[Vật lý 8] Ôn tập học kì II

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[tex]\bigstar[/tex] Topic ôn thi học kì II vật lý 8[tex]\bigstar[/tex]
*Mục đích:
  • Giúp các bạn ôn tập, nắm vững được kiến thức đã học.
  • Hiểu được bản chất, cách làm một số BT liên quan
  • Có được sự tự tin khi bước vào kì thi học kì.
  • Hệ thống lại kiến thức 1 cách khoa học hơn thay vì học từng bài.
*Nội dung topic:
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập chia thành các phần lý thuyết nhỏ.
Phần 2: Vận dụng
  • Bài tập: chia làm 3 mức độ dễ, trung bình, khó.
  • Câu hỏi tư duy về phần lý thuyết
  • Giải thích hiện tượng theo kiến thức đã học.
  • ... và một số kiến thức thực tế, mở rộng khác.
Phần 3: Áp dụng giải đề.
#Chú ý: Tất cả các thắc mắc cần hỏi chúng ta trao đổi tại topic: https://diendan.hocmai.vn/threads/cung-on-thi-hoc-ki-ii-nao.667666/ để tránh làm loãng topic ôn thi nhé!Giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần đầu tiên của topic:

Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập
I, Công suất- cơ năng
1, Công suất
  • Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được xác định bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.
  • Công thức tính công suất: [tex]P=\frac{A}{t}[/tex]
  • Đơn vị $W$,
2, Cơ năng
  • Vật có khả năng thực hiện công cơ học và vật có cơ năng.
  • Các dạng của cơ năng: Thế năng và động năng.
  • Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng cộng động năng.
  • Động năng và thế năng có thể chuyển hóa cho nhau nhưng cơ năng thì được bảo toàn.
#Định luật bảo toàn cơ năng: Năng lượng không tự sinh ra cũng như không tự mất đi mà nó chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
a, Thế năng:
  • Thế năng hấp dẫn: Cơ năng mà vật có được do có một độ cao nào đó so với vật mốc. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì có thế năng càng lớn.
  • Thế năng đàn hồi: Cơ năng mà vật có được do biến dạng. Độ biến dạng càng lớn thì thế năng đàn hồi càng lớn.
b, Động năng:
  • Cơ năng mà vật có được do chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
(Còn nữa...)
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Phần 2: Vận dụng

1)công,công suất

• Bài tập cơ bản


Bài 1 :Để thực hiện một công 7,2.[tex]10^{8}[/tex] J trong 1 giờ thì cần 1 công suất là bao nhiêu ?

Bài 2 :Công suất của máy bơm nước là 1 000W .Trong 1 giờ ,máy thực hiện công là bao nhiêu?

Bài 3 : Một vật có khối lượng m=6kg rơi từ độ cao h=2,5m xuống đất .Lực nào đã thực hiện công ?Tính công suất của lực biết vật rơi trong 5s (bỏ qua lực cản của không khí)

Bài 4 :Người ta dung 1 lực 400N mới kéo được vật nặng 75kg lên 1 mặt phẳng nghiêng dài 3,5m và cao 0,8m .Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng

Bài 5 : Một xe máy chuyển động đều ,lực kéo của động cơ là 1150 N .Trong 1ph công sản ra là 690 000 J.Tính vận tốc chuyển động của xe?


• Bài tập nâng cao


Bài 1 : Để kéo một vật nặng 72kg lên cao 10m ,người ta dùng 1 máy kéo tời có công suất 1580W,hiệu suất 75%.Tính thời gian máy thực hiện công ?

Bài 2 : Kéo 1 vật có khối lượng m1 =100kg di chuyển trên sàn ,ta cần lực F1 =100N theo phương di chuyển của vật
a)Tính lực cần để kéo vật có khối lượng m2=500kg di chuyển trên sàn(Lực ma sát tỉ lệ với trọng lượng của vật)
b)Tính công để kéo vật đi quãng đường 10m

Bài 3 : Một khối hình hộp chữ nhật tiết diện đáy là 100cm2 ,cao 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng .Biết dg=[tex]\frac{3}{4}[/tex] dn (d
n=10000N/m3 ).Tính công để nhấc khối gỗ ra khỏi nước (bỏ qua sự thay đổi mực nước)

2)Cơ năng

Bài 1 :Thuyền buồn chuyển động nhờ năng lượng nào ?

Bài 2 Búa đập vào đinh làm đinh ngập sau vào gỗ là nhờ dạng năng lượng nào ?

Bài 3 :Thả 1 vật rơi từ trên cao xuống đất ,hãy cho biết quá trình rơi ,cơ năng của vật ở những dạng nào ?

Bài 4:Khi đi xe đạp xuống dốc ,mặc dù không đạp nhưng vận tốc của xe vẫn tăng .Giải thích hiện tượng về mặt chuyển hoá cơ năng ?

Bài 5 :vật nào không có thế năng ?





 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Tiếp lý thuyết nào m.n :D

II, Nhiệt học.
1, Sự cấu tạo các chất.
  • Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
  • Giữa nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chuyển động hỗn độn không ngừng.
  • Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
2, Hiện tượng khuếch tán.
  • Có hiện tượng này là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
  • Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.
3, Nhiệt năng- Nhiệt lượng
a, Nhiệt năng:
  • KN: là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
  • Nhiệt năng của vật có thể thay đổi theo 2 cách: thực hiện công và truyền nhiệt.
b, Nhiệt lượng:
  • KN: Là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • Đơn vị của nhiệt năng : $J$
  • Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
  • CT tính: [tex]Q=mc\Delta t[/tex]
4, Đối lưu và bức xạ nhiệt.
a, Đối lưu.
  • KN: Là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí.
b, Bức xạ nhiệt;
  • KN: Là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng.
  • Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
5, Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
  • Những thứ có thể đốt cháy để cung cấp nhiệt lượng gọi là nhiên liệu.
  • Nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
  • CT tính: [tex]Q=q.m (J/kg)[/tex]
6, Động cơ điện.
  • KN: Là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng.
  • Động cơ nổ 4 kì: hút nhiên liệu, nén nguyên liệu, đốt nhiên liệu, hút khí.
  • Hiệu suất động cơ điện: [tex]H=\frac{A}{Q}.100[/tex] %
(Còn nữa...)
Chú ý: Xem lịch đăng kiến thức cũng như bài tập ở các topic ôn thi tại ĐÂY
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^

Phần 2: Vận dụng


II, Nhiệt học

  • Giải thích một số hiện tượng
Hiện tượng 1 :Lây 100 [tex]cm^{3}[/tex] nước pha với 100 [tex]cm^{3}[/tex] cồn .Hỗn hợp thu được là 190 [tex]cm^{3}[/tex]

Hiện tượng 2 : quả bóng bay dù được buộc thật chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp

Hiện tượng 3 : Khi đi trên đường gần cánh đồng vừa phun thuốc sâu,ta có thể ngửi thấy mùi thuốc sâu

Hiện tượng 4 : Để một thanh nhôm lại gần một vật có nhiệt độ cao thì sau một thời gian ,thanh nhôm sẽ nóng lên

Hiện tượng 5 : Để đun sôi một ấm nước,người ta đun ở đáy ấm mà không đun ở nắp ấm
  • Bài tập cơ bản
Bài 1 Pha 10kg nước ở nhiệt độ [tex]10^{o}C[/tex] và 5kg nước ở nhiệt độ [tex]50^{o}C[/tex] thì sẽ thu được 15kg nước ở nhiệt độ là bao nhiêu?

Bài 2 :Để có 20 kg nước ở nhiệt độ [tex]90^{o}C[/tex] thì cần bao nhiêu nước ở nhiệt độ [tex]100^{o}C[/tex] và nhiệt độ [tex]50^{o}C[/tex] ?

Bài 3 : Để đun 5l nước người ta cần dùng nhiệt lượng là 50 000KJ.Tính năng suất tỏa nhiệt của chất đốt?
  • Bài tập nâng cao
Bài 1:a) Tính lượng dầu cần để đun sôi 2l nước ở [tex]20^{O}C[/tex] đựng trong ấm bằng nhôm có khối lượng 200g .Cho [tex]c_{nước}=4200J/Kg.K[/tex],[tex]c_{nhôm}=880J/kg.K[/tex] năng suất tỏa nhiệt của dầu là [tex]q=44.10^{6}J/kg[/tex] và hiệu suất của bếp là 30%
b) Cần đun thêm bao lâu nữa để nước hóa hơi hoàn thoàn ,biết bếp dầu cung cấp nhiệt đều đặn từ lúc đun đến lúc sôi mất 15 phút, nhiệt hóa hơi của nước là [tex]L=2,3.10^{6}J/kg[/tex]

Bài 2: Một khối nước đá có khối lượng 2kg ở nhiệt độ [tex]-5^{o}C[/tex]
a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá hóa hơi hoàn toàn .
b) Bỏ khối nước đá vào xô nhôm có khối lượng 500g chứa nước ở [tex]50^{o}C[/tex] .Sau khi cân bằng nhiệt người ta thấy còn sót lại 100g nước đá chưa tan hết .Tính lượng nước có trong xô
Biết [tex]c_{nước đá}=1800J/kg.K[/tex] , [tex]c_{nước}=4200J/kg.K[/tex] , nhiệt nóng chảy của nước đá là [tex]3,4.10^{5}J/kg[/tex] , nhiệt hóa hơi của nước là [tex]2,3.10^{6}J/kg[/tex] , [tex]c_{nhôm}=880J/kg.K[/tex]

Bài 3 : Có 2 bình cách nhiệt ,bình 1 đựng 2kg nước ở [tex]20^{O}C[/tex] ,bình 2 chứa 4kg nước ở [tex]60^{o}C[/tex] .Người ta rót một lượng nước m từ bình 1 sang bình 2 ,sau khi cân bằng nhiệt , người ta rót một lượng nước như thế từ bình 2 sang bình 1.Nhiệt độ cân bằng của bình 1 lúc này là [tex]21,95^{o}C[/tex] .Tính m và nhiệt độ cân bằng của bình 2


m n làm rồi so sánh kết quả ,chỗ nào không hiểu thì hỏi mình nha !

A ) Công,công suất


Bài tập cơ bản
Bài 1 :Để thực hiện một công [tex]7,2.10^{8}J[/tex] trong 1 giờ thì cần 1 công suất là bao nhiêu ?
Đ/A :200 KW

Bài 2 :Công suất của máy bơm nước là 1 000W .Trong 1 giờ ,máy thực hiện công là bao nhiêu?
Đ/A :3 600 000 J

Bài 3 : Một vật có khối lượng m=6kg rơi từ độ cao h=2,5m xuống đất .Lực nào đã thực hiện công ?Tính công suất của lực biết vật rơi trong 5s (bỏ qua lực cản của không khí)
Đ/A :50 W

Bài 4 :Người ta dung 1 lực 400N mới kéo được vật nặng 75kg lên 1 mặt phẳng nghiêng dài 3,5m và cao 0,8m .Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng
Đ/A :42,86%

Bài 5 : Một xe máy chuyển động đều ,lực kéo của động cơ là 1150 N .Trong 1ph công sản ra là 690 000 J.Tính vận tốc chuyển động của xe?
Đ/A :14,4 J
·
Bài tập nâng cao


Bài 1 : Để kéo một vật nặng 72kg lên cao 10m ,người ta dùng 1 máy kéo tời có công suất 1580W,hiệu suất 75%.Tính thời gian máy thực hiện công ?

Đ/A :6,075s

Bài 2 : Kéo 1 vật có khối lượng m1 =100kg di chuyển trên sàn ,ta cần lực F1 =100N theo phương di chuyển của vật
a)Tính lực cần để kéo vật có khối lượng m2=500kg di chuyển trên sàn(Lực ma sát tỉ lệ với trọng lượng của vật)
b)Tính công để kéo vật đi quãng đường 10m

Đ/A : a)500N
b)5 000 J

Bài 3 : Một khối hình hộp chữ nhật tiết diện đáy là 100 [tex]cm^{2}[/tex] ,cao 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng .Biết [tex]d_{g}=\frac{3}{4}d_{n}[/tex]
(dn=10 000N/[tex]m^{3}[/tex] ).Tính công để nhấc khối gỗ ra khỏi nước (bỏ qua sự thay đổi mực nước)

Đ/A :1,124 J

B) Cơ năng

Bài 1 :Thuyền buồn chuyển động nhờ năng lượng nào ?

Đ/A : Thuyền buồn chuyển động nhờ động năng của gió

Bài 2 Búa đập vào đinh làm đinh ngập sau vào gỗ là nhờ dạng năng lượng nào ?
Đ/A: Búa đập vào đinh làm đinh ngập sau vào gỗ là nhờ động năng của búa

Bài 3 :Thả 1 vật rơi từ trên cao xuống đất ,hãy cho biết quá trình rơi ,cơ năng của vật ở những dạng nào ?
Đ/A : trong quá trình rơi,thế năng hấp dẫn đã chuyển hóa thành động năng

Bài 4:Khi đi xe đạp xuống dốc ,mặc dù không đạp nhưng vận tốc của xe vẫn tăng .Giải thích hiện tượng về mặt chuyển hoá cơ năng
Đ/A :Khi xe còn trên đỉnh dốc ,xe tích trữ cơ năng dưới dạng thế năng hấp dẫn,khi xuống dốc ,thế năng hấp dẫn chuyển hóa dần thành động năng Càng xuống chân dốc, thế năng hấp dẫn giảm càng nhanh làm động năng tăng càng nhanh .Do đó ,vận tốc của xe tăng

Bài 5 :vật nào không có thế năng ?
Đ/A :Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà,quả bóng lăn trên sân,…
 
Last edited:

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
III, Cơ học.
A, Chuyển động

1,Chuyển động cơ học:
  • Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
  • Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
*Tính tương đối của chuyển động:
  • Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
  • Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
  • Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
*Các dạng chuyển động thường gặp:
  • Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
2, Vận tốc
  • Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
  • Công thức tính vận tốc: [tex]v=\frac{S}{t}[/tex]
*Đơn vị của vận tốc:
  • Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.
  • Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s.
  • Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.
  • Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3,6 km/h hay 1km/h =[tex]\frac{1}{3,6}[/tex] m/s.
3, Chuyển động đều- chuyển động không đều.
  • Chuyển động đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
  • Chuyển động không đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
  • Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều:
  • Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức: [tex]v_{tb}=\frac{S}{t}[/tex]
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
B, Lực.
1, Lực.
  • Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
  • Đơn vị của lực là Niutơn (N).
*Biểu diễn lực:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
  • Gốc là điểm đặt của lực.
  • Phương và chiều là phương và chiều của lực.
  • Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
* Lực cân bằng:
  • Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ cùng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
  • Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
2, Quán tính, lực ma sát.
a, Quán tính
  • Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
b, Lực ma sát.
  • Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
  • Đo lực ma sát: người ta dùng lực kế để đo lực ma sát.
  • Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.
  • Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
C, Áp suất.
1, Áp lực- áp suất
Áp lực:
  • Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
Áp suất:
  • Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
  • Công thức tính áp suất: [tex]p=\frac{F}{S}[/tex]
2, Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau.
*Sự tồn tại của áp suất chất lỏng:
  • Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
* Công thức tính áp suất chất lỏng: $p=d.h$

* Bình thông nhau:
  • Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.
  • Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
  • Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.
3, Áp suất khí quyển.
* Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
  • Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển.
* Độ lớn của áp suất khí quyển:
  • Để đo áp suất khí quyển người ta dùng ống Tô-ri-xe-li: Ông lấy một ống thuỷ tinh một đầu kín dài khoảng 1m, đổ đầy thuỷ ngân vào. Lấy ngón tay bịt miệng ống lại rồi quay ngược ống xuống. Sau đó, nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thuỷ ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra, thuỷ ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng h nào đó tính từ mặt thoáng của thuỷ ngân trong chậu.
  • Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li.
  • Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là mmHg.
  • 1 mmHg = 136 N/m2
  • #Chú ý: Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1 mmHg.


 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
D, No name ~~
1, Lực đẩy acsimet .
  • Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
  • Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
  • Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét:
  • Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA= d.V
  • Trong đó d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) và V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
2, Sự nổi.
*Gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật ngập hoàn toàn trong chất lỏng.
  • Vật chìm xuống khi: P > F
  • Vật nổi lên khi: P< F
  • Vật lơ lửng trong chất lỏng: P = F
* Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng​
  • Công thức: FA = dcl . Vc
  • Trong đó FA: Lực đẩy Ác-si-mét (N)
  • D: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
  • V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
#Chú ý: Vc là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng chứ không phải là thể tích của vật.
Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

3, Công cơ học

  • Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
  • Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: Lực tác dụng vào vật và độ chuyển dời của vật.
  • Công thức tính công cơ học: $A=F.S$
  • Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1 N.m.
4, Định luật về công.
*Định luật về công:
  • Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
*Các loại máy cơ đơn giản thường gặp:
  • Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.
  • Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.
  • Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.
  • Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.
*Hiệu suất của máy cơ đơn giản: [tex]H=\frac{A_i}{A_{tp}}.100[/tex]%​
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^



    • Giải thích một số hiện tượng
Hiện tượng 1 :Lây 100 [tex]cm^{3}[/tex] nước pha với 100 [tex]cm^{3}[/tex] cồn .Hỗn hợp thu được là 190 [tex]cm^{3}[/tex]
Đ/A :Vì khi pha nước với cồn ,các phân tử nước và cồn sẽ xen kẽ lẫn nhau ,lấp vào chỗ trống kiến thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích từng thành phần

Hiện tượng 2 : quả bóng bay dù được buộc thật chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp
Đ/A Vì giữa các nguyên tử của bóng bay có khoảng cách, do đó các phân tử không khí đã xen vào khoảng cách giữa các nguyên tử của bóng bay rồi dần thoát ra ngoài

Hiện tượng 3 : Khi đi trên đường gần cánh đồng vừa phun thuốc sâu,ta có thể ngửi thấy mùi thuốc sâu
Đ/A Vì khi đi trên đường gần cánh đồng vừa phun thuốc sâu các nguyên tử ,phân tử thuốc sáu và không khí xen vào nhau và chuyển động hỗn độn không ngừng nên ta có thể ngửi thấy mùi thuốc sâu

Hiện tượng 4 : Để một thanh nhôm lại gần một vật có nhiệt độ cao thì sau một thời gian ,thanh nhôm sẽ nóng lên
Đ/A Vì vật có nhiệt độ cao đã truyền nhiệt sang thanh nhôm

Hiện tượng 5 : Để đun sôi một ấm nước,người ta đun ở đáy ấm mà không đun ở nắp ấm
Đ/A :Vì đun ở đáy ấm sẽ tạo nên dòng đôi lưu làm cho nước nhanh sôi hơn.

  • Bài tập cơ bản
Bài 1 Pha 10kg nước ở nhiệt độ [tex]10^{o}C[/tex] và 5kg nước ở nhiệt độ [tex]50^{o}C[/tex] thì sẽ thu được 15kg nước ở nhiệt độ là bao nhiêu?
Đ/A : [tex]\approx 23,33^{O}C[/tex]

Bài 2 :Để có 20 kg nước ở nhiệt độ [tex]90^{o}C[/tex] thì cần bao nhiêu nước ở nhiệt độ [tex]100^{o}C[/tex] và nhiệt độ [tex]50^{o}C[/tex] ?
Đ/A : 4 kg nước ở [tex]50^{O}C[/tex] và 16 kg nước ở [tex]100^{O}C[/tex]


Bài 3 : Để đun 5l nước người ta cần dùng nhiệt lượng là 50 000KJ.Tính năng suất tỏa nhiệt của chất đốt?
Đ/A : [tex]10.10^{6}J/kg[/tex]
  • Bài tập nâng cao
Bài 1:a) Tính lượng dầu cần để đun sôi 2l nước ở [tex]20^{O}C[/tex] đựng trong ấm bằng nhôm có khối lượng 200g .Cho [tex]c_{nước}=4200J/Kg.K[/tex],[tex]c_{nhôm}=880J/kg.K[/tex] năng suất tỏa nhiệt của dầu là [tex]q=44.10^{6}J/kg[/tex] và hiệu suất của bếp là 30%
b) Cần đun thêm bao lâu nữa để nước hóa hơi hoàn thoàn ,biết bếp dầu cung cấp nhiệt đều đặn từ lúc đun đến lúc sôi mất 15 phút nhiệt hóa hơi của nước là [tex]L=2,3.10^{6}J/kg[/tex]
Đ/A
a)Nhiệt lượng cần cung cấ pđể đun sôi nước là
[tex]Q=Q_{ấm}+Q_{nước}=(m_{ấm}c_{nhôm}+m_{nước}c_{nước})\Delta tt=...=686083J[/tex]
Nhiệt lượng bếp tỏa ra theo thực tế là
[tex]Q^{'}=\frac{Q}{H}.100%=2286933,3J[/tex]
Khối lượng dầu cần dùng là
[tex]m=\frac{Q^{'}}{q}=...\approx 51,97g[/tex]


Bài 2: Một khối nước đá có khối lượng 2kg ở nhiệt độ [tex]-5^{o}C[/tex]
a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá hóa hơi hoàn toàn .
b) Bỏ khối nước đá vào xô nhôm có khối lượng 500g chứa nước ở [tex]50^{o}C[/tex] .Sau khi cân bằng nhiệt người ta thấy còn sót lại 100g nước đá chưa tan hết .Tính lượng nước có trong xô
Biết [tex]c_{nước đá}=1800J/kg.K[/tex] , [tex]c_{nước}=4200J/kg.K[/tex] , nhiệt nóng chảy của nước đá là [tex]3,4.10^{5}J/kg[/tex] , nhiệt hóa hơi của nước là [tex]2,3.10^{6}J/kg[/tex] , [tex]c_{nhôm}=880J/kg.K[/tex]
Đ/A :
a) Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ [tex]-5^{o}C[/tex] đến [tex]0^{o}C[/tex] là
[tex]Q_{1}=mc_{nước đá}\Delta t_{1}=18kJ[/tex]
Nhiệt lượng nước đá thu vào để chuyển sang thể lỏng hoàn toàn là
[tex]Q_{2}=\lambda m=680kJ[/tex]
Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ đến [tex]100^{O}C[/tex] là
[tex]Q_{3}=m.c_{nước}\Delta t_{2}=840kJ[/tex]
Nhiệt lượng nước thu vào đê hóa hơi hoàn toàn là
[tex]Q_{4}=L.m=4600kJ[/tex]
Nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá hóa hơi hoàn toàn là
[tex]Q=Q_{1}+Q_{2}+Q_{3}+Q_{4}=6138[/tex]
b)[tex]100g=0,1kg[/tex]
Gọi [tex]m_{x}[/tex] là lượng nước đá dã tan thành nước
=>[tex]m_{x}=2-0,1=1,9 kg[/tex]
Do nước đá chưa tan hết nên nhiệt độ cuối trong xô là [tex]0^{o}C[/tex]
Nhiệt lượng [tex]m_{x}[/tex] kg nước đá thu vào để tăng nhiệt độ tới [tex]0^{O}C[/tex] là
[tex]Q_{x}=m_{x}\lambda =646000J[/tex]
Nhiệt lượng nước và xô nhôm toa rra để giảm nhiệt độ xuống [tex]0^{o}C[/tex] là
[tex]Q^{'}=(M.c_{nước}+m_{xô}c_{nhôm})\Delta t^{'}[/tex]
Theo ptcbn :[tex]Q^{'}=Q_{x}+Q_{1}\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow M=3,05kg[/tex]



Bài 3 : Có 2 bình cách nhiệt ,bình 1 đựng 2kg nước ở [tex]20^{O}C[/tex] ,bình 2 chứa 4kg nước ở [tex]60^{o}C[/tex] .Người ta rót một lượng nước m từ bình 1 sang bình 2 ,sau khi cân bằng nhiệt , người ta rót một lượng nước như thế từ bình 2 sang bình 1.Nhiệt độ cân bằng của bình 1 lúc này là [tex]21,95^{o}C[/tex] .Tính m và nhiệt độ cân bằng của bình 2
Đ/A : Sau Khi rót m kg nước từ bình 1 sang bình 2,nhiệt độ cân bằng của bình 2 là [tex]t_{2}^{'}[/tex]
Nhiệt lươngj m kg nước thu vào là [tex]Q_{thu_{1}}=m.c(t_{2}^{'}-t_{1})[/tex]
Nhiệt lượng nước trong bình 2 tỏa ra là [tex]Q_{tỏa_{1}}=m_{2}c(t_{2}-t_{2}^{'})[/tex]
Theo ptcbn [tex]Q_{thu_{1}}=Q_{tỏa_{1}}\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow m(t_{2}^{'}-t_{1})=m_{2}(t_{2}-t_{2}^{'})[/tex] (1)
Sau khi rót nước từ bình 1 sang bình 2 thì trong bình 1 còn [tex]m_{1}-m[/tex] kg nước
Sau khi rót m kg nước từ bình 2 sang bình 1 thì nhiệt độ cần bằng lúc này là [tex]t_{1}^{'}[/tex]
Nhiệt lượng m kg nước tỏa ra là
[tex]Q_{tỏa_{2}}=c.m(t_{2}^{'}-t_{1}^{'})[/tex]
Nhiệt lượng nước trong bình 1 thu vào là
[tex]Q_{THU_{2}}=(m_{1}-m)(t_{1}^{'}-t_{1})c\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow m(t_{2}^{'}-t_{1})=m_{1}(t_{1}^{'}-t_{1})[/tex] (2)
Từ (1) và (2)
=> [tex]t_{2}^{'}[/tex][tex]\approx 59^{o}C[/tex]
m=100g
 
Last edited:

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
mình đã xem rất nhiều bài do thuyhuongyc chia sẻ quả thực rất hay ,cảm ơn nhìu
Hì hì cảm ơn bạn nhé! Bạn mới đăng kí mà đã xem nhiều bài viết của mk như vậy à? :v Trên diễn đàn còn rất nhiều thông tin hữu ích, bạn tìm đọc nha. Chúc bạn luôn học tốt! Mãi yêu Vật lý nhé! <3
Box Lý sau này sẽ rất mong đc những thành viên như bạn ủng hộ đấy :v
 

Hồ Khánh Nam

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tám 2017
27
12
21
20
TP Hồ Chí Minh
Phần 2: Vận dụng

1)công,công suất

• Bài tập cơ bản


Bài 1 :Để thực hiện một công 7,2.[tex]10^{8}[/tex] J trong 1 giờ thì cần 1 công suất là bao nhiêu ?

Bài 2 :Công suất của máy bơm nước là 1 000W .Trong 1 giờ ,máy thực hiện công là bao nhiêu?

Bài 3 : Một vật có khối lượng m=6kg rơi từ độ cao h=2,5m xuống đất .Lực nào đã thực hiện công ?Tính công suất của lực biết vật rơi trong 5s (bỏ qua lực cản của không khí)

Bài 4 :Người ta dung 1 lực 400N mới kéo được vật nặng 75kg lên 1 mặt phẳng nghiêng dài 3,5m và cao 0,8m .Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng

Bài 5 : Một xe máy chuyển động đều ,lực kéo của động cơ là 1150 N .Trong 1ph công sản ra là 690 000 J.Tính vận tốc chuyển động của xe?


• Bài tập nâng cao


Bài 1 : Để kéo một vật nặng 72kg lên cao 10m ,người ta dùng 1 máy kéo tời có công suất 1580W,hiệu suất 75%.Tính thời gian máy thực hiện công ?

Bài 2 : Kéo 1 vật có khối lượng m1 =100kg di chuyển trên sàn ,ta cần lực F1 =100N theo phương di chuyển của vật
a)Tính lực cần để kéo vật có khối lượng m2=500kg di chuyển trên sàn(Lực ma sát tỉ lệ với trọng lượng của vật)
b)Tính công để kéo vật đi quãng đường 10m

Bài 3 : Một khối hình hộp chữ nhật tiết diện đáy là 100cm2 ,cao 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng .Biết dg=[tex]\frac{3}{4}[/tex] dn (d
n=10000N/m3 ).Tính công để nhấc khối gỗ ra khỏi nước (bỏ qua sự thay đổi mực nước)

2)Cơ năng

Bài 1 :Thuyền buồn chuyển động nhờ năng lượng nào ?

Bài 2 Búa đập vào đinh làm đinh ngập sau vào gỗ là nhờ dạng năng lượng nào ?

Bài 3 :Thả 1 vật rơi từ trên cao xuống đất ,hãy cho biết quá trình rơi ,cơ năng của vật ở những dạng nào ?

Bài 4:Khi đi xe đạp xuống dốc ,mặc dù không đạp nhưng vận tốc của xe vẫn tăng .Giải thích hiện tượng về mặt chuyển hoá cơ năng ?

Bài 5 :vật nào không có thế năng ?




Ad ơi, bài 2 phần nâng cao làm như thế nào vậy? @Kim Kim
 

leminhuyen04

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng bảy 2013
1
0
16
Vì sao nhiệt dộ trên mặt trăng thay đổi rất nhìu ( hàng trăm độ) trong 1 ngày đêm?
 

heimerdinger

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng năm 2018
15
6
6
19
Bình Phước
THCS Lương Thế Vinh
Phần 2: Vận dụng

1)công,công suất

• Bài tập cơ bản


Bài 1 :Để thực hiện một công 7,2.[tex]10^{8}[/tex] J trong 1 giờ thì cần 1 công suất là bao nhiêu ?

Bài 2 :Công suất của máy bơm nước là 1 000W .Trong 1 giờ ,máy thực hiện công là bao nhiêu?

Bài 3 : Một vật có khối lượng m=6kg rơi từ độ cao h=2,5m xuống đất .Lực nào đã thực hiện công ?Tính công suất của lực biết vật rơi trong 5s (bỏ qua lực cản của không khí)

Bài 4 :Người ta dung 1 lực 400N mới kéo được vật nặng 75kg lên 1 mặt phẳng nghiêng dài 3,5m và cao 0,8m .Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng

Bài 5 : Một xe máy chuyển động đều ,lực kéo của động cơ là 1150 N .Trong 1ph công sản ra là 690 000 J.Tính vận tốc chuyển động của xe?


• Bài tập nâng cao


Bài 1 : Để kéo một vật nặng 72kg lên cao 10m ,người ta dùng 1 máy kéo tời có công suất 1580W,hiệu suất 75%.Tính thời gian máy thực hiện công ?

Bài 2 : Kéo 1 vật có khối lượng m1 =100kg di chuyển trên sàn ,ta cần lực F1 =100N theo phương di chuyển của vật
a)Tính lực cần để kéo vật có khối lượng m2=500kg di chuyển trên sàn(Lực ma sát tỉ lệ với trọng lượng của vật)
b)Tính công để kéo vật đi quãng đường 10m

Bài 3 : Một khối hình hộp chữ nhật tiết diện đáy là 100cm2 ,cao 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng .Biết dg=[tex]\frac{3}{4}[/tex] dn (d
n=10000N/m3 ).Tính công để nhấc khối gỗ ra khỏi nước (bỏ qua sự thay đổi mực nước)

2)Cơ năng

Bài 1 :Thuyền buồn chuyển động nhờ năng lượng nào ?

Bài 2 Búa đập vào đinh làm đinh ngập sau vào gỗ là nhờ dạng năng lượng nào ?

Bài 3 :Thả 1 vật rơi từ trên cao xuống đất ,hãy cho biết quá trình rơi ,cơ năng của vật ở những dạng nào ?

Bài 4:Khi đi xe đạp xuống dốc ,mặc dù không đạp nhưng vận tốc của xe vẫn tăng .Giải thích hiện tượng về mặt chuyển hoá cơ năng ?

Bài 5 :vật nào không có thế năng ?




mình trả lời nâng cao thôi nha
C1:công có ích là
A=P.h=g.m.h=10.72.10=7200(J)
ta có:H=[tex]\huge \frac{Aic}{Atp}[/tex].100%=75%
<=>[tex]\huge \frac{7200}{Atp}[/tex]=0,75
=>[tex]\huge Atp[/tex]=[tex]\huge \frac{7200}{0,75}[/tex]=9600(J)
thời gian máy thực hiện công là
[tex]\huge t= \frac{A}{N}[/tex]
<=> t= \frac{9600}{1580}[/tex][tex]\huge \approx 6,08[/tex]
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg
Top Bottom