Văn [Văn 9] Viếng Lăng Bác

Cầu Vồng

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2016
354
115
179
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
- Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn (1928) quê ở tỉnh An Giang. Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực
lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.
- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường
- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò” (1970); “Nhớ lời di chúc” (1972); “Như mấy mùa xuân” (1978)

2. Tácphẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976, lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành. Tác giả cùng đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam ra viếng Bác.
b. Nội dung và nghệ thuật
*.Nội dung : Cảm xúc bao trùm trong toàn bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
*Nghệ thuật :
- Thể thơ và nhịp điệu
-> Các yếu tố ấy tạo nên giọng điệu thiết tha trầm lắng và trang trọng thành kính, phù hợp với không khí và cảm xúc của bài thơ.
- Từ ngữ và hình ảnh : Các từ xưng hô, các hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm thể hiện được lòng thành kính
-> Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
B.CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết : “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào ? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?
Gợi ý :
- Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên " 79 mùa xuân " cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người.
- Nếu để từ " tuổi " thì chỉ nói được Bác Hồ đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác.
- Còn dùng từ " Xuân " có nghĩa là : cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết "tràng hoa dâng 79 mùa xuân " gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. Và từ " mùa xuân " như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều-> chuyển nghĩa theo phưong thức ẩn dụ.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng.
b. Thân bài:
- Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác: Hình ảnh hàng tre mộc mạc , quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ.
- Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi viếng lăng Bác:
+ Ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước qua hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng”
+ Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa kính dâng Bác
+ Xúc động khi được ngắm Bác trong giấc ngủ bình yên vĩnh hằng. Thời gian ấy sẽ trở thành kỉ niệm quý giá không bao giờ quên.
+ Nói thay cho tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác, lưu luyến, ước nguyện mãi ở bên Người.
c. Kết bài
- Viếng lăng Bác là một bài thơ hay giàu chất suy tưởng.
- Là tiếng lòng của tất cả chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 2. Câu thơ:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
a- Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên
b-Tìm những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ( ghi rõ tên và tác giả bài thơ)
Gợi ý:
+ Phân tích để thấy:
- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “ Mặt trời” điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
b- Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
Đề 3:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
( Trích Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả trong khổ thơ trên ? Hình ảnh ấy gợi ra những ý nghĩa gì ?
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 2.
Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
a .Mở bài :
- Khái quát chung về tác giả và bài thơ.
- Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
b.Thân bài:
Khổ 1 : Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác
- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương.
- Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.
- Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc.
Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.
- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. Cảm nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình ảnh của khổ thơ.
-Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. =>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.
Khổ 3-4 : Niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác
- Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác
- Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp.
- Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác
c. Kết bài :- Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân đối với Bác


NGUON:soan bai
hay hi like
Có liên quan gì tới câu hỏi không?
:r10:r10:r10:r60:r60
 

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
Câu thơ :"Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" sử dụng biện pháp tu từ gì? Em hãy phân tích rõ.
Biện pháp ẩn dụ và hoán dụ nhé
+ Ẩn dụ: "tràng hoa": gợi liên tưởng từ hình ảnh đoàn người ra vào lăng Bác kết thành một vòng tròn, là tràng hoa của lòng người với nỗi niềm thành kính. Tượng trưng cho tình cảm của người dân Việt Nam dành cho Bác
+ Hoán dụ: "bảy mươi chín mùa xuân": chỉ ra Bác sống 79 năm. Đây cũng có thể là ẩn dụ vì "mùa xuân" ý muốn nói rằng Bác đã sống một cuộc đời đẹp, với tinh thần cống hiến, hy sinh bền bỉ, đáng khâm phục

Mình nghĩ thế =)))
 

lê linh anh

Học sinh
Thành viên
19 Tháng mười 2017
27
17
21
21
Thanh Hóa
trong câu thơ ket tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Viễn Phương đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong đó bao gồm hai hình ảnh.Thứ nhất là hình ảnh trang hòa theo giải thích nghĩa trong sgk là hoa kết thành chuỗi dài hoặc thành vòng nhưng đây lại chính là sự kết tinh từ tình yêu thương a lớn kinh trong muôn ngàn đời ưa tất cả người dân Việt Nam dành cho Bác.Và thứ hai hình ảnh ẩn dụ cũng rất đẹp và ý vy đó là bảy mươi chín mùa xuân một cách nói ẩn dụ khá hay của Viên Phương như muốn che đi tuổi tác của Bác và cũng như Bác đã từng nói rằng nay tôi đã ngoài bảy mươi xuân .Chỉ trong một câu thơ mà đã chứa đựng những hai hình ảnh ẩn dụ vừa hay vừa đẹp nó như góp phần làm cho bài thơ trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết .
 
  • Like
Reactions: Cầu Vồng

Thời Sênh

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười 2017
4
8
6
20
Bắc Ninh
"Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
+ Ẩn dụ "Kết tràng hoa": ngoài ý nghĩa chỉ dòng người vào lăng viếng Bác còn nói lên lòng biết ơn của người dân đến viếng Bác. Mỗi người là một bông hoa, cả dòng người là một tràng hoa lớn kết lại, mang theo hương sắc của cuộc đời mình, thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu.
+ Ẩn dụ "Bảy mươi chín mùa xuân": muốn nói khi Bác mất Bác thọ 79 tuổi, qua đó thể hiện lòng thành kính của tác giả cũng là của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ
P.s: Hình ảnh "Bảy mươi chín mùa xuân" vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ. Nhưng trong ngữ cảnh này, "Bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh ẩn dụ.
 
  • Like
Reactions: Cầu Vồng
Top Bottom