Sử 9 Cách mạng Việt Nam từ sau 1946

Bùi Thị Hoàng Lan

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng mười 2012
69
37
141
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mn ơi làm hộ e câu 4;5;6 với ạ!!! Mai e phải nộp rồi
img20170309100145-jpg.5325
 

quynh2002ht

Học sinh gương mẫu
Thành viên
6 Tháng một 2014
2,541
176
301
Quảng Ngãi
THPT Số 1 Nghĩa Hành, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
4. Đại hội lần thứ II là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của đảng ta là "Đại Hội Kháng Chiến Thắng Lợi"
5. Điện Biên Phủ được chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp vì:
+ Đối với ta:
Với điều kiện vị trí địa lí và điều kiện thời tiết như vậy nên ngay khi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ chúng ta đã nhận thấy những điểm yếu của địch và những thuận lợi cho ta ở địa hình này:

Nằm cô lập giữa núi rừng trùng điệp mênh mông của Tây Bắc và thượng Lào, Điện Biên Phủ rất xa những căn cứ hậu phương của địch. Mọi việc tăng viện hoặc tiếp tế đều do đường hàng không đảm nhiệm. Nếu đường hàng không bị cắt đứt thì quân Pháp ở đây sẽ lâm vào thế bị động, phòng ngự trong những điều kiện khó khăn và nếu lâm nguy cũng khó rút quân được toàn vẹn.

Bên cạnh đó, địa hình rừng núi vốn rất quen thuộc, thuận lợi trong tác chiến của ta. Những dãy núi trùng điệp xung quanh thung lũng Điện Biên trở thành vũ khí lợi hại cho quân đội ta khi đặt pháo ở những sườn núi để khống chế các căn cứ của địch tại cánh đồng Điện Biên.

Bởi vậy sau 3 chiến dịch vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, Đường 18 và Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị của Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân (1953 - 1954), chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “về hướng hoạt động, lấy Tây bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi, phép dùng binh là phải thiên biến vạn hóa”.

Do vậy, việc làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt trong việc tăng cường tình đoàn kết Việt - Lào để cùng chống kẻ thù chung.

+ Đối với Pháp:
Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Tuy nằm ngoài dự kiến ban đầu của Kế hoạch Nava, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Ở đây tập trung 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 quân, đảm bảo nguồn tiếp viện trong quá trình tác chiến. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ, như “ một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và là quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava.

Đế quốc Pháp - Mỹ đánh giá Điện Biên phủ là “một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á”, là “ ngã tư chiến lược quan trọng”, “cái bàn xoay có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc”, như “chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào. Đồng thời từ Điện Biên Phủ có thể đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc Trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Mặt khác đây còn là một căn cứ không quân, lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Châu Á.

Nếu khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta với chiến khu Việt Bắc, Liên khu II và Liên khu IV. Đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng kinh đô LuôngPhaBăng. Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng xung quanh là núi đá vôi ở phía Tây Bắc Việt Nam rất lợi hại cho quân phòng ngự. Quân đội Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công sự kiên cố liên hoàn, rải trên một diện tích rộng có cả sân bay, hầm ngầm và lập cầu không vận... với một lực lượng gồm 21 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo (24 khẩu 105mm, 20 khẩu 120mm và 4 khẩu 155mm), một đại đội tăng 10 chiếc, lực lượng không quân chi viện chiến đấu 150 - 250 lần/chiếc/ngày.

Với những nhận định như vậy, quân đội Pháp, đứng đầu là H.Nava đã chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Sự lựa chọn này của địch đã trở thành một cơ hội tốt cho chúng ta để tiêu diệt sinh lực tinh nhuệ của địch và kết thúc chiến tranh. Tháng 12 năm 1953, Bộ chính trị đã hạ quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau khi quyết định chọn địa hình Điện Biên Phủ, quân và dân cả nước đã dốc sức cho chiến dịch với một quyết tâm cao độ, tạo nên sức mạnh tổng lực đánh thắng kẻ thù trong một thế trận hiểm hóc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ.
- Vì sao nói "Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của TK XX. Đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc"?

a. Đối với trong nước.
- Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, là thắng lợi to lớn nhất của 9 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chiến thắng này được ghi nhận như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Với Điện Biên Phủ ta đã đánh bại thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về quân sự , tạo nên sự chuyển biến lớn lao cho cuộc kháng chiến. Thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược này đã trực tiếp mở ra khả năng kết thúc thắng lợi cho cuộc kháng chiến.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na-va cũng như cố gắng cao nhất của Pháp và Mĩ đã bị phá sản hoàn toàn. Giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, tạo cơ sở thực lực để đi đến kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của truyền thống anh hùng cách mạng và ý chí quyết tâm thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhât định không chịu làm nô lệ. Đồng thời chiến thắng này đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo và sức mạnh của đường lối kháng chiến, đường lối chiến tranh nhân dân do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra.

b. Đối với quốc tế
- Chiến dịch Điện Biên Phủ đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, là thắng lợi của các lực lượng yêu chuộng hòa bình và dân chủ trên toàn thế giới.

- Chiến thắng này là thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa nhỏ bé chống lại một nước thực dân hùng mạnh. Thắng lợi này đã mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa kiểu cũ của Pháp, góp phần cổ vũ, động viên cuộc chiến đấu của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cũng từ đây cụm từ Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng của ý chí cách mạng đại diện cho các dân tộc và toàn thể nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.

- Chiến thắng này cũng chứng minh một chân lí của thời đại là một dân tộc dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết dưới sự lãnh đạo của một Đảng chân chính với đường lối cách mạng đúng đắn được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ thì nhất định đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
6. Hoàn cảnh lịch sử:
Đầu năm 1967, sau thắng lợi trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, ta chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao. Mục tiêu ngoại giao trước mắt là đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, coi đó là điều kiện để đi đến thương lượng ở bàn hội nghị.
Năm 1968, sau Mậu Thân 1968 và thắng lợi của ta trong chiến tranh phá hoại II, Mỹ phải thương lượng với tatừ 13/5/1968 (Từ 25/1/1969, giữa 4 bên gồm Mỹ + Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa + Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam)
- Sau nhiều cuộc tiếp xúc, lập trường hai bên quá xa nhau: Việt Nam đòi Mỹ và đồng minh rút quân, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, Mỹ đòi miền Bắc rút quân và từ chối ký dự thảo Hiệp định dù đã thỏa thuận (10/1972)
- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Pari.
- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.

Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari:
- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh trong vòng 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, huỷ bỏ các *căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Hai miền Nam - Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Hai bên ngừng bắn, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước.

Ý nghĩa lịch sử
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước.
- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
 
Top Bottom