Cảm nhận

Trần Ngọc Khánh Ly

Học sinh
Thành viên
14 Tháng bảy 2017
172
33
26
21
Đồng Nai
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí , hãy nêu cảm nhận của em về Nguyễn Huệ? (chỉ cho mình dài dài nhá, thanks nhìu nhìu nha)
-Ngày 24 tháng 11, Nguyễn Huệ đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế đặt niên hiệu là Quang Trung.

-Ngày 25/12/1788 (Mậu Thân), xuất quân ra Bắc.

=>rất mạnh mẽ và quyết đoán

-Ngày 29/12, đến Nghệ An, vua Quang Trung gặp “người cống sĩ ở huyện La Sơn (Nguyễn Thiếp)”. Quang Trung cho tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam Điệp.

=> rất sáng suốt và nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. Một vị tướng có tài mưu lược, nhìn xa trông rộng, dụng binh như thần.

-Diễn biến trận chiến Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh:

+ Ngày 3/1/1789 tiến sát vùng giáp Thăng Long.

+ Bắt sống hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên. Tạo thế bất ngời vây kín làng Hà Hồi. Quân lính trong đồn “rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”

+ Công phá đồn Ngọc Hồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến đánh, khi giáp lá cà thì quăng ván xuống đất, nhất tề xông tới mà đánh.

+Mồng 5 tết Kỷ Dậu QT đánh tan 20 vạn quân Thanh chiếm thành Thăng Long.

=>Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quân cùng với tư thế oai phong lẫm liệt hào hùng của vua Quang Trung.
 

SUNSHINE 1106

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
642
1,575
214
Nam Định
Qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí , hãy nêu cảm nhận của em về Nguyễn Huệ? (chỉ cho mình dài dài nhá, thanks nhìu nhìu nha)
Gợi ý của mk
_ Là người có lòng yêu nước nồng nàn
_ Khi nghe tin quân Thanh vào đến Thăng Long, một vùng đất đai rộng lớn đã bị chiếm, NH đã định thâm chinh cầm quân đi ngay.
_ Người luôn hành động mạnh mẽ quết đoán song lại lắng nghe, tham khảo ý kiến của công sử.
_ Là 1 vị vua văn võ song toàn
VĂN
+ Phủ dụ quân lính trước lúc lên đường.
+ An ủi tướng sĩ của mình.

+ Là tổng chỉ huy chiến dịch.
+ Trực tiếp 1 mũi tiến công
+ Hiểu những mặt lội và hại của các tướng sĩ, điều binh khiển tướng tài tình.
+ Ân nghĩa đúng mực
+ Luôn giữ thể chủ động, phán đoán nhạy bén tình thình.
+ Là người có tầm nhìn xa trông rộng, ý chí quyết thắng. Đánh 3 trận, mỗi trận 1 cách đánh khác nhau.
_ Lần đầu tiên trong lịch sử chiến trận, có 1 vị vua, vị tướng giám định ngày chiến thắng thậm cgis sớm những 2 ngàyvà đã sắp xếp kế hoạch ngoại giao chiến thắng.
=> Có thể mói Qt - NH là 1 nhà lãnh đạo chĩnh tri, tài ba, có trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng. Dù là 1 người trung thành tuyệt đối với nhà Lê nhưng dòng họ Ngô gia văn phái vẫn viết về vua QT bằng tất cả sự ngợi ca, ngưỡng mộ của mk. Hình ảnh 1 vị vua với áo bào đỏ cưỡi trên lưng voi còn vương mùi khói lửa mãi là 1 hình tượng đẹp, lẫm liệt trong lịch sử chiến thắng rực rỡ của người Việt.

P/s: Bài mk viết ko hay @lê thị hải nguyên, xem và góp ý luôn cho Dương nhé
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí , hãy nêu cảm nhận của em về Nguyễn Huệ? (chỉ cho mình dài dài nhá, thanks nhìu nhìu nha)
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh nhục nhã
Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.

Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn”' nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân:" Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...". Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến nhu thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống” phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huê vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.

Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bời vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyễn Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ:" Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc...". Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém Hịch tưóng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình "Biết nín nhịn để tránh mũi nhọn", "bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng’ . Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự rin: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thế đuổi được người Thanh". Nhưng ông cũng luôn luôn để phòng hậu hoạ: “ Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt". Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ' để "dẹp việc binh đao” đó cũng là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trug thấy ông không chi nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: “Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả". Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

Nguồn : loigiaihay
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom