Sử 12 Chính sách đối ngoại của mĩ những năm 1945-1975

Z

zoomouse

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

từ các cuộc chiến tranh cục bộ của thực dân pháp ỡ Đông Dương (1945-1954), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh xâm lược Vn ở mĩ (1954-1975) em có nhận gì về chính sách đối ngoại của Mĩ những Năm 1945-1930
có ai giúp mình câu này với
 
H

heinham

sau chiến tranh thế giới thứ 2 do tiềm lực về quân sự và kinh tế các đời tổng thống mỹ đã đưa ra các học thuyết để thực hoện chiến lược toàn cầu để làm bá chủ thế giới ( ghj đặc điểm chung các học thuyết )

Xây dựng ca8n cứ quân sự và các khối quân sự

gây chiến tranh xâm lược, can thiệp vũ trang ở các nước

phát động chiến tranh lạnh, chãy đua vũ trang tiêu diệt LX và các nước XHCN

dùng viện trợ kinh tế quân sư lôi kéo các nước

dành đc nhiều thắng lợi (...) và nhiều thất bại (...)

ghi chiến tranh lạnh kết thúc thì trật tự 2 cực ianta sụp đổ tử 1991 đang x6ay dựng 1 trật tự đơn cực do mỹ đứng đầu nhưng chưa thành công
 
T

thienduong_banmai

từ các cuộc chiến tranh cục bộ của thực dân pháp ỡ Đông Dương (1945-1954), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh xâm lược Vn ở mĩ (1954-1975) em có nhận gì về chính sách đối ngoại của Mĩ những Năm 1945-1930
có ai giúp mình câu này với

Ban ra đề lộn ngược dong lich sử rui.sao lại là chính sach đối ngoại của mĩ từ"1945-1930" :D:D:D:D
 
L

linhphoebe

Ban ra đề lộn ngược dong lich sử rui.sao lại là chính sach đối ngoại của mĩ từ"1945-1930" :D:D:D:D



-- ha ha ha ha !!! hay hay !!! nói thật bản thân mình ban đầu khi lướt qua đề cũng chẳng ý đến . đọc xong cm của bạn ... Ôi!! tự dưng thấy mình ngốc thật !!! :-B :-B :-B .....................

p/s : Bữa như thằng bạn của mình : Làm kiểm tra lịch sử mà Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 2011 .. năm 1911 vừa rồi là ngày kỉ niệm 100 năm .... Biết là vô tình nhưng vô tình thế này thì . Y học cũng bó tay thật
 
M

meongocxi

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại âm mưu làm bá chủ thế giới " chiến lược toàn cầu". Vậy Mỹ dựa trên những cơ sở nào để thực hiện âm mưu, chính sách đó? Mọi người vào phát biểu ý kiến nhé
P/s: các mem 95 vừa rồi làm bài tốt chứ;))
 
A

abluediamond

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại âm mưu làm bá chủ thế giới " chiến lược toàn cầu". Vậy Mỹ dựa trên những cơ sở nào để thực hiện âm mưu, chính sách đó? Mọi người vào phát biểu ý kiến nhé

Dựa vào tiềm năng quân sự, kinh tế rất lớn không bị tàn phá nhiều trong nước với điều kiện thiên nhiên thuận lợi. Ngoài ra các liệt cường Anh, Pháp, Đức, Soviet, Nhật,... bị chiến tranh tàn phá nên xuống sức và Mỹ thừa cơ vươn lên + những lợi ích của mình trong sau khi kí hiệp ước.

Hơn nữa Mỹ còn đẩy mạnh cải tiến năng suất, nâng cao dây chuyền kĩ thuật, đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao và với những chính sách đầu tư chất xám. Thế chiến 2 là thời cơ thuận lợi cho Mỹ vì là nơi tập trung tị nạn nhà khoa học để tránh chiến tranh. Điều này đã khiến cho công cuộc Cách mạng khoa học phát triển mà Mỹ là nước tiên phong.

Với sức mạnh quân sự thì gần như Mỹ là trùm sò lúc bấy giờ với kinh nghiệm chiến tranh WWII + vũ khí quân sự hiện đại.
 
M

meongocxi

Dựa vào tiềm năng quân sự, kinh tế rất lớn không bị tàn phá nhiều trong nước với điều kiện thiên nhiên thuận lợi. Ngoài ra các liệt cường Anh, Pháp, Đức, Soviet, Nhật,... bị chiến tranh tàn phá nên xuống sức và Mỹ thừa cơ vươn lên + những lợi ích của mình trong sau khi kí hiệp ước.

Hơn nữa Mỹ còn đẩy mạnh cải tiến năng suất, nâng cao dây chuyền kĩ thuật, đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao và với những chính sách đầu tư chất xám. Thế chiến 2 là thời cơ thuận lợi cho Mỹ vì là nơi tập trung tị nạn nhà khoa học để tránh chiến tranh. Điều này đã khiến cho công cuộc Cách mạng khoa học phát triển mà Mỹ là nước tiên phong.

Với sức mạnh quân sự thì gần như Mỹ là trùm sò lúc bấy giờ với kinh nghiệm chiến tranh WWII + vũ khí quân sự hiện đại.

Mình cũng đồng ý với bạn là dựa trên 2 cơ sở trên là sức mạnh về kinh tế và sức mạnh quân sự. Ngoài ra mình còn bổ sung thêm một ý nữa. Đó là sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc. Điều này đe dọa đến sự tồn tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa nói chung và vị trí của nước Mỹ nói riêng. Vì vậy nó cũng là cơ sở để Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu của mình với mưu đồ bá chủ thế giới
 
A

abluediamond

Mình cũng đồng ý với bạn là dựa trên 2 cơ sở trên là sức mạnh về kinh tế và sức mạnh quân sự. Ngoài ra mình còn bổ sung thêm một ý nữa. Đó là sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc. Điều này đe dọa đến sự tồn tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa nói chung và vị trí của nước Mỹ nói riêng. Vì vậy nó cũng là cơ sở để Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu của mình với mưu đồ bá chủ thế giới

Bạn nói cơ sở nào sau chiến tranh thế giới lần 2 đúng không. Liên Xô và Đông Âu mới phục hồi kinh tế sau năm 1945 còn chưa vững mạnh, Trung Quốc thì còn đang nội chiến đến năm 1949 thì Đảng CS chiến thắng lên nắm quyền nối liên CNXH từ Âu sang Á và ngay cả Việt Nam phải đến năm 1954 mới tiến lên con đường XHCN mà vậy thì làm sao nói CNXH phát triển mạnh trong sau những năm đầu sau WWII được.
 

Nguyễn khánh toàn

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười hai 2017
18
6
6
23
Hà Nội
Chan văn u
Bạn nói cơ sở nào sau chiến tranh thế giới lần 2 đúng không. Liên Xô và Đông Âu mới phục hồi kinh tế sau năm 1945 còn chưa vững mạnh, Trung Quốc thì còn đang nội chiến đến năm 1949 thì Đảng CS chiến thắng lên nắm quyền nối liên CNXH từ Âu sang Á và ngay cả Việt Nam phải đến năm 1954 mới tiến lên con đường XHCN mà vậy thì làm sao nói CNXH phát triển mạnh trong sau những năm đầu sau WWII được.
THeo stk là dựa vào tiềm lực kinh tế và quan sự nhé. Học còn phải bám sát sgk nữa. K lan man
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
từ các cuộc chiến tranh cục bộ của thực dân pháp ỡ Đông Dương (1945-1954), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh xâm lược Vn ở mĩ (1954-1975) em có nhận gì về chính sách đối ngoại của Mĩ những Năm 1945-1930
có ai giúp mình câu này với
Tuy câu này thời gian hỏi qua cũng lâu rồi đấy ạ, các bạn trả lời cũng nhiều nữa. Nhưng mình củng cố lại nha, bổ sung xíu vấn đề để làm rõ câu trả lời hơn nhé.
+ Các yếu tố Mỹ thúc đẩy để triển khai chiến lược.
-
Mỹ luôn có tham vọng bằng trướng và nô dịch thế giới.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, có tiềm lực về kinh tế, tài chính, quân sự vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã làm cho Mỹ lo ngại và tìm cách đối phó
.
+ Nội dung chiến lược toàn cầu:
-
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ. Mặc dù là các chiến lược cụ thể nhưng mà qua các đời tổng thống Mỹ, với những tên gọi khác nhau, nhưng mà chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu:
- Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. - Đ,àn áp phong trào giải phóng dân tộc phong trào công nhân và phong trào chống chiến tranh vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh của Mỹ.

Biện pháp thực hiện:
-
Mỹ khởi xứng Chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa.
- Gây chiến tranh, xung đột ở nhiều nơi tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam ( 1954 -1975 )cuộc xâm lược Triều Tiên ( 1950 - 1953 ), can thiệp lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới.
- Thành lập các khối quân sự , tiêu biểu là khối Bắc Đại Tây Dương và hàng ngàn căn cứ quân sự nhằm chĩa mũi nhọn của Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Mĩ còn bắt tay với các nước lớn Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Trung Quốc nhằm thực hiện hoà hoãn với 2 nước lớn để chống lại phong trào cách mạng trên thế giới.

+ Kết quả: Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề ở Trung Quốc, CuBa, IRAN, nhưng thất bại nặng nề nhất, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với nước Mỹ là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi Chiến tranh lạnh, tăng cường chạy đua vũ trang. - Trong bối cảnh xu hướng đối thoại và hoà hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới cuối năm 1989 Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh mở ra thời kỳ mới trong quan hệ.
Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha:https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
Bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599

Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với mình qua wall cá nhân hoặc cmt ngay dưới topic này nhé! Chúc bạn học tốt
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom