Văn bản : " Tiếng gà trưa"

Chipchi92

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng sáu 2017
15
5
6
20
  • Like
Reactions: tdoien

Nguyễn Phạm Đoàn Lê

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
75
38
21
23
THị Xã Gia Nghĩa Tỉnh Đăk Nông
"Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới "
Những người bà họ đều đã trải qua cực nhọc,khó khăn,vất vả,mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng mục đích,mong muốn của họ chỉ có một,đó là làm sao cho con,cháu mình dc hạnh phúc,được ấm no,được bằng bạn bằng bè,.......
Và nỗ lực của họ đã được đền đáp,hy vọng của họ đã được thắp sáng
Người cháu trong bài"Bếp Lửa":
"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?..."
hay người cháu trong bài"tiếng gà trưa":
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
Họ,những người cháu giờ đã trở thành những người chiến sĩ,những người mang gánh nặng,trọng trách nặng nề trên vai,niềm hy vọng của nhân dân,và họ dg cố gắng phấn đấu vì chính người bà của mình!


~ Bạn tham khảo nha~
 
  • Like
Reactions: Chipchi92

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nỗi nhớ quê trong những câu thơ dưới đây có gì gần gũi với nỗi nhớ quê trong bài " Tiếng gà trưa"

" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng sương"

Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm,... mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế! Thì ra, có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, là hiện hình của những tình cảm thiết tha, chân thành, không thể nào quên. Tiếng gà trưa đánh thức trong Xuân Quỳnh những kỉ niệm về một thời ấu thơ sống trong tình thương yêu của bà. Còn với Bằng Việt, trong bài thơ Bếp lửa (1963), như chính nhan đề của nó (cũng như nhan đề của bài thơ của Xuân Quỳnh: Tiếng gà trưa), "Bếp lửa" đã trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp, nồng đượm của tình bà cháu. "Bếp lửa" khơi gợi, làm nhen lên, lan toả, cháy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ, thao thức, đượm buồn.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.


Bài thơ đã bắt đầu như thế. Bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa "chập chờn trong sương sớm, chập chờn trong kí ức. Hơi ấm của bếp lửa bắt đầu truyền thấm, bắt đầu nhen nhóm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc thương yêu của cháu khi nhớ về bà. Hình ảnh "Một bếp lửa" điệp lại hai lần như nhắc nhớ, như hơi thổi vào bếp lửa đang "ấp iu", để nhịp hồi tưởng bắt đầu... Để rồi trong phút chốc, bao kỉ niệm thân thương chợt ùa về trong vô thức :)
 
Top Bottom