Vật lí Bài tập về kính hiển vi

thesmile269@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng mười hai 2013
1
0
16
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một kính hiển vi gồm hai thấu kính có tiêu cự là 2cm và 0,1cm, độ dài quang học của kính là 18cm. Một người mắt bình thường có Đ = 25cm quan sát hồng cầu có đường kính 7.10^-6 qua kính, mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Tính góc trong ảnh trong trường hợp mặt không điều tiết.
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Bài có vẻ khó nhỉ.

Thị kính là kính có tiêu cự 2 cm. vật kính có tiêu cự 0,1 cm.

Sơ đồ tạo ảnh: Hồng cầu --- vật kính ----> ành 1 ---- thị kính ----> ảnh 2.

Trường hợp này là mắt đang ngắm chừng ở cực cận Đ = 25 cm. Tức ảnh cuối cùng tạo bởi hệ thấu kính cách mắt 25 cm.

Vì mắt đặt tại tiêu điểm của thị kính nên sẽ cách thị kính 2cm. Vậy ảnh 2 cùng tạo bởi thị kính cách thị kính 23 cm.

Áp dụng công thức 1/ft = 1/d + 1/d' với ft = 2 cm, d' = -23 cm (ảnh ảo).

Tính được d = 1,84 cm - chính là khoảng cách từ ảnh 1 đến thị kính. Vậy khoảng cách từ ảnh 1 đến vật kính là:

dv' = 18 cm - d = 16,16 cm.

Áp dụng công thức 1/fv = 1/dv + 1/dv' với fv = 0,1 cm, dv' = 16,16 cm.

Tính được dv = 0,1 cm.

Ta tính độ phóng đại qua kính hiển vi.

Qua vật kính, kv = -dv'/dv = 16,16/0,1 = 161,6

Qua thị kính. kt = --d'/d = -23/1,84 = -12,5

Vậy độ phóng đại qua kính hiển vi là K = kv.kt = - 2020.

Khi đó tế bào hồng cầu sẽ có kích thước là K.7.10^-6 = 0,01414 cm và cách mắt 25 cm.

Vậy góc trông là tana = 0,01414/25 => a = 2'
 
Top Bottom