Ngoại ngữ Những điều cần biết khi giao tiếp bằng tiếng Anh

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những cách nói xin lỗi trong tiếng Anh
Khi mắc lỗi nhỏ
Trong những trường hợp này, người ta thường nói:
- Whoops! Sorry!
- Oh! Sorry.
- Sorry 'bout that.

Hoặc một số cụm từ thông tục khác để nhận lỗi về mình:
- Oh, my bad.
- My fault, bro.

nhung-cach-noi-xin-loi-trong-t-2106-7973-1498809820.jpg
[TBODY] [/TBODY]
Khi mắc lỗi nghiêm trọng hơn
Đặc biệt là trong những tình huống chăm sóc khách hàng, người ta thường nói:
- I'm so sorry.
- I apologize.

Đôi khi người ta thường thêm câu cảm thán "oh my goodness" hoặc "oh my gosh" trước lời xin lỗi.
Khi đưa thông tin không chính xác
Nếu bạn đưa thông tin sai cho ai đó hoặc gặp vấn đề trong việc truyền đạt, bạn có thể nói:
- My mistake.
- I had that wrong.
- I was wrong on that.
- My apologies.

Bạn cũng có thể dùng hai câu cùng lúc, thêm "sorry" ở đầu hoặc cuối:
- Sorry, my apologies. I had that wrong.
Nói xin lỗi một cách trang trọng
- I'd like to apologize.
- I want to apologize.
- I owe you an apology. (Tôi nợ bạn một lời xin lỗi).
- I wanted to tell you I'm sorry.

Những câu trên đều có thể thêm phần lý do ở sau "for (doing something/ how I.../ what I...)":
- I'd like to apologize for how I reacted yesterday. (Tôi muốn xin lỗi vì cách phản ứng của mình hôm qua).
Nếu muốn, bạn cũng có thể nhấn mạnh sự nghiêm túc của lời xin lỗi:
- I hope you can forgive me.
- That was wrong of me.

Viết câu xin lỗi trang trọng
- I sincerely apologize.
- I take full responsibility.
(Tôi nhận hoàn toàn trách nhiệm).
Bạn có thể hoàn thành hai câu trên bằng những cách diễn đạt dưới đây:
- ... for any problems I may have caused.
- ... for my behavior.
- ... for my actions.

Tình huống khác
Trong một số tình huống, người ta có thể xin lỗi nhưng không hàm ý cảm thấy có lỗi. Ví dụ, khi bạn cần phải đi vượt qua ai đó ở một địa điểm đông đúc, bạn có thể nói "sorry" hoặc "pardon (me)", "excuse me".
Bạn cũng có thể dùng "Sorry?", "Excuse me?", và "Pardon?" (hoặc "Pardon me?") để yêu cầu ai đó nhắc lại những gì họ nói. Trong trường hợp này, bạn lên giọng ở cuối câu như đối với câu hỏi không có từ để hỏi.
(Sưu tầm)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
5 cách diễn đạt tiếng Anh với từ 'call'
1. Call it a day
Cách nói này mang nghĩa ngừng làm một việc gì đó (đặc biệt là khi nói về công việc) vì đã hoàn thành hoặc không muốn tiếp tục nữa.
Ví dụ: "We've written 20 pages of the report. Let's call it a day". (Chúng ta đã viết 20 trang báo cáo rồi. Dừng tay thôi).
2. Call the shots
Bạn dùng "call the shots" để chỉ việc chịu trách nhiệm, làm chủ một vấn đề gì đó hoặc đưa ra những quyết định quan trọng.
Ví dụ: "Sorry, I can’t give you approval for this part of the project. You should talk to Diana, she’s the one calling the shots.” (Xin lỗi, tôi không thể duyệt phần này trong dự án của anh. Anh nên nói chuyện với Diana, cô ấy là người quyết định).
3. Call someone's bluff
Khi nói "call someone's bluff", bạn đang yêu cầu một người chứng minh điều gì đó bởi bạn tin là họ đang nói dối. Ví dụ, nếu một người bạn khoe khoang rằng anh ta có 100.000 USD trong tài khoản ngân hàng, việc đòi anh ta cho xem bản sao kê được gọi là "calling his bluff".
5. A close call
Cách diễn đạt này có hai nghĩa. Thứ nhất, trong thể thao hoặc cuộc thi, nếu khoảng cách thắng thua quá nhỏ, người ta sẽ dùng từ này.
Ví dụ: “Currently, 49% of voters support Smith and 51% support Jones. This election is going to be a close call.” (Hiện có 49% bầu cho Smith và 51% ủng hộ Jones. Cuộc bầu cử này sẽ rất sát sao).
Ngoài ra, khi việc tồi tệ nào đó suýt xảy ra (nhưng chưa xảy ra), bạn dùng cụm từ này với nghĩa "trong gang tấc".
Ví dụ: “It was a very close call – the firemen pulled her out of the burning car just a few minutes before it exploded.” (Đó là tình huống trong gang tấc. Lính cứu hỏa kéo cô ấy ra khỏi chiếc xe hơi đang bốc cháy chỉ vài phút trước khi nó phát nổ).
4. Wake-up call
Cách diễn đạt này cũng có hai nghĩa. Thứ nhất, khi đang ở khách sạn, bạn yêu cầu lễ tân gọi điện thoại cho phòng bạn vào một thời gian nhất định để đánh thức, cuộc gọi đó là "wake-up call".
Ví dụ: “I’d like a wake-up call at 7:30 tomorrow morning, please.” (Làm ơn gọi tôi lúc 7:30 sáng mai).
Thứ hai, cụm từ này có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc rắc rối lớn mà bạn sắp gặp phải.
Ví dụ: “The fatal car accident last week was a wake-up call for teenagers regarding the dangers of texting while driving”. (Tai nạn xe hơi chết người tuần trước là hồi chuông cảnh tỉnh cho thanh thiếu niên về những nguy hiểm từ việc nhắn tin trong khi lái xe).
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cách diễn đạt thời tiết nóng bức trong tiếng Anh
Chúng ta nói về thời tiết mọi lúc, mọi nơi, khi đang đi xe buýt, trong siêu thị, khi ở trường... Nhiều người chia sẻ kế hoạch cuối tuần dựa trên điều kiện thời tiết. Một số nơi như Ireland, nhiệt độ cao là điều hiếm khi xảy ra, do đó có câu đùa "Summer time in Ireland is a great day!" (Mùa hè ở Ireland là một ngày tuyệt vời!) hoặc "Summer last year was a great day!" (Mùa hè năm ngoái là một ngày tuyệt vời!).
Tuy nhiên, một số nơi khác được mệnh danh là "chảo lửa" trong những ngày hè. Thay vì diễn đạt "It's too hot", một cách nói không hề sai nhưng không đủ sống động hay thể hiện trọn vẹn cảm xúc, bạn có thể luyện tập những câu nói được English Experts chia sẻ sau đây.
1. It's scorching weather! (Thời tiết nóng như thiêu đốt!)
2. I'm boiling! (Tôi đang bị nung!)
3. I'm roasting! (Tôi đang bị quay/nướng/rang chín!)
4. It's sticky weather! (Thời tiết khó chịu quá!) Từ "sticky" trong trường hợp này thường dùng để diễn tả cảm giác nhớp, dính, đầy mồ hôi do nồm, ẩm.
5. This room is like an oven today! (Hôm nay phòng này như cái lò vậy!)
dien-ta-thoi-tiet-nong-buc-tro-4942-4965-1496552515.jpg
Ảnh minh họa: Debbie Ohi
[TBODY] [/TBODY]
6. The sun is splitting the stones! (Mặt trời đang tách được cả đá!)
7. It's so hot you can fry an egg on the stone! (Trời nóng quá, bạn có thể chiên một quả trứng trên đá đấy!). Bạn cũng có thể dùng cụm từ "hot enough to fry an egg on the sidewalk" (nóng đủ để chiên trứng trên vỉa hè).
8. We're currently experiencing a heat wave (Chúng ta đang trải qua một đợt nóng). Đây là cách nói thường thấy trên bản tin.
9. I'm sweating like a pig! (Tôi đang đổ mồ hôi như một con lợn!). Trong thực tế, lợn không đổ mồ hôi nhiều. Có người diễn giải từ "pig" ở đây là "pig-iron" (gang, mẻ kim loại) và cách so sánh này đặt trong bối cảnh hình thức luyện kim.
Ban đầu, khi gang được tạo ra từ quặng sắt, thợ phải nung quặng đến nhiệt độ cao nhất, sau đó chuyển kim loại lỏng vào khuôn. Trước khi chất lỏng nguội đi, nó cực nóng và có thể đốt cháy bất cứ thứ gì nó tiếp xúc. Cách để thợ luyện kim biết kim loại đủ nguội để vận chuyển là khi nó "đổ mồ hôi". Kim loại nguội khiến khung khí xung quanh đạt điểm sương, tạo các giọt lấm tấm trên bề mặt.
10. I wish I was not working today! (Tôi ước không phải làm việc ngày hôm nay!) hoặc "Maybe I will call in sick today" (Có lẽ tôi phải cáo ốm hôm nay thôi). Không hề có từ vựng chủ đề mùa hè nào trong các câu này, nhưng khi đặt vào bối cảnh phù hợp, bạn có thể hiểu ý người nói muốn truyền đạt.
- Tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống, cảm xúc hiện tại, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo nên nhiều câu nói khác diễn tả mức độ khắc nghiệt của thời tiết mùa hè.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
CHỦ ĐỀ: KHI NÓI VỀ TIN XẤU......
I) Give bad news:
1. I am sorry to have to tell you that…
Tôi rất tiếc phải nói với bạn rằng…
2. I regret to advise/inform you that…
Tôi lấy làm tiếc phải báo với bạn rằng…
3. I am afraid I have got some bad news....
Tôi e là mình có một vài tin không tốt.
4. I’m afraid it would not be possible to …
Tôi e là không thể….
5. Unfortunately we cannot/ we are unable to …
Rất tiếc chúng tôi không thể…
6. After careful consideration we have decided (not) to …
Sau khi xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi đã quyết định sẽ không…
7. I’m afraid I’ve got some bad news for you…
Tôi e là tôi có một vài tin buồn dành cho bạn…
8. I’m sorry I’ve got a bit of bad news to tell you..
Rất tiếc là tôi có một tin buồn cần nói với bạn…
9. I really don’t know how to say it, but …
Tôi thật không biết nói sao, nhưng…
10. I’m sorry to have to say this, but …
Tôi rất tiếc vì phải nói ra điều này, nhưng…
11. I really feel bad to have to say this, but …
Tôi thực sự cảm thấy rất buồn khi phải nói ra điều này, nhưng…
12. Unfortunately…
Thật không may khi…
13. I’m sorry to tell you that…
Tôi xin lỗi khi phải nói điều này…
14. I’ve got some bad news…
Tôi có một vài tin không vui đây…
15. I regret that…
Tôi rất tiếc khi…
16. I tried… but…
Tôi rất cố gắng… nhưng…

II) Say shock and disbelief?
Dĩ nhiên khi nghe tin xấu thì chúng ta thường sẽ sốc hoặc không thể tin được.


2.jpg

1. CẢM GIÁC SỐC (SHOCK)
I was shocked to hear…

Tôi bị sốc khi nghe…
The news came as a complete shock.
Cái tin đó đến như một cú sốc ‘toàn tập’.
We’re all in complete shock.
Tất cả chúng tôi đều bị sốc hoàn toàn.
Everyone’s reeling from the shock of…
Mọi người đang quay cuồng từ cú sốc về…
It happened out of the blue.
Điều đó xảy ra hoàn toàn bất ngờ.
Who could have predicted it?
Ai có thể lường trước được nó?
I (just) can’t get over ….
Tôi không thể vượt qua…
We were completely taken aback by…
Chúng tôi hoàn toàn bị kinh ngạc bởi…
I was just stunned by…
Tôi vừa bị choáng váng bởi…
mirrobike_01.jpg

2. KHÔNG THỂ TIN (DISBELIEF)
I just can’t believe…

Tôi không thể tin…
It’s unbelievable.
Thật không thể tin nổi.
I / You just can’t imagine…
Tôi / Bạn không thể tưởng tượng…
Words can’t describe… (how I feel about / the terrible devastation, etc)
Không từ ngữ nào có thể diễn tả… (cảm giác của tôi về / sự tàn phá nặng nề, v.v.)
There’s no way it could have happened.
Không có cách này để nó có thể xảy ra.
bad_boy_by_z_pico-d6ip7y1.jpg

3. CÁCH NÓI ĐIỀU GÌ ĐÓ TỒI TỆ NHƯ THẾ NÀO (SAYING HOW BAD SOMETHING IS)
It’s so awful.

Thật khiếp sợ.
It’s terrible / What terrible news.
Thật kinh hoàng / Tin tức nàythật kinh hoàng!
It’s a tragedy.
Đó là một thảm họa.
It’s a catastrophe.
Đó là một thảm họa/ kết thúc thê thảm.
This is the worst thing that could have happened.
Đây là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
climate-change.jpg

4. CÁC TÁC ĐỘNG THEO SAU (THE AFTER EFFECTS)
Đây là một số từ và cách diễn đạt chúng ta thờng sử dụng để nói về những ảnh hưởng nhanh chóng hay lâu dài của các thảm họa thiên nhiên hay những sự kiện đau buồn khác.
To come to terms with = to accept: chấp nhận
Ví dụ:
“It will take us a few months to come to terms with what’s happened.”
Chúng tôi phải mất một vài tháng để chấp nhận chuyện đã xảy ra.
To assess the damage = to find out the extent of the damage: phát hiện ra mức độ của sự tổn hại
Ví dụ:
Surveyors are assessing the damage done to buildings.
Những người điều tra đã phát hiện ra mức độ của sự tổn hại với các tòa nhà.
To provide emergency relief / emergency assistance: cung cấp sự hỗ trợ khẩn cấp
Ví dụ:
International organisations are providing emergency relief.
Các tổ chức quốc tế đang cung cấp sự hỗ trợ khẩn cấp.
To give moral support = to sympathise with the victims: đồng cảm với những nạn nhân
Ví dụ:
“We can only give them our moral support.”
Chúng tôi chỉ có thể đồng cảm với họ.
To learn the lessons = to learn from something: học từ cái gì đó
Ví dụ:
We hope the government will learn the lessons from the earthquake and spend more money on research.
Chúng tôi hi vọng rằng chính phủ sẽ nhận được những bài học từ trận động đất này và dành nhiều khoản tiền hơn trong việc nghiên cứu.
To be better prepared: được chuẩn bị tốt hơn
Ví dụ:
“Monitoring will help us be better prepared in the future.”
Giám sát sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn trong tương lai.

III) Giải thích nguyên nhân

Sau khi thông báo tin xấu, bạn cần giải thích rõ hơn cho người nghe rằng tại sao việc đó lại xảy ra qua những cụm từ theo hai cách sau:
Cách nói trang trọng:
Unfortunately, there are some problems with… (Không may, có một vài vấn đề đã xảy ra… )
Due to… (Nguyên nhân bởi… )
Cách nói thông dụng:
Something else has come up… (Một vài điều không mong muốn đã xảy tới… )
Because of… (Bởi vì… )
It’s not possible because… (Nó không thể làm gì khác được bởi vì… )
IV) Đưa ra hướng giải quyết (Nếu có)
Sau khi thông báo tin xấu, bạn nên đưa ra một số hướng giải quyết vấn đề, nhằm giúp người nghe bình tĩnh lại, bằng cách sử dụng gợi ý từ hai cách nói sau:
Cách nói trang trọng:
I know it’s not the solution you wanted but would you consider an alternative? (Tôi biết, đó không phải giải pháp cậu mong muốn, nhưng cậu có thể xem xét tới cách này được không)
Cách nói thông dụng:
What about… ? (Vậy còn… thì sao nhỉ)
I have another idea… (Tôi có ý kiến này… )
Let’s try something else… (Hãy thử một vài cách khác nhé… )
 
Last edited:
  • Like
Reactions: bangoc42

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Năm cách nói thay thế 'you're welcome'
Những cách diễn đạt dưới đây thường được sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh khi có người nói cảm ơn bạn.
1. It's my pleasure/ My pleasure
Câu nói này mang ý nghĩa tích cực, "đó là niềm vinh dự của tôi". Nửa thân mật nửa trang trọng, nó có thể được sử dụng an toàn trong hầu hết tình huống.
2. No stress/ No problem/ No worries
Những câu trả lời này được sử dụng tốt nhất với bạn bè, người đồng trang lứa hoặc chức vụ tương đương. "No stress"/ "No problem"/" No worries" có thể dùng hoán đổi, với nghĩa "đừng bận tâm", "không vấn đề gì".
giao-tiep-tieng-anh-9472-1504605756.jpg
Ảnh minh họa: Memecrunch
[TBODY] [/TBODY]
3. Don't mention it
Nghĩa đen "đừng nhắc đến nó" có thể khiến câu trả lời này có vẻ kỳ quặc hoặc thô lỗ, nhưng đây là cách diễn đạt phổ biến trong các tình huống thân mật. Về bản chất, nó có nghĩa nhắc người kia không cần cảm ơn.
4. I'm happy to help/ Happy to help
Một cách nói khác được sử dụng trong cả tình huống trang trọng lẫn thân mật là "I'm happy to help" (Tôi rất vui lòng/ sẵn lòng giúp đỡ bạn). Điều này khiến người cảm ơn không áy náy vì sự giúp đỡ của bạn. Lịch sự hơn, bạn có thể nói "happy to be of service" với nghĩa tương tự.
5. Sure thing/ Sure
Đây là cách nói ngắn gọn để thay thế "you're welcome".
Trong tình huống khác, bạn có thể dùng "sure" thay cho "yes" khi được yêu cầu sự cho phép và thay cho "for sure" khi hoàn toàn đồng ý với việc gì đó.
Cuối cùng, điều quan trọng cần ghi nhớ khi đáp lại lời cảm ơn là giọng điệu. Sử dụng giọng điệu lên xuống thích hợp sẽ khiến người kia cảm nhận được sự chân thành.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những câu nên tránh khi nói chuyện với người nước ngoài
12-b3-a1-4426-1454581578.jpg
[TBODY] [/TBODY]
Dưới đây là những chủ đề nên được tránh nói đến trong câu chuyện với những người chỉ ở mức độ quen biết.
Weight: cân nặng
Những câu hỏi sau đây được dễ bị xem là khiếm nhã:
- Hey, did you gain some weight since we met? (Này, cậu lại tăng cân kể từ lần cuối chúng ta gặp nhau đúng không?)
- You have put on some pounds, haven’t you? (Bạn tăng cân đúng không?)
Tăng cân thường là điều không vui với phần lớn mọi người, vì vậy bạn nên tránh đề cập đến điều này.
Trong khi đó, việc một người giảm cân có thể là thành tích tập luyện, ăn kiêng nhưng cũng có thể bởi ốm đau, mệt mỏi, gặp chuyện không vui. Hãy tưởng tượng, bạn tỏ vẻ vui mừng khi lâu ngày không gặp một người bạn và hỏi họ "Hey, you lost weight, you looks great?" (Cậu giảm cân đúng không, trông đẹp đấy) và được người bạn trả lời: "I am dying of cancer." (Tôi bị ung thư).
Đặc biệt, câu hỏi "Are you pregnant?" (Chị có bầu à?) dành cho phụ nữ là điều tối kỵ. Nếu có thai, cô ấy đã chủ động thông báo tin vui này cho mọi người theo những cách khác nhau. Nếu cô ấy trả lời là "I am just fat" (Không, chỉ là tôi béo thôi), cả hai sẽ rơi vào tình huống không thoải mái.
12-b3-a2-7569-1454581578.jpg
[TBODY] [/TBODY]
Looks: diện mạo, ngoại hình
Nếu ai đó có thay đổi về diện mạo, bạn cũng không nên đưa ra nhận xét hoặc dò hỏi. Những câu nói sau nên được cho vào "danh sách hạn chế":
- Oh my God, are you OK? (Chúa ơi, bạn ổn chứ?)
- Why do you look so ___ (tired, older)? (Sao bạn trông mệt mỏi/ già hơn thế?)
- Didn’t you wear make-up? (Bạn không trang điểm à?)
Flaws: những khiếm khuyết
Những điểm bất thường trên khuôn mặt người đối diện như một vết sẹo mới, mắt bị thâm… là những điều bạn không nên hỏi. Câu hỏi nên tránh trong trường hợp này là:
- What’s wong with your ___? (nose, eye, skin) (Có chuyện gì với da/mắt/mũi... của bạn vậy?)
Một yếu tố nhạy cảm khác chính là mụn, được gọi là acne /ˈæk.ni/, zit /zɪt/ hay /ˈpɪm.pl̩/ trong tiếng Anh. Nếu nhìn thấy mụn, mẩn trên khuôn mặt người đối diện, bạn không nên hét lên:
- Ronnie, what’s that red thing on your nose? (Ronnie, cái gì đỏ đỏ ở trên mũi cậu vậy?)
Tuy nhiên, đối với người thân thiết, việc bạn nhận thấy những thay đổi nhỏ và hỏi thăm về chúng lại cho thấy sự quan tâm sâu sắc. Chính vì vậy, những câu nói được xem là bất lịch sự hay lịch sự cần được đặt vào mỗi ngữ cảnh xem xét nhất định.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những cách đáp lại câu hỏi: ‘How are you?’
d4cc658e-f0f0-47a0-8cf4-ea6d58071236_tra-loi-how-are-you.jpg


1. Khi bạn trong trạng thái rất tốt
Very well, thanks. (And you?)
Rất tuyệt, cảm ơn cậu. (Còn cậu?)
Pretty fair.
Rất tuyệt.
I’m on the top of the world.
Mình đang rất sung sướng đây.
I’m AWAP. (as well as possible).
Tốt nhất có thể.
Better yesterday but not as good as I will be tomorrow.
Tốt hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai.
I’m feeling really grateful for this beautiful day.
Tôi cảm thấy rất tuyệt cho ngày tuyệt đẹp hôm nay.
Can’t complain.
Không chê vào đâu được.
Getting stronger.
Đang trở nên mạnh mẽ hơn.
2. Khi bạn trong trạng thái bình thường, không có gì đặc biệt
I’m fine, thanks/ So so, thanks/ I’m OK, thanks.
Tôi ổn, cảm ơn cậụ
I’m alright.
Tôi bình thường.
Not my best day, but not my worst day either.
Không phải ngày tốt nhất, cũng không phải ngày tệ nhất của tôi.
I’m still alive.
Tôi vẫn sống sót.
Not giving up.
Vẫn đang cố gắng.
Improving.
Đang tiến triển.
3. Khi bạn trong trạng thái không tốt lắm
Really bad.
Rất tệ.
I’m not on a good mood.
Không được tốt lắm.
I’m trying to stay positive.
Đang cố gắng lạc quan.
Not in the mood to say how I feel, but thanks for asking me.
Không có tâm trạng để mà nói rằng tôi thấy thế nào, nhưng cảm ơn cậu vì đã hỏi han.
I get knocked down, but I’ll get up again.
Tôi đang bị xuống tinh thần đây, nhưng rồi sẽ tốt trở lại thôi.
You can’t know pleasure without pain, right?
Cậu không thể biết đến niềm vui mà không có đau khổ đúng không?
CÁC ĐOẠN HỘI THOẠI XUNG QUANH MẪU CÂU “HOW ARE YOU”
1. Nếu gặp một thầy giáo của bạn ở đâu đó.

Student: Hello! How are you? – Chào thầy! Thầy có khỏe không ạ?
Teacher: I’m fine, (thank you). How are you? – Tôi khỏe, (cảm ơn). Anh thế nào ạ?
Student: All right, (thank you). – Em bình thường, (cảm ơn).
2. Một người bạn hỏi bạn xem bạn thế nào và bạn đang cảm thấy rất hạnh phúc.
– Hi there! How are you? – Ê, chào! Cậu thấy nào?
– Oh, (I’m) on top of the world, (thanks). How about you? – Ồ, (Mình) đang rất hạnh phúc, (cảm ơn). Còn bạn?
– (I’m) full of the joys of spring! – (Mình) đang vui như tết!
3. Ông giám đốc bán hàng của một công ty, người đang hi vọng bạn sẽ thành khách hàng của họ, bạn đã một lần gặp ông ấy thoáng qua và họ gọi cho bạn. Trước khi đi vào công việc, ông ấy hỏi thăm về sức khỏe của bạn.
– And how are you keeping? – Cậu có khỏe không?.
Bạn có 3 cách để trả lời như sau:
– I’m extremely well, (thank you). – Tôi cực kỳ mạnh khỏe, (cảm ơn).
– I’m in excellent health, (thank you) – Sức khỏe tôi tuyệt vời, (cảm ơn),
– I’m very well indeed, (thank you). – Tôi thực sự rất khỏe., (cảm ơn).
CÁC CÂU TRẢ LỜI DIỄN TẢ SỰ VUI VẺ
– (I’m) on top of the world: (Tôi) đang rất hạnh phúc.
– (I’m) full of the joys of spring: - (Tôi) vui như tết.
– Very well, (thank you). – Rất khỏe, (cảm ơn).
– All right, (thank you). - Bình thường, (cảm ơn).
– Fine, (thanks). – Khỏe, (cảm ơn).
– So so, (thanks). – Tàm tạm, (cảm ơn).
– OK, (thanks). – Được, (cảm ơn).
– Mustn’t grumble. – Không thể chê được.
– Can’t complain. – Không thể phàn nàn được.
– Not so/ too bad, (thanks). – Không quá tồi, (cảm ơn).
– Pretty fair, (thanks). – Rất khỏe, (cảm ơn).
CÁC CÂU TRẢ LỜI KHI BẠN THẤY KHÔNG KHỎE HOẶC KHÔNG VUI
– Fair to middling, (thanks). – Kha khá, (cảm ơn).
– Quite well, (thank you) – Khá tốt, (cảm ơn).
– Bearing up, (bearing up). – Chịu được.
– Surviving, (thanks). – Vẫn tồn tại, (cảm ơn).
– Still alive – Just. – Vẫn còn sống được [khi bạn đang cảm thấy không khỏe chút nào]
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Bảng sau thống kê lại những cách nói thay thế các mẫu câu thường gặp trong giao tiếp với sắc thái lịch sự hơn.
Thay vì nóiHãy nói
I want a hamburger.
(Tôi muốn một cái hamburger)
- I’d like a hamburger. (Tôi muốn một cái hamburger - "Would like" là cách nói phổ biến mang sắc thái lịch sự)
- I’ll have a hamburger, please (Làm ơn, tôi gọi một cái hamburger - thường dùng khi gọi món ăn)
Send me the report.
(Gửi báo cáo cho tôi)
- Could you (please) send me the report? (Anh có thể sớm gửi báo cáo cho tôi không? - Could you (please) là mẫu câu hỏi lịch sự.)
Go away/Leave me alone.
(Đi ra khỏi đây ngay/ Hãy để tôi một mình)
- Could you give me a minute? (Anh cho tôi một phút được không?)
- Sorry, I’m a bit busy right now. (Xin lỗi, bây giờ tôi đang bận một chút)
- Can we talk a little later? (Chúng ta có thể nói chuyện sau được không?)
Tell me when you’re available.
(Nói cho tôi biết khi nào anh có thời gian rảnh đây)
- Let me know when you’re available. (Cho tôi biết khi nào anh có thời gian nhé)
- When are you available? (Khi nào anh có thời gian? - Câu hỏi mang đến cảm giác được lựa chọn hơn so với câu cầu khiến.)
You’re wrong.
(Anh sai rồi)
- I think you might be mistaken.
(Tôi nghĩ có thể anh sai rồi)
- Actually… (say the correct information)
(Thực ra thì,...)
- I’m afraid I disagree.
(E rằng tôi không đồng ý với anh)
I don’t like the colors in this design.
(Tôi không thích màu sắc của thiết kế này)
- I’m not too fond of the colors in this design.
(Tôi không quá thích màu sắc của thiết kế này)
- I’d prefer to use different colors in this design.
(Tôi thích việc dùng màu sắc khác hơn cho thiết kế này)
Your work isn’t good.
(Phần việc của anh không tốt chút nào)
- I’m not quite satisfied with this work.
(Tôi tương đối không hài lòng với phần việc này)
- To be honest, this needs some improvement.
(Thành thật mà nói, phần việc này cần được cải thiện hơn)
That’s a bad idea.
(Đó là một ý tưởng tệ)
- I’m not so sure that’s a good idea.
(Tôi không chắc đó là một ý tưởng hay)
- I have a few concerns.
(Tôi vẫn có một vài điểm e ngại)
[TBODY] [/TBODY]
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cách nói về những chủ đề nhạy cảm trong giao tiếp tiếng Anh
Khi những chủ đề tôn giáo, quan điểm chính trị xuất hiện trong cuộc hội thoại, bạn nên tránh sa đà vào một cuộc tranh cãi.
Dưới đây là những cách giúp bạn tránh khỏi tình huống khó xử.
Hỏi ý kiến, quan điểm
Câu mở đầu "Can I ask you something?" sẽ giúp người nghe chuẩn bị tinh thần trước một câu hỏi nhạy cảm. Bạn cũng có thể nói "You don't have to answer this, but...", hoặc "Do you mind if I ask you...". Những cách diễn đạt này thể hiện bạn biết câu hỏi có tính nhạy cảm và sẽ hiểu nếu đối phương không muốn nói chi tiết. Ví dụ:
- You don’t have to answer this, but how can Americans support Donald Trump? (Bạn không bắt buộc trả lời câu này, nhưng tại sao người Mỹ có thể ủng hộ Donald Trump?).
- Do you mind if I ask you, what is Black Lives Matter about exactly? (Bạn có phiền không nếu tôi hỏi Black Lives Matter chính xác nghĩa là gì?)
cach-noi-ve-mot-chu-de-nhay-ca-8400-2535-1500693398.jpg
Ảnh minh họa: TED Ideas
[TBODY] [/TBODY]
Trao đổi quan điểm trái ngược
Nếu ai đó nêu quan điểm nhưng bạn không đồng tình, bạn có thể trả lời "Yes, but you have to admit..." và chia sẻ quan điểm của bạn. Câu này đặc biệt hữu ích khi nhắc đến một sự thật khó chối cãi.
"You don't think...?" cũng là cách mở đầu hay để xác định người kia có đồng ý với những gì bạn nói không. Ví dụ:
- You don’t think that it’s better if everyone in the USA has some form of healthcare? (Bạn không nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu mọi người dân ở Mỹ có hình thức chăm sóc sức khỏe nào đó ư?).
Kết thúc cuộc hội thoại nhạy cảm
Đôi khi việc trao đổi về những chủ đề trên tạo không khí căng thẳng. Nếu tìm thấy một điểm mà hai bên cùng tán thành, bạn có thể kết luận "At least that's something we can agree on". Sau đó, bạn chuyển sang chủ đề thoải mái hơn như kế hoạch cuối tuần, một bộ phim đã xem, một sự kiện sắp diễn ra...
Nếu nhận ra bạn và người kia không đồng ý về nhiều thứ, bạn có thể khép lại chủ đề bằng câu "Well, I think we'll just have to agree to disagree on this one". Sau đó, bạn thay đổi chủ đề bằng những cụm từ chuyển tiếp "So, anyway..." hoặc "Oh, by the way..." để tránh sa đà vào một cuộc tranh cãi không hồi kết.
Cách tránh một chủ đề
Khi ai đó nhắc đến một chủ đề mà bạn không muốn thảo luận, bạn có thể nói "Don't get me started on..." hay "I don't really care too much for...".
Cả hai câu trên đều ám chỉ bạn có thể suy nghĩ tiêu cực về vấn đề đó hoặc không muốn nói về nó quá nhiều.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
15 cách nói 'goodbye' trong tiếng Anh
Nói tạm biệt thật dễ, đơn giản là "good bye". Nhưng thử đặt bản thân vào một tình huống mà người bên cạnh đang "thao thao bất tuyệt", và phải nói lời tạm biệt, bạn sẽ làm thế nào?
Nói "goodbye" hay "bye bye" trong tình huống đó có thể thật thô lỗ. Cách đơn giản là nói "I'm sorry, but I really have to go now", hoặc nói rõ lý do mình cần ngừng cuộc nói chuyện: "Sorry, but I have a meeting in 10 minutes”. Thông thường, người ta sẽ ngừng cuộc nói chuyện và chia tay bằng cách nói "OK, that's fine, bye".
Ở Mỹ, khi nói "good bye" đôi khi người ta kèm thêm câu "Have a nice day". Hồi mới đến Mỹ, tôi nghĩ người ta sẽ nhấn vào chữ "nice" trong câu, vì nó là từ mang nghĩa. Nhưng sau vài lần, tôi nhận ra người ta nhấn nhiều vào chữ "day". Đó là với trường hợp chia tay nhau vào buổi sáng hoặc trưa.
Còn nếu chào nhau vào buổi chiều tối, tầm 4h chiều trở đi, người ta thường nói "Good bye, have a good night". Lưu ý, khi nói câu này, người ta vẫn nhấn vào từ "night" chứ không phải từ "good". Cách đáp lại lời tạm biệt này thường là: "Good bye, you too".
noi-tam-biet-trong-tieng-anh-2012-1489137934.jpg
Lời tạm biệt không chỉ đơn giản là "good bye" mà còn có những cách nói khác trong tình huống cụ thể.
[TBODY] [/TBODY]
Đôi khi, tạm biệt người khác mà vẫn cảm thấy lưu luyến, tôi thường nói: "Good bye, see you around", và nhận được câu trả lời "I'll see you around".
Trong bối cảnh trang trọng hơn một chút, người ta thường thêm sau câu tạm biệt: "It's nice talking to you". Câu này tôi thường nói khi gặp và nói chuyện với ai đó lần đầu tiên, nghe hơi khách khí nhưng trang trọng nếu sử dụng phù hợp.
Cuối cùng, với những người tôi rất yêu quý, đặc biệt là trong hoàn cảnh lâu lâu mới gặp lại, có một kiểu chào mà người Việt Nam ít khi sử dụng: "Good bye, we/ I love you". Người nghe thường cũng đáp lời: “Good bye, we love you too”. Tôi có một người bạn sống ở bang khác, mỗi tuần skype với nhau một lần để cập nhật tình hình, luôn chào câu này trước khi ngắt kết nối. “Good bye, I love you all. Have a good day”.
Sau đây là những câu nói tạm biệt trong tiếng Anh thường dùng:
1. Goodbye: Đây là cách nói trang trọng quen thuộc nhất. Ví dụ thích hợp cho việc dùng cách diễn đạt này là khi bạn vừa chia tay người yêu và rất buồn, nghĩ rằng mình có lẽ sẽ không bao giờ nhìn thấy người đó nữa. Bạn tức giận và nói "goodbye", đóng sầm cửa hoặc dập điện thoại.
2. Farewell: Từ này khá trang trọng, đầy cảm xúc và thường dùng cho lần chào sau cuối. Đó là kiểu tạm biệt của hai người yêu nhau sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa như trong các bộ phim. Bạn có thể sẽ không dùng nó thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.
3. Have a good day: Cụm từ này tương tự "Have a nice day", "Have a good evening", hoặc "Have a good night", sử dụng với người mà bạn không thân thiết, chẳng hạn đồng nghiệp mà bạn ít khi trò chuyện, nhân viên, khách hàng hoặc bạn của bạn mình.
4. Take care: Cụm từ này ít trang trọng hơn "Have a good day" một chút. Hãy sử dụng cách nói này khi bạn không gặp ai đó trong ít nhất một tuần tới.
goodbye-9512-1482401494.jpg
Có nhiều cách nói tạm biệt trong tiếng Anh. Ảnh: Pinterest
[TBODY] [/TBODY]
5. Bye: Đây là cách phổ biến nhất để tạm biệt trong tiếng Anh. Bạn có thể nói "bye" với bất kỳ ai bạn biết, từ bạn bè đến đồng nghiệp hay khách hàng. Người ta thường nói "bye" khi kết thúc một cuộc hội thoại, dù trước đó đã nói vài cụm từ khác có ý nghĩa tạm biệt. Ví dụ:
A: See you later.
B: OK, have a good one.
A: You too. Bye.
B: Bye.

6. Bye bye: Trẻ con thường nói "bye bye", và người lớn cũng dùng cụm từ này để nói với chúng. Một người nói "bye bye" với người khác sẽ nghe có vẻ khá trẻ con hoặc có ý tán tỉnh.
7. Later: "Later!" là một cách nói giản dị mà đàn ông thường nói với nhau. Người ta thường kèm các từ như "man", "bro", "dude", hoặc "dear" ở sau. Ví dụ: "Later, man".
8. See you later/ Talk to you later: Cụm từ này có thể được sử dụng với bất kỳ ai khi tạm biệt ở ngoài hoặc qua điện thoại.
9. Have a good one: Cụm từ này có nghĩa "Have a good day" hoặc "Have a good week", sử dụng theo cách khá thoải mái và thân thiện. Tuy nhiên, một số người có thể khó chịu vì họ nghĩ "Have a good day" là cách nói tốt hơn.
10. So long: Đây không phải là cách nói phổ biến hàng ngày nhưng bạn có thể tìm thấy trong tiêu đề tin tức.
11. All right then: Cụm từ này cũng không phổ biến nhưng một số người ở miền nam nước Mỹ vẫn thường sử dụng, mang tính chất thoải mái và thân mật.
12. Catch you later: Đây là một biến thể của "See you later" mà người dùng mạng xã hội có thể hay sử dụng.
13. Peace/ Peace out: "Peace!" là cách tạm biệt có nguồn gốc từ văn hóa và âm nhạc hip-hop. "Peace out" cũng như vậy nhưng phổ biến từ đầu những năm 1990. Ngày nay cụm từ này có vẻ khá lỗi thời.
14. I'm out: Cũng có mối liên hệ với hip-hop, cụm từ "I'm out!" được dùng khi bạn cảm thấy vui vẻ lúc ra đi. Chẳng hạn, bạn nói với đồng nghiệp câu này khi rời khỏi chỗ làm thêm vào cuối ngày.
15. Smell you later: Đây là một biến thể của "Catch you later", mang tính chất hơi ngớ ngẩn, ngờ nghệch. Một ông chú có thể nói đùa câu này với cháu mình.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cách hỏi lại bằng tiếng Anh khi bạn nghe không rõ
Học một ngôn ngữ mới là thử thách đối với nhiều người. Ngay cả khi hiểu rõ kiến thức về từ vựng, phát âm, đọc và viết, bạn vẫn có thể gặp rắc rối khi thực hành giao tiếp ở bên ngoài sách vở. Những gì bạn nghe được trong thực tế nhiều khi rất khác với những gì bạn đã học.
Giọng đặc trưng vùng miền (accent), tốc độ nói, tiếng lóng và khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ của mỗi người có thể khiến bạn bối rối như đang nghe một thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh. Mình sẽ chia sẻ các cụm từ và cách diễn đạt hữu ích trong trường hợp bạn không chắc chắn về điều người kia đang nói.
Cách diễn đạt lịch sự
Những cách nói ngắn gọn thể hiện rằng bạn không nghe thấy hoặc không hiểu rõ điều vừa nghe:
- Excuse me?
- Pardon?
- I beg your pardon? (cách nói trang trọng được sử dụng phổ biến ở Anh).
tieng-anh-8991-1482225776.jpg
Hãy yêu cầu đối phương nhắc lại nếu bạn không nghe rõ tiếng Anh. Ảnh: Startupist
[TBODY] [/TBODY]
Những cách nói dài hơn giúp diễn tả rằng bạn không hiểu dù đã nghe kỹ người kia nói:
- Sorry, I’m afraid I don’t follow you.
- Excuse me, could you repeat the question?
- I’m sorry, I don’t understand. Could you say it again?
- I’m sorry, I didn’t catch that. Would you mind speaking more slowly?
- I’m confused. Could you tell me again?
- I’m sorry, I didn’t understand. Could you repeat a little louder, please?
- I didn’t hear you. Please could you tell me again?
Cách diễn đạt thân mật
Đây là những cách nói phổ biến hơn để yêu cầu ai đó lặp lại câu nói:
- Sorry? (hữu ích nhất khi bạn không nghe thấy người kia nói gì)
- Sorry, what? (dùng khi không nhận ra từ bạn vừa nghe)
Cách diễn đạt mang tính suồng sã hơn:
- ‘Scuse me? (phiên bản khác của "excuse me")
- Huh? (không hẳn là một từ mà là một âm thanh hàm ý "I don't get it", "I don't understand", nên cân nhắc khi sử dụng vì có thể hơi thô lỗ).
- What? (đôi khi nghe có vẻ khá công kích)
- Eh? (âm thanh thường dùng để diễn đạt rằng rất khó nghe hoặc giải đoán ý ai đó)
- Hmm? (âm thanh sử dụng khi bạn hơi xao lãng, không tập trung lời người kia nói).
Tiếng lóng
- Come again?
- Say what? (tiếng Anh - Mỹ)
- Pass that by me again?
- You what? (phổ biến ở Anh)
- I don’t get it. (đồng nghĩa với "I don't understand")
Thành ngữ
Bạn có thể sử dụng những thành ngữ dưới đây để diễn đạt sáng tạo hơn theo cách của người bản xứ.
- I can’t make head nor tail of what you’re saying (Tôi không hiểu đầu đuôi gì cả).
- This is all Greek to me (Greek: tiếng Hy Lạp, cả câu có nghĩa tất cả đều khó hiểu).
- Sorry this is as clear as mud to me (mud: bùn, cách ví von "rõ như bùn" ngụ ý bạn chẳng rõ gì cả).
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
11 cách diễn đạt 'say xỉn' trong tiếng Anh Mỹ
Tùy tình huống và mức độ say xỉn, bạn có thể dùng cách diễn đạt khác nhau trong tiếng Anh Mỹ.

say-xin-9627-1485581728.jpg
[TBODY] [/TBODY]
Tết là dịp nâng ly cùng gia đình, họ hàng, bạn bè và đôi khi một số người không tránh khỏi tình trạng "quá chén". Để nói về sự say xỉn, tiếng Anh có một số cách nói thông dụng dưới đây.
Hơi say
Những cách nói này áp dụng cho người đã uống một chút và bắt đầu cảm nhận một vài triệu chứng của người say:
- I'm a little tipsy.
- I was a bit buzzed.
- I think he's had one too many.
Rất say
Một số cách diễn đạt dưới đây có thể dùng để mô tả một người đang rất say:
- I was so wasted!
- You're hammered.
- She was blasted.
- We used to get plastered before every game.
Cách nói trang trọng
Không chỉ được sử dụng một cách khôi hài trong tình huống bình thường, các cách nói dưới đây có thể được áp dụng trong một số trường hợp cần thể hiện tính lịch sự:
- Sir, are you intoxicated?
- I was inebriated.
- It is illegal to drive while under the influence of alcohol or drugs.
Cách nói khác
Thực tế, nhiều cụm từ mới được tạo ra mỗi ngày. Ngoài những cách nói trên của người Mỹ, cách tốt nhất để học các từ lóng tiếng Anh về say xỉn là đến một quán bia và bắt chuyện với một người nước ngoài.
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
11 cách diễn đạt 'say xỉn' trong tiếng Anh Mỹ
Tùy tình huống và mức độ say xỉn, bạn có thể dùng cách diễn đạt khác nhau trong tiếng Anh Mỹ.

say-xin-9627-1485581728.jpg
[TBODY] [/TBODY]
Tết là dịp nâng ly cùng gia đình, họ hàng, bạn bè và đôi khi một số người không tránh khỏi tình trạng "quá chén". Để nói về sự say xỉn, tiếng Anh có một số cách nói thông dụng dưới đây.
Hơi say
Những cách nói này áp dụng cho người đã uống một chút và bắt đầu cảm nhận một vài triệu chứng của người say:
- I'm a little tipsy.
- I was a bit buzzed.
- I think he's had one too many.
Rất say
Một số cách diễn đạt dưới đây có thể dùng để mô tả một người đang rất say:
- I was so wasted!
- You're hammered.
- She was blasted.
- We used to get plastered before every game.
Cách nói trang trọng
Không chỉ được sử dụng một cách khôi hài trong tình huống bình thường, các cách nói dưới đây có thể được áp dụng trong một số trường hợp cần thể hiện tính lịch sự:
- Sir, are you intoxicated?
- I was inebriated.
- It is illegal to drive while under the influence of alcohol or drugs.
Cách nói khác
Thực tế, nhiều cụm từ mới được tạo ra mỗi ngày. Ngoài những cách nói trên của người Mỹ, cách tốt nhất để học các từ lóng tiếng Anh về say xỉn là đến một quán bia và bắt chuyện với một người nước ngoài.
Mình đã áp dụng một số cái rồi đó rất thú vị
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những mẫu câu tiếng Anh phổ biến của bác sĩ
"We'll need to run some tests"
Khi nghe bác sĩ nói câu này, bạn sắp phải thực hiện các bước kiểm tra phổ biến như xét nghiệm máu (blood test) và xét nghiệm nước tiểu (urine test) nhằm chẩn đoán (diagnose), phát hiện (identify) vấn đề sức khỏe.
Phương pháp rà quét (scan) như siêu âm (ultrasound) thường dùng cho các bộ phận bên trong cơ thể, hoặc giúp các bà mẹ xem tình trạng thai nhi, hoặc chụp X-quang (X-ray) để theo dõi phần xương.
"The transplant was a success. There were no complications"
"Transplant" có nghĩa là cấy, ghép một bộ phận từ người hiến tặng vào người bệnh nhân. Một số ca cấy ghép như với thận (kidney transplant) có thể hoàn thành mà người hiến vẫn sống. Tuy nhiên, với tim (heart) hoặc phổi (lung), thường người hiến vừa qua đời. Máu không được gọi là "transplant" mà là "transfusion" (truyền máu).
Biến chứng khi phẫu thuật gọi là "complications". Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân cần sử dụng thuốc "anti-rejection" để cơ thể không loại thải cơ quan được cấy ghép.
"I'd like to keep you here overnight for observation"
Bác sĩ nói câu này nếu bạn cần ở lại bệnh viện thêm để theo dõi (observe) nhằm đảm bảo mọi thứ đều ổn. Họ có thể sử dụng thiết bị để giám sát dấu hiệu sự sống (monitor your vital signs) như nhịp tim và nhịp thở (the rhythm of your heartbeat and breathing).
"We haven't made a diagnosis yet, but we've ruled out cancer"
mau-cau-tieng-Anh-pho-bien-cua-4051-6267-1519705019.jpg
Ảnh minh họa: Shutterstock
[TBODY] [/TBODY]
"Diagnosis" là sự chẩn đoán (số nhiều là "diagnoses"). "Rule out" có nghĩa loại trừ một thứ gì đó khỏi việc xem xét.
"Does it hurt when I press here?"
Nếu bạn bị đau chân, bác sĩ có thể ấn (press) vào các điểm khác nhau và hỏi liệu bạn có bị đau ở vị trí cụ thể đó hay không.
"I'm going to prescribe you some antibiotics"
Việc cấp thuốc (medication) đòi hỏi đơn thuốc (prescription) do bác sĩ kê đơn (prescribe). Thuốc kháng sinh (antibiotic) dùng để điều trị nhiễm trùng (infection).
"Do you have any allergies?"
Nếu bạn có "allergy" (dị ứng), cơ thể bạn phản ứng xấu với đồ ăn hoặc loại thuốc cụ thể. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể nói "I'm allergic to...".
 
  • Like
Reactions: bangoc42

bangoc42

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng năm 2017
66
87
69
Du học sinh
Gakuen Fiction
Những mẫu câu tiếng Anh phổ biến của bác sĩ
"We'll need to run some tests"
Khi nghe bác sĩ nói câu này, bạn sắp phải thực hiện các bước kiểm tra phổ biến như xét nghiệm máu (blood test) và xét nghiệm nước tiểu (urine test) nhằm chẩn đoán (diagnose), phát hiện (identify) vấn đề sức khỏe.
Phương pháp rà quét (scan) như siêu âm (ultrasound) thường dùng cho các bộ phận bên trong cơ thể, hoặc giúp các bà mẹ xem tình trạng thai nhi, hoặc chụp X-quang (X-ray) để theo dõi phần xương.
"The transplant was a success. There were no complications"
"Transplant" có nghĩa là cấy, ghép một bộ phận từ người hiến tặng vào người bệnh nhân. Một số ca cấy ghép như với thận (kidney transplant) có thể hoàn thành mà người hiến vẫn sống. Tuy nhiên, với tim (heart) hoặc phổi (lung), thường người hiến vừa qua đời. Máu không được gọi là "transplant" mà là "transfusion" (truyền máu).
Biến chứng khi phẫu thuật gọi là "complications". Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân cần sử dụng thuốc "anti-rejection" để cơ thể không loại thải cơ quan được cấy ghép.
"I'd like to keep you here overnight for observation"
Bác sĩ nói câu này nếu bạn cần ở lại bệnh viện thêm để theo dõi (observe) nhằm đảm bảo mọi thứ đều ổn. Họ có thể sử dụng thiết bị để giám sát dấu hiệu sự sống (monitor your vital signs) như nhịp tim và nhịp thở (the rhythm of your heartbeat and breathing).
"We haven't made a diagnosis yet, but we've ruled out cancer"
mau-cau-tieng-Anh-pho-bien-cua-4051-6267-1519705019.jpg
Ảnh minh họa: Shutterstock
[TBODY] [/TBODY]
"Diagnosis" là sự chẩn đoán (số nhiều là "diagnoses"). "Rule out" có nghĩa loại trừ một thứ gì đó khỏi việc xem xét.
"Does it hurt when I press here?"
Nếu bạn bị đau chân, bác sĩ có thể ấn (press) vào các điểm khác nhau và hỏi liệu bạn có bị đau ở vị trí cụ thể đó hay không.
"I'm going to prescribe you some antibiotics"
Việc cấp thuốc (medication) đòi hỏi đơn thuốc (prescription) do bác sĩ kê đơn (prescribe). Thuốc kháng sinh (antibiotic) dùng để điều trị nhiễm trùng (infection).
"Do you have any allergies?"
Nếu bạn có "allergy" (dị ứng), cơ thể bạn phản ứng xấu với đồ ăn hoặc loại thuốc cụ thể. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể nói "I'm allergic to...".
Sau này mình muốn làm bác sĩ nè! Mà chắc là nếu được làm cũng chẳng có khám cho người nước ngoài đâu ha :D
Còn bạn, sau này bạn muốn làm gì vậy? o_O
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

bangoc42

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng năm 2017
66
87
69
Du học sinh
Gakuen Fiction
Ý nghĩa tên tiếng Anh của các cô gái
- Barbara
: người bề trên lương thiện
- Catherine: xuất thân tôn quí, cử chỉ thanh nhã, đoan trang
- Christiana: mẫu mực, có đầu óc
- Daisy: thuần phác, nhu mì, lạc quan
- Diana: tôn quý, thân thiết, hiền hậu
- Elizabeth: đẹp xinh, cao sạng kiêu sa
- Gloria: hoạt bát, năng động
- Helen: cao quý, thông minh, đoan trang
- Jane: cô bé láng giềng thân thiết
- June: thông minh, đáng yêu, có nước da khỏe mạnh
- Laura: cô gái tóc vàng xinh đẹp, có phẩm chất tốt
- Linda: đẹp, lịch thiệp
- Margaret: thông minh, thuần khiết, chắc chắn
- Mary: bình thường, thực tế, đáng tin
- Megan: đáng yêu, tràn trề sức sống, nhanh nhẹn
- Nancy: lịch thiệp, thân thiện
- Rose: đoan trang, bác ái
- Sally: đáng yêu, thực tế, có lòng nhân ái
- Susan: tràn trề sức sống và niềm vui, bình dị dễ gần
============================================================================
10 cấp độ của ‘Lạnh’ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, để diễn tả thời tiết lạnh cũng có những từ tương ứng với mức độ khác nhau.
1. Cold – /kəʊld/: miêu tả đơn thuần thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp
I feel cold.
Tôi thấy lạnh.
2. Hard – /hɑːrd/: lạnh khắc nghiệt
I have remembered the hard winter in China last year.
Tôi vẫn còn nhớ mùa đông lạnh thấu xương ở Trung Quốc năm ngoái.
3. Crisp – /krɪsp/: miêu tả thời tiết lạnh, khô ráo, trong lành
The crisp mountain air makes me comfortable.
Không khí lạnh trong lành của miền núi làm tôi cảm thấy dễ chịu.
4. Raw – /rɔː/: miêu tả trời rất lạnh, ẩm
The evening was raw.
Chiều nay trời ẩm lạnh.
5. Brisk – /brɪsk/: miêu tả gió khá lớn, mang không khí lạnh về
The December night was chilly, with a brisk wind picking up.
Một buổi tối tháng mười hai lạnh lẽo với một cơn gió lớn.
6. Frosty – /ˈfrɒs.ti/: miêu tả trời lạnh, có băng tuyết mỏng
The frosty air stung my skin.
Thời tiết lạnh lẽo làm da tôi rát.
f18537af-ab91-4ea0-8752-ce6ab87f1cfb_cap-do-lanh-hta-700x366.jpg

7. Fresh – /freʃ/: miêu tả thời tiết mát lạnh, có gió
I opened the window to let some fresh air in.
Tôi mở cửa sổ để đón chút không khí lạnh trong lành.
8. Biting – /ˈbaɪ.tɪŋ/: (gió) lạnh cắt da cắt thịt, buốt, lạnh thấu xương
Biting wind makes me stay at home.
Cơn gió lạnh buốt xương khiến tôi phải ở nhà.
9. Bleak – /bliːk/: miêu tả thời tiết lạnh, trời xám xịt, khó chịu
I met him on a bleak midwinter’s day.
Tôi gặp anh ấy vào một ngày giữa mùa đông lạnh lẽo, u ám.
10. Harsh – /hɑːʃ/: miêu tả thời tiết khó chịu, khắc nghiệt nói chung, có thể dùng để miêu tả về cái lạnh
Don’t forget to protect yourself from winter’s harsh weather.
Đừng quên bảo vệ bản thân trước thời tiết lạnh khắc nghiệt này.
Về ý nghĩa những cái tên chắc cũng không cần thiết đâu. Nhưng mình không ngờ là nhiều từ để miêu tả cái lạnh đến thế đấy!
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những câu tiếng Anh giúp bạn mở đầu hội thoại
Chào hỏi
Hầu hết hội thoại trong tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác đều bắt đầu bằng lời chào.
Cách chào lịch sự, trang trọng:
- Hello.
- It’s a pleasure to meet you.
- Good morning/afternoon/evening.
Cách chào thân mật hơn:
- Hi.
- Hello.
- Hey.
- Yo!
- What’s up? (Tương đương với câu "How are you?" nhưng thường dùng trong tình huống ít trang trọng).
giao-tiep-tieng-anh-7497-1514112501.jpg
Ảnh minh họa: Getty Images
[TBODY] [/TBODY]
Đặt câu hỏi
Trong hội thoại, đặt câu hỏi cũng là một cách lịch sự để biết về người khác rõ hơn. Thông thường, người ta hỏi tình trạng hiện tại của đối phương:
- How’s it going?
- Hi, how are you?
- How’s your day going?
- Having a busy day?
- How’s life?
- How’s everything?
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một số câu hỏi cơ bản dưới đây để hỏi bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu:
- What’s your name?
- Where do you live?
- Where are you from?
- What do you do?
Mức độ quen biết
Với những người chưa từng gặp, đối tác công việc hoặc người lớn tuổi, bạn nên dùng cách nói lịch sự hơn so với bạn thân hoặc những người đồng trang lứa.
Bạn sẽ dễ nhận ra rằng sau vài lần gặp gỡ, cách nói chuyện giữa hai bên trở nên bớt nghiêm túc hơn.
Cách nói với những người vừa được giới thiệu:
- Nice to meet you!
- Pleased to meet you!
- How do you two know each other?
- So, what do you do for a living? (Bạn làm nghề gì?)
- How long have you been doing that?
Người đã lâu không gặp:
- How are you keeping?
- What have you been doing lately?
- How’s your family?
- Long time no see!
Tìm điểm chung
Nếu gặp ai đó trong quán bar, buổi hòa nhạc hoặc rạp chiếu phim, bạn có thể nói chuyện cởi mở hơn ở nơi công sở.
Tuy nhiên, dù gặp gỡ ở đâu, bạn có thể mở đầu cuộc hội thoại bằng cách nói về điểm chung. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi một người vừa gặp ở bữa tiệc:
- How do you know (the host of the party/the person who has introduced you to each other)?
- Would you like a drink?
- I love this song - do you like this kind of music?
Trả lời
Trả lời trôi chảy câu hỏi thăm của người khác sẽ khiến cuộc hội thoại kéo dài hơn. Bạn có thể kết hợp cả câu trả lời và câu hỏi theo sau, dựa trên thông tin mà người kia vừa cung cấp. Chẳng hạn, nếu ai đó vừa đề cập đến việc từng sống ở New York, bạn có thể hỏi:
- Oh, you lived in New York? How long did you live there?
- I’ve never been to New York; did you enjoy living there?
- I loved visiting New York. Are there things you miss about living there?
Lặp lại những gì người kia vừa nói cũng là một cách trả lời dễ dàng và lịch sự. Ví dụ:
- Hi, I’m Anna. Are you enjoying the party?
- Hi, I’m John. Yeah, it’s been great! Are you enjoying it too?
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những cách nói 'yes' không nhàm chán trong tiếng Anh
Từ "yes" được cho là xuất phát từ một từ tiếng Anh cổ đầu thế kỷ 12, "gēse", nghĩa là "may it be so" (có lẽ vậy). Về sau, ngôn ngữ này phát triển rất nhiều cách nói thay thế từ "yes", và nghĩa của nó cũng được mở rộng hơn.
"Yes" có thể là câu trả lời cho câu hỏi như "Have you seen where I put my briefcase?" (Anh có thấy tôi đặt cặp tài liệu ở đâu không?), hay "Do you understand"? (Anh hiểu không?). Trong nhiều tình huống, thay đổi cách diễn đạt giúp cuộc hội thoại trở nên sống động và nhiều cảm xúc hơn. Chẳng hạn, bạn có thể nói:
- Certainly.
- I do/ I have.
Trong tình huống thân mật hơn, những từ sau đây rất thích hợp:
- Sure.
- Yep.
- Yeah.
"Yep" và "yeah" là hai từ thay thế rất phổ biến, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng chúng khi trò chuyện với những người thân quen, không nói trong tình huống nghiêm túc như trao đổi với cấp trên.
cach-noi-yes-trong-tieng-anh-3327-1504005479.jpg
Học những câu thay thế "yes" giúp bạn sử dụng tiếng Anh linh hoạt hơn. Ảnh minh họa: GirlTalk Network
[TBODY] [/TBODY]
Để trả lời cho một đề nghị không quá trang trọng như “Could you pass the butter please?” (Chuyển bơ giúp tôi với ạ), bạn có thể nói:
- Of course.
- Sure I can!
- Yeah.
- No problem!
Hoặc một đề nghị có tính chất trang trọng hơn như “Please make sure the paperwork is finished for 5 o’clock” (Hãy đảm bảo hoàn thành giấy tờ lúc 5h):
- I will.
- Definitely.
- Absolutely.
- By all means.
Bạn cũng có thêm nhiều cách khác để trả lời những lời đề nghị như "I could help you with your homework tonight if you like?" (Tớ sẽ giúp cậu làm bài tập về nhà tối nay nhé, nếu cậu muốn?):
- OK.
- I’d love that!
- You bet!
- Alrighty!
- Fo sho! (từ lóng của giới trẻ, có nghĩa "sure" hoặc "certainly").
Khi muốn thể hiện sự đồng tình với một ý kiến tích cực như "That was a great evening” (Đó là một buổi tối tuyệt vời) hay “Wasn’t that a fantastic lunch?” (Bữa trưa tuyệt chứ hả?), bạn có thể nói:
- Yes, it was!
- Sure was!
- Wasn’t it just!
Trên đây là những cách thể hiện tích cực. Tuy nhiên, bạn có thể học thêm nhiều cách nói khác để chỉ mức độ nhiệt tình khác nhau. Chẳng hạn:
- Totally! thể hiện sự thoải mái, xuất phát từ văn hóa lướt sóng và trượt ván ở Mỹ, được phổ biến rộng rãi trong giới trẻ ngày nay.
- Yeah, right… Câu này có thể dùng với ý hơi châm biếm, chẳng hạn trong trường hợp bạn trả lời câu "Wasn’t that a fantastic lunch?" với ý bữa trưa thật chán.
Đôi khi "yes" được đặt vào cuối câu hỏi nhằm kỳ vọng sự đồng ý. Ví dụ, “You got the report handed in on time, yes?" (Bạn nộp báo cáo đúng thời hạn chứ?). Trong trường hợp này, "correct?" hoặc "right?" có thể là từ thay thế.
Ngoài ra, "yes" cũng có thể là câu trả lời nhằm cho người khác biết bạn đang chú ý, thường là khi nghe điện thoại. Chẳng hạn: “Oh, Ms. Smith.” - “Yes?”. Bạn có thể thử các câu sau:
- Uh-huh?
- Yep?
Hoặc trang trọng hơn:
- Yes, what is it?
- Yes, what can I do for you?
- You called?
"Yes" cũng có thể dùng để khuyến khích ai đó tiếp tục nói, ví dụ như ở đoạn hội thoại sau:
Mike: “When you bought those photographs…” (Khi anh mua những bức ảnh này...)
Dave: “Yes?” (Ừ, sao?)
Mike: “Did you get them from the shop on the high street?” (Anh mua nó ở cửa hàng trên đại lộ à?)
Trong tình huống này, Dave có thể nói "I hear you", nhưng câu này thường dùng cho tình huống trang trọng như ở địa điểm làm việc. Anh ta cũng có thể dùng những câu đơn giản hơn như "Uh-huh?", "Mmm hmm?", "Yep?". Tuy nhiên, nếu bạn nghe thấy ai đó lặp đi lặp lại "Uh huh..." trong suốt cuộc trò chuyện, đây là dấu hiệu của sự chán chường, không quá nhiệt tình.
"I see" có thể thay thế cho "yes" trong tình huống ai đó thông tin cho bạn chứ không phải đặt câu hỏi. Ví dụ:
Mike: “There’s a problem with the report…” (Báo cáo này có một vấn đề...)
Dave: “I see…”
Mike: “…it contains some errors in the last paragraph.” (Nó có vài lỗi trong đoạn cuối).
Trong trường hợp cảm thán để thể hiện niềm vui như “You got tickets for the gig? YES!” (Cậu có vé buổi biểu diễn ư? Tuyệt vời!), bạn có thể thay "yes" bằng các câu sau:
- Ace!
- Brilliant!
- Cool!
- Hell, yes!
 
  • Like
Reactions: bangoc42
Top Bottom