Vật lí [Vật lí] Topic bài tập vận dụng lí 10

Status
Không mở trả lời sau này.

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Trước khi làm bài tập của ngày hôm nay các e cần đọc kĩ và nắm vững lí thuyết đồng thời sử lí những bài tập còn lại của ngày hôm qua nhé.
Và đây là bài tập của ngày hôm nay.


BÀI TẬP PHẦN CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO

Bài 1: Một vật rơi tự do từ độ cao 20m xuống đất, [tex]g=10m/s^{2}[/tex]

a/ Tính thời gian để vật rơi đến đất.

b/ Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.

Bài 2: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 70m/s, [tex]g=10m/s^{2}[/tex]

a/ Xác định quãng đường rơi của vật.

b/ Tính thời gian rơi của vật.



Bài 3: Trong 3s cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi tự do được quãng đường 345m. Tính thời gian rơi và độ cao của vật lúc thả, [tex]g=9,8m/s^{2}[/tex]


Bài 4: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng quãng đường đi trong 5s đầu tiên, [tex]g=10m/s^{2}[/tex].

a/ Tìm độ cao lúc thả vật và thời gian vật rơi.

b/ Tìm vận tốc cuả vật lúc vừa chạm đất.


Bài 5: Từ tầng 9 của một tào nhà, Nam thả rơi viên bi A. Sau 1s, Hùng thả rơi viên bi B ở tầng thấp hơn 10m. Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào ( Tính từ khi viên bi A rơi ) cho [tex]g=9,8m/s^{2}[/tex]

Vào làm thôi nào mọi người @Hoàng Hương Giang @samsam0444 @Saukhithix2@huonggiangnb2002 @thanhbinh2002 @Trung Lê Tuấn Anh
@Trứng muối @kingsman(lht 2k2) @Lê Thị Quỳnh Chi @Kagome811 @Anh Hi @thuyhuongyc @Trai Họ Nguyễn @Trịnh Hoàng Quân cùng toàn thể thành viên 2k2 trên dđ.
 
Last edited:

Saukhithix2

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng năm 2017
250
256
51
Em xin giải tắt nhanh(thói quen của em là giải tắt-:D:D:D)
1/Áp dụng công thức $$h=\dfrac{g.t^2}{2}$$
$\Rightarrow 20=\dfrac{10.t^2}{2}$
$\Rightarrow t=2(s)$
Theo $$v=g.t$$
$\Rightarrow v=2.10=20(m/s)$
2/
a/ADCT: $$v^2=2.g.h$$
$\Rightarrow 70^2=20.h$
$\Rightarrow h=245(m)$
b/ADCT: $v=g.t$
$\Rightarrow 70=10t$
$\Rightarrow t=7(s)$
3/câu này đọc đề chưa hiểu lắm,em không biết 345m là cả quãng đường vật rơi hay chỉ trong 3s cuối nên thôi để lại :p
4/em xin ra đáp án luôn(thói quen bấm máy tính :D)
$h=120m$
$v=70m/s$
5/câu này đáp án của em âm nên chắc em sai xin chờ ý kiến các pro khác;););)
 

Trung Lê Tuấn Anh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng chín 2015
406
865
254
22
Lớp 10B1-THPT Kim Sơn A
Bài 3: Trong 3s cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi tự do được quãng đường 345m. Tính thời gian rơi và độ cao của vật lúc thả,
png.latex
S_{1}=\frac{gt^{2}}{2}
[tex]h=\frac{g(t+3)^{2}}{2}[/tex]
h-S_{1}=345
t=1003/98(s)
thời gian rơi là 1297/98(s)
độ cao lúc thả 858.27(m)
Từ tầng 9 của một tào nhà, Nam thả rơi viên bi A. Sau 1s, Hùng thả rơi viên bi B ở tầng thấp hơn 10m. Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào ( Tính từ khi viên bi A rơi ) cho
png.latex
sau thời gian t kể từ lúc viên bi B rơi thì 2 viên bi gặp nhau
[tex]h_{1}=\frac{g(t+1)^{2}}{2}[/tex]
[tex]h_{2}=\frac{gt^{2}}{2}[/tex]
[tex]h_{1}=h_{2}+10[/tex]
2 viên bi gặp nhau sau 149/98(s)
 

Tưi Tưi

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng sáu 2017
493
696
119
22
Bài 14: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường S mất 3s. Tìm thời gian vật đi được 8/9 đoạn đường cuối.

Đ/a: 2.2s
 

kingsman(lht 2k2)

Mùa hè Hóa học|Ngày hè tuyệt diệu
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
t.




Bài 5: Từ tầng 9 của một tào nhà, Nam thả rơi viên bi A. Sau 1s, Hùng thả rơi viên bi B ở tầng thấp hơn 10m. Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào ( Tính từ khi viên bi A rơi ) cho [tex]g=9,8m/s^{2}[/tex]

Vào làm thôi nào mọi người @Hoàng Hương Giang @samsam0444 @Saukhithix2@huonggiangnb2002 @thanhbinh2002 @Trung Lê Tuấn Anh
@Trứng muối @kingsman(lht 2k2) @Lê Thị Quỳnh Chi @Kagome811 @Anh Hi @thuyhuongyc @Trai Họ Nguyễn @Trịnh Hoàng Quân cùng toàn thể thành viên 2k2 trên dđ.

[/QUOTE]
a = a01 + 1/2gt^2 =1/2gt^2
b = b02 + 1/2 g(t – t0)2 = 10 + 1/2 g(t- 1)^2
a và b gặp nhau khi
a = b
⇔ 1/2gt^2 = 10 + 1/2 g(t- 1)^2
⇒ t = 1,5s
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

Trung Lê Tuấn Anh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng chín 2015
406
865
254
22
Lớp 10B1-THPT Kim Sơn A
Bài 14: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường S mất 3s. Tìm thời gian vật đi được 8/9 đoạn đường cuối.
[tex]S=\frac{a\times 3^{2}}{2}=\frac{9a}{2}[/tex]
[tex]\frac{1}{9}S=\frac{at^{2}}{2}\rightarrow t=1(s)[/tex]
người đó đi 8/9 quãng đường cuối trong 2 (s)
Bài 15:Cùng một lúc, từ hai địa điểm A và B cách nhau 50m có hai vật chuyển động ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển động đều với vận tốc 5m/s, vật thứ hai xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc
png.latex
Chọn trục ox trùng đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc xuất phát
a.Viết phương trình chuyển động của mỗi vật
b.Xác định thời điểm và vị trí hai xặp nhau
c.Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có vận tốc bằng nhau
a,vật 1 ;[tex]x_{1}=5t[/tex]
vật 2 : [tex]x_{2}=50-\frac{2t^{2}}{2}[/tex]
b, 2 vật gặp nhau
[tex]x_{1}=x_{2}\rightarrow t=5(s)[/tex]
c,
[tex]v_{2}=v_{1}=5(m/s)\rightarrow t=2.5(s)[/tex]
 

Tưi Tưi

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng sáu 2017
493
696
119
22
Nâng cao tí nhé các c :v

một vận động viên chuyển động qua quãng đường 450 (m) với vận tốc V không đổi rồi hãm phanh chuyển động với gia tốc có độ lớn bằng 0,5 (m/s2) cho đến khi dừng lại. Tìm V để tổng thời gian chuyển động của người này nhỏ nhất. Tính thời gian đó.
 

Saukhithix2

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng năm 2017
250
256
51
S_{1}=\frac{gt^{2}}{2}
[tex]h=\frac{g(t+3)^{2}}{2}[/tex]
h-S_{1}=345
t=1003/98(s)
thời gian rơi là 1297/98(s)
độ cao lúc thả 858.27(m)

sau thời gian t kể từ lúc viên bi B rơi thì 2 viên bi gặp nhau
[tex]h_{1}=\frac{g(t+1)^{2}}{2}[/tex]
[tex]h_{2}=\frac{gt^{2}}{2}[/tex]
[tex]h_{1}=h_{2}+10[/tex]
2 viên bi gặp nhau sau 149/98(s)
what?Bây giờ mới biết $h_1=h_2+10$ vậy mà mình tính là $h_2-10$ thảo nào ko ra:D
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Làm tiếp 5 bài nào mọi người:
@Saukhithix2 @Trung Lê Tuấn Anh @kingsman(lht 2k2) @Trai Họ Nguyễn @thuyhuongyc @huonggiangnb2002 @Hoàng Hương Giang
Bài 6 : Một vật rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g. Trong giây thứ 3, quãng đường rơi được là 24,5m và tốc độ của vật khi vừa chạm đất là 39,2m/s. Tính g và độ cao nơi thả vật
Bài 7: Từ 1 đỉnh tháp cao 20m, người ta buông một vật. Sau 2s thì người ta lại buông vật thứ 2 ở tầng thấp hơn đỉnh tháp 5m. Chọn trục Oy thẳng đứng, gốc O ở đỉnh tháp, chiều ( + ) hướng xuống, thời gian lúc vật 1 bắt đầu rơi, [tex]g=10m/s^{2}[/tex]
Bài 8:Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó, một viên bi B được bắn theo phương thẳng đứng từ dưới đất lên với v = 25m/s tới va chạm vào bi A. Chọn trục Oy thẳng đứng, gốc O ở mặt đất, chiều dường hướng lên, gốc thời gian lúc 2 viên bi bắt đầu chuyển động, [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Bỏ qua sức cản không khí.
a/ Lập phương trình chuyển động của mỗi viên bi.
b/ Tính thời điểm và tọa độ 2 viên bi gặp nhau.
c/ Vận tốc mỗi viên bi khi gặp nhau.
Bài 9:Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Quãng đường vật rơi trong nửa thời gian sau dài hơn quãng đường vật rơi trong nửa thời gian đầu 40m. Tính h, thời gian rơi và tốc độ của vật khi chạm đất.
Bài 10:
: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho [tex]g=10m/s^{2}[/tex] Tốc độ của vật khi chạm đất là 30m/s.

a. Tính độ cao h, thời gian từ lúc vật bắt đầu rơi đến khi vật chạm đất.

b. Tính quãng đường vật rơi trong hai giây đầu và trong giây thứ hai.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Dương Minh Nhựt

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Trước khi làm bài tập của ngày hôm nay các e cần đọc kĩ ,nắm vững lí thuyết và chứng minh lại các công thức lên hệ để có thể nhớ kĩ hơn đồng thời sử lí những bài tập còn lại của ngày hôm qua nhé.
Và đây là bài tập của ngày hôm nay.

Bài tập phần chuyển động tròn đều
Bài 1: Xe đạp của 1 vận động viên chuyển động thẳng đều với v = 36km/h. Biết bán kính của lốp bánh xe đạp là 32,5cm. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm tại một điểm trên lốp bánh xe.

Bài 2: Một vật điểm chuyển động trên đường tròn bán kính 15cm với tần số không đổi 5 vòng/s. Tính chu kì, tần số góc, tốc độ dài.

Bài 3: Trong 1 máy gia tốc e chuyển động trên quỹ đạo tròn có R = 1m. Thời gian e quay hết 5 vòng là 5.10-7s. Hãy tính tốc độ góc, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của e.

Bài 4: Một xe tải có bánh xe có đường kính 80cm, chuyển động đều. Tính chu kì, tần số, tốc độ góc của đầu van xe.

Bài 5: Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc qua tâm là 300vòng/ phút.

a/ Tính tốc độ góc, chu kì.

b/ Tính tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của 1 điểm trên đĩa cách tâm

Sử hết đống bài này thôi nào mọi người @Saukhithix2 @Trung Lê Tuấn Anh @kingsman(lht 2k2) @Trai Họ Nguyễn @thuyhuongyc @huonggiangnb2002 @Hoàng Hương Giang @kingsman(lht 2k2) cùng toàn thể thành viên 2k2
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Last edited:
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Đáp án bài tập phần chuyển động tròn đều
Bài 1:
Hướng dẫn giải:

Vận tốc xe đạp cũng là tốc độ dài của một điểm trên lốp xe: v = 10 m/s

Tốc độ góc: [tex]\omega =\frac{v}{r}=30,77(rad/s)[/tex]

Gia tốc hướng tâm:
[tex]a=\frac{v^{2}}{r}=307,7 (m/s)[/tex]
Bài 2:

Hướng dẫn giải:
Tốc độ góc:[tex]\omega =2\pi .f=10\pi (rad/s)[/tex]
chu kì :[tex]T=\frac{1}{f}=0,2 (s)[/tex]
tốc độ dài :
[tex]v=\omega .r=4,71 (m/s)[/tex]
Bài 3:

Hướng dẫn giải:

[tex]T=\frac{t}{N}=1.10^{-7}(s)\Rightarrow \omega =\frac{2\pi }{T}=2\pi .10^{-7} (rad/s)\Rightarrow v=\omega .r=2\pi .10^{7}(m/s)\Rightarrow a_{ht}=\frac{v^{2}}{r}=3,948.10^{15} (m/s^{2})[/tex]


Bài 4:
Hướng dẫn giải:

Vận tốc xe bằng tốc độ dài: v = 10m/s

Tốc độ góc:
[tex]\omega =\frac{v}{r}=12,5(rad/s)[/tex]

[tex]T=\frac{2\pi }{\omega }=0,5 (s)\Rightarrow f=\frac{1}{T}=2[/tex]

Bài 5: Hướng dẫn giải:

f = 300 vòng/ phút = 5 vòng/s

a/
[tex]\omega =2\pi .f=10\pi (rad/s)[/tex]
[tex]t=\frac{1}{f}=0,2(s)[/tex]
b/
[tex]v=\omega .r=3,14(m/s)[/tex]
[tex]a_{ht}=\frac{v^{2}}{r}=98,7(m/s^{2})[/tex]
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài Tập Phần: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC


Bài 1
: Lúc trời không gió, một máy bay từ địa điểm M đến N theo 1 đường thẳng với v = 120km/s mất thời gian 2 giờ. Khi bay trở lại, gặp gió nên bay mất thời gian 2 giờ 20 phút. Xác định vận tốc gió đối với mặt đất.


Bài 2: Một canô đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 4 giờ, còn nếu đi ngược dòng nước từ B đến A mất 5 giờ. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Tính vận tốc của canô so với dòng nước và tính quãng đường AB.


Bài 3: Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với v = 7,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 2,1 km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là bao nhiêu?

Bài 4: Một canô chuyển động đều và xuôi dòng từ A đến B mất 1 giờ. Khoảng cách AB là 24km, vận tốc của nước so với bờ là 6km/h.

a/ Tính vận tốc của canô so với nước.

b/ Tính thời gian để canô quay về từ B đến A.

Bài 5:
Một người lái xuồng máy dự định mở máy cho xuồng chạy ngang con sông rộng 320m, mũi xuồng luôn luôn vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng sang đến bờ bên kia tại một điểm cách bến dự định 240m và mất 100s. Xác định vận tốc cuả xuồng so với dòng sông.

Làm bài tập của ngày hôm nay thôi nào: @Hoàng Hương Giang @samsam0444 @Saukhithix2 @huonggiangnb2002 @thanhbinh2002 @Trung Lê Tuấn Anh @Trứng muối @kingsman(lht 2k2) @Lê Thị Quỳnh Chi @Kagome811 @toilatot

 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.
Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên.
Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động gọi là hệ qui chiếu chuyển động.
2. Công thức cộng vận tốc.
- Công thức cộng vận tốc:
gif.latex
=
gif.latex
+
gif.latex

Trong đó:
*
gif.latex
vận tốc tuyệt đối ( vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên)
*
gif.latex
vận tốc tương đối ( vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động)
*
gif.latex
vận tốc kéo theo ( vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên)
- Trường hợp
gif.latex
cùng phương, cùng chiều
gif.latex

* Về độ lớn:
gif.latex

* Về hướng:
gif.latex
cùng hướng với
gif.latex
gif.latex

- Trường hợp
gif.latex
cùng phương, ngược chiều
gif.latex

* Về độ lớn:
gif.latex

* Về hướng:
gif.latex
cùng hướng với
gif.latex
khi
gif.latex

*
gif.latex
cùng hướng
gif.latex
với khi
gif.latex

đề nghị lý thuyết kakak
Gọi số 1: máy bay;
số 2 là gió;
số 3 là mặt đất
Khi máy bay bay từ M đến N lúc không gío: v23 = 0
v13 = 120m/s
gif.latex
v12 = 120m/s
Khi bay từ N đến M ngược gió
gif.latex

Mà v13’ = v12 – v23 v23 = v12 – v13 = ..... m/s
2

#trunghieuak53 có lí thuyết rồi mà, bên topic lí thuyết đó, vs lại đã làm thì làm hết đi

Gọi v12 là vận tốc của canô so với dòng nước: SAB = v13.t1 = ( v12 + v23 ).4
Khi đi ngược dòng: v13 = v12 – v23
SAB = v13.t2 = ( v12 – v23 ).5
Quãng đường không đổi: ( v12 + v23 ).4 = ( v12 – v23 ).5 v12 = 36km/h
gif.latex
SAB = 160km
3
v13 = v12 – v23 = 7,5 – 2,1 = 5,4 km/h
4
Gọi v12 là vận tốc của canô so với nước.
a. Khi xuôi dòng:
v13 = v12 + v23
gif.latex
v12 = v13 – v23 = 18km/h
Với
gif.latex

b. Khi ngược dòng:
v13 = v12 – v23 = 12km/h
gif.latex
t = 2h
5
Khoảng cách giữa 2 bờ sông là 360m,
xuồng đến bờ cách bến 240m
gif.latex
 
Last edited:

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
anh cứ làm bài đi anh để em đăng bài cho chống cháy bài này dễ mà ai hứng thì làm nhé @trunghieu2k5
Câu 1: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu?

A. vtb = 1m/s. B. vtb =10m/s. C. vtb = 15m/s. D. vtb = 8m/s.

Câu 2 Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu lần để lực hút giữa hai vật tăng 16 lần

A. Giảm 16lần B. Giảm 4 lần C. tăng 16 lần D. Tăng 4 lần

Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi quãng đường 60m. Lấy g = 10m/s2 . Độ cao h có giá trị:

A. h = 151,25m B. h = 271,25m C. 211, 25m . D. h = 271,21m

Câu 4: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R = 15m, với tốc độ dài 54km/h. Gia tốc hướng tâm và tốc độ góc của chất điểm là :

A. 194,4m/s2 và 3,6rad/s. B. 1m/s2; và 1rad/s C. 1m/s2 và 15rad/s. D. 15m/s2 và 1rad/s.

Câu 5 Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?

A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. B. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.

C. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Hoàng Hương Giang

Tôi yêu Hóa học
Banned
28 Tháng hai 2017
268
414
156
21
Hà Nội
Lúc trời không gió, một máy bay từ địa điểm M đến N theo 1 đường thẳng với v = 120km/s mất thời gian 2 giờ. Khi bay trở lại, gặp gió nên bay mất thời gian 2 giờ 20 phút. Xác định vận tốc gió đối với mặt đất .

Khoảng cách từ M đến N là :
MN=V.t=120.(2.3600)=864000 km
Gió tốc gió đối với mặt đất là Vg
Vì lúc về gặp gió cản nên bay mất 2h20' => Vận tốc lúc về là V-Vg=120-Vg
=> (120-Vg).(2.3600+20.60)=864000
<=> 1008000-8400Vg=864000
<=> Vg [tex]\approx[/tex] 17,14 km/s

Một canô đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 4 giờ, còn nếu đi ngược dòng nước từ B đến A mất 5 giờ. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Tính vận tốc của canô so với dòng nước và tính quãng đường AB.
Gọi vận tốc của canô so với dòng nước là V => 4(v+4)=5(v-4)=>v=36
=>AB=160km/h
Bài 3: Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với v = 7,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 2,1 km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là bao nhiêu?
Vì cđ ngược chiều nên ta có
v13=v12-v23=7,5-2,1=5,4km/h

Bài 4: Một canô chuyển động đều và xuôi dòng từ A đến B mất 1 giờ. Khoảng cách AB là 24km, vận tốc của nước so với bờ là 6km/h.

a/ Tính vận tốc của canô so với nước.

b/ Tính thời gian để canô quay về từ B đến A.


a, Vì cđ xuôi nên ta có: (V12+V23).1=24=>V12=24-6=18km/h
b, Từ B đến A => Cđ ngược nên : (v12-v23).t=24=>t=24:12=2h
 
Last edited:
  • Like
Reactions: trunghieuak53

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
anh cứ làm bài đi anh để em đăng bài cho chống cháy bài này dễ mà ai hứng thì làm nhé @trunghieu2k5
Câu 1: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu?

A. vtb = 1m/s. B. vtb =10m/s. C. vtb = 15m/s. D. vtb = 8m/s.

Câu 2 Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu lần để lực hút giữa hai vật tăng 16 lần

A. Giảm 16lần B. Giảm 4 lần C. tăng 16 lần D. Tăng 4 lần

Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi quãng đường 60m. Lấy g = 10m/s2 . Độ cao h có giá trị:

A. h = 151,25m B. h = 271,25m C. 211, 25m . D. h = 271,21m

Câu 4: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R = 15m, với tốc độ dài 54km/h. Gia tốc hướng tâm và tốc độ góc của chất điểm là :

A. 194,4m/s2 và 3,6rad/s. B. 1m/s2; và 1rad/s C. 1m/s2 và 15rad/s. D. 15m/s2 và 1rad/s.

Câu 5 Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?

A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. B. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.

C. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 1: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu?

A. vtb = 1m/s. B. vtb =10m/s. C. vtb = 15m/s. D. vtb = 8m/s.

Câu 2 Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu lần để lực hút giữa hai vật tăng 16 lần

A. Giảm 16lần B. Giảm 4 lần C. tăng 16 lần D. Tăng 4 lần

Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi quãng đường 60m. Lấy g = 10m/s2 . Độ cao h có giá trị:

A. h = 151,25m B. h = 271,25m C. 211, 25m . D. h = 271,21m

Câu 4: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R = 15m, với tốc độ dài 54km/h. Gia tốc hướng tâm và tốc độ góc của chất điểm là :

A. 194,4m/s2 và 3,6rad/s. B. 1m/s2; và 1rad/s C. 1m/s2 và 15rad/s. D. 15m/s2 và 1rad/s.

Câu 5 Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?

A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. B. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.

C. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
p/s: Chắc ko cần giải thích đâu chị nhỉ? :D
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Câu 1: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là bao nhiêu?

A. vtb = 1m/s. B. vtb =10m/s. C. vtb = 15m/s. D. vtb = 8m/s.

Câu 2 Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu lần để lực hút giữa hai vật tăng 16 lần

A. Giảm 16lần B. Giảm 4 lần C. tăng 16 lần D. Tăng 4 lần

Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi quãng đường 60m. Lấy g = 10m/s2 . Độ cao h có giá trị:

A. h = 151,25m B. h = 271,25m C. 211, 25m . D. h = 271,21m

Câu 4: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R = 15m, với tốc độ dài 54km/h. Gia tốc hướng tâm và tốc độ góc của chất điểm là :

A. 194,4m/s2 và 3,6rad/s. B. 1m/s2; và 1rad/s C. 1m/s2 và 15rad/s. D. 15m/s2 và 1rad/s.

Câu 5 Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?

A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. B. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.

C. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
p/s: Chắc ko cần giải thích đâu chị nhỉ? :D
toàn câu dễ chữa cháy không có đapó án chị lười nhỉ ....chắc vậy cứ công thức mà làm kakka

#trunghieuak53 chị cơ à
 

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
A ơi cho bài tập chuyển động trên mặt phẳng nghiêng/ngang đi ~ dùng phương pháp năng lượng đó :v
 
  • Like
Reactions: toilatot
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom