Văn [ Lớp 9] Làng

SKY LOVE TÙNG

Học sinh
Thành viên
15 Tháng ba 2017
11
35
41
21
Thanh Hóa
THCS Nga Thành
I ) Mở bài :
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
II) Thân bài :
_Luận điểm 1: tình yêu làng
+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”
+ Luận cứ 2 : tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc :
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào… “ rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính
- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
_Luận điểm 2: tình yêu nước :
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).
III) Kết bài :
-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Phần mở bài :
Kim Lân là một trong số những nhà văn trưởng thành từ trước Cách mạng tháng 8, truyện ngắn của ông rất mộc mạc, chân chất và gần guic với làng quê Việt Nam. Gắn bó với làng quê với người nông dân, từ rất lâu ông đã hiểu được người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 thể hiện được tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đặc biệt qua nhân vật ông Hai Kim Lân đã khắc họa được chân dung người nông dân hiền lành, chất phác và có tình yêu Tổ quốc thiêng liêng bất diệt.


  1. Tình cảm yêu nước của Ông Hai được nhà văn Kim Lân diễn tả hết sức chân thật qua diễn biến tâm lý của ông Hai trong từng giai đoạn diễn biến tâm lý. Ở ông Hai tình cảm chung đó mang màu sắc độc đáo, chỉ riêng ông mới có được.
a. Tình yêu làng – bản chất máu thịt có trong ông Hai

– Ông Hai hay khue làng, đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông như máu thịt thể hiện được niềm tự hào về làng quê của ông.

– Đối với ông Hai cái làng chiếm một phần lớn trong đời sống tình cảm của ông.

b. Sau khi theo Cách mang đi sơ tán về kháng chiến ông Hai đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
Ông Hai luôn tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, về truyền thống xây dựng làng kháng chiến. Ông cùng những người anh em trong làng xây hào, đắp lũy kháng chiến. Khi xa làng ông nhớ da diết nhớ những kỷ niệm “ đào đường, đắp u, xẻ hào, khuân đá”…

Ông yêu quê hương, yêu đất nước, luôn sát sao theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận với những thắng lợi mọi nơi của quân và dân ta “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”, ông tự hào khi giết được nhiều giặc, thắng lợi ở mọi nơi.

c. Tình yêu làng sâu sắc làng của ông Hai bị nghi ngờ theo giặc thể hiện qua diễn biến tâm lý
– Khi nghe được tin dữ, ông sững sờ, bàng hoàn và chưa tin vào tai mình. Khi người ta kể, ông xấu hổ, đau đớn và lảng ra về. Nghe những lời chì chiết của làng xóm ông chỉ biết cúi gầm mặt mà đi.

– Ông còn thương cho đàn con của mình, nghĩ tủi hổ vì chúng nó cũng bị người ta “rẻ rúng, hắt hủi”. Ông điểm lại nhưng gương mặt, từng người một và không tin họ lại đổ đốn hư vậy, nhưng càng nghĩ ông càng đau lòng, không có lửa làm sao có khói, thật khó chấp nhận sự thật, vì nó làm ông cảm thấy đau đớn vô cùng.

– Xấu hổ, nhục nhã ông chẳng dám ra ngoài. Không khí trong căn nhà cũng trở nên vô cùng nặng nề.

– Tình cảm yêu nước sâu sắc còn được bộc lộ ở sự xung đột nội tâm hết sức gay gắt: có lúc ông muốn về làng, vì bị người ta hắt hủi, coi kinh. Những lý trí lại không cho phép yêu làng nhưng làng theo Tây thì ông phải thù. Tâm lý dằng co gay gắt khiến lòng ông đau như cắt.

– Ông chỉ biết bộc lộ nỗi lòng qua lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh của ông với cụ Hồ, đứa con bé tí cũng biết thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”
Qua những tình tiết trên chúng ta có thể thấy rõ:

Tình yêu sâu nặng của ông Hai đối với làng chợ Dầu

Sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Tình cảm ấy vô cùng bền vững, sâu nặng mà không gì có thể lay chuyển được.

d. Niềm vui của ông Hai khi tin làng thoe giặc được cải chính.

Cái cách ông đi từng nhàm gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, cái tình cảm chân thành của người nông dân chất phác.

Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả.

2. Nghệ thuật

– Tác giả đã xây dựng tình huống vô cùng đặc biệt và đã khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật

– Miêu tả cụ thể các diễn biến tâm lý nội tâm của nhân vật qua diễn biến hành động, ngôn ngữ nhân vật.

– Ngôn ngữ vừa mang phong cách riêng vừa mang phong cách chung của người nông dân.

Phần Kết bài:

Qua nhân vật ông Hai chúng ta đã cảm nhận được tình yêu nước, yêu làng rất mộc mạc mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người lao động bình thường.

Truyện ngắn Làng của Kim Lân tiêu biểu cho văn học trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
_ GG _
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,422
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
1. Mở bài:

• Người nông dân vốn gắn bó với làng quê, họ yêu quý và tự hào về cái làng của mình.

• Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân thể hiện tình cảm đó của người nông dân.

2. Thân bài:

a) Ông Hai yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu của mình:

• Yêu say mê làng mình đến nỗi đi đâu gặp ai cũng khoe làng mình. Làng mình hơn hẳn làng khác, có những cái mà làng khác không có.

• Niềm tự hào về làng mình có thay đổi trước và sau cách mạng: ví dụ: trước đây thì tự hào về cái “sinh phần” của viên tổng đốc. Sau cách mạng lại khác. Ông tự hào về không khí sôi nổi trong những ngày khởi nghĩa và chuẩn bị kháng chiến.

b) Rất yêu làng nhưng ông phải tản cư, xa làng:

• Trong tình cảm sâu xa ông muốn ở lại với anh em để kháng chiến, không đành lòng bỏ làng mà đi nhưng vì hoàn cảnh gia đình gieo neo, thương vợ con, bà vợ khẩn khoản nhiều lần nên ông đã tản cư cùng vợ con.

• Những ngày tản cư, ông rất nhớ làng đâm ra cáu gắt, bực bội, buồn phiền. Mỗi lần nghĩ đến làng ông lại muốn về với anh em đề tham gia kháng chiến.

c) Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

• Ông rất đau xót và tủi nhục: không dám ra khỏi nhà, không dám nhìn mặt ai.

• Ông căm thù bọn Việt gian đã theo Tây.

• Bị bà chủ nhà khinh bỉ đuổi đi ông càng tủi nhục, bế tắc, tuyệt đường sinh sống, có lúc muốn quay về làng nhưng lại gạt đi vì làng đã theo Tây, về làng là bỏ kháng chiến. Từ đó ông thù cái làng của ông vì làng đã theo Tây.

• Niềm an ủi còn lại: bốcon ông vẫn một lòng một dạ theo kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.

d) Niềm vui sướng hả hêkhi biết đích xác làng mình vẫn theo kháng chiến.

• Nét mặt vui vẻ rạng rỡ hẳn lên.

• Đối với con cái ông tỏ thái độ vui vẻ, thân mật.

• Đi khoe hết với mọi người: làng mình vẫn theo kháng chiến.

• Mặc dù biết tin nhà mình bị đốt, đốt nhẵn, nhưng vần không tiếc nuối gì mà tỏ vẻ hả hê vui sướng về cái làng của mình theo kháng chiến không theo Tây.

3. Kết luận:

• Về nghệ thuật, nhà văn thấu hiểu tâm hồn, cuộc sống người nông dân kháng chiến nên đã xây dựng được nhân vật có tính cách sinh động.

• Yêu quý nhân vật ông Hai, người nông dân kháng chiến và ta càng cảm phục những người nông dân qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

III. BÀI LÀM

Người nông dân tự bao đời nay đã gắn bó thân thiết với làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi để lại trong cuộc đời biết bao kỉniệm đầm ấm. Làng trở thành niềm vui nỗi nhớ và biết mấy tự hào của người nông dân. Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân đã yêu làng như thế đó.

Ông Hai yêu làng say mê đến nỗi đi đến đâu, gặp ai cũng khoe về cái làng chợ Dầu của mình: nhà ngói san sát, sầm uất, đường lát toàn đá xanh, phòng thông tin sáng sủa rộng rãi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre... Ông tự hào làng mình cái gì cũng hơn làng khác, mỗi lần có khách đến chơi ông đều bắt họ đến xem cái “sinh phần” của viên tổng đốc.

Nhưng sau cách mạng tình yêu làng của ông Hai có thay đổi. Cũng cái “sinh phần” đó của “cụ tôi” nay ông lại căm thùnó vì cái lăng đó làm khổ ông và làm khổ người làng. Từ này ông khoe làng theo cách khác, đó là không khí rộn rịp của những ngày khởi nghĩa, những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào để chuẩn bị kháng chiến chống Pháp.

Cuộc kháng chiến bùng nổ, nhiều nông dân ở quê ông phải tản cư. Vợ con ông đã đi, trong tình cảm sâu xa ông không muốn xa làng, bỏ anh em: “...ông cha cụ kỵ mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã bao nhiêu đời nay rồi. Bây giờ gặp cái lúc hữu sự như thếnày mình lại đâm đầu bỏ đi, còn ra thế nào nữa”. Nhưng rồi vì thương vợ con gieo neo, bà vợ lại khẩn khoảnnhiều lần nên ông cũng đành theo vợ con tản cư, lòng vẫn tự an ủi: “Thôi thì chẳng ở lại cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến”,

Những ngày tản cư ông rất nhớ làng, nỗi nhớ đó cứ dày vò ông làm cho ông đâm ra buồn phiền, bực bội cáu gắt. Nhiều khi nghĩ đến làng, nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em lòng ông lại náo nức muốn về làng để tham gia kháng chiến cùng anh em.

Rõ ràng tình yêu làng của người nông dân sau cách mạng có bước phát triển mới, yêu làng gắn liền với yêu nước, tham gia cuộc kháng chiến để bảo vệ xóm làng quê hương. Vì vậy khi nghe tin làng đã theo Tây làm Việt gian lòng ông rất đau xót và tủi nhục: cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như không thở được. Từ nay ông không dám bước ra khỏi nhà, không dám vào nhà ai, không dám nhìn mặt ai, có đám đông xúm lại cũng để ý, có tiếng xì xào cũng chột dạ. Bà chủ cũng tỏ thái độ khinh bỉ cái làng ông, đuổigia đình ông đi cũng vì làng ông theo Tây làm Việt gian, và “đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”. Gia đình ông bế tắc, tuyệt đường sinh sống, có lúc ông lại muốn trở về làng nhưng ý nghĩ đó lập tức lại gạt đi: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Ông căm thù những đứa làm Việt gian, căm thù cái làng của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Lòng yêu ghét của ông Hai thật phân minh, dứt khoát.

Có lẽ trong những ngày tủi nhục này, niềm ai ủi duy nhất đối với ông là những lúc ôm thằng con trai út vào lòng vỗ về nó, trò chuyện với nó, một mực nó vẫn “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Dù trong hoàn cảnh nào kể cả khi làng chợ Dầu của ông đã theo Tây, cha con ông vẫn một lòng một dạ theo kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ. Tấm lòng thủy chung son sắt của người nông dân đối với cách mạng thật cảm động. “Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai” là một lời nguyền của người nông dân với cách mạng.

Nhưng nỗi niềm vui sướng hả hê đã đến với ông Hai khi ông biết tin đích xác do ông chủ tịch làng cải chính cái tin làng chợ Dầu theo Tây. Nét mặt ông vui tươi rạng rỡ hẳn lên, mồm bôm bẻm nhai trầu, mắt hung hung đỏ hấp háy. Ông thân mật, vui vẻ cởi mở với con cái. Ông sung sướng múa tay lên mà đi khắp các nhà khoe với mọi người làng mình vẫn theo kháng chiến. Mặc dù biết tin nhà mình bị đốt, “đốt nhẵn” nhưng vẫn không nuối tiếc gì, ông còn tỏ ra hả hê khoe với bà con: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn”. Cho dù nhà có bị đốt nhưng niềm vui sướng, hãnh diện nhất về cái làng chợ Dầu của mình không theo Tây làm Việt gian, làng mình vẫn theo kháng chiến.

Niềm vui, nỗi buồn của người nông dân đều gắn chặt với cái làng quê thân yêu của họ. Nhà văn sống gần gũi, người nông dân, thấu hiểu tâmhồn của họ nên đã diễn tả được những nỗi thầm kín sâu xa của họ. Nhân vật ông Hai thật đáng yêu. Và ta càng cảm phục những người nông dân thật thà, chất phác, thủy chung như ông Hai trong hai cuộc kháng chiến vừa qua đã một lòng một dạ hi sinh vì cách mạng.
nguồn :st
 

trần thị tuyết trinh

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng mười hai 2017
26
14
6
20
Quảng Nam
Lê Quý Đôn
1. Mở bài:

• Người nông dân vốn gắn bó với làng quê, họ yêu quý và tự hào về cái làng của mình.

• Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân thể hiện tình cảm đó của người nông dân.

2. Thân bài:

a) Ông Hai yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu của mình:

• Yêu say mê làng mình đến nỗi đi đâu gặp ai cũng khoe làng mình. Làng mình hơn hẳn làng khác, có những cái mà làng khác không có.

• Niềm tự hào về làng mình có thay đổi trước và sau cách mạng: ví dụ: trước đây thì tự hào về cái “sinh phần” của viên tổng đốc. Sau cách mạng lại khác. Ông tự hào về không khí sôi nổi trong những ngày khởi nghĩa và chuẩn bị kháng chiến.

b) Rất yêu làng nhưng ông phải tản cư, xa làng:

• Trong tình cảm sâu xa ông muốn ở lại với anh em để kháng chiến, không đành lòng bỏ làng mà đi nhưng vì hoàn cảnh gia đình gieo neo, thương vợ con, bà vợ khẩn khoản nhiều lần nên ông đã tản cư cùng vợ con.

• Những ngày tản cư, ông rất nhớ làng đâm ra cáu gắt, bực bội, buồn phiền. Mỗi lần nghĩ đến làng ông lại muốn về với anh em đề tham gia kháng chiến.

c) Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

• Ông rất đau xót và tủi nhục: không dám ra khỏi nhà, không dám nhìn mặt ai.

• Ông căm thù bọn Việt gian đã theo Tây.

• Bị bà chủ nhà khinh bỉ đuổi đi ông càng tủi nhục, bế tắc, tuyệt đường sinh sống, có lúc muốn quay về làng nhưng lại gạt đi vì làng đã theo Tây, về làng là bỏ kháng chiến. Từ đó ông thù cái làng của ông vì làng đã theo Tây.

• Niềm an ủi còn lại: bốcon ông vẫn một lòng một dạ theo kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.

d) Niềm vui sướng hả hêkhi biết đích xác làng mình vẫn theo kháng chiến.

• Nét mặt vui vẻ rạng rỡ hẳn lên.

• Đối với con cái ông tỏ thái độ vui vẻ, thân mật.

• Đi khoe hết với mọi người: làng mình vẫn theo kháng chiến.

• Mặc dù biết tin nhà mình bị đốt, đốt nhẵn, nhưng vần không tiếc nuối gì mà tỏ vẻ hả hê vui sướng về cái làng của mình theo kháng chiến không theo Tây.

3. Kết luận:

• Về nghệ thuật, nhà văn thấu hiểu tâm hồn, cuộc sống người nông dân kháng chiến nên đã xây dựng được nhân vật có tính cách sinh động.

• Yêu quý nhân vật ông Hai, người nông dân kháng chiến và ta càng cảm phục những người nông dân qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc
Sưu tầm
 
Top Bottom