[TGQT] Vật lí: Bàn về các vấn đề vĩ mô

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình xin ít diện tích của box Lí để nêu ra những vấn đề mình đang boăn khoăn, nhằm 2 muc đích chính.

1) Ghi lại 1 số suy nghĩ, phán đoán của bản thân, biết đâu sau này nó lại có ích.
2) Nếu may mắn có thể có cao nhân nào đó đọc được và giải đáp hộ.

Viết bởi: Tùy Phong Khởi Vũ - Diễn đàn Hocmai

Kỳ 1. Thời gian là gì?

Chiếc đồng hồ, cuốn lịch treo tường, những vật đếm chu kì ấy đang khiến chúng ta hiểu nhầm về thời gian.

Thời xa xưa, để sống và làm việc theo kế hoạch con người ta mới nghĩ ra những thứ đếm chu kì. Chu kì của con lắc đồng hồ quy định thành giờ - phút - giây. Chu kì quay quanh trục của Trái Đất định ra ngày, đêm. Chu kì quay quanh mặt trời người ta định là năm. Nói "đợi 1 phút tôi xuống" đồng nghĩa với "đợi con lắc đồng hồ thực hiện xong 60 chu kì tôi sẽ xuống". Như vậy, dần dần những thứ đếm chu kì đó được đánh đồng với khái niệm thời gian. Giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm... đó chỉ là thước đo thời gian chứ không phải thời gian thực sự.

Thời gian thực sự là thứ biến đổi. Nó liên quan đến không gian, liên quan đến lực hấp dẫn, có thể dài ra và ngắn lại.

Khi 1 người chuyển động với vận tốc cao, không gian quanh người này biến đổi và thời gian cũng biến đổi theo. Cụ thể là không gian co lại, thời gian cũng chậm lại. Nhà du hành vũ trụ lâu già hơn người anh em song sinh trên Trái Đất là câu chuyện hay được nhắc đến.


Vậy phải chăng thời gian ở đây là sự khống chế của không gian với những chuyển động bên trong nó? Khi 1 không gian co lại, nó sẽ khiến các chuyển động có chu kì bên trong nó chậm lại. Dòng điện chạy chậm hơn nên đồng hồ bị chậm, các hoạt động sinh hóa bên trong cơ thể người cũng bị chậm lại nên cơ thể người lâu già.

Cách nghĩ ở trên phù hợp với việc lực hấp dẫn gây ảnh hưởng đến thời gian. Đó là nó ảnh hưởng đến không gian ---> không gian biến đổi làm cho những vận động bên trong nó bị ảnh hưởng theo --> thời gian biến đổi.

Thời gian gắn liền với sự vận động. Trước Bigbang, có thể không có sự vận động nào cả nên không có thời gian.

Tạm thời mình đã có thể hài lòng với khái niệm thời gian này, nhưng còn 1 vấn đề đau đầu hơn nữa: không gian là gì?

Đón đọc kỳ sau: Không gian là gì?

(Còn tiếp....)
 
Last edited:

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
bạn băn khoăn hả theo mình
thời gian chỉ đặt ra để chúng ta giao tiếp thôi ,làm việc .....có quy củ thôi
chưa chắc không gian biến đoi làm vận động bên trong nó bị ảnh hưởng theo --> thời gian biến đổi.
giả sử bạn có xây dựng mở cho không gian phang bạn to ra....thì cũng chẳng thể thay đổi được tg .....>sự tăng tg hay giảm là cảm nhân j
còn nếu theo bạn thì không đến lượt bạn nghĩ đâu nhé còn có nhiều nhà khoa học---> nếu vậy thì họ sẽ tìm ra trước lợi dụng yếu tố này trước để phục vụ cv
 
Last edited by a moderator:

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Mình xin ít diện tích của box Lí để nêu ra những vấn đề mình đang boăn khoăn, nhằm 2 muc đích chính.

1) Ghi lại 1 số suy nghĩ, phán đoán của bản thân, biết đâu sau này nó lại có ích.
2) Nếu may mắn có thể có cao nhân nào đó đọc được và giải đáp hộ.

Kỳ 1. Thời gian là gì?

Chiếc đồng hồ, cuốn lịch treo tường, những vật đếm chu kì ấy đang khiến chúng ta hiểu nhầm về thời gian.

Thời xa xưa, để sống và làm việc theo kế hoạch con người ta mới nghĩ ra những thứ đếm chu kì. Chu kì của con lắc đồng hồ quy định thành giờ - phút - giây. Chu kì quay quanh trục của Trái Đất định ra ngày, đêm. Chu kì quay quanh mặt trời người ta định là năm. Nói "đợi 1 phút tôi xuống" đồng nghĩa với "đợi con lắc đồng hồ thực hiện xong 60 chu kì tôi sẽ xuống". Như vậy, dần dần những thứ đếm chu kì đó được đánh đồng với khái niệm thời gian. Giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm... đó chỉ là thước đo thời gian chứ không phải thời gian thực sự.

Thời gian thực sự là thứ biến đổi. Nó liên quan đến không gian, liên quan đến lực hấp dẫn, có thể dài ra và ngắn lại.

Khi 1 người chuyển động với vận tốc cao, không gian quanh người này biến đổi và thời gian cũng biến đổi theo. Cụ thể là không gian co lại, thời gian cũng chậm lại. Nhà du hành vũ trụ lâu già hơn người anh em song sinh trên Trái Đất là câu chuyện hay được nhắc đến.


Vậy phải chăng thời gian ở đây là sự khống chế của không gian với những chuyển động bên trong nó? Khi 1 không gian co lại, nó sẽ khiến các chuyển động có chu kì bên trong nó chậm lại. Dòng điện chạy chậm hơn nên đồng hồ bị chậm, các hoạt động sinh hóa bên trong cơ thể người cũng bị chậm lại nên cơ thể người lâu già.

Cách nghĩ ở trên phù hợp với việc lực hấp dẫn gây ảnh hưởng đến thời gian. Đó là nó ảnh hưởng đến không gian ---> không gian biến đổi làm cho những vận động bên trong nó bị ảnh hưởng theo --> thời gian biến đổi.

Thời gian gắn liền với sự vận động. Trước Bigbang, có thể không có sự vận động nào cả nên không có thời gian.

Tạm thời mình đã có thể hài lòng với khái niệm thời gian này, nhưng còn 1 vấn đề đau đầu hơn nữa: không gian là gì?

Đón đọc kỳ sau: Không gian là gì?

(Còn tiếp....)
tại sao thời gian lại bắt buộc phải tồn tại nhỉ. Trước Bigbang tất cả hoàn toàn có thể là một chân không tuyệt đối, vật chất không hề tồn tại và thời gian k tồn tại cũng đâu có gì là sai. Nói vậy thôi chứ thắc mắc của bạn (lúc này) chẳng ai có thể nói nó là đúng hay sai cả vì các định luật vật lý có thể sai và quan trọng hơn: chúng không đầy đủ. Cần một sự hợp nhất. Vì thế bạn đừng thắc mắc những điều mang tính vĩ mô như vậy, nó chỉ làm đau đầu bạn và không có lời giải đâu
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Sự co, giãn của thời gian không phải là 1 vấn đề cảm tính. Thực tế nó có xảy ra và có thể đo lường được. Trên trạm vũ trụ xoay quanh Trái Đất với tốc độ cao, đồng hồ bị chậm hơn so với trên Trái Đất.

Mình tin nếu không gian mở rộng, vận động của vật sẽ tăng theo và thời gian trôi nhanh hơn. Nhưng mà hiện con người làm gì đã hiểu hết không gian là gì đâu, nói gì đến chuyện mở rộng nó.

Tìm hiểu vì đam mê thôi! Hơn nữa khái niệm "nhà khoa học" với mình không quá cao xa.
 
Last edited:

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Kỳ 2. Không gian là gì?

- Không gian là nơi chứa được vật chất, và là môi trường để các loại vật chất tương tác. Đó là cách hiểu thông thường nhưng bản chất của nó thế nào mình bó tay. Nó là gì mà tại sao có thể thu hẹp, mở rộng, đặc, loãng...? Và nếu không gian của vũ trụ là giới hạn thì bên ngoài không gian kia là cái gì?

Không gian có 1 số biểu hiện thế này:

- Vật chất có thể tồn tại và vận động bên trong không gian.
- Sóng điện từ, sóng hấp dẫn... có thể truyền đi trong không gian.
- Trường hấp dẫn có thể uốn cong không gian. Khi ánh sáng đi qua 1 hành tinh có trường hấp dẫn lớn, đường đi của ánh sáng bị uốn cong, hành tinh đóng vai trò như 1 thấu kính ánh sáng. Các nhà khoa học còn tin rằng vì trường hấp dẫn uốn cong không gian khiến vệ tinh và các sao chổi phải quay quanh nó.
- Không gian vũ trụ đang mở rộng với tốc độ lớn (biểu hiện hiện tượng chuyển dịch đỏ).
- Vật chuyển động với tốc độ càng cao thì không gian của nó càng bị thu hẹp lại (kích thước của nó giảm), thời gian của nó chậm đi.
- Không gian và thời gian dường như có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, người ta quen gọi là thời - không gian.

Nhắc lại biểu hiện này: "Khi 1 vật chuyển động với tốc độ rất cao, không gian của nó bị hẹp lại". Vậy không gian gắn liền với nó và chuyển động theo nó hay không gian là thứ đứng yên và nó chuyển động đến đâu sẽ gây ảnh hưởng đến vùng không gian đó? Mình thiên về cách nghĩ thứ 2 hơn.
Biểu hiện "sóng định từ, sóng hấp dẫn" có thể truyền đi trong không gian khiến ta có 1 liên tưởng nhỏ: Sóng cơ truyền đi trong môi trường vật chất. Phải chăng không gian cũng được cấu tạo từ thứ gì đó có bản chất không phải là vật chất mà con người chưa khám phá được?

Sự ảnh hưởng của không gian đến thời gian khiến mình liên tưởng đến hiện tượng ánh sáng truyền đi trong các môi trường trong suốt.

- Trong chân không, ánh sáng có tốc độ tuyệt đối là c.
- Trong không khí, ánh sáng có tốc độ nhỏ hơn c một chút.
- Trong môi trường nước đậm đặc hơn 1 chút, ánh sáng có tốc độ giảm đi 1,3 lần.
- Trong môi trường đặc hơn nữa (thủy tinh), ánh sáng có tốc độ giảm đi 1,5 lần.
- Trong môi trường có cấu trúc phân tử đặc hơn (kim cương), tốc độ ánh sáng giảm đi 2,4 lần.

Vậy phải chăng không gian co lại cũng sẽ khiến những vận động bên trong nó giảm đi theo quy luật tương tự?

Tuy nhiên khó hiểu là càng gần các hành tinh có lực hấp dẫn lớn như mặt trời, hố đen,...thì các vật thể lại chuyển động càng nhanh??? Vậy sóng hấp dẫn làm cho không gian co lại hay dãn ra? Hay sóng hấp dẫn chỉ khiến không gian bị uốn cong thôi chứ không trở nên "đậm đặc"?

Có nhiều giả thiết còn cho rằng không gian có thể xuất hiện những lỗ hổng (gọi là lỗ giun) cho phép chúng ta đến được những nơi xa trong vũ trụ trong thời gian ngắn - thoát được "rào cản vận tốc ánh sáng". Tất nhiên đây chỉ là giả thiết thôi chứ chưa có bằng chứng nào về sự tồn tại của nó cả.

Không gian bí ẩn 1 thì thứ "ngoài không gian" bí ẩn 10. Nó đơn giản chỉ là khoảng chân không phẳng, không có biên giới, chưa chịu ảnh hưởng của các sóng hấp dẫn, hay nó là thứ gì đó hỗn độn, không cho ảnh sáng truyền qua, không cho sóng truyền qua?

Cuối cùng vẫn chỉ là những thắc mắc: "Không gian" và "ngoài không gian" bản chất là gì? Quy luật thực sự của nó?
Con người chúng ta quá nhỏ bé để có thể tìm hiểu được mọi thứ. Ở thế giới mà chúng ta biết thì "vật chất quyết định ý thức" nhưng biết đâu đấy bên ngoài thời - không của vũ trụ chúng ta còn có thứ gì đó to lớn, vĩ đại hơn nhiều? Một thứ ý thức nào đó đã khi sinh ra vũ trụ này?

Kỳ sau: Bản chất của khối lượng và lực hấp dẫn.

(còn tiếp)
 
Last edited:

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Kỳ 3. Khối lượng và lực hấp dẫn.

Lý và Hóa có những cách định nghĩa khối lượng khác nhau. Vật lí hiện đại và vật lí cổ điển cũng có cách định nghĩa khác.

- Ở môn Hóa, người ta định nghĩa khối lượng như là số lượng các proton và notron trong phân tử.
- Vật lí cổ điển lại định nghĩa khối lượng đặc trưng cho tính ỳ của vật thể khi chịu tác động của ngoại lực (xuất phát từ công thức [TEX]P = ma[/TEX]) của New-ton.
- Vật lí hiện đại, theo như thuyết tương đối thì khối lượng chính là năng lượng (xuất phát từ công thức [TEX]E = mc^2[/TEX] của anhxtanh). Còn 1 cách hiểu khác, khối lượng là thứ phát ra sóng hấp dẫn. Sóng hấp dẫn càng mạnh thì khối lượng càng lớn.

Khái niệm lực hấp dẫn nghe rất quen thuộc, nhưng chắc chưa ai nghe đến "sóng hấp dẫn"? Vâng, những năm gần gây người ta phát hiện các vật thể tương tác hấp dẫn với nhau thông qua sóng hấp dẫn. Họ chứng minh được nó tồn tại, nhưng hình dung về nó như thế nào còn khó. Chính sóng hấp dẫn này làm biến đổi thời - không gian.

Khối lượng của 1 vật có 1 số biểu hiện rất lạ như sau:

- Khi vật chuyển động với vận tốc rất cao (gần vận tốc ánh sáng) thì khối lượng của nó tăng lên.
- Trong những phản ứng phân rã hoặc tổng hợp hạt nhân, tổng số hạt proton hay notron không đổi, nhưng tổng khối lượng các chất sau phản ứng và trước phản ứng lại thay đổi.
- Những vật thể có khối lượng lớn có thể làm biến đổi thời - không.

Xét các biểu hiện của nó:

1) Khối lượng tăng khi vật chuyển động với tốc độ cao. Dường như thời - không và khối lượng đều liên quan đến vận tốc nhỉ? Cũng không khó hiểu vì ta biết thời - không bị chi phối bởi sóng hấp dẫn.
Khối tượng tăng đồng nghĩa với sóng hấp dẫn mạnh. Sóng hấp dẫn lan truyền với tốc độ ánh sáng. Đến đây ta đặt 1 câu hỏi: "Nếu ta xem xét đến việc vận tốc ánh sáng là tuyệt đối, vậy phải chăng khi vật chuyển động với vận tốc ánh sáng, có 1 thứ gia tốc nào đó đã gây ảnh hưởng đến sống hấp dẫn để đảm bảm vận tốc ánh sáng vẫn là bá chủ? Bởi vì nếu điều này không xảy ra, vận tốc của vật chuyển động với vận tốc ánh sáng là c + sóng hấp dẫn của nó cũng là c, ta sẽ có tổng vận tốc của sóng là 2c.
Đối với 1 loại sóng cơ, sóng điện từ, độ mạnh yếu của sóng thể hiện thông qua tần số. Tần số càng bao (biểu đồ hình sin càng nhọn) thì sóng đó mang năng lượng càng lớn. Nếu sóng hấp dẫn cũng nằm trong quy luật này ta có thể hiểu tương tự như hiệu ứng Doppler.

Hiệu ứng Doppler: Khi đặt 1 nguồn âm trên 1 chiếc xe chuyển động, sóng âm phía trước xe có tần số cao, sóng âm phía sau xe có tần số thấp hơn.
Vậy nếu so sánh vật chuyển động với vận tốc ánh sáng như chiếc xe kia, và nguồn phát sóng âm giống như sóng trọng lực thì có thể hiểu được vì sao sóng trọng lực lại mạnh lên ---> khối lượng tăng.

Tất nhiên mình hiểu mơ màng vậy chứ cũng chưa thể có bằng chứng cụ thể nào.

2) Trong phản ứng hạt nhân, khối lượng tăng giảm mặc dù số proton và notron không đổi (người ta gọi là độ hụt khối). Đây là một minh chứng cho công thức [TEX]E = mc^2[/TEX].
Khối lượng có bản chất là năng lượng. Khối lượng sau phản ứng lớn hơn khối lượng trước phản ứng thì đây là phản ứng thu năng lượng. Khối lượng sau nhỏ hơn thì là phản ứng tỏa năng lượng. Khối lượng (sóng hấp dẫn) mạnh hay yếu không chỉ phụ thuộc vào số proton, số notron mà còn phụ thuộc vào liên kết của chúng mạnh hay yếu. Liên kết càng bền bỉ thì mức năng lượng càng thấp.
Như vậy, muốn hiểu rõ về khối lượng chúng ta còn phải tìm hiểu vi mô. Kiến thức vi mô của mình còn nông cạn nên tạm thời không dám bàn nhiều.

Những nghiên cứu về lượng tử ánh sáng cho thấy rõ mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng. Hạt proton khi chuyển động mang khối lượng, còn khi tĩnh thì không tồn tại.

Phi vật chất là 1 khái niệm bí ẩn nữa cũng liên quan đến khối lượng. Phi vật chất kết hợp với vật chất sẽ tự tiêu hủy và giải phóng ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Đó là sự chuyển hóa hoàn toàn của khối lượng thành năng lượng.


Phi vật chất là những nguyên tử giống vật chất nhưng mang điện tích trái dấu. Ví dụ electron mang điện +, Proton mang điện -. Phi vật chất đã được điều chế và ứng dụng trong y học.

Như vậy bí mật của khối lượng có thể nằm ở thế giới (vi mô - thế giới của các hạt), ở cách mà chúng vận động để phát ra sóng hấp dẫn. Cũng giống như sự vận động của dòng điện trong mạch L-C để phát ra sóng điện từ vậy. Hiện tại thế giới vi mô vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn.

Góc thường thức: Trước khi kết thúc bài luận, mình sẽ nói thêm 1 điều thú vị về trạng thái thứ 4 và thứ 5 của vật chất.

- Trạng thái thứ 4 gọi là trạng thái ion. Nó tồn tại ở những nơi có năng lượng lớn như là mặt trời. Nhiệt độ quá cao khiến các electron và các proton trong phân tử tách nhau ra chuyển động hỗn độn tạo nên các ion. Thỉnh thoảng mặt trời phun những ion này về phía Trái Đất, bị từ trường đánh bật ra 2 cực (lực Lo ren xơ) tạo nên hiện tượng cực quang. Người ta gọi đó là bão mặt trời.

- Trạng thái thứ 5 là trạng thái vật chất siêu nặng. Những hành tinh lớn có lực hấp dẫn cao, vật chất bị nén ép đến mức vỡ cả lớp vỏ electron. Lớp electron này chui hẳn vào hạt nhân kết hợp với proton sinh ra notron. Chính vì thế những ngôi sao như vậy hay được gọi là sao notron.
Khoảng cách giữa hạt nhân và vỏ electron rất lớn. Nếu 1 nguyên tử như 1 tòa nhà thì hạt nhân chỉ là 1 viên bi đặt trong tòa nhà đó. Vì vậy, khi đã bị vỡ lớp vỏ electron thì mật độ hạt nhân sẽ trở nên vô cùng dày đặc. Vật chất ở trạng thái siêu nặng này có thể sẽ có khối lượng riêng gấp hàng triệu lần vật chất thông thường trên Trái Đất.

Kỳ sau: Vận tốc ánh sáng và du hành xuyên thời gian.

(Còn tiếp....)
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Kỳ 4. Vận tốc ánh sáng và du hành xuyên thời gian.

Thời - không, khối lượng đều liên quan mật thiết đến vận tốc. Mà bá chủ của vận tốc chính là ánh sáng.

"Vận tốc được định nghĩa là quãng đường chia cho khoảng thời gian, vận tốc có tính chất tương đối" - đó là những quan niệm của cơ học New ton. Tuy nhiên khi xem xét trong 1 không gian rộng lớn, với những vận tốc cực cao thì cái tính chất "vận tốc chỉ mang tính tương đối" ấy có thể cần nhìn nhận lại. Vận tốc trong vũ trụ không chỉ đơn giản là phản ánh sự thay đổi vị trí nhanh hay chậm của các vật thể, mà nó còn mang những tính chất kì lạ hơn nhiều.

Một vật thể chuyển động làm cho thời - không chứa nó bị biến đổi. Điều này càng rõ rệt khi vận tốc của vật thể đó càng gần với vận tốc ánh sáng. Chính vì sự biến đổi thời - không này khiến cho ánh sáng dù ngược chiều chuyển động hay cùng chiều chuyển động đều có vận tốc là c = 3.10^8 m/s. Và c được cho là giới hạn vận tốc không thể vượt qua được. Nếu lấy c làm thước đo của vận tốc, ta dường như cảm nhận được rằng mọi thứ trên vũ trụ này đều có 1 vận tốc tuyệt đối nào đó chứ không phải nó chỉ tồn tại trong các mối quan hệ tương đối.

Cách tiếp cận này cũng giống như đối với nhiệt độ. Thông thường chúng ta hay nghĩ đến vật này nóng vật kia lạnh, đó là những so sánh tương đối. Một viên đá ở 0 độ C được cho là "lạnh" ấy vẫn mang trong mình 1 nhiệt lượng rất lớn vì nhiệt độ của nó là 273 độ K. Tức 1 kg nước đá ở 0 độ C với nhiệt dung riêng là 2100 J/Kg độ K mang trong mình nhiệt năng là: W = 5,7 . 10^5J. Sở dĩ như vậy vì 0 độ K mới thực sự là "độ không tuyệt đối". Ở đó vật chất không còn vận động nữa.

Hàng ngày chúng ta cảm thấy mình di chuyển nhanh nhất bằng máy bay cũng chỉ cỡ 0,3 km/s - 0,4 km/s, tuy nhiên chúng ta đang đứng trên Trái Đất, mà Trái Đất lại quay quanh mặt trời với vận tốc 30 km/s, và hệ mặt trời lại quay quanh dải ngân hà với tốc độ ước tính 250 km/s. Dải ngân hà có thể chuyển động trong 1 hệ thống nào đấy chúng ta chưa biết được. Như vậy, nếu so sánh với điểm cố định nào đó của vũ trụ (cũng như so sánh nhiệt độ với độ không tuyệt đối), chúng ta tính ra được vận tốc tuyệt đối của bản thân. Có thể thấy 1 người đi bộ và 1 người đi máy bay trên Trái Đất có vận tốc tuyệt đối chả khác nhau là bao.

Vận tốc khống chế không gian và thời gian. Với vận tốc ánh sáng, không gian co lại = 0 và thời gian cũng ngưng đọng. Một nghi vấn được đặt ra: "Phải chăng thời gian và không gian mà chúng ta đang sống là do vận tốc tuyệt đối của chúng ta quy định?"
Có thể ở một "trái đất" khác trong vũ trụ đó có tốc độ tuyệt đối lớn hơn chúng ta, không gian sẽ hẹp hơn và thời gian sẽ trôi chậm hơn thế giới chúng ta?


.....

Mình hơi mệt nên sẽ viết về du hành xuyên thời gian vào lúc khác.

(Còn tiếp ......)
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Tiếp....

*) Du hành xuyên thời gian.

- Về quá khứ:

Có thể trên phim ảnh, trong truyện và thậm chí trong 1 số bài báo khoa học có nói về chuyện đi ngược thời gian, quay về quá khứ. Rồi họ có thể gặp lại người đã khuất, làm thay đổi lịch sử, hay vĩ đại hơn là giải cứu thế giới....Tất cả những chuyện đó chỉ là sự tưởng tượng, hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào cả.

Theo như thuyết tương đối của Anhxtanh thì "khi chuyển động với vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ ngừng lại, không gian cũng co lại bằng 0 và vận tốc ánh sáng là lớn nhất, không gì vượt qua được". Nhiều người lý luận rằng nếu có thể chuyển động nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ chuyển động ngược. Mình cũng chưa tin tưởng về việc vận tốc ánh sáng là lớn nhất vì có 1 số thứ có thể có khả năng nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng như "vận tốc mở rộng không gian", "vận tốc chuyển động vào hố đen vũ trụ - thứ mà nhanh như ánh sáng cũng không thoát ra được". Tuy nhiên không vì thế mà mình tin vào khái niệm "thời - không gian quay ngược".

Cần phải nhìn nhận những vấn đề thực sự khách quan chứ không thể áp đặt cái lối suy nghĩ "toán học máy móc" vào được. Vât chất chỉ tồn tại hoặc không tồn tại chứ không thể nào có trạng thái "tồn tại âm". 1 quả trứng bé dần, bé dần rồi biến mất, rồi chuyển thành "âm 1 quả trứng"? Điều này nghe thật nực cười.

Việc quay về quá khứ còn vướng những nghịch lí, một trong số đó là nếu 1 người từ tương lai quay về quá khứ giết chết ông nội anh ta.

Tuy không có lí thuyết, không có cơ sở nào để chúng ta quay về quá khứ, nhưng nhìn về quá khứ thì hoàn toàn có khả năng. Vận tốc ánh sáng là bá chủ nhưng không phải là vô hạn. Trong không gian vũ trụ mênh mông, vận tốc ánh sáng còn tỏ ra khá chậm chạp khi muốn đến hành tinh gần nhất ngoài hệ mặt trời chúng ta cũng phải mất hàng ngàn năm ánh sáng. Khi có 1 sự kiện nào đó xảy ra, hàng ngàn năm sau ánh sáng từ sự kiện đó mới đến được Trái Đất và được chúng ta trông thấy. Và như vậy, càng hướng ống kính thiên văn đến những khoảng không xa xôi trong vũ trụ, chúng ta càng nhìn được về xa trong quá khứ. Nơi xa nhất các nhà khoa học nhìn thấy được cách đây 15 tỷ năm ánh sáng, ở đó họ thấy được một số hình ảnh của vũ trụ sau vụ nổ Big bang.

Chưa cần dùng đến những nghịch lí để phản bác, việc quay về quá khứ hiện nay hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

- Đến tương lai:

Nếu việc về quá khứ được cho là bất khả thi, thì du hành đến tương lai lại rất được các lý thuyết khoa học ủng hộ.

Một người chuyển động trên phi thuyền đạt vận tốc 99,99999% vận tốc ánh sáng, 1s trên tàu bằng 6,2h trên Trái Đất. Như vậy nếu anh ta rời Trái Đất với vận tốc ấy, trên chuyến hành trình 1 ngày đi 1 ngày về của mình, anh ta sẽ đến được Trái Đất 121 năm sau. Khi ấy thế giới đối với anh ấy là 1 nơi xa lạ vì không còn người thân, bạn bè. Những thói quen sinh hoạt, những quan điểm, những kiến thức và công nghệ mới anh ấy không theo kịp. Anh ấy muốn quay về với gia đình nhưng anh ấy chợt nhớ ra thằng tác giả của bài viết này đã cảnh báo "về quá khứ là điều không thể". 2 ngày như 1 cái chớp mắt, nhưng thế giới của anh ấy đã hoàn toàn thay đổi.

Loạt những bài viết bàn luận về những vấn đề vĩ mô đến đây là hết. Cảm ơn mọi người đã quan tâm và ủng hộ!
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Cho e hỏi có phải đây là kiến thức vật lí vĩ mô khi học đại học ko ạ?
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Cho e hỏi có phải đây là kiến thức vật lí vĩ mô khi học đại học ko ạ?

Một số trường ĐH hầu như không học vật lí vĩ mô em ạ. Anh viết dựa trên những thành tựu mới trong lĩnh vực thiên văn ở các kênh khoa học + những suy đoán của bản thân.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Một số trường ĐH hầu như không học vật lí vĩ mô em ạ. Anh viết dựa trên những thành tựu mới trong lĩnh vực thiên văn ở các kênh khoa học + những suy đoán của bản thân.
Suy đoán của anh có chắc chắn đúng ko ạ? E đọc thấy hiểu hiểu nhưng chưa thông :D
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Suy đoán của anh có chắc chắn đúng ko ạ? E đọc thấy hiểu hiểu nhưng chưa thông :D

Đã gọi là suy đoán thì ai dám chắc 100% được em. Anh chỉ đưa ra những suy đoán để lý giải những "biểu hiện" của thời - không và khối lượng.

Em đọc truyện Conan chứ? Biết động cơ gây án, đoán được quá trình gây án thì có thể đoán ra hung thủ, nhưng không có bằng chứng cụ thể thì thám tử không chắc chắn được. :rolleyes:

- Những bài viết trên, hàm lượng suy đoán của anh không nhiều. Những gì là suy đoán anh đều ghi: "mình nghĩ là...", "phải chăng....". Còn đa phần đều là những kiến thức được các nhà khoa học đưa ra bằng chứng rõ ràng đấy em ạ.

#Châu Anh nói quá hay luôn <3 :D
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Tiếp....

*) Du hành xuyên thời gian.

- Về quá khứ:

Có thể trên phim ảnh, trong truyện và thậm chí trong 1 số bài báo khoa học có nói về chuyện đi ngược thời gian, quay về quá khứ. Rồi họ có thể gặp lại người đã khuất, làm thay đổi lịch sử, hay vĩ đại hơn là giải cứu thế giới....Tất cả những chuyện đó chỉ là sự tưởng tượng, hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào cả.

Theo như thuyết tương đối của Anhxtanh thì "khi chuyển động với vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ ngừng lại, không gian cũng co lại bằng 0 và vận tốc ánh sáng là lớn nhất, không gì vượt qua được". Nhiều người lý luận rằng nếu có thể chuyển động nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ chuyển động ngược. Mình cũng chưa tin tưởng về việc vận tốc ánh sáng là lớn nhất vì có 1 số thứ có thể có khả năng nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng như "vận tốc mở rộng không gian", "vận tốc chuyển động vào hố đen vũ trụ - thứ mà nhanh như ánh sáng cũng không thoát ra được". Tuy nhiên không vì thế mà mình tin vào khái niệm "thời - không gian quay ngược".

Cần phải nhìn nhận những vấn đề thực sự khách quan chứ không thể áp đặt cái lối suy nghĩ "toán học máy móc" vào được. Vât chất chỉ tồn tại hoặc không tồn tại chứ không thể nào có trạng thái "tồn tại âm". 1 quả trứng bé dần, bé dần rồi biến mất, rồi chuyển thành "âm 1 quả trứng"? Điều này nghe thật nực cười.

Việc quay về quá khứ còn vướng những nghịch lí, một trong số đó là nếu 1 người từ tương lai quay về quá khứ giết chết ông nội anh ta.

Tuy không có lí thuyết, không có cơ sở nào để chúng ta quay về quá khứ, nhưng nhìn về quá khứ thì hoàn toàn có khả năng. Vận tốc ánh sáng là bá chủ nhưng không phải là vô hạn. Trong không gian vũ trụ mênh mông, vận tốc ánh sáng còn tỏ ra khá chậm chạp khi muốn đến hành tinh gần nhất ngoài hệ mặt trời chúng ta cũng phải mất hàng ngàn năm ánh sáng. Khi có 1 sự kiện nào đó xảy ra, hàng ngàn năm sau ánh sáng từ sự kiện đó mới đến được Trái Đất và được chúng ta trông thấy. Và như vậy, càng hướng ống kính thiên văn đến những khoảng không xa xôi trong vũ trụ, chúng ta càng nhìn được về xa trong quá khứ. Nơi xa nhất các nhà khoa học nhìn thấy được cách đây 15 tỷ năm ánh sáng, ở đó họ thấy được một số hình ảnh của vũ trụ sau vụ nổ Big bang.

Chưa cần dùng đến những nghịch lí để phản bác, việc quay về quá khứ hiện nay hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

- Đến tương lai:

Nếu việc về quá khứ được cho là bất khả thi, thì du hành đến tương lai lại rất được các lý thuyết khoa học ủng hộ.

Một người chuyển động trên phi thuyền đạt vận tốc 99,99999% vận tốc ánh sáng, 1s trên tàu bằng 6,2h trên Trái Đất. Như vậy nếu anh ta rời Trái Đất với vận tốc ấy, trên chuyến hành trình 1 ngày đi 1 ngày về của mình, anh ta sẽ đến được Trái Đất 121 năm sau. Khi ấy thế giới đối với anh ấy là 1 nơi xa lạ vì không còn người thân, bạn bè. Những thói quen sinh hoạt, những quan điểm, những kiến thức và công nghệ mới anh ấy không theo kịp. Anh ấy muốn quay về với gia đình nhưng anh ấy chợt nhớ ra thằng tác giả của bài viết này đã cảnh báo "về quá khứ là điều không thể". 2 ngày như 1 cái chớp mắt, nhưng thế giới của anh ấy đã hoàn toàn thay đổi.

Loạt những bài viết bàn luận về những vấn đề vĩ mô đến đây là hết. Cảm ơn mọi người đã quan tâm và ủng hộ!
Thích nhất đọc bài này của anh luôn.
Em hoàn toàn ủng hộ việc quay lại quá khứ là bất khả thi. Nhưng em lại có một quan điểm khác. Thử tưởng tượng thế này. Ta có hai người giống nhau nhưng lại ở hai mốc thời gian khác nhau. A là người trong quá khứ của B và B là người trong tương lai của A. Ta có thể xét thêm C là tương lai của B. B quay về quá khứ là thời gian hiện tại của A, sau đó lại trở về hiện tại của B và tiếp tục thành C. Chỉ xét đến thế thôi. Thời gian của A trôi đi, và trở thành B, lúc ấy B lại quay về A, sau đó lại trở về hiện tại và tiếp tục thành C. Suy ra nếu ta quay về quá khứ được thì sẽ tạo ra hàng vô hạn vòng lặp thời gian, chưa kể các nhân tố khác cũng quay lại quá khứ có thể gây nên sự biến đổi trong tương lai và B cũng không thể thành C và A cũng không thể thành B. Nói gọn lại là, nếu ta đã quay về quá khứ được thì bản chất của vũ trụ này cũng không tồn tại, thời - không đều bị phá hủy.
Còn tương lai thì hoàn toàn có thể đến được nếu ta không thể quay về quá khứ. Còn có thể quay về quá khứ thì cũng không thể đến được tương lai do:
- Em đã nêu nếu ta quay về quá khứ thì không có gì tồn tại hết, thời - không đều bị phá hủy -> không thể đến được tương lai
- Ta lại tưởng tượng, A là người ở thời điểm hiện tại còn B là người ở tương lai, a nhỏ là khoảng thời gian giữa A và B. A đi đến chỗ của B, như a sẽ không tồn tại thì B cũng sẽ không tồn tại, vậy thì trường hợp tốt đẹp nhất xảy ra là A sẽ chết ngay tức khắc nếu du hành thời gian đến tương lai. Thời gian để A biến mất không còn tồn tại sẽ còn nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng (theo em nghĩ).
Chúng ta chỉ có thể đến tương lai bằng cách mà anh đã nêu trên thôi.
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
hí a viết hay thật ý nhưng đọc mãi mà không thông
 

hieuht01

Banned
Banned
1 Tháng sáu 2017
173
313
76
19
Hưng Yên
Tiếp....

*) Du hành xuyên thời gian.

- Về quá khứ:

Có thể trên phim ảnh, trong truyện và thậm chí trong 1 số bài báo khoa học có nói về chuyện đi ngược thời gian, quay về quá khứ. Rồi họ có thể gặp lại người đã khuất, làm thay đổi lịch sử, hay vĩ đại hơn là giải cứu thế giới....Tất cả những chuyện đó chỉ là sự tưởng tượng, hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào cả.

Theo như thuyết tương đối của Anhxtanh thì "khi chuyển động với vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ ngừng lại, không gian cũng co lại bằng 0 và vận tốc ánh sáng là lớn nhất, không gì vượt qua được". Nhiều người lý luận rằng nếu có thể chuyển động nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ chuyển động ngược. Mình cũng chưa tin tưởng về việc vận tốc ánh sáng là lớn nhất vì có 1 số thứ có thể có khả năng nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng như "vận tốc mở rộng không gian", "vận tốc chuyển động vào hố đen vũ trụ - thứ mà nhanh như ánh sáng cũng không thoát ra được". Tuy nhiên không vì thế mà mình tin vào khái niệm "thời - không gian quay ngược".

Cần phải nhìn nhận những vấn đề thực sự khách quan chứ không thể áp đặt cái lối suy nghĩ "toán học máy móc" vào được. Vât chất chỉ tồn tại hoặc không tồn tại chứ không thể nào có trạng thái "tồn tại âm". 1 quả trứng bé dần, bé dần rồi biến mất, rồi chuyển thành "âm 1 quả trứng"? Điều này nghe thật nực cười.

Việc quay về quá khứ còn vướng những nghịch lí, một trong số đó là nếu 1 người từ tương lai quay về quá khứ giết chết ông nội anh ta.

Tuy không có lí thuyết, không có cơ sở nào để chúng ta quay về quá khứ, nhưng nhìn về quá khứ thì hoàn toàn có khả năng. Vận tốc ánh sáng là bá chủ nhưng không phải là vô hạn. Trong không gian vũ trụ mênh mông, vận tốc ánh sáng còn tỏ ra khá chậm chạp khi muốn đến hành tinh gần nhất ngoài hệ mặt trời chúng ta cũng phải mất hàng ngàn năm ánh sáng. Khi có 1 sự kiện nào đó xảy ra, hàng ngàn năm sau ánh sáng từ sự kiện đó mới đến được Trái Đất và được chúng ta trông thấy. Và như vậy, càng hướng ống kính thiên văn đến những khoảng không xa xôi trong vũ trụ, chúng ta càng nhìn được về xa trong quá khứ. Nơi xa nhất các nhà khoa học nhìn thấy được cách đây 15 tỷ năm ánh sáng, ở đó họ thấy được một số hình ảnh của vũ trụ sau vụ nổ Big bang.

Chưa cần dùng đến những nghịch lí để phản bác, việc quay về quá khứ hiện nay hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

- Đến tương lai:

Nếu việc về quá khứ được cho là bất khả thi, thì du hành đến tương lai lại rất được các lý thuyết khoa học ủng hộ.

Một người chuyển động trên phi thuyền đạt vận tốc 99,99999% vận tốc ánh sáng, 1s trên tàu bằng 6,2h trên Trái Đất. Như vậy nếu anh ta rời Trái Đất với vận tốc ấy, trên chuyến hành trình 1 ngày đi 1 ngày về của mình, anh ta sẽ đến được Trái Đất 121 năm sau. Khi ấy thế giới đối với anh ấy là 1 nơi xa lạ vì không còn người thân, bạn bè. Những thói quen sinh hoạt, những quan điểm, những kiến thức và công nghệ mới anh ấy không theo kịp. Anh ấy muốn quay về với gia đình nhưng anh ấy chợt nhớ ra thằng tác giả của bài viết này đã cảnh báo "về quá khứ là điều không thể". 2 ngày như 1 cái chớp mắt, nhưng thế giới của anh ấy đã hoàn toàn thay đổi.

Loạt những bài viết bàn luận về những vấn đề vĩ mô đến đây là hết. Cảm ơn mọi người đã quan tâm và ủng hộ!
Em lại nghĩ là chúng ta có thể đến tương lai nhưng với vẫn tốc đó khi ta quay trở lại thì thời gian hiện tại đã tăng lên rất rất rất nhiều
 
Top Bottom