3: [tex]n_M=\frac{n_{NO_2}+3n_{NO}+8n_{N_2O}+10n_{N_2}+8n_{NH_4^+}}{a}[/tex]
+ Kim loại M hóa trị a cao nhất tác dụng với H2SO4 đặc: [tex]n_M=\frac{2n_{SO_2}+6n_{S}+8n_{H_2S}}{a}[/tex]
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3 không tạo muối amoni: [tex]m_m=m_{kl}+62n_e[/tex] (với [tex]n_e=n_{NO_2}+3n_{NO}+8n_{N_2O}+10n_{N_2}[/tex])
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng với H2SO4 đặc: [tex]m_m=m_{kl}+96n_e[/tex] (với [tex]n_e=2n_{SO_2}+6n_S+8n_{H_2S}[/tex])
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
14. Cacbon - Silic
30441104_243358509564293_6967060541758118343_n.jpg
 
Top Bottom