Sử [Lớp 8] Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc

linhanhtt2612

Học sinh
Thành viên
24 Tháng tư 2017
42
12
31
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em có suy nghĩ gì về nội dung hiệp ước Hác-măng,Pa-tơ-nốt?
Hãy sưu tầm mẩu chuyện và trình bày hiểu biết của em về hai nhân vật Nguyễn Phương Trinh và Hoàng Diệu (các bạn viết tóm tắt hộ mình nhé ! Trân trọng cảm ơn các bạn! )
Em có suy nghĩ gì về chính sách của thực dân Pháp và triều đình Huế năm 1873-1884
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
em có suy nghĩ gì về nội dung hiệp ước Hác-măng,Pa-tơ-nốt?
Với 2 hiệp ước đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là 1 quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài
 

thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng một 2018
348
215
99
20
Phú Thọ
trường thcs lâm thao
Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
=> Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
==> Kết luận chung:
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.
Hiệp ước Hác-măng:
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng tất cả việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công chuyện của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an và nội vụ.Mọi chuyện giao thiệp với nước ngoài(kể cả với Trung Quôc)đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì
=> Triều đình Huế hèn nhát,nhu nhược,việc kí hiệp ước này càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
 

thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng một 2018
348
215
99
20
Phú Thọ
trường thcs lâm thao
Nguyễn Tri Phương – danh thần khí tiết

Chuyện đời không thiếu những việc lạ kì. Trong lịch sử triều Nguyễn có một danh tướng xuất thân từ quan văn. Ông là người tận tụy việc nước, trung nghĩa với quốc gia đến hơi thở cuối cùng. Xã tắc hưng vong – Thất phu hữu trách, làm quan và làm con dân thời loạn, đất nước in bóng quân thù, tinh thần quật cường của con người ấy càng trở nên sáng ngời!
Xuất thân của danh thần Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Tri Phương sinh năm 1800, tên tục là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên. Ông là người con của làng Đường Long (Chí Long), thuộc Thừa Thiên – Huế ngày nay. Ông sinh trưởng trong một gia đình lao động, làm ruộng và nghề thợ mộc. Bằng ý chí vượt khó và tài năng sẵn có, ông đã dựng lên nghiệp lớn.


Nguyễn Tri Phương – những biến động trong đời cầm quân làm nên một danh thần

Năm 1823, ông bắt đầu nhen nhóm con đường làm quan khi được vua Minh Mạng bổ nhiệm làm Điển Bộ, một chức quan nhỏ của Nội Điện rồi nhanh chóng vươn lên những nấc thang cao hơn.
Thể hiện được năng lực của mình, năm 1832, ông được đứng trong hàng ngũ Phái bộ đàm phán thương mại với Trung Hoa. Thời gian sau, ông lên làm Thị lang Bộ Lễ, bị dèm pha, ông từng bị cách chức rồi được phục chức. Thế nhưng, dường như ý trời đã để ông bén duyên với binh nghiệp.
35 tuối, Nguyễn Tri Phương được cử vào Gia Định với trọng trách dẹp loạn, khai hoang mở mang lãnh thổ. Đến năm 1840, Minh Mạng giao chức Tuần phủ Nam Nghĩa cho ông, nhiệm vụ là quản lý công tác phòng thủ cửa biển Đà Nẵng, là một trong những cửa biển trọng yếu và nhạy cảm, mang ý nghĩa sống còn, ngay gần kinh thành Huế. Sau đó, ông tiếp tục Nam tiến, làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long, Định Tường), rồi Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên) cả hai lần đều phải gánh nhiệm vụ dẹp tan giặc cướp từ bên ngoài tới cũng như quân Xiêm, bình ổn phía Tây đồng bằng sông Cửu Long. Cũng bởi chiến tích này, Thiệu Trị đã phong tặng mỹ hiệu “An Tây Trí Dũng Tướng”, cùng tước Tráng Liệt Tử, công trạng của ông được khắc lên bia Võ Miếu tại cố đô.
Cái tên Nguyễn Tri Phương cũng là do vì Tự Đức đã ban bởi lòng quý trọng người tài, xuất phát từ câu “Dõng thả tri phương”, tức là dũng mãnh mà lắm mưu chước. Khi đã 53 tuổi, ông được phong chức Kinh Lược Sứ Nam Kỳ, tiên phong trong công cuộc khai khẩn đất hoang, lập đồn điền, đời sống người dân miền sông nước Cửu Long trở nên khấm khá hơn.
Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng khơi ngòi cho cuộc xâm lược Việt Nam. Điểm tấn công đầu tiên là bán đảo Sơn Trà, Đã Nẵng. Vận nước lâm nguy, vua Tự Đức đã chọn mặt gửi vàng. Nguyễn Tri Phương nhận lệnh quay lại Đà Nẵng, cầm quân đánh giặc, được nắm toàn quyền quyết định trên chiến trường. Tháng 10-1858, phòng tuyến Điện Hải, An Hải bị vỡ, quân triều đình tan tác nhưng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương phòng tuyến Liên Trì đã được xây dựng, lấy phòng thủ để tiến công. Trong trận Liên Trì, quân ta thương tổn khá nặng, Nguyễn Tri Phương xin vua trách tội. Tự Đức đã giáng chức nhưng để ông ở lại đoái công chuộc tội. Không phụ lòng vua, ông đồng lòng hiệp sức với quân dân Đà Nẵng đã hất cẳng quân xâm lược ra khỏi Đà Nẵng vào ngày 23-3-1860.


Thất bại trong âm mưu đánh vào yếu huyệt Đà Nẵng, thực dân chuyển hướng tấn công thành Gia Định và chiếm được thành. Nguyễn Tri Phương thêm một lần được cử vào lãnh quân, xây dựng cũng như trấn thủ đại đồn Chí Hòa. Dù đã nỗ lực hết mình nhưng kết cục Chí Hòa vẫn rơi vào tay giặc. Trước tình thế này, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp năm 1862, và cắt đi 3 tỉnh Đông Nam Bộ là Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường.
Năm 1863, Nguyễn Tri Phương ra Bắc trấn áp quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ trắng, Cờ vàng tràn, từ biên giới sang cướp bóc hoành hành ở Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Ông còn được phong chức Khâm Mạng Đại Thần, tổng chỉ huy đẩy lùi giặc phương Bắc. Lúc này tuổi cũng đã già, ông dâng sớ xin vua cho rút về Huế nhưng Tự Đức vẫn tin tưởng vào tài và kinh nghiệm trận mạc của ông nên không chấp thuận.
Sáng ngày 20/11/1873, Đại úy Garnier dẫn đám quân ô hợp tấn công Hà Nội lần thứ nhất. Chỉ có hơn 300 lính cùng với 2 pháo thuyền, nhưng chúng đã chiếm được Bắc Thành, Cửa Nam bị bắn vỡ. Hơn 2.000 quân lính triều đình với vũ khí thô sơ là gươm, giáo đã thua trận trước vũ khí hiện đại từ phương Tây. Trong trân này, Nguyễn Lâm – con trai Nguyễn Tri Phương tử trận, còn ông thì bị trúng đạn và rơi vào tay Pháp. Theo “Đại Nam thực lục”, người Pháp đem cháo và thuốc cho ông, ông đều phun nhổ cả ra, tuyệt thực, quyết không khuất phục quân thù. Sau một tháng can trường thủ tiết như vậy, Nguyễn Tri Phương qua đời ở tuổi 73, với câu nói để đời “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa”.
Dù thống lĩnh đại quân, quyền bính ngất trời nhưng Nguyễn Tri Phương là một vị quan thanh liêm. Ngay cả sử gia nước ngoài Paulin Vial cũng nhận xét Nguyễn Tri Phương “phụng sự nước Nam với ý định không làm giàu bằng sự bóc lột cướp giật tài sản của dân chúng”, và đánh giá ông là một tấm gương “đức hạnh vô biên khó tìm thấy ở Á châu”! Dù không sinh ra ở Hà thành nhưng nhân dân nơi đây vẫn vô cùng cảm kích trước cống hiến của Nguyễn Tri Phương, và đã lập đền Trung Liệt thuộc Gò Đống Đa và Vọng Lâu thành Cửa Bắc để tôn thờ.
 
Last edited by a moderator:

thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng một 2018
348
215
99
20
Phú Thọ
trường thcs lâm thao
Hoàng Diệu_ Nhà Chí Sĩ Yêu Nước
Ông tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829), trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (này là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam[1]. Gia đình ông có 7 anh em và họ đều nổi tiếng là những người thông minh trong vùng. Sử chép rằng gia đình Hoàng Diệu có một người đỗ Phó Bảng, ba người đỗ Cử Nhân, hai người Tú Tài trong các kỳ thi dưới thời vua Tự Đức. Một trong những hậu duệ của ông hiện tại là Giáo sư toán học Hoàng Tụy, một cây đại thụ của nền toán học hiện đại của Việt Nam.
_______________________
Sự nghiệp
Hoàng Diệu là người nổi bật nhất trong số các anh em trong gia đình. Năm 20 tuổi ông đã đồng đỗ Cử nhân với anh trai Hoàng Kim Giám (khi ấy 23 tuổi) khoa Mậu Thân 1848 trong khoa thi hương tại Thừa Thiên, năm 25 tuổi đỗ Phó bảng khoa Quý Sửu (1853), thời vua Tự Đức [1]. Năm 1851 ông được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định). Một thời gian sau ông bị giáng, đổi về Tri huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, rồi lại thăng làm Tri phủ tại Đa Phúc (Phúc Yên), Lạng Giang (Bắc Giang), tiếp tục thăng làm Án sát Nam Định, rồi Bố chánh Bắc Ninh. Hoàng Diệu được đánh giá là một vị quan thanh liêm chính trực, vì nước vì dân. Suốt 30 năm làm quan nhiều nơi, cảnh nhà vẫn thanh bạch, nghèo túng. Tuy nhiên, tại các nơi ông cai quản trật tự xã hội rất nghiêm minh, không có tình trạng trộm cướp, áp bức dân lành. Vua Tự Đức đã khen Hoàng Diệu rằng: "Chăm lo cho dân Bắc Hà, ngoài Hoàng Diệu ra không ai hơn". Ông rất được vua Tự Đức tin dùng.

Năm 1864, xảy ra vụ nổi dậy của Hồng Tập, con hoàng thân Miên Áo, em chú bác của Hồng Nhậm (tức vua Tự Đức), cùng với một số người khác. Bại lộ, Hồng Tập và Nguyễn Văn Viện bị án chém. Hoàng ng Diệu đến nhậm chức tri huyện Hương Trà thay Tôn Thất Thanh bị đổi đi nơi khác, bấy giờ có mặt trong lúc hành nh quyết đã nghe Hồng Tập nói: "Vì tức giận về hòa nghị mới bị tội, xin chớ ghép vào tội phản nghịch". Sau đó các quan Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ và Biện Vĩnh tâu lên Tự Đức, đề nghị nhà vua nên theo gương Hán Minh Đế, thẩm tra lại vụ án. Tự Đức phán là vụ án đã được đình thần thẩm xét kỹ, nay nghe Phan Huy Kiệm nói Hoàng ng Diệu đã kể lại lời trăn trối của Hồng Tập, bèn quyết định giáng chức Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh và Hoàng Diệu[2].

Được phục chức sau vụ "tẩy oan" Hồng Tập, Hoàng Diệu lần đầu ra bắc năm 1868, làm Tri phủ Đa Phúc, rồi Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Nam Định, Bố chánh Bắc Ninh. Trong chín năm ấy, ông lập nhiều quân công, dẹp trộm cướp và an dân, ở đâu ông cũng được sĩ dân quý mến.

Năm 1873 ông được triệu về kinh đô Huế giữ chức Tham tri Bộ Hình rồi Tham tri Bộ Lại, kiêm quản Đô Sát Viện, dự bàn những việc ở Cơ Mật Viện. Năm 1878, đổi làm Tuần vũ Quảng Nam, thăng Tổng đốc An Tịnh (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), nhưng vì nguyên Tổng đốc Nguyễn Chính vẫn lưu nhiệm nên ông ở lại Huế, làm Tham tri Bộ Lại (Thực lục của Cao Xuân Dục). Chẳng bao lâu sau, ông được sung chức Phó Toàn quyền Đại Thần đàm phán với Sứ thần Tây Ban Nha một hiệp ước giao thương. Năm 1880, ông làm Tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức hàm Thượng thư bộ Binh[2], kiêm quản cả việc thương chính.

Đầu năm 1880, Hoàng Diệu nhận chức tổng đốc Hà Ninh kiêm trông coi công việc thương chánh.

Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp lúc bấy giờ, Hoàng Diệu bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu, kinh lý, biên phòng. Như Đại Nam chính biên liệt truyện đã nêu, tổng đốc Hà Ninh đã "cùng với tổng đốc tỉnh Sơn Tây Nguyễn Hữu Độ dâng sớ nói về việc bố phòng, lại cùng với Nguyễn Đình Nhuận mật tâu về chước phòng vị sẵn". Vua Tự Đức khen. "Nhưng sau đó - như trong di biểu nêu - vua lại trách cứ lưu binh... vì sợ giặc"... "chế ngự không đúng cách" (?)

Một mặt khác, Hoàng Diệu quan tâm ổn định đời sống của dân chúng trong công bằng và trật tự. Ngày nay, ở Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, còn áp ở mặt tường cổng ra vào một phần tấm bia Lệnh cấm trừ tệ (Thân cấm khu tệ), niêm yết năm 1881, của Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu và Tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng, nhằm ngăn chặn các tệ nhũng nhiễu đối với nhân dân trong các dịp ma chay, cưới xin cũng như nạn vòi tiền, cướp bóc trên sông và ở các chợ, kèm theo các quy định cụ thể cần thi hành đến nơi đến chốn. Một di tích quý hiếm nói lên tấm lòng ưu ái của người công bộc mãi mãi còn giá trị của nó.

Từ 1879 đến 1882, Ông làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý hai vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và Ninh Hải (Hải Phòng). Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay giặc.

Người Hà Nội vô cùng đau đớn trước cái chết của ông, ngay hôm sau, nhiều người họp lại, sắm sửa mền nệm tử tế, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội).

Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy.

Khu lăng mộ Hoàng Diệu, theo quyết định ngày 25 tháng 1 năm 1994 của Bộ Văn hóa Thông tin, được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam.
_______________ Quyết tử với Hà thành
Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý hai vùng trọng yếu của Bắc Bộ là Hà Nội, Ninh Hải (Hải Phòng). Ngay khi tới Hà Nội Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp. Từ năm 1880 đến 1882, ông đã hai ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế.

Đầu năm 1882, lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệp ước năm 1873 mà lại đi giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen (một nhánh quân của Thái Bình Thiên Quốc) ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng của người Pháp, Đại tá Henri Rivière của Hải quân Pháp cho tàu chiến cùng hơn 400 quân đóng trại tại Đồn Thủy (trên bờ bắc sông Hồng, cách thành Hà Nội 5 km) nhằm uy hiếp Hà Nội. Hoàng Diệu đã hạ lệnh giới nghiêm tại Hà Nội và bố cáo các tỉnh xung quanh sẵn sàng tác chiến, đồng thời yêu cầu viện binh từ triều đình Huế.

Tuy nhiên phái chủ bại của triều đình Huế đã thuyết phục vua Tự Đức chấp nhận mất miền Bắc để giữ an toàn cho ngai vàng. Vua Tự Đức đã hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Nhưng Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành Hà Nội. Các quan xung quanh ông Hoàng Diệu lúc bấy giờ có Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thức Bá và Lãnh binh Lê Trực đã cùng nhau uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với Hà thành.

Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, Henri Rivière cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội, đưa tối hậu thơ, yêu sách 3 điều:

Phá các tao tác phòng thủ trong thành,
Giải giới binh lính.
Đúng 8 giờ các vị tổng đốc tuần phủ, bố chính, án sát và chánh, phó lãnh binh phải thân đến trình diện tại dinh đại tá. Sau đó, quân Pháp sẽ vào thành kiểm kê. Xong sẽ giao trả thành lại.
Hoàng Diệu tiếp tối hậu thư, liền sai Tôn Thất Bá đi điều đình. Nhưng không đợi trả lời, lúc 8 giờ 15, Rivière với 4 tàu chiến là La Fanfare, La Massue, La Hache, La Surprise (tàu này không kịp tới, vì mắc cạn dọc đường Hải Phòng đi Hà Nội) bắn vào thành yểm trợ cho số quân 450 người và một ít thân binh đổ bộ hòng chiếm thành Hà Nội[3].

Ngay trong những phút đầu tiên, hoàng thân Tôn Thất Bá chạy trốn vào làng Mọc (Nhân Mục) ở phía Đông Nam Hà Nội theo giặc và thông báo tình hình trong thành Hà Nội cho Pháp. Đồng thời, Bá cũng dâng sớ lên vua Tự Đức đổ tội cho Hoàng Diệu và xin với Pháp cho Bá thay làm Tổng đốc Hà Ninh.

Tuy vậy, quân Pháp vẫn vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân Hà thành dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu[4]. Quân Pháp bị thiệt hại nặng và phải rút ra ngoài tầm súng để củng cố lực lượng.

Nhưng trong lúc chiến sự diễn ra khốc liệt thì kho thuốc súng của Hà Nội nổ tung[5], dẫn tới đám cháy lớn trong thành làm cho lòng quân hoang mang. Quân Pháp thừa cơ phá được cổng Tây thành Hà Nội và ùa vào thành. Bố chính Nguyễn Văn Tuyển, Đề đốc Lê Văn Trinh và các lãnh binh bỏ thành chạy, còn Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng trốn trong hành cung.

Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn tiếp tục bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại quân Pháp dù lực lượng ngày càng yếu đi, không thể giữ được thành nữa. Cuối cùng, Hoàng Diệu đã ra lệnh cho tướng sỹ giải tán để tránh thương vong. Một mình Hoàng Diệu vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 50 tuổi.

Tờ di biểu, ông cắn ngón tay lấy máu viết di biểu tạ tội cho vua Tự Đức:

Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng...[6].
Ông mất ngày 25 tháng 4 năm 1882, thọ 54 tuổi.
 
Top Bottom