Vật lí Lý 11

danhdsv_10x@yahoo.com.vn

Học sinh
Thành viên
21 Tháng mười một 2013
5
1
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

2.

Thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự 60cm. Thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự 40cm. Hai thấu kính được ghép đồng trục với nhau và cách nhau một khoảng a. Một vật thẳng AB được đặt vuông góc với quang trục của hệ, cách L1 40cm. Hỏi a bằng bao nhiêu thì độ lớn của ảnh cuối cùng không thay đổi khi ta di chuyển vật lại gần hệ thấu kính?


A. 80 cm


B. 20 cm


C. 100 cm


D. 50 cm


8.

Đặt một vật phẳng AB song song với màn E và cách màn một khoảng L, sau đó xen giữa vật và màn một thấu kính hội tụ, sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với màn ảnh và đi qua vật đó. Xê dịch thấu kính trong khoảng đó, ta thấy có một vị trí duy nhất của thấu kính tại đó có ảnh của vật hiện rỏ nét trên màn. Khi đó biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức tính tiêu cự của thấu kính?


A. f=L2−ℓ22f=L2−ℓ22


B. f=L4f=L4


C. f=L2f=L2


D. f=2L3


10.

Đặt một vật nhỏ AB vuông góc với trục chính và trước một thấu kính O1 có tiêu cự f = 20 cm. Sau O1 đặt thấu kính O2 đồng trục với O1 và một màn E vuông góc với trục chính. Cho AB cách O2 và màn E các khoảng cách 85cm và 95cm. Khi di chuyển O1người ta thấy có hai vị trí của O1 cách nhau 30cm đều cho ảnh rõ nét của vật AB trên màn. Tiêu cự của thấu kính O2 là:


A. - 10cm.


B. 10 cm


C. - 50 cm


D. 50 cm


11.

Cho thấu kính O1 (D1 = 4 dp) đặt đồng trục với thấu kính O2 (D2 = - 5 dp), chiếu tới quang hệ một chùm sáng song song và song song với trục chính của quang hệ. Để chùm ló ra khỏi quang hệ là chùm song song thì khoảng cách giữa hai thấu kính là


A. L = 20cm


B. L = 10 cm


C. L = 25cm


D. L = 5cm

14.

Hệ quang học đồng trục gồm thấu kính hội tụ O1 (f1 = 20cm) và thấu kính hội tụ O2 (f2= 25cm) được ghép sát với nhau. Vật sáng AB đặt trước quang hệ và cách quang hệ một khoảng 25cm. Ảnh A”B” của AB qua quang hệ là


A. ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một khoảng 20cm


B. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 100cm


C. ảnh thật, nằm sau O1 cách O1 một khoảng 100 (cm)


D. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20 (cm)

15.

Hệ 2 thấu kính L1 và L2 ghép đồng trục có tiêu cự f1 = 10cm và f2 = 20cm. Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn là 15cm qua hệ cho ảnh ở vô cực thì khoảng cách giữa 2 thấu kính là bao nhiêu?


A. 30cm.


B. 15cm.


C. 50cm.


D. 35cm.

20.

Hệ 2 thấu kính L1 và L2 ghép đồng trục có tiêu cự f1 = 40cm và f2 = - 20cm. Muốn cho chùm tia sáng song song sau khi qua hệ 2 thấu kính cho chùm tia ló song song thì khoảng cách giữa 2 thấu kính là bao nhiêu?


A. 40cm.


B. 10cm.


C. 20cm.


D. 60cm.
 
  • Like
Reactions: Kim Oanh A1 k55

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Bạn nhờ giải chi tiết chắc có ý cầu học. Trước khi giải mình chia sẻ 1 tí.

Tính toán, chứng minh là tốt nhưng sau khi tính toán chứng minh xong chúng ta phải rút ra 1 số nhận xét để làm kinh nghiệm cho bản thân. Kinh nghiệm này dùng để giải nhanh những câu trắc nghiệm kiểu này.

- Qua hệ hai thấu kính, để độ lớn của ảnh không phụ thuôc vào vị trí đặt vật thì hai thấu kính phải được ghép sao cho: chùm sáng song song đi qua hệ thấu kính thì chùm tia ló vẫn là chùm sáng song song.
Lí do đơn giản: Giả sử có vật AB đặt trước hệ thấu kính. Tia sáng song song trục chính từ A nếu đi qua hệ thấu kính cho tia ló là A' cũng song song trục chính thì tia thứ 2 từ A đi theo đường nào đi nữa, nó cũng sẽ cắt tia A' tại 1 điểm nào đó. Điểm đó luôn cách trục chính 1 khoảng không đổi.

- Có 2 trường hợp ghép thấu kính sao cho chùm tia tới song song cho chùm tia ló song song:

77765.jpg
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Giờ giải thôi.

2. Như nói ở trên, mình từng có chứng minh 1 bài ở đây rồi.

https://diendan.hocmai.vn/threads/vat-li-11-he-thau-kinh-ai-giup-voi.47476/#post-3100432

8. Màn và vật cố định, khi dịch chuyển thấu kính luôn cho 2 vị trí ảnh rõ nét, bởi vì:

Theo tính chất thuận nghịch của ánh sáng. Vật đặt ở A cho ảnh ở B thì đặt vật ở B sẽ cho ảnh ở A.

Như vậy 2 trường hợp dịch thấu kính đó chỉ làm hoán đổi d và d'.

Trường hợp mà chỉ có 1 vị trí cho ảnh rõ nét là do d = d'. Đó và khi vật ở vị trí 2F của thấu kính. Vậy nên ta suy ra khoảng cách vật và màn là 4f.

14. Ghép hai thấu kính sát nhau được 1 thấu kinh tương đương với tiêu cự 1/f = 1/f1 + 1/f2

15. Ảnh qua thấu kính 1 sẽ là vật đối với thấu kính 2.

Để ảnh cho bởi hệ thấu kính văng ra vô cực thì ảnh qua thấu kính 2 phải ở vô cực. ---> Vật rơi vào tiêu điểm.

Vậy vật ---> tk1 cho ảnh rơi vào tiêu điểm thấu kính 2.

Còn sót bài nào không nhỉ?
 
  • Like
Reactions: Kim Oanh A1 k55
Top Bottom