Văn [Văn 10] Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Mochii

Học sinh
Thành viên
2 Tháng năm 2017
31
11
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Phân tích/Cảm nhận về bài ca dao 1,4,6 ( Lập dàn ý chi tiết)

Bài 1: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Bài 4:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ khóng yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...”
Bài 6:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

2. Vẻ đẹp tâm hồn người lao động qua ca dao than thân tình nghĩa ( Lập dàn ý).
Mong mấy bạn giúp mình với ạ, 1 bài cũng được ạ .
Cảm ơn ạ
 

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,193
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
Bài 1: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Những bài ca dao quen thuộc về những người phụ nữ xa xưa trong chế độ phong kiến cũ thường được bắt đầu bằng mô típ “ thân em” . Có thể là lời than trách hoặc là sự khao khát tự do. Có thể lấy ví dụ như:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thay vì ví von như củ ấu gai hay hạt mưa sa. “ Thân em” – người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa được so sánh như tấm lụa đào. Tấm lụa đào óng ả, mềm mượt cũng như người con gái nhẹ nhàng đẹp đẽ. Người ta cảm nhận được sự giá trị của người con gái hơn, có lẽ đây là biện pháp tu từ thanh thoát và dễ đi vào lòng người. Thế nhưng, trong đó còn ẩn đâu đó một nỗi niềm sâu xa. Tấm lụa đào cũng vốn dĩ chỉ là một tấm vải để con người may mặc lên người hay trang trí lên các vật dụng. Tấm lụa âm thầm chịu đựng theo sự sắp đặt của chủ nhân phải chăng cũng giống như người phụ nữ phải luôn chịu ấm ức áp đặt. Một dáng vẻ đẹp đẽ, thanh tao nhưng âm thầm làm con người ta phải suy nghĩ. Dù tấm lụa rất đẹp nhưng vẫn không thể thoát khỏi số phận mong manh. Câu thứ hai có vẻ đã làm rõ ý đồ của tác giả hơn “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” . Từ “ phất phơ” và “ giữa chợ” làm nên ấn tượng với người đọc. Có thể liên tưởng đến Thúy Kiều – người con gái được mang ra trao đổi thương lượng như một món đồ. Số phận người phụ nữ xưa cũng vậy. “ Phất phơ giữa chợ” có nghĩa là phận nữ nhi không lạc lối giữa xã hội phong kiến, không có quyền nắm bắt tương lai của bản thân. Câu hỏi tu từ “ biết vào tay ai” thật tinh tế nhưng cũng phảng phất nỗi buồn của tấm lòng của người con gái. Họ sẽ sống ra sao giữa cuộc đời vô định này.
Bài ca dao là lời than vãn về số phận bấp bênh của người phụ nữ lứa tuổi đôi mươi. Là sự băn khoăn cho lắng cho về số phận tương lai mà không được mình định đoạt. Không chỉ là lời thổn thức tiếng lòng mà còn khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa.
Bài 4:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ khóng yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...”
“ Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai, mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, mắt không ngủ yên. Đêm qua em những lo phiền, lo vì một nỗi không yên một bề… ” Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân VN.Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của 1 cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà ko dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi ko có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu cho hạnh phúc. Giọng thơ sâu lắng, dồn dập gợi nhiều cảm xúc. Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi ko yên một bề Mở đầu, chiếc khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất: Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt Chiếc khăn thường là vật trao duyên, vật kỷ niệm gơi nhớ người yêu. Sáu câu thơ đc cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ "khăn" ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu "khăn thương nhớ ai" như 1 điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó ko biết " thương nhớ", ko biết tự "rơi xuống", "vắt lên", " chùi nc mắt", nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi l oâu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo chiều hướng của không gian (" khăn rơi xuống đất rồi lại " khăn vắt lên vai"), cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm ("khăn chùi nước mắt"). Nỗi nhớ trong 6 câu lan tỏa vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm: Đèn thương nhớ ai, mà không tắt Vẫn là điệp khúc "thương nhớ ai", nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ " khăn" sang "đèn". Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi ko chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn. ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng. Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hoá. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp: "Mắt thương nhớ ai, mắt không ngủ yên" Thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách thức biểu lộ quen thuộc trong ca dao: “ Đêm nằm lưng chẳng tới giường, Trông cho mau sáng ra đường gặp anh" Tuy nhiên, cũng là 1 tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. "Mắt ngủ ko yên" tạo nên 1 đối xứng rất đẹp với "đèn ko tắt" ở trên, gợi lên 1 khung cảnh rất thực: cô gái giữa đêm khuya 1 mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì "mắt ngủ không yên" nên "đèn không tắt". Nói đèn cũng chỉ là nói người mà thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi không nguôi. Mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Điệp khúc " thương nhớ ai" trở đi trở lại như xoáy vào 1 nỗi niềm khắc khoải, da diết. Những lần " thương nhớ" và 5 lần từ " ai" xuất hiện. Bản thân từ "ai" mang ý phiếm chỉ, gợi lên 1 nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn. Từ "ai" không xác định cụ thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được "ai" ấy là ai. Hỏi không có trả lời, nhưng thực câu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ một cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt. Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc. Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau (ai-ai,mắt-tắt), vần bằng vần trắc luân phiên, tất cả tạo nên một âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa nén lại, vừa như kéo dài ra mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc… Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô giá ko hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền: “Đêm qua em những lo phiền,lo vì một nỗi không yên một bề… ” Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giải bày niềm lo ây của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ "lo" được nhắc đến hai lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề", tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh. Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng… Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa
2. Vẻ đẹp tâm hồn người lao động qua ca dao than thân tình nghĩa ( Lập dàn ý).
Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng nghĩa. Những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc.
Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng.
Nguồn :internet
-- Chúc bạn học tốt ! --
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Mochii

Ph Thủy

Học sinh
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
28
39
21
22
Phú Thọ
THPT Chuyên Hùng Vương
1. Phân tích/Cảm nhận về bài ca dao 1,4,6 ( Lập dàn ý chi tiết)

Bài 1: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Bài 4:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ khóng yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...”
Bài 6:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

2. Vẻ đẹp tâm hồn người lao động qua ca dao than thân tình nghĩa ( Lập dàn ý).
Mong mấy bạn giúp mình với ạ, 1 bài cũng được ạ .
Cảm ơn ạ
Bài 1: Cụm từ" thân em" là motip quen thuộc được sử dụng trong ca dao than thân.
-Chữ "thân" là cách gọi tên cho "thân phận", bèo bọt mong manh gợi cảm giác xót xa và ngậm ngùi ở người đọc.
-So sánh "như tấm lụa đào":
+H/ả tấm lụa đào: mang giá trị vật chất, đẹp nhưng lại mong manh
--> khẳng định được vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ
-->số phận của ng phụ nữ phong kiến như món háng để mua bán, trao đổi; không tự quyết định đc số phận của mình.
Tóm lại bài cadao than thân trên là tiếng than thân phận bất hạnh, trôi nổi..Khẳng định giá giá trị ng phụ nữ và là tg nói lên án XH pk đầy bất công đối với ng phụ nữ
 
  • Like
Reactions: KHANHHOA1808

Ph Thủy

Học sinh
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
28
39
21
22
Phú Thọ
THPT Chuyên Hùng Vương
1. Phân tích/Cảm nhận về bài ca dao 1,4,6 ( Lập dàn ý chi tiết)

Bài 1: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Bài 4:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ khóng yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...”
Bài 6:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

2. Vẻ đẹp tâm hồn người lao động qua ca dao than thân tình nghĩa ( Lập dàn ý).
Mong mấy bạn giúp mình với ạ, 1 bài cũng được ạ .
Cảm ơn ạ

Bài 6:
Các hình ảnh:
+"muối" - 3 năm "mặn"
+"gừng" - 9 thắng "cay"
là biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng, dù có trải qua thời gian, thử thách, qua những thăng trầm cuộc sống, phải chịu nhiều cay đắng nhưng tình nghĩa ấy vẫn mặn nồng thủy chung...
-Cụm từ “nghĩa nặng tình dày” nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. “Ba vạn sáu nghìn ngày” là một trăm năm, là cả đời người, nói là sẽ xa nhau nhưng sẽ chẳng bao giờ xa nhau.
Tóm lại, bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.
 
  • Like
Reactions: Mochii
Top Bottom