Ngữ Văn 8

Hữu Khải

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng chín 2017
10
0
16
19
Quảng Trị
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy bác giúp em với
1.Lúc lão hạc đi xin bã chó thì ông giáo nghĩ cuộc đời này càng ngày càng có nhiều chuyện đáng buồn hơn. Sau cái chết của lão hạc ông giáo nghĩ cuộc sống này ko hẳn là đáng buồn chỉ có những nỗi buồn theo hoàn cảnh. Theo em những câu nói của ông giáo có ý nghĩa gì?
2.Cái kết của câu chuyện cô bé bán diêm là có hậu hay ko có hậu? Vì sao?
3.Hãy viết một đoạn văn ngắn về người phụ nữ... có hình tượng như chị Dậu
4.Viết đoạn văn về chú bé hồng
thank you mấy bác :)))
 

nguyenhonganthi@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng mười 2017
58
44
59
Khi đọc đến đoạn chuyện Bình Tư nói về Lão Hạc "chỉ tẩm ngầm nhưng cũng ra phết...", em đã hình dung câu chuyện sẽ phát triển theo chiều hướng: ông giáo đã hiểu được Lão Hạc xin bả chó là để bẫy chó, khác với con người lão mà đã từng khóc, đau đớn, day dứt, ân hận khi bán đi cậu Vàng.
Nhân vật ông giáo khi nghe Binh Tư kể đã chua chát nghĩ rằng: "cuộc đời cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn!" vì ông giáo thấy trong cái xã hội lúc đó, có rất nhiều chuyện đáng buồn, ví dụ như chuyện nghề nghiệp của Binh Tư.
Binh tư làm nghề ăn trộm, không ưa những người lương thiện quá như Lão Hạc. Và đến bây giờ, một người quá lương thiện như Lão Hạc cũng đã làm một chuyện trái với lương tâm ở cái tuổi gần đất xa trời.
Ông giáo cũng cảm thấy thất bọng và đáng buồn khi ngay đến cả người lương thiện như Lão cũng "theo gót Binh Tư để có ăn ư?".
Điều đó đã khiến cho ông giáo có suy nghĩ chua chát đối với Lão Hạc.
Nguồn: Webhoctot.com
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: thienabc

Trần Kim Thi

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tư 2017
124
56
36
Hà Tĩnh
thpt trường chinh
Mấy bác giúp em với
1.Lúc lão hạc đi xin bã chó thì ông giáo nghĩ cuộc đời này càng ngày càng có nhiều chuyện đáng buồn hơn. Sau cái chết của lão hạc ông giáo nghĩ cuộc sống này ko hẳn là đáng buồn chỉ có những nỗi buồn theo hoàn cảnh. Theo em những câu nói của ông giáo có ý nghĩa gì?
2.Cái kết của câu chuyện cô bé bán diêm là có hậu hay ko có hậu? Vì sao?
3.Hãy viết một đoạn văn ngắn về người phụ nữ... có hình tượng như chị Dậu
4.Viết đoạn văn về chú bé hồng
thank you mấy bác :)))
1. Câu nói khi lão Hạc đi xin bả chó : Ông giáo cuộc đời đáng buồn vì người đáng kính, lương thiện, day dứt vì đã bán một chú chó lại nối gót một tên trộm qua đó thấy được bản chất tốt đẹp của lão đang bị xô đẩy và nhấn chìm vào vũng bùn sâu bởi xã hội nghèo đói và đầy khổ cực
Lúc sau khi lão hạc chết: Ông giáo buồn vì thương xót lão nhưng lại vui vì bản chất tốt đẹp của lão vẫn còn đó, không bị nhuốm màu dơ bẩn.
2. Cái kết của câu chuyện được coi là cái kết có hậu (tuy nhiên một phần nào đó thì lại không phải như thế) không những thế nó còn mang tính nhân văn cao. Nó như giải thoát cho cô bé ra khỏi thế giới khổ cực, lạnh lẽo ngoài kia. Nó giúp cô bé và người bà kính yêu của em tuy sống ở 2 thế giới khác nhau nhưng cuối cùng cũng được đoàn tụ với nhau để đón mừng một năm mới ấm áp hơn và không còn những khổ đau như ở trên cõi đời.
 

Trần Kim Thi

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tư 2017
124
56
36
Hà Tĩnh
thpt trường chinh
1. Câu nói khi lão Hạc đi xin bả chó : Ông giáo cuộc đời đáng buồn vì người đáng kính, lương thiện, day dứt vì đã bán một chú chó lại nối gót một tên trộm qua đó thấy được bản chất tốt đẹp của lão đang bị xô đẩy và nhấn chìm vào vũng bùn sâu bởi xã hội nghèo đói và đầy khổ cực
Lúc sau khi lão hạc chết: Ông giáo buồn vì thương xót lão nhưng lại vui vì bản chất tốt đẹp của lão vẫn còn đó, không bị nhuốm màu dơ bẩn.
2. Cái kết của câu chuyện được coi là cái kết có hậu (tuy nhiên một phần nào đó thì lại không phải như thế) không những thế nó còn mang tính nhân văn cao. Nó như giải thoát cho cô bé ra khỏi thế giới khổ cực, lạnh lẽo ngoài kia. Nó giúp cô bé và người bà kính yêu của em tuy sống ở 2 thế giới khác nhau nhưng cuối cùng cũng được đoàn tụ với nhau để đón mừng một năm mới ấm áp hơn và không còn những khổ đau như ở trên cõi đời.
Những câu còn lại bạn có thể tìm hiểu trên mạng nhé. Có rất nhiều bài văn hay
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Mấy bác giúp em với
1.Lúc lão hạc đi xin bã chó thì ông giáo nghĩ cuộc đời này càng ngày càng có nhiều chuyện đáng buồn hơn. Sau cái chết của lão hạc ông giáo nghĩ cuộc sống này ko hẳn là đáng buồn chỉ có những nỗi buồn theo hoàn cảnh. Theo em những câu nói của ông giáo có ý nghĩa gì?
2.Cái kết của câu chuyện cô bé bán diêm là có hậu hay ko có hậu? Vì sao?
3.Hãy viết một đoạn văn ngắn về người phụ nữ... có hình tượng như chị Dậu
4.Viết đoạn văn về chú bé hồng
thank you mấy bác :)))
Viết đoạn văn về tình thương của chú bé Hồng với mẹ

Chú bé Hồng sinh ra nhiều cơ cực: cha mất vì nghiện, mẹ đi tha hương cầu thực bỏ lại hai anh em Hồng ở lại trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, nhưng không vì thế mà chú mất đi tình yêu thương mãnh liệt với mẹ. Tình cảm chân thành ấy cứ tự nhiên lớn dần bởi khát khao yêu thương chứ không phải vật chất "Non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người hỏi thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà". Khi bị bà cô gieo rắc vào đầu những ý nghĩ tanh bẩn về mẹ, chú bé Hồng vẫn không giận mẹ, luôn tin mẹ và hiểu mẹ. Chú chỉ giận những cổ tục xấu xa đã đầy đọa mẹ con sớm chia ly "Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, tôi quyết vồ lấy mà nhai, mà cắn cho kỳ nát vụn mới thôi". Tình yêu thương không gì ngăn cản ấy còn thể hiện khi Hồng gặp mẹ. Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ, chú đã chạy theo gọi bối rối, chứng tỏ mẹ luôn nằm trong tâm trí chú. Khi được ngồi trên xe cùng mẹ, chú đã òa khóc. Đó là tiếng khóc dỗi hờn mà xúc động, tủi thân mà hạnh phúc. Chú thấy mẹ "đẹp như thuở còn sung túc", chú tận hưởng cái ấm áp của tình mẹ, quên đi những cay độc tủi hờn người cô gieo rắc để chìm trong dòng cảm xúc mơn man dào dạt. Thực sự, nhà văn Nguyên Hồng đã viết lên một bài ca không quên - một tình yêu thương bất tử, vĩ đại, thiêng liêng và ấm áp mà chú bé Hồng chỉ dành riêng cho người mẹ bất hạnh của mình.
Nguon:tailieutonghop Hay hì like
 

_Minh_Thư_

Banned
Banned
1 Tháng mười 2017
162
245
76
19
Quảng Ngãi
Viết đoạn văn về chú bé hồng
Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng.

Cái kết của câu chuyện cô bé bán diêm là có hậu hay ko có hậu? Vì sao?
Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người…. Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

- Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

Lúc lão hạc đi xin bã chó thì ông giáo nghĩ cuộc đời này càng ngày càng có nhiều chuyện đáng buồn hơn. Sau cái chết của lão hạc ông giáo nghĩ cuộc sống này ko hẳn là đáng buồn chỉ có những nỗi buồn theo hoàn cảnh. Theo em những câu nói của ông giáo có ý nghĩa gì?
Khi đọc đến đoạn chuyện Bình Tư nói về Lão Hạc "chỉ tẩm ngầm nhưng cũng ra phết...", em đã hình dung câu chuyện sẽ phát triển theo chiều hướng: ông giáo đã hiểu được Lão Hạc xin bả chó là để bẫy chó, khác với con người lão mà đã từng khóc, đau đớn, day dứt, ân hận khi bán đi cậu Vàng.
Ông giáo cảm thấy thất vọng và đáng buồn khi cả đời lão toàn làm việc thiện , vô cùng nhân hậu mà đến lúc gần đất xa trời lại đi giết hại một con chó chỉ vì nó đi sang vườn nhà lão.

Nhân vật ông giáo khi nghe Binh Tư kể đã chua chát nghĩ rằng: "cuộc đời cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn!" vì ông giáo thấy trong cái xã hội lúc đó, có rất nhiều chuyện đáng buồn, ví dụ như chuyện nghề nghiệp của Binh Tư.

Binh tư làm nghề ăn trộm, không ưa những người lương thiện quá như Lão Hạc. Và đến bây giờ, một người quá lương thiện như Lão Hạc cũng đã làm một chuyện trái với lương tâm ở cái tuổi gần đất xa trời.

Ông giáo cũng cảm thấy thất bọng và đáng buồn khi ngay đến cả người lương thiện như Lão cũng "theo gót Binh Tư để có ăn ư?".
Điều đó đã khiến cho ông giáo có suy nghĩ chua chát đối với Lão Hạc.
 
Last edited by a moderator:

Kyungsoo Do

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng chín 2017
1,087
984
131
Nam Định
THCS Tống Văn Trân
1.Lúc lão hạc đi xin bã chó thì ông giáo nghĩ cuộc đời này càng ngày càng có nhiều chuyện đáng buồn hơn. Sau cái chết của lão hạc ông giáo nghĩ cuộc sống này ko hẳn là đáng buồn chỉ có những nỗi buồn theo hoàn cảnh. Theo em những câu nói của ông giáo có ý nghĩa gì?
-Nghe tin lão Hạc xin bả chó, ông giáo thấy cuộc đời thật đáng buồn.
-Khi chứng kiến cái chết của lão hạc,ông giáo lại thấy cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn(ông giáo nhận ra lão hạc vẫn giữ được sự lương thiện trong sạch), ông giáo vẫn tin tưởng những người như lão hạc.
-Ông giáo thấy cuộc đời đáng buồn theo 1 cách khác: lão hạc phải chọn lấy cái chết để có thể giữ trọn đão làm cha, làm người, làm 1 con người lương thiện tử tế; nhưng những người như lão hạc lại phải chọn lấy cái chết để giữu cho mình sự trong sáng, lương thiện.
4.Viết đoạn văn về chú bé hồng
mình chỉ ghi ý ra thôi còn bạn tự triển khai nhé
-Hồng có tuổi thơ cay đắng, bất hạnh
+Bố mất sớm
+Mẹ vì nợ nần cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực
+Sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội
+Cuộc sống tinh thần bị đọa đày
-Hồng có tình yêu thương mẹ sâu nặng
+Hình ảnh người mẹ luôn hiện hữu trong trái tim Hồng
+Hồng luôn luôn tin tưởng,bảo vệ, bênh vực người mẹ của mình
+Luôn nhớ mẹ, khao khát, mong chờ mẹ và được sống trong lòng mẹ
+Sự hạnh phúc, vui sướng của hồng khi được sống trong lòng mẹ đến cực điểm
 
Top Bottom