Văn (Văn 12) Đất nước( dàn ý)

Scarlettrose

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng mười một 2017
27
25
16
23
Bắc Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Sự cảm nhận mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau :
Từ " Trong anh và em hôm nay
... đến "Làm nên đất nước muôn đời"
Đề 2: Dựa vào sự cảm nhận 4 câu thơ
"Em ơi em đất nước là máu xương của mình
...
Làm nên dất nước muôn đời"
Em có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước
@khuattuanmeo @p3nh0ctapy3u @baochau1112 giúp em dàn ý với ạ, bài Đất nước em không hiểu lắm :(
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Sự cảm nhận mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau :
Từ " Trong anh và em hôm nay
... đến "Làm nên đất nước muôn đời"
Đề 2: Dựa vào sự cảm nhận 4 câu thơ
"Em ơi em đất nước là máu xương của mình
...
Làm nên dất nước muôn đời"
Em có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước
@khuattuanmeo @p3nh0ctapy3u @baochau1112 giúp em dàn ý với ạ, bài Đất nước em không hiểu lắm :(
Đề 1:
I/ Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Ng Khoa Điềm, về bài thơ "Đất nước"
- Trích dẫn đoạn thơ ấy ra: ....
II/ Thân bài :
- Những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua những phương diện không gian- địa lý,thời gian- lịch sử,phong tục- văn hóa …, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến khẳng định :
“ Trong anh và em hôm nay,
Đều có một phần Đất Nước”.
+ Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy.
+ Đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước này.
+ Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm,nếp nghĩ và cách sống của mình.
- Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người,nhà thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận :
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
- Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước / Đất Nước),nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.
- Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước :
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”.
- Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước.Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa- Đến những tháng ngày mơ mộng”.Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
- Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của đất nước, nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi người :
“ Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
=> Bằng giọng văn trữ tình kết hợp với chính luận; bằng cách sử dụng câu cầu khiến, điệp ngữ “phải biết - phải biết” nhắc lại hai lần cùng các động từ mạnh “gắn bó, san sẻ, hóa thân” …nhà thơ như nhắn nhủ mình, nhưng cũng là nhắn nhủ với mọi người ( nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tự dặn mình - dặn người của nhà thơ.
III/ Kết bài:
- Đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm
- Bài thơ giúp chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước => Có ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.
- Đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính luận của nhà thơ.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1: Sự cảm nhận mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau :
Từ " Trong anh và em hôm nay
... đến "Làm nên đất nước muôn đời"
Đề 2: Dựa vào sự cảm nhận 4 câu thơ
"Em ơi em đất nước là máu xương của mình
...
Làm nên dất nước muôn đời"
Em có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước
@khuattuanmeo @p3nh0ctapy3u @baochau1112 giúp em dàn ý với ạ, bài Đất nước em không hiểu lắm :(
Đề 2:
I/ Mở Bài:
- Giới thiệu về nhà thơ và tác phẩm đất nước.
- Vai trò, trách nhiệm gìn giữ đất nước, phát huy tinh thần yêu nước của cha ông. Và rồi thì trích dẫn đoạn thơ: ....

II/ Thân Bài:
– Giải thích các từ ngữ: máu xương, gắn bó, san sẻ, hóa thân
=> Nội dung đoạn thơ: Đất nước gần gũi, gắn bó mật thiết với mỗi con người, mỗi con người là một phần của đất nước. Cho nên, mỗi cá nhân phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và nối tiếp truyền thống của đất nước.

– Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước. Mỗi cá nhân cần phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và tiếp nối truyền thống của đất nước. Tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…
- Bàn luận:
+ Vai trò của quê hương, đất nước
  • Đất nước vốn rộng lớn, trừu tượng nhưng thực ra cũng rất cụ thể, gần gũi đối với mỗi người.
  • Đất nước là không gian, thời gian ta sinh hoạt, lao động hàng ngày, lưu giữ cho ta những kỉ niệm, kí ức, cảm xúc… Dẫn chứng: hiện hình trong dáng dấp, màu da, mái tóc, tiếng nói, giọng điệu của mỗi người; là quê hương, trong quê hương có gia đình – người thân của chính chúng ta.
+ Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên. Thanh niên chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi cá nhân thanh niên cần phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc chung của đất nước.
- Trách nhiệm của thế hệ con cháu như chúng ta: Ở mỗi thời điểm, thanh niên có cách gắn bó và san sẻ với đất nước khác nhau:
+ Thời chiến: cả một thế hệ thanh niên “gác bút nghiên theo việc đao cung”, hi sinh cuộc sống của mình để bảo vệ đất nước…VD: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”,“Ta biết giấu mặt vào đâu, gấu quần hay gấu áo khi đường Trường Sơn không có dấu chân ta ” (Mãi mãi tuổi hai mươi- Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
+ Thời bình, nhất là trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay : thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, trước những cám dỗ vật chất, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến, dựng xây đất nước…HS lấy dẫn chứng minh hoạ: Trong lao động, trong chiến đấu, trong thời kì hội nhập hôm nay.
+ Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập mở cửa hiện nay, thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, rèn đức luyện tài để “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
– Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những ai ích kỉ chỉ biết vội vàng đòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

III/ Kết bài: Bình luận, đánh giá và liên hệ với bản thân.
– Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn về đất nước và ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm của mình và thế hệ mình trước vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại và có tác dụng to lớn trong việc hiệu triệu thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
– Là một thanh niên, ta cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước.
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Đề 1: Sự cảm nhận mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau :
Từ "Trong anh và em hôm nay”
... đến "Làm nên đất nước muôn đời"

Bài làm:
Mở bài: Mở bài tham khảo
Đất Nước là một đề tài muôn thuở của thơ ca và nghệ thuật. Hình hài đất nước cũng được tạc thành nhiều vẻ đẹp khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Tố Hữu thấy Đất Nước trong bóng dáng người anh hùng, người Mẹ. Chế Lan Viên “tìm hình của nước” trong vị cha già Hồ Chí Minh. Nguyễn Trãi tự hào về triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần… còn Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ chống Mỹ lại tìm vẻ đẹp của Đất Nước trong chiều sâu văn hóa, phong tục mang đậm dấu ấn tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” =>>> Dẫn dắt đến đoạn thớ thứ 2 và vấn đề cần nghị luận: sự khám phá mới mẻ

Thân bài:
I. Giới thiệu bổ sung: Đôi nét về tác giả, tác phẩm (nếu mở bài chưa giới thiệu)
II. Giải thích vấn đề cần nghị luận:
- Sự cảm nhận mới mẻ: Sự cảm nhận theo chiều hướng khác, chưa từng xuất hiện ở các thời đại trước, không bị trùng lặp với các nhà thơ khác, cho mình một lối đi riêng, một cách suy nghĩ riêng.
- Sự cảm nhận ấy được thể hiện qua hình ảnh nào, phương diện nào (địa lí, lịch sử)

III. Bàn luận vấn đề:
- Đất nớc kết tinh, hoá thân trong máu thịt con ngời
Trong anh và em hôm nay,
Đều có một phần Đất Nước”

>>> sự gắn bó sâu sắc . Tư tưởng mỗi công dân là một tế bào của xã hội, của Đất Nước đã được Nguyễn Khoa Điềm diễn tả một cách rất trữ tình qua cuộc trò chuyện tâm tình anh và em, của những lứa đôi.
- Sự sống của mỗi cá nhân là một phần của cộng đồng dân tộc bởi mỗi cuộc đời đều đợc thừa hưởng di sản văn hoá tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân.

Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Cả bốn dòng thơ nhưng chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả sự yêu thương, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau. Chỉ khi nào người trong một nước biết yêu thương nhau, cùng nhau đoàn kết dựng xây thì Đất Nước sẽ vẹn toàn lơn, huy hoàng.

Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng

Đoạn thơ là lời tâm tình của anh và em vừa là lời nhắn nhủ thiết tha với những đứa con yêu thương, với những thế hệ mai sau.

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…

Đoạn thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ ® không phải lời giáo huấn mà như lời tự nhủ lòng: "Em ơi em..." . Trong tâm trí của anh và em, Đất Nước là xương thịt, là dòng máu chảy trong tim mình, là một phần quan trọng của cơ thể sống, là sự sống của anh và em. Đất Nước là máu xương của mình cho nên mỗi người phải biết nêu cao tinh thần trách nhiệm
IV. Đặc sắc nghệ thuật:

Kết bài:
Sự cảm nhận về đất nước của NKĐ vừa thân thương vừa mới mẻ, độc đáo bởi nó được dệt bằng chất liệu dân gian nhưng lại mang yếu tố hiện đại, tạo nên giọng điệu riêng của hồn thơ tác giả. Hình ảnh đất nước hiện lên mang chiều sâu của nhiều phương diện.
 
  • Like
Reactions: Scarlettrose
Top Bottom