Văn [Lớp 11] Thương vợ

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Phân tích hình tượng ông Tú qua qua bài thơ Thương Vợ
Em phân tích theo dàn ý này nhé ^^

I. MB:
- Khái quát về tác giả: Tú Xương là nhà thơ độc đáo của nền văn học trung đại cuối thế kỉ XIX. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân nhưng ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca bất tử. Sáng tác của ông có hai mảng lớn song hành với nhau : trào phúng và trữ tình. Ở mảng thơ trữ tình, ông có hẳn một đề tài viết về người vợ của mình với tấm lòng yêu thương, trân trọng, biết ơn, trong đó có bài thơ “Thương vợ”. Đây là bài thơ hay và cảm động nhất viết về vợ của ông Tú.
- Khái quát về tác phẩm: Có thể xem “Thương vợ” là lời tri ân sâu sắc của ông Tú dành gửi tới vợ. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần : đề, thực, luận, kết. Bài thơ vẽ nên bức chân dung bà Tú chịu thương chịu khó, tần tảo, đảm đang, thương chồng thương con và giàu đức hi sinh; đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng vợ và nhân cách cao cả của ông Tú.
II. TB:
Hai câu đề :
  • Nghệ thuật : ngôn ngữ đời thường giản dị; từ ngữ chọn lọc (quanh năm, mom sông, nuôi đủ), sử dụng số đếm (năm con, một chồng).
  • Nội dung : Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương thể hiện sự tri ân của ông Tú với vợ.
Hai câu thực:
  • Nghệ thuật : Phép đối, phép đảo, từ láy gợi hình gợi cảm, vận dụng sáng tạo thi liệu dân gian (“thân cò”).
  • Nội dung : Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú, cho thấy nỗi cảm thông sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.
Hai câu luận :
  • Nghệ thuật : phép đối, vận dụng thi liệu dân gian (thành ngữ); giọng thơ mang âm hưởng dằn vặt, vật vã.
  • Nội dung : Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà Tú phải gánh chịu, cho thấy ông Tú thấu hiểu tâm tư của vợ, thương vợ sâu sắc.
Hai câu kết :
  • Nghệ thuật : sử dụng khẩu ngữ; lời thơ giản dị, tự nhiên.
  • Nội dung : tiếng chửi – tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc; bộc lộ nhân cách đáng trọng của ông Tú.
Nghệ thuật cả bài thơ :
  • Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian.
  • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
III. KB:
Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.
 

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
Phân tích hình tượng ông Tú qua qua bài thơ Thương Vợ
hơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.
Trong bài thơ, hình ảnh bà tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhieeuf. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:
“ Nuôi đủ năm con với một chồng”
Tù “ đủ” trong “ nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con. cả chồng, nuôi đảm bảo đén mức:” Cơn hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.
Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: “Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ” thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.
Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xú mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Mở bài:
Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: nhân vật ông Tú trong bài thơ “Thương Vợ” – nhà thơ Tú Xương
Thân bài:
1. Giới thiệu bổ sung nếu cần:
_Trần Tế Xương (Tú Xương): 1870-1907: Học giỏi nhưng không đỗ đạt chỉ ở mức tú tài
Cá tính mạnh mẽ, không chịu gò bó trong khuôn phép,
_ Thương Vợ: đề tài mới lạ trong văn học. trung đại
2. Phân tích
Hai câu đề: Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”
Tính chất công việc: Liên tục, khép kín, năm nọ tiếp năm kia không ngừng nghỉ.. Địa điểm: Mom đất nhô ra ngoài sông gợi sự bấp bênh, chật hẹp, nguy hiểm.
Nghệ thuật tiểu đối: Năm con><một chồng +> chồng đặt ngang hàng với con => Gánh nặng đức ông chồng bằng cả bầy con
Giọng điệu: hóm hỉnh, tự trào, tự chế giễu mình ăn bám vợ.

Hai câu đề đã giới thiệu được nỗi vất vả, gian truân đồng thời rất tháo vát đảm đang của bà Tú bằng tấm lòng thương yêu và tri ân vợ của ông Tú.
Hai câu thực: Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
+Nghệ thuật đảo ngữ: Lặn lội, eo sèo đứng trước danh từ chủ thể => Gợi sự vất vả ngược xuôi của bà Tú.
+Nghệ thuật ẩn dụ Thân cò” => Gợi hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé, lam lũ, vất vả.
+Nghệ thuật đốiLặn lội ><Eo sèo Khi quãng vắng><buổi đò đông => nổi bật sự gian truân, vất vả, đơn chiếc bươn trải, vật lộn, chen chúc làm ăn.

Tấm lòng đầy xót xa, thương cảm và tự trách của ông Tú
Hai câu luận: “Một duyên hai nợ âu cũng đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
+Một duyên hai nợ : Duyên ít nợ nhiều
+ Cách sử dụng từ số đếm một- hai, năm- mười => Sự khổ sở, vất vả tăng lên bao nhiêu thì sự cố gắng vươn lên lại tăng gấp bội.
Thành ngữ dân gian “duyên phận”, “năm nắng mười mưa” => Sự vất vả, đảm đang, nhẫn lại, hi sinh thầm lặng của bà Tú.

Tấm lòng yêu thương, cảm phục và trân trọng hết đỗi của ông Tú
Hai câu kết: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Tự trách mình qua tiếng chửi
+ Chửi mình bạc bẽo”, “hờ hững”: Trong trách nhiệm và vai trò của người chồng với thái độ tự lên án, tự phán xét mình.
+ Chửi “thói đời” (trọng nam - khinh nữ): Định kiến khắt khe khiến ông không thể cùng san sẻ gánh nặng gia đình cùng vợ.

Qua tiếng chửi ta thấy rõ nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
3. Đặc sắc nghệ thuật
Ngôn ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống. Qua đó ta thấy được tình thương yêu, quý trọng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian lao và những đức tính cao đẹp của bà Tú
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: nhân cách cao đẹp của ông Tú,…
 
  • Like
Reactions: p3nh0ctapy3u
Top Bottom