Văn [Lớp 9] Trình bày suy nghĩ của em về cách sử dụng ngôn từ của các bạn trẻ ngày nay.

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Trình bày suy nghĩ của em về cách sử dụng ngôn từ của các bạn trẻ ngày nay.
@hanh2002123 @khuattuanmeo @p3nh0ctapy3u @tttpbmt3002@gmail.com
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Tiếng Việt, trong vai trò ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Vấn đề càng trở nên “nóng” hơn khi gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được đưa ra bàn luận sôi nổi. Có nhiều ý kiến bênh vực cho xu thế phát triển tự nhiên của ngôn ngữ của giới trẻ, nhưng đa phần đều cho rằng sự phát triển đó là “lệch lạc”, “đáng báo động”, thậm chí “không thể chấp nhận được” [3] Vậy thực chất của vấn đề là gì; Nó nghiêm trọng đến mức nào; và cần nhìn nhận ra sao? đang là những câu hỏi thu hút được sự quan tâm của xã hội, của các nhà nghiên cứu. Trong khuôn khổ, phạm vi của một bài báo, chúng tôi không có tham vọng trình bày đầy đủ diện mạo của vấn đề mà chỉ trình bày tóm lược một số nét chính, cũng như những nhận xét có tính chủ quan của cá nhân về vấn đề này.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang đến cho con người nhiều điều kiện hơn để thay đổi chính cuộc sống của mình. Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây những tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng: thế hệ “8X”, “9X”, “những công dân @” hay “tuổi teen”. Trong phạm vi này, chúng tôi dùng khái niệm giới trẻ để cùng nói về những cách gọi tên ở trên. Ở đây chúng tôi cũng chia hai phạm vi để trình bày thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ. Đó là ngôn ngữ của giới trẻ trong đời sống thực (thế giới thực) và ngôn ngữ của giới trẻ trong đời sống ảo(thế giới ảo).
Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ. Về cơ bản, chúng tôi tổng hợp được những xu thế ngôn ngữ “chat” của giới trẻ như sau:
Xu hướng đơn giản hóa. Đây là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Việc việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan của nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện mà đó là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ- quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng vẫn phải nhượng bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính tả của Tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu thị cùng một âm vị: K,Q, C cùng để biểu thị âm vị / K/; hay Z, d, gi cùng để biểu thị âm /z/.v.v. Ngoài ra, khuynh hướng này còn bắt nguồn từ việc viết tắt, đây cũng là một trong những cách thức thường gặp khi giao tiếp bằng văn bản và điều này đã được giới trẻ vận dụng “triệt để” trong thế giới ảo của mình: “đi” thành “dj”; “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...; “bây giờ” thành “bi h”; “biết rồi” thành “bit rui”; Chữ “qu” thành “w”; Chữ ““gì” thành “j”; Chữ “ơ” thành “u”; Chữ “ô” thành “u”; Chữ “ă” thành “e”; Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”; M = E = em. N = A = anh hay Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night – chúc buổi tối vui vẻ), 2 (hi- chào).v.v
Xu hướng phức tạp hóa. Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ như xu hướng thứ nhất nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) ><in (xin), lÔ0~i(lỗi), em4jl (email).v.v. Trong xu hướng phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn được thể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế, càng được phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình cảm đi kèm :( buồn; :(( , T _ T khóc; :) cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; :x yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân nhu vậy. Dương Đăng Trúc tác giả phần mềm v2V (phần mềm dịch ngôn ngữ “chat”) đã phải liên tục cập nhật phần mềm nhưng chính tác giả cũng thừa nhận không thể theo kịp xu hướng phát triển của loại ngôn ngữ này. Dưới đây là một đoạn trích từ yahoo [4] được phần mềm v2V dịch lại:
Trên đây chúng ta đã phần nào khảo sát hoạt động giao tiếp của giới trẻ, trong môi trường mà chúng ta tạm gọi là thế giới ảo. Vậy những gì đang diễn ra trong thế giới ảo đó có ảnh hưởng đến đời sống thực tại của giới trẻ hay không? Nếu có, nó đã ảnh hưởng đến mức độ nào? Trong phạm vi này, chúng tôi chưa có điều kiện để trả lời đầy đủ, chính xác những câu hỏi trên chỉ xin trích dẫn một số những biểu hiện cụ thể. Qua đó giúp chúng ta thấy được phần nào diện mạo của vấn đề.
Nổi lên như một cách giao tiếp thời thượng được đông đảo bạn trẻ cổ xúy mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày từ nhà ra ngõ, từ công sở đến trường học: ''Đi gì mà đầu lâu thế?'' - ''Ừ, tại đường Hà Đông quá!''; ''Bắc Cạn đi, các ông ơi!''; ''Cả lớp ơi, Lệ Quyên vào đi chơi thôi!''; ''Em cà-rốt quá chị ạ, biết tay ấy Lê Văn Sỹ thế thì em phải việc gì phải mở nhiều bia cho hắn Lục Tốn!''; ''Trần Tiến lên đi, không có anh hùng Núp đâu!'' ''Này, hết bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?''; ''Từ đây đến đấy còn Natasa không mày?''; ''Thôi, tôi Lương Văn Can ông, đừng đến đấy!''; ''Hôm nay trông hơi nhà vệ sinh đấy!''; ''Lát nữa có đê tiện đi siêu thị, nhớ mua hộ chai nước mắm nhé!''. “Bố mua đồ chơi hoành tá tràng (hoành tráng) quá!” ; “Bạn A. trình còi, đạp xe đạp không bằng con đâu mẹ ạ!”.v.v.
Thậm chí những sáng tạo này, còn được các phương tiện truyền thông “tiếp sức” khi sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển: ''một cảm giác rất yomost'', ''một phong cách thật xì-tin''. Bên cạnh đó những cách diễn đạt đã ăn sâu đến mức là câu “cửa miệng” của không nhỏ bộ phận giới trẻ: từ “vãi” +… kiểu như: mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi, xinh vãi.v.v.
Chữ viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ, vì thế những biểu hiện lệch lạc trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những thực tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên khi mới đây một học sinh lớp 10 trong lá đơn xin nghỉ học của mình đã trình bày “rất thật” những lỗi chính tả khiến nhiều người cho là “ngoài sức tưởng tượng’.
Theo Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (Kỳ thi tuyển sinh đại học 2006) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả HS tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận. Tình trạng thí sinh viết văn như nói, viết mà chẳng biết viết gì vẫn diễn ra phổ biến. Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một TS dự thi khối D [6]. Đến đây, chắc chắn chúng ta không còn khó tưởng tượng bởi điều đó xuất phát từ một thực tế có căn nguyên rõ ràng và hệ lụy như trên là không thể tránh khỏi.
Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của giới trẻ ở cả hai môi trường thực - ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Như trên, chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề khi nói về thực trạng của nó. Trong số đó, chúng ta thấy không chỉ tồn tại những nguyên nhân chủ quan mà còn chứa đựng những nguyên nhân khách quan; thậm chí có những nguyên nhân thuộc về lịch sử phát triển của hệ thống chính tả của tiếng Việt. Vì vậy, khi đưa ra bất kỳ điều chỉnh nào cần phải tính đến xu thế phát triển của ngôn ngữ. Chúng ta cần ghi nhận những sáng tạo làm giàu, lành mạnh hóa tiếng Việt nhưng cũng cần có định hướng, biện pháp để đẩy lùi những “sáng tạo” bất hợp lý từ đó làm lành mạnh hóa hệ thống chỉnh tả, khắc phục những bất hợp lý của hệ thống chữ viết ghi âm, làm trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt. Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội vì vậy những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu những bất hợp lý trong ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay:
Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trao đổi trong những môi trường tích cực như trường, lớp, đoàn hội. Trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.
Các diễn đàn (forum) cần xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, có cơ chế quản lý phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo những chuẩn mực mà những thành viên tiêu biểu tạo ra.
Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay, và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.
Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.
Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt từ đó nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.
Cơ quan chủ quản cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt, coi trọng kỹ năng giao tiếp(bao gồm cả nói và viết tiếng Việt; yếu tố thẩm mĩ, văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt…).
Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ cầu thị kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn, những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.
Nhìn lại chặng đường phát triển của Tiếng Việt từ thủa dựng nước, giữ nước đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với không ít mưu đồ đồng hóa nhưng Tiếng Việt không những không bị đồng hóa mà còn phát triển ngày càng hoàn thiện đảm đương tốt vài trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc, chúng ta thấy được sức sống mạnh mẽ của một ngôn ngữ đã là niềm tự hào của biết bao thế hệ - ngôn ngữ ấy không dễ dàng để mất đi bản sắc của mình. Bởi thực tế ngôn ngữ có quy luật phát triển của riêng nó. Việc tiếp thu những cái mới và xóa bỏ, loại trừ những yếu tố không phù hợp luôn là hai phép cộng và trừ gắn liên với quy luật phát triển của mỗi ngôn ngữ. Một cá nhân không thể thay đổi được ngôn ngữ nhưng cộng đồng, xã hội đó có thể định hướng cho ngôn ngữ đó phát triển như thế nào. Điều đó, không nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Một quốc gia có chính sách ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho ngôn ngữ của quốc gia đó lớn mạnh[28:2] và vì vậy, khi nói đến ngôn ngữ của một “tầng” “lớp” nào đó trong xã hội, nó sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của ngôn ngữ xã hội đó. Vì thế, cần có một lỗ lực chung của cả cộng đồng ngôn ngữ không riêng gì nhà trường, gia đình, hay bản thân thế hệ trẻ.
- GG
 
  • Like
Reactions: chika yui yui

Nguyễn Thị Kim Ngân

Học sinh
Thành viên
28 Tháng chín 2017
110
147
21
Phú Thọ
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Tiếng Việt, trong vai trò ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Vấn đề càng trở nên “nóng” hơn khi gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được đưa ra bàn luận sôi nổi. Có nhiều ý kiến bênh vực cho xu thế phát triển tự nhiên của ngôn ngữ của giới trẻ, nhưng đa phần đều cho rằng sự phát triển đó là “lệch lạc”, “đáng báo động”, thậm chí “không thể chấp nhận được” [3] Vậy thực chất của vấn đề là gì; Nó nghiêm trọng đến mức nào; và cần nhìn nhận ra sao? đang là những câu hỏi thu hút được sự quan tâm của xã hội, của các nhà nghiên cứu. Trong khuôn khổ, phạm vi của một bài báo, chúng tôi không có tham vọng trình bày đầy đủ diện mạo của vấn đề mà chỉ trình bày tóm lược một số nét chính, cũng như những nhận xét có tính chủ quan của cá nhân về vấn đề này.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang đến cho con người nhiều điều kiện hơn để thay đổi chính cuộc sống của mình. Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây những tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng: thế hệ “8X”, “9X”, “những công dân @” hay “tuổi teen”. Trong phạm vi này, chúng tôi dùng khái niệm giới trẻ để cùng nói về những cách gọi tên ở trên. Ở đây chúng tôi cũng chia hai phạm vi để trình bày thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ. Đó là ngôn ngữ của giới trẻ trong đời sống thực (thế giới thực) và ngôn ngữ của giới trẻ trong đời sống ảo(thế giới ảo).
Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ. Về cơ bản, chúng tôi tổng hợp được những xu thế ngôn ngữ “chat” của giới trẻ như sau:
Xu hướng đơn giản hóa. Đây là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Việc việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan của nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện mà đó là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ- quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng vẫn phải nhượng bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính tả của Tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu thị cùng một âm vị: K,Q, C cùng để biểu thị âm vị / K/; hay Z, d, gi cùng để biểu thị âm /z/.v.v. Ngoài ra, khuynh hướng này còn bắt nguồn từ việc viết tắt, đây cũng là một trong những cách thức thường gặp khi giao tiếp bằng văn bản và điều này đã được giới trẻ vận dụng “triệt để” trong thế giới ảo của mình: “đi” thành “dj”; “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...; “bây giờ” thành “bi h”; “biết rồi” thành “bit rui”; Chữ “qu” thành “w”; Chữ ““gì” thành “j”; Chữ “ơ” thành “u”; Chữ “ô” thành “u”; Chữ “ă” thành “e”; Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”; M = E = em. N = A = anh hay Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night – chúc buổi tối vui vẻ), 2 (hi- chào).v.v
Xu hướng phức tạp hóa. Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ như xu hướng thứ nhất nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) ><in (xin), lÔ0~i(lỗi), em4jl (email).v.v. Trong xu hướng phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn được thể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế, càng được phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình cảm đi kèm :( buồn; :(( , T _ T khóc; :) cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; :x yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân nhu vậy. Dương Đăng Trúc tác giả phần mềm v2V (phần mềm dịch ngôn ngữ “chat”) đã phải liên tục cập nhật phần mềm nhưng chính tác giả cũng thừa nhận không thể theo kịp xu hướng phát triển của loại ngôn ngữ này. Dưới đây là một đoạn trích từ yahoo [4] được phần mềm v2V dịch lại:
Trên đây chúng ta đã phần nào khảo sát hoạt động giao tiếp của giới trẻ, trong môi trường mà chúng ta tạm gọi là thế giới ảo. Vậy những gì đang diễn ra trong thế giới ảo đó có ảnh hưởng đến đời sống thực tại của giới trẻ hay không? Nếu có, nó đã ảnh hưởng đến mức độ nào? Trong phạm vi này, chúng tôi chưa có điều kiện để trả lời đầy đủ, chính xác những câu hỏi trên chỉ xin trích dẫn một số những biểu hiện cụ thể. Qua đó giúp chúng ta thấy được phần nào diện mạo của vấn đề.
Nổi lên như một cách giao tiếp thời thượng được đông đảo bạn trẻ cổ xúy mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày từ nhà ra ngõ, từ công sở đến trường học: ''Đi gì mà đầu lâu thế?'' - ''Ừ, tại đường Hà Đông quá!''; ''Bắc Cạn đi, các ông ơi!''; ''Cả lớp ơi, Lệ Quyên vào đi chơi thôi!''; ''Em cà-rốt quá chị ạ, biết tay ấy Lê Văn Sỹ thế thì em phải việc gì phải mở nhiều bia cho hắn Lục Tốn!''; ''Trần Tiến lên đi, không có anh hùng Núp đâu!'' ''Này, hết bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?''; ''Từ đây đến đấy còn Natasa không mày?''; ''Thôi, tôi Lương Văn Can ông, đừng đến đấy!''; ''Hôm nay trông hơi nhà vệ sinh đấy!''; ''Lát nữa có đê tiện đi siêu thị, nhớ mua hộ chai nước mắm nhé!''. “Bố mua đồ chơi hoành tá tràng (hoành tráng) quá!” ; “Bạn A. trình còi, đạp xe đạp không bằng con đâu mẹ ạ!”.v.v.
Thậm chí những sáng tạo này, còn được các phương tiện truyền thông “tiếp sức” khi sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển: ''một cảm giác rất yomost'', ''một phong cách thật xì-tin''. Bên cạnh đó những cách diễn đạt đã ăn sâu đến mức là câu “cửa miệng” của không nhỏ bộ phận giới trẻ: từ “vãi” +… kiểu như: mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi, xinh vãi.v.v.
Chữ viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ, vì thế những biểu hiện lệch lạc trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những thực tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên khi mới đây một học sinh lớp 10 trong lá đơn xin nghỉ học của mình đã trình bày “rất thật” những lỗi chính tả khiến nhiều người cho là “ngoài sức tưởng tượng’.
Theo Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (Kỳ thi tuyển sinh đại học 2006) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả HS tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận. Tình trạng thí sinh viết văn như nói, viết mà chẳng biết viết gì vẫn diễn ra phổ biến. Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một TS dự thi khối D [6]. Đến đây, chắc chắn chúng ta không còn khó tưởng tượng bởi điều đó xuất phát từ một thực tế có căn nguyên rõ ràng và hệ lụy như trên là không thể tránh khỏi.
Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của giới trẻ ở cả hai môi trường thực - ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Như trên, chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề khi nói về thực trạng của nó. Trong số đó, chúng ta thấy không chỉ tồn tại những nguyên nhân chủ quan mà còn chứa đựng những nguyên nhân khách quan; thậm chí có những nguyên nhân thuộc về lịch sử phát triển của hệ thống chính tả của tiếng Việt. Vì vậy, khi đưa ra bất kỳ điều chỉnh nào cần phải tính đến xu thế phát triển của ngôn ngữ. Chúng ta cần ghi nhận những sáng tạo làm giàu, lành mạnh hóa tiếng Việt nhưng cũng cần có định hướng, biện pháp để đẩy lùi những “sáng tạo” bất hợp lý từ đó làm lành mạnh hóa hệ thống chỉnh tả, khắc phục những bất hợp lý của hệ thống chữ viết ghi âm, làm trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt. Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội vì vậy những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu những bất hợp lý trong ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay:
Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trao đổi trong những môi trường tích cực như trường, lớp, đoàn hội. Trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.
Các diễn đàn (forum) cần xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, có cơ chế quản lý phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo những chuẩn mực mà những thành viên tiêu biểu tạo ra.
Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay, và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.
Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.
Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt từ đó nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.
Cơ quan chủ quản cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt, coi trọng kỹ năng giao tiếp(bao gồm cả nói và viết tiếng Việt; yếu tố thẩm mĩ, văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt…).
Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ cầu thị kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn, những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.
Nhìn lại chặng đường phát triển của Tiếng Việt từ thủa dựng nước, giữ nước đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với không ít mưu đồ đồng hóa nhưng Tiếng Việt không những không bị đồng hóa mà còn phát triển ngày càng hoàn thiện đảm đương tốt vài trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc, chúng ta thấy được sức sống mạnh mẽ của một ngôn ngữ đã là niềm tự hào của biết bao thế hệ - ngôn ngữ ấy không dễ dàng để mất đi bản sắc của mình. Bởi thực tế ngôn ngữ có quy luật phát triển của riêng nó. Việc tiếp thu những cái mới và xóa bỏ, loại trừ những yếu tố không phù hợp luôn là hai phép cộng và trừ gắn liên với quy luật phát triển của mỗi ngôn ngữ. Một cá nhân không thể thay đổi được ngôn ngữ nhưng cộng đồng, xã hội đó có thể định hướng cho ngôn ngữ đó phát triển như thế nào. Điều đó, không nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Một quốc gia có chính sách ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho ngôn ngữ của quốc gia đó lớn mạnh[28:2] và vì vậy, khi nói đến ngôn ngữ của một “tầng” “lớp” nào đó trong xã hội, nó sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của ngôn ngữ xã hội đó. Vì thế, cần có một lỗ lực chung của cả cộng đồng ngôn ngữ không riêng gì nhà trường, gia đình, hay bản thân thế hệ trẻ.
- GG
Liên hệ sang phần cải cách tiếng việt của PGS.TS Bùi Hiền được không bạn ?
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,048
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Trình bày suy nghĩ của em về cách sử dụng ngôn từ của các bạn trẻ ngày nay.
@hanh2002123 @khuattuanmeo @p3nh0ctapy3u @tttpbmt3002@gmail.com
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, cùng với sự phát triển của xã hội về mặt kinh tế công nghệ thì Tiếng Việt, với vai trò là đại diện cho tiếng nói của một dân tộc đang đứng trước nhiều thách thách thức của thời đại. Chưa bao giờ khẩu hiệu “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” lại được giơ cao hơn lúc này. Chính là bởi vì thế hệ thanh thiếu niên thế kỷ 21 hay còn gọi là thế hệ @ đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống ngôn ngữ mới mà ngôn ngữ này đã và đang làm ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến tiếng Việt truyền thống.
Có câu “ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” điều này đã cho thấy tiếng việt của chúng ta rất phong phú và giàu đẹp. Tuy nhiên, nếu chỉ lướt qua các trang mạng xã hội của các bạn trẻ thì không quá khó để chúng ta bắt gặp một hệ thống ngôn ngữ tuổi @. Hàng loạt các từ như : Bít chít lìn (biết chết liền), wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk?…. đang được phổ biến tràn lan đủ để khiến các ông bố bà mẹ bước vào một ma trận ngôn ngữ.
Thậm trí hệ thống ngôn ngữ này đã phát triển nhanh đến mức các bạn còn sáng tạo ra bằng cách thêm vào trong câu nói vài chữ cái tiếng Ả Rập mà theo các bạn thì A = CL hay B = 3… hệ thống chữ này còn thách thức cả thế hệ 8x đời cuối và 9x đời đầu chứ đừng nói đến các thế hệ 7x hay 6x. Cùng với đó là hệ thống tiếng lóng, và những câu hay hay ngộ ngộ như “Sao phải thốn” “sao phải xoắn?” “tha thu” … Nghĩa thực sự của các câu nói này là gì thì không ai biết chỉ cần vui tai ngộ ngộ là được các bạn trẻ sử dụng và trở thành xu hướng.
Từ những điều trên có thể thấy việc sử dụng một ngôn ngữ khác trong giới trẻ hiện này không còn quá xa lạ mà trở thành một xu hướng của xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường các bạn lại càng thường xuyên sử dụng. Rất nhiều các bạn trẻ coi đây là “mốt” và đã sử dụng thường xuyên, bạn bè mình dùng ngôn ngữ đó mà mình không biết thì khác gì mình quê mùa lạc hậu. Vậy là từ giờ ra chơi, đi đường, đi học, nói chuyện trên mạng… hệ thống ngôn ngữ này được sử dụng một cách triệt để.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này những nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là hệ thống ngôn ngữ internet, ngôn ngữ điện thoại di động, ngôn ngữ quảng cáo, ngôn ngữ chợ búa…Sự pha tạp của tất cả những điều này đã tác động đến suy nghĩ của giới trẻ và kích thích chúng tạo nên một hệ thống ngôn ngữ mới. Ví dụ, như do thiết kế của bàn phím điện thoạt hay máy tính rất đặc thù nên các bạn trẻ thường có gắng tìm cách để làm sao nhắn tin nhanh nhất vì vậy thay vì viết từ quên, thì viết từ “wen” sẽ nhanh hơn nhiều và tiết kiệm được ký tự. Cùng với đó là các tác phẩm truyền hình, hay quảng cáo thường xuyên sử dụng hệ thống ngôn ngữ lóng để tăng sự thu hút điều này đặc biệt thu hút giới trẻ và chúng nhanh chóng trở thành phong trào cũng như xu hướng trong một thời gian dài.
Tuy nhiên việc viết và sử dụng tiếng lóng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ bị ảnh hưởng của tiếng lóng làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng. Sử dụng tiếng lóng quá nhiều hay từ ngữ không đúng với giá trị của nó còn khiến tính cách và đạo đức của giới trẻ thay đổi và ảnh hưởng xấu. Môi trường xã hội, sự giao tiếp giữa người với người sẽ bị pha tạp một thứ ngôn ngữ không hợp lệ.
Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ. Việc thêm các từ mới và kho tàng ngôn ngữ Việt là điều tốt và không thể tránh được theo thời gian. Tuy nhiên, trước thực trạng đó chúng ta cũng cần có các biện pháp để bảo tồn duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt.
Để làm được điều đó chúng ta cần uốn nắn giới trẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ, để giúp các em hiểu rằng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là cực kỳ cần thiết. Chúng ta cũng không quá khắt khe với những cách nói dí dỏm hài hước mà hãy chấp nhận và sử những chỗ chưa được để thêm vào kho tàng ngôn ngữ. Sáng tạo là giúp cuộc sống của thú vị hơn là một tính cách đáng được khích lệ ở giới trẻ. Nhưng sáng tạo cái gì và sáng tỏa như thế nào để không làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt mà ngày càng phát huy nó mới là điều đáng quý.
Google
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Liên hệ sang phần cải cách tiếng việt của PGS.TS Bùi Hiền được không bạn ?
Cũng được, nhưng đừng lan man quá vì chủ đề giới hạn là ở giới trẻ rồi, chứ ko nói cách sử dụng của tât cả mọi người
- Vấn đề sử dụng tiếng mẹ đẻ đã được đưa ra bàn luận nhiều, không phải là mới mẻ, cũng không quá khó nói
- Một số thực trạng: dùng tiếng mẹ đẻ với tiếng nước ngoài, viết tắt từ ngữ quá nhiều theo phong cách giới trẻ, văng tục chửi bậy,...
- Hậu quả: mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, có thể mất đi tiếng mẹ đẻ của mình nếu chúng ta không giữ gìn
- Bài học nhận thức và hành động:
 
Top Bottom