Văn [Lớp 8] Văn thuyết minh

Hiyoko Kenny

Học sinh
Thành viên
15 Tháng một 2018
25
9
44
19
TP Hồ Chí Minh
THCS Lam Sơn

lehoanganh13121968@gmail.com

Học sinh
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
166
29
49
19
Long An
huyết minh về bánh chưng – Bài số 1

Theo truyền thuyết, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho"
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Riêng người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Lang Liêu (tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho) rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành." Lang Liêu vô cùng mừng rỡ và làm theo lời Thần dặn. Ông chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng trưng cho trời, gọi là bánh dầỵ. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi dịp đến Tết cổ truyền, thì dân chúng đều làm bánh chưng và bánh dầy để dâng cúng tổ tiên, trời đất.
Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều người thuyết minh về chiếc bánh chưng với nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm, bánh chưng vẫn không hề thay đổi. Nguyên liệu làm nên bánh chưng phải là gạo nếp, một thứ gạo dẻo thơm được chắt lọc từ tinh hoa của trời đất. Bánh chưng còn tượng trưng cho một nền văn hóa lúa nước, một đất nước có bề dày truyền thống làm nông nghiệp. Nhân bánh gồm có: thịt lợn, nhưng phải có đủ cả bì, mỡ, nạc; đỗ xanh phải đãi thật sạch vỏ và đồ chín rồi sau đó giã nhuyễn và nắm thành nắm để dễ gói. Lá dùng để gói bánh chưng phải là lá dong, một thứ lá có mùi thơm rất tự nhiên. Lạt dùng để buộc phải được chẻ những cây tre có độ dẻo tốt.
Độc đáo hơn nữa, khi bánh phải “chưng” (ngày nay, người ta thường gọi là luộc) trong một thời gian khá dài khoảng 12 tiếng và chỉ được để lửa râm râm, bánh mới ngon. Khi bánh đã được luộc chín thì sự hòa trộn của gạo, thịt, đỗ và cả lá bánh tạo nên một thứ hương vị thật thanh tao, thơm mát, đó chính là hương vị của sự hiếu thảo…
Trong những ngày Tết cổ truyền, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, tổ tiên. Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn nên mọi nhà có thể tự làm hoặc được mua. Nhưng cho dù mua hay tự làm thì bánh chưng vẫn là một nét đẹp lâu đời không gì thay thế được trong văn hoá tâm linh của người Việt. Trong tâm khảm của những người Việt xa quê, bánh chưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa và sức sống mãnh liệt của nó. Ngay tiểu bang California ở Mỹ là nơi có nhiều người Việt sinh sống. Vào đầu năm ngoái, Việt kiều ở đây rất vui khi được Ban Y tế California nhận định: “Bánh chưng là một loại văn hoá ẩm thực ngàn xưa của người Việt Nam”, nên Ban này đã thông qua dự luật AB-2214 về việc cho phép bán bánh chưng.
Hay ở Đức, nếu ai đã từng gặp bất kỳ bà mẹ Việt Nam nào hiện đang sinh sống ở đây, đều được họ chia sẻ sự trống vắng và nỗi nhớ quê hương quay quắt mỗi dịp xuân về. Vì ngày Tết Việt Nam thường rơi vào những ngày con cháu họ bận đi làm, không thể đoàn tụ đông vui, nên hễ có dịp sum họp gia đình như lễ tạ ơn, lễ giáng sinh… thì các bà mẹ xa quê xem đó là ngày Tết của mình. Vào những dịp như vậy thì các bà đều làm bánh tét, bánh chưng để nhớ về quê cha, đất tổ.
Thuyết minh về chiếc bánh chưng đã nhiều nhưng không ai có thể phủ nhận, đó là một món ăn độc đáo và có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến đất nước ta trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực.
Thuyết minh về bánh chưng – Bài số 2

Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.
Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ “ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.
Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.(nguồn google)

khúc sau còn thiếu bạn bỏ bài 2 giúp mình nha
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hiyoko Kenny

Bùi Thị Diệu Linh

Cựu Mod Cộng Đồng
Thành viên
5 Tháng chín 2017
2,748
6,413
651
Quảng Ninh
THPT Lê Hồng Phong
Theo truyền thuyết, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Riêng người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Lang Liêu (tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho) rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành." Lang Liêu vô cùng mừng rỡ và làm theo lời Thần dặn. Ông chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng trưng cho trời, gọi là bánh dầỵ. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi dịp đến Tết cổ truyền, thì dân chúng đều làm bánh chưng và bánh dầy để dâng cúng tổ tiên, trời đất.
Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều người thuyết minh về chiếc bánh chưng với nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm, bánh chưng vẫn không hề thay đổi. Nguyên liệu làm nên bánh chưng phải là gạo nếp, một thứ gạo dẻo thơm được chắt lọc từ tinh hoa của trời đất. Bánh chưng còn tượng trưng cho một nền văn hóa lúa nước, một đất nước có bề dày truyền thống làm nông nghiệp. Nhân bánh gồm có: thịt lợn, nhưng phải có đủ cả bì, mỡ, nạc; đỗ xanh phải đãi thật sạch vỏ và đồ chín rồi sau đó giã nhuyễn và nắm thành nắm để dễ gói. Lá dùng để gói bánh chưng phải là lá dong, một thứ lá có mùi thơm rất tự nhiên. Lạt dùng để buộc phải được chẻ những cây tre có độ dẻo tốt.
Độc đáo hơn nữa, khi bánh phải “chưng” (ngày nay, người ta thường gọi là luộc) trong một thời gian khá dài khoảng 12 tiếng và chỉ được để lửa râm râm, bánh mới ngon. Khi bánh đã được luộc chín thì sự hòa trộn của gạo, thịt, đỗ và cả lá bánh tạo nên một thứ hương vị thật thanh tao, thơm mát, đó chính là hương vị của sự hiếu thảo…
Trong những ngày Tết cổ truyền, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, tổ tiên. Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn nên mọi nhà có thể tự làm hoặc được mua. Nhưng cho dù mua hay tự làm thì bánh chưng vẫn là một nét đẹp lâu đời không gì thay thế được trong văn hoá tâm linh của người Việt. Trong tâm khảm của những người Việt xa quê, bánh chưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa và sức sống mãnh liệt của nó. Ngay tiểu bang California ở Mỹ là nơi có nhiều người Việt sinh sống. Vào đầu năm ngoái, Việt kiều ở đây rất vui khi được Ban Y tế California nhận định: “Bánh chưng là một loại văn hoá ẩm thực ngàn xưa của người Việt Nam”, nên Ban này đã thông qua dự luật AB-2214 về việc cho phép bán bánh chưng.
Hay ở Đức, nếu ai đã từng gặp bất kỳ bà mẹ Việt Nam nào hiện đang sinh sống ở đây, đều được họ chia sẻ sự trống vắng và nỗi nhớ quê hương quay quắt mỗi dịp xuân về. Vì ngày Tết Việt Nam thường rơi vào những ngày con cháu họ bận đi làm, không thể đoàn tụ đông vui, nên hễ có dịp sum họp gia đình như lễ tạ ơn, lễ giáng sinh… thì các bà mẹ xa quê xem đó là ngày Tết của mình. Vào những dịp như vậy thì các bà đều làm bánh tét, bánh chưng để nhớ về quê cha, đất tổ.
Thuyết minh về chiếc bánh chưng đã nhiều nhưng không ai có thể phủ nhận, đó là một món ăn độc đáo và có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến đất nước ta trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực.
Giới thiệu ve bánh chưng , bánh day
nguồn:internet

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.
Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.
Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.
Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.
Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.
Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.
Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.
Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.
Nguồn:internet
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Bàn về ngày lễ ở Việt Nam, không thể quên nhắc đến Tết. Nhắc đến Tết không thể quên nồi bánh chưng và cành mai, cành đào. Hình ảnh hoa đào, hoa mai đã trở thành linh hồn của ngày Tết. Nói đến mai là miền Nam rực rỡ sắc vàng, còn đào lại là sắc hồng thắm của miền Bắc. Hoa đào đã trở thành nét riêng của miền Bắc Việt Nam.
Trước hết, có thể lí giải vì sao hoa đào là nét riêng của miền Bắc. Miền Bắc có khí hậu khá khác so với miền Nam. Miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về nên có nền nhiệt thấp, lạnh. Khi sang xuân, thời tiết ấm áp dễ chịu. Xuân sang cũng là lúc đào nở rộ. Cây đào rất kén nhiệt và nơi sinh sống. Đào không chịu được nhiệt độ quá lạnh, cũng không chịu được quá nóng. Đào cần được trồng ở những nơi nhiều ánh nắng và thông thoáng gió. Ở nhiệt độ quá lạnh, đào sẽ không thể nở hoa và phát triển. Chồi hoa bị chết ở nhiệt độ -15 đến -25 độ C. Sau khi hoa tàn, quả đào sẽ phát triển và chỉ chín được vào mùa hè với nhiệt độ lý tưởng là 20 đến 30 độ C. Quả đào là một loại trái cây được yêu thích. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… Nhưng phổ biến nhất vẫn là đào bích. Đào bích có nhiều cánh, cánh hoa màu đỏ thắm. Đào phai có màu sắc nhạt hơn, cánh hoa đã chuyển sang màu hồng. Đúng như tên gọi, đào bạch màu trắng, là loài hoa hiếm và khó trồng nhất. Hoa đào được trồng ở hấu hết các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội.. Được ưa chuộng nhất vẫn là đào Nhật Tân. Nhật Tân là vườn đào nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây nằm ở vùng đất ven sông Hồng ở Hà Nội. Vườn đào này nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn cả chủng loại và chất lượng đào. Hoa đào rất thích hợp với loại đất ven sông nhiều phù sa nên chất lượng đào ở Nhật Tân được đánh giá cao là vì thế. Cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lựa chọn và lai giống để có màu sắc tươi và rực rỡ hơn.
Cây đào khá kén chăm sóc và tưới bón. Nếu không chăm sóc tốt, tưới tiêu phù hợp, đào sẽ không thể nở hoa đẹp hoặc nở đúng thời kỳ. Ngoài ra cũng còn dựa vào khí hậu thời tiết, đào sẽ ra hoa vào lúc nào. Cũng như mai, đào muốn nở hoa, người trồng đào phải tuốt lá trước khoảng hai tuần để nụ hoa đơm ra, hoa nở đúng mùa vụ. Mỗi năm, hoa đào chỉ nở một lần vào mỗi độ sang xuân. Vào hè quả đào sẽ chín. Quả đào thường có vị chua, là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Lá đào không giống lá mai. Lá đào dài hơn, có vân là răng cưa, màu xanh lá nhạt không đậm, rì như lá cây mai. Cành đào cũng mảnh và mỏng hơn so với cây mai. Cánh đào tương tự cánh mai, mỏng, nhẹ. Hoa đào có nhiều cánh cứ đan xen vào nhau mang màu hồng thắm hoặc nhạt theo từng giống đào. Hoa đào nở rất nhanh, tàn cũng rất nhanh. Trung bình một bông hoa từ lúc thành nụ đến khi tàn là khoảng 2 đến 3 tuần. Khi đào nở bung chuẩn bị tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa đào cũng sẽ rơi xuống hệt như hoa anh đào của Nhật Bản. Tùy theo chủng loại, tuổi đời và cách chăm bón, cây đào có nhiều kích thước khác nhau. Có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. Rễ cây đào là rễ cọc, luôn có thân giữa cứng cáp to lớn làm trụ. Trung bình một cây đào cao khoảng 1 mét trở lên. Cây đào có nhiều cành, cành mềm dẻo dễ uốn nắn. Vì thể mà người trồng đào có thể uốn nắn theo từng hình dáng, tướng tá khác nhau. phù hợp với thị yếu của người mua.
Hoa đào mang rất nhiều ý nghĩa. Trước đây, hoa đào mang tinh thần đuổi ma quỷ trong nhà. Ngày nay, hoa đào mang lại sự ấm cúng cho gia đình, mang lại sự an khang thịnh vượng. Vẻ đẹp đằm thắm, hài hòa và kín đáo của hoa đào mang lại niềm vui, niềm hu vọng mới. Không chỉ thế, hoa đào còn đại diện cho tình bạn thân thiết, của lòng hướng về gia đình. Bởi vậy mà những người con miền Bắc xa quê, những người ban thân đến thăm nhau vào dịp tết thường chọn cành đào làm quà. Hoa đào ngày nay đã trở thành tinh thần ngày tết, hồn dân tộc Việt. Vì thế, nên những người Việt xa quê, đón Tết tại nơi xứ người, luôn muốn tìm một cành đào để trang trí trong nhà, để họ cảm thấy một cái tết Việt Nam. Sắc hồng thắm nhẹ nhàng của đào là hương vị không thể thiếu của người Việt Nam. Thiếu đào, cái hơi thở của Tết chưa thật sự đúng nghĩa. Hoa đào, hoa mai là hình ảnh của Tết, là linh hồn của ngày Tết quê hương.
Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
nguồn:yahoo
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Giới thiệu ve bánh chưng , bánh day
Bạn tham khảo nhé!
1. Mở bài
Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.
2. Thân bài
– Nguồn gốc bánh chưng
Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.
– Ý nghĩa của loại bánh này
Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.
– Cách làm thế nào
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh
+ Gạo nếp ngon
+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh
Thực hiện:
+ Công đoạn gói bánh
+ Công đoạn luộc bánh
+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.
Bánh chưng dùng làm gì ?
+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.
+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.
+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.
– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng
3. Kết bài
Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.
Chúc bạn học tốt!
Nguồn: Sưu tầm
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Chuẩn bị 2 bai văn thuyết minh :
1) Giới thiệu ve bánh chưng , bánh day
2) Thuyết minh ve hoa đao hoặc hoa mai
GIÚP MIK IK , SẮP KT ROI , CẢM ƠN NHÉ :)
1, Giới thiệu về bánh chưng:
Thân bài:
-Nguồn gốc, xuất xứ: Đời vua Hùng thứ sáu, kể ngắn gọn sự tích.
-ĐẶc điểm bánh chưng: hình dáng, trọng lượng, màu sắc,..
-Cách làm bánh: chuẩn bị, tiến hành, kết quả.
-Phân loại: đến nay được biến tấu thành nhiều cách gói, cuộn.
-Vai trò: vật chất, tinh thần.
2, Thuyết minh về hoa đào:
Thân bài:
-Nguồn gốc, xuất xứ: Nước Nhật Bản.
-Đặc điểm: cành, lá, thân, rễ, lộc.
-Cách trồng cấy.
-Phân loại: Đào phai, đào Nhật Tân, đào bích, đào trắng.
Nơi trồng nổi tiếng:
-Ý nghĩa:
Chúc em học tốt!
 
Top Bottom