Văn Định hướng cách làm bài văn nghị luận ôn thi lên 10

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì thi tuyển sinh lên 10 càng đến gần rồi đúng ko các em? Một phần trong các em vẫn chưa có định hướng để làm tốt 1 phần thi quan trọng trong bộ môn Ngữ Văn "Làm Văn". Do đó, chị quyết định lập topic này hướng dẫn các bước chi tiết cho các e để có thể tiếp cận với đề và thực sự chinh phục đc bộ môn "khó xơi" này :D

I.Tìm hiểu đề


Các e cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:

1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.

Có 2 dạng đề:

- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.

- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.

2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:

- Bình giảng một đoạn thơ

- Phân tích một bài thơ.

- Phân tích một đoạn thơ.

- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.

- Phân tích nhân vật.

- Phân tích một hình tượng

- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…

3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?

4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

II. Tìm ý và lập dàn ý

1. Tìm ý:

- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.

- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:

+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?

+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?

(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)

2. Lập dàn ý:

Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp.

Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.

* Mở bài:

- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.

- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).

* Thân bài:

- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).

Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

-------------

- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).

* Kết bài:

Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.

Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.

3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:

* Dựng đoạn:

Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa)

Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:

- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.

- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…

- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.

* Liên kết đoạn:

Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.

- Liên kết nội dung:

+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.

+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.

- Liên kết hình thức:

+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.

+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.

+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)

Và sau đây, chị sẽ lấy một ví dụ mẫu phân tích xu hướng làm 1 bài văn nghị luận xã hội điển hình dành cho khối lớp 9 để các e dễ hình dung nhé ;)
Cho đề văn: Suy nghĩ của em về niềm tin con người trong cuộc sống qua câu nói: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa" (Sách Dám thành công).

1. Giải thích câu nói:
- Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả - đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác.
→ Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công.
2. Phân tích, chứng minh :
Hãy đặt ra câu hỏi: Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?
Luận điểm 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin.
- Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.
- Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.
Luận điểm 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên.
- “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.
- Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.
Luận điểm 3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành:
Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.
3. Đánh giá – mở rộng:
- Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn giữ chân giá trị của cuộc sống
- Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:
+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân, dễ bỏ cuộc nên sẽ khó có được thành công.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
4. Bài học:
- Nhận thức:
+ Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.+ Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.
- Hành động:
+ Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống?
+ Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.

@Autumn Maple @yennhi22902 @hoangnga2709 @Nữ Thần Mặt Trăng @Lê Thị Quỳnh Chi @aooyuki@gmail.com @Shmily Karry's @Tuấn Nguyễn Nguyễn @Anh Hi @Ng.Klinh
 

hoangnga2709

Giải Danh dự "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
3 Tháng chín 2014
1,028
1,241
339
20
Bình Định
Kì thi tuyển sinh lên 10 càng đến gần rồi đúng ko các em? Một phần trong các em vẫn chưa có định hướng để làm tốt 1 phần thi quan trọng trong bộ môn Ngữ Văn "Làm Văn". Do đó, chị quyết định lập topic này hướng dẫn các bước chi tiết cho các e để có thể tiếp cận với đề và thực sự chinh phục đc bộ môn "khó xơi" này :D

I.Tìm hiểu đề


Các e cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:

1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.

Có 2 dạng đề:

- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.

- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.

2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:

- Bình giảng một đoạn thơ

- Phân tích một bài thơ.

- Phân tích một đoạn thơ.

- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.

- Phân tích nhân vật.

- Phân tích một hình tượng

- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…

3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?

4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

II. Tìm ý và lập dàn ý

1. Tìm ý:

- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.

- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:

+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?

+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?

(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)

2. Lập dàn ý:

Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp.

Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.

* Mở bài:

- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.

- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).

* Thân bài:

- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).

Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

-------------

- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).

* Kết bài:

Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.

Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.

3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:

* Dựng đoạn:

Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa)

Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:

- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.

- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…

- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.

* Liên kết đoạn:

Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.

- Liên kết nội dung:

+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.

+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.

- Liên kết hình thức:

+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.

+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.

+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)

Và sau đây, chị sẽ lấy một ví dụ mẫu phân tích xu hướng làm 1 bài văn nghị luận xã hội điển hình dành cho khối lớp 9 để các e dễ hình dung nhé ;)
Cho đề văn: Suy nghĩ của em về niềm tin con người trong cuộc sống qua câu nói: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa" (Sách Dám thành công).

1. Giải thích câu nói:
- Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả - đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác.
→ Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công.
2. Phân tích, chứng minh :
Hãy đặt ra câu hỏi: Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?
Luận điểm 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin.
- Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.
- Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.
Luận điểm 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên.
- “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.
- Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.
Luận điểm 3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành:
Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.
3. Đánh giá – mở rộng:
- Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn giữ chân giá trị của cuộc sống
- Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:
+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân, dễ bỏ cuộc nên sẽ khó có được thành công.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
4. Bài học:
- Nhận thức:
+ Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.+ Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.
- Hành động:
+ Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống?
+ Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.

@Autumn Maple @yennhi22902 @hoangnga2709 @Nữ Thần Mặt Trăng @Lê Thị Quỳnh Chi @aooyuki@gmail.com @Shmily Karry's @Tuấn Nguyễn Nguyễn @Anh Hi @Ng.Klinh
Em mới học lớp 8 à chị, nhưng theo em biết ở chỗ em sẽ có 2 phần theo thang điểm 3-7 hoặc 4-6. 3/4 điểm thuộc về phần tiếng việt,6/7 về phần tập làm văn. Tập làm văn là làm bài văn nghị luận, nghị luận tác phẩm văn học có 2 mảng là thơ và truyện. Mỗi năm ra bất kỳ nên phải học hết cả thơ và truyện đó ạ ^^
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Em mới học lớp 8 à chị, nhưng theo em biết ở chỗ em sẽ có 2 phần theo thang điểm 3-7 hoặc 4-6. 3/4 điểm thuộc về phần tiếng việt,6/7 về phần tập làm văn. Tập làm văn là làm bài văn nghị luận, nghị luận tác phẩm văn học có 2 mảng là thơ và truyện. Mỗi năm ra bất kỳ nên phải học hết cả thơ và truyện đó ạ ^^
Chuẩn e <3
Thực ra là bây giờ chị vẫn chưa có định hướng rõ ràng là nên làm sao để giúp mọi người hiểu và phân tích các tác phẩm đây. Giờ chị ra đề và mấy đứa tự phân tích để chị kiểm tra hay là để mọi người đặt câu hỏi e nhỉ?
 
  • Like
Reactions: No Name! Ok!!

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
Chuẩn e <3
Thực ra là bây giờ chị vẫn chưa có định hướng rõ ràng là nên làm sao để giúp mọi người hiểu và phân tích các tác phẩm đây. Giờ chị ra đề và mấy đứa tự phân tích để chị kiểm tra hay là để mọi người đặt câu hỏi e nhỉ?
Theo em thì chị cứ làm lần lượt đi ạ.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Em mới học lớp 8 à chị, nhưng theo em biết ở chỗ em sẽ có 2 phần theo thang điểm 3-7 hoặc 4-6. 3/4 điểm thuộc về phần tiếng việt,6/7 về phần tập làm văn. Tập làm văn là làm bài văn nghị luận, nghị luận tác phẩm văn học có 2 mảng là thơ và truyện. Mỗi năm ra bất kỳ nên phải học hết cả thơ và truyện đó ạ ^^
vậy hử???
cũng chả cần thiết lắm để học hết
em cứ tổng hợp đề 3 năm trở lại, loại trừ, học cái chưa hỏi
nhưng mà cứ ăn chơi cho thoải mái, nghĩ j sâu sa thế
:r4
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Theo em thì chị cứ làm lần lượt đi ạ.
Vậy theo e là bây giờ chị post từng dàn ý cho mỗi bài nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội dưới topic này và tag các bạn lớp 9 vào hả?
Thấy hơi kì kì. @@
Mà ra đề trong môn văn chắc là bị lơ quá @@
vậy hử???
cũng chả cần thiết lắm để học hết
em cứ tổng hợp đề 3 năm trở lại, loại trừ, học cái chưa hỏi
nhưng mà cứ ăn chơi cho thoải mái, nghĩ j sâu sa thế
:r4
Vậy là bây giờ đổi lại thành giải chi tiết đề thi vào 10 hả e?
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Theo em thì chị cứ làm lần lượt đi ạ.
còn có tháng nữa thi r mà bác định làm lần lượt 29 tác phẩm thơ truyện + tiếng việt + Nghị luận, còn toán, anh,... rồi môn chuyên
chúng ta phải có 1 chiến lược cụ thể
Cả tuần nay mình ngồi làm cho tệp đề văn 2016 - 2017
các bác dowload về máy rồi ngồi mà tự học
xong, đỡ mệt người
 

Attachments

  • bộ đề thi thử vào 10 môn N.Văn 2017-2018.doc
    912.5 KB · Đọc: 237

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
Vậy theo e là bây giờ chị post từng dàn ý cho mỗi bài nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội dưới topic này và tag các bạn lớp 9 vào hả?
Thấy hơi kì kì. @@
Mà ra đề trong môn văn chắc là bị lơ quá @@

Vậy là bây giờ đổi lại thành giải chi tiết đề thi vào 10 hả e?
Có em vẫn ở bên cạnh Văn mà chị =)) Em sẽ cố gắng sắp xếp thời gian giải đề Văn mà @@
Em cũng vận động mọi người nữa ý :>
Chỉ tiếc mỗi Anh thôi, =.= chả bao giờ em đúng hạn để làm :(
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
còn có tháng nữa thi r mà bác định làm lần lượt 29 tác phẩm thơ truyện + tiếng việt + Nghị luận, còn toán, anh,... rồi môn chuyên
chúng ta phải có 1 chiến lược cụ thể
Cả tuần nay mình ngồi làm cho tệp đề văn 2016 - 2017
các bác dowload về máy rồi ngồi mà tự học
xong, đỡ mệt người
Không, phải biết chọn lọc văn bản mà ôn chứ ? Có thể từ phân tích một văn bản nổi bật trong CTNV 9 mà có thể rút ra cái cách làm cho những đề Văn lần sau
 
  • Like
Reactions: baochau1112

hoangnga2709

Giải Danh dự "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
3 Tháng chín 2014
1,028
1,241
339
20
Bình Định
vậy hử???
cũng chả cần thiết lắm để học hết
em cứ tổng hợp đề 3 năm trở lại, loại trừ, học cái chưa hỏi
nhưng mà cứ ăn chơi cho thoải mái, nghĩ j sâu sa thế
:r4
cũng chưa chắc đâu ạ ưng cho lại hồi nào không hay, vào không biết có mức cắn bút ^^
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Có em vẫn ở bên cạnh Văn mà chị =)) Em sẽ cố gắng sắp xếp thời gian giải đề Văn mà @@
Em cũng vận động mọi người nữa ý :>
Chỉ tiếc mỗi Anh thôi, =.= chả bao giờ em đúng hạn để làm :(
thật là ngưỡng mộ
bạn có thời gian làm văn mà k có TG làm anh???
Phục đấy
hì...
Văn mình toàn học thuộc

Không, phải biết chọn lọc văn bản mà ôn chứ ? Có thể từ phân tích một văn bản nổi bật trong CTNV 9 mà có thể rút ra cái cách làm cho những đề Văn lần sau
bạn có bị mất gốc văn k đấy ? ? ?
sắp thi r phải ôn lại toàn bộ kiến thức, nếu tác phẩm ấy k phải câu 5 điểm thì nó vẫn có thể vào câu 2 - 3đ chống điểm liệt
hic...
bây h bạn vẫn chưa biết cách lm cụ thể cho mỗi đề văn à?
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
còn có tháng nữa thi r mà bác định làm lần lượt 29 tác phẩm thơ truyện + tiếng việt + Nghị luận, còn toán, anh,... rồi môn chuyên
chúng ta phải có 1 chiến lược cụ thể
Cả tuần nay mình ngồi làm cho tệp đề văn 2016 - 2017
các bác dowload về máy rồi ngồi mà tự học
xong, đỡ mệt người
Cảm ơn e nha ^^
Vậy thì sau khi thi hk2 chị sẽ mở ngay và lun topic giải chi tiết đề thi ôn thi tuyển sinh lên 10.
Có em vẫn ở bên cạnh Văn mà chị =)) Em sẽ cố gắng sắp xếp thời gian giải đề Văn mà @@
Em cũng vận động mọi người nữa ý :>
Chỉ tiếc mỗi Anh thôi, =.= chả bao giờ em đúng hạn để làm :(
E yên tâm, chị sẽ lun dành bài cho e làm :D
Không, phải biết chọn lọc văn bản mà ôn chứ ? Có thể từ phân tích một văn bản nổi bật trong CTNV 9 mà có thể rút ra cái cách làm cho những đề Văn lần sau
Chị hiểu rồi. Vậy tại topic này, chị sẽ cho nội dung chính của 1 tác phẩm văn học, cho những cái đề liên quan, mấy e làm và chị check nhé ^^
cũng chưa chắc đâu ạ ưng cho lại hồi nào không hay, vào không biết có mức cắn bút ^^
Tất cả cần có kĩ năng Hoàng ạ :)
thật là ngưỡng mộ
bạn có thời gian làm văn mà k có TG làm anh???
Phục đấy
hì...
Văn mình toàn học thuộc


bạn có bị mất gốc văn k đấy ? ? ?
sắp thi r phải ôn lại toàn bộ kiến thức, nếu tác phẩm ấy k phải câu 5 điểm thì nó vẫn có thể vào câu 2 - 3đ chống điểm liệt
hic...
bây h bạn vẫn chưa biết cách lm cụ thể cho mỗi đề văn à?
Ko cãi nha ... Hãy học văn bằng cả trái tim nha mấy đứa <3
Tại topic này chị sẽ cho khái quát ^^
 
  • Like
Reactions: hoangnga2709

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
thật là ngưỡng mộ
bạn có thời gian làm văn mà k có TG làm anh???
Phục đấy
hì...
Văn mình toàn học thuộc
Cứ thử nhìn tổng quát một lượt những đề ôn Văn trên diễn đàn bạn sẽ thấy. Rất ít người muốn giải hay phân tích về môn này. Còn Anh? Đề ra mỗi lần đều chạy như tôm tươi. Thậm chí chủ topic còn không post kịp đề.
Mỗi môn đều có tầm nhìn riêng của nó, chứ không phải một hai ngày mà hiểu hết được. Vâng, mình biết bạn rất tự tin và có suy nghĩ tích cực trong việc ôn thi vào 10 này. Nhưng mỗi người có một cách nhìn riêng về môn học mà họ cho là quan trọng.

bạn có bị mất gốc văn k đấy ? ? ?
sắp thi r phải ôn lại toàn bộ kiến thức, nếu tác phẩm ấy k phải câu 5 điểm thì nó vẫn có thể vào câu 2 - 3đ chống điểm liệt
hic...
bây h bạn vẫn chưa biết cách lm cụ thể cho mỗi đề văn à?
Đã nhấn mạnh ''văn bản nổi bật'' thì xác suất sẽ có trong đề thi là khá cao, nên sẽ không bao giờ là câu qua đường để chống điểm liệt cả. Đây là topic định hướng cách làm văn nghị luận chứ không phải ôn toàn bộ kiến thức nhé! Cách làm cụ thể của mỗi bài văn - ai đọc qua cũng thấy dễ nhớ lắm, và lúc làm thì cũng dễ xác định đúng hướng để làm. Mọi chuyện không hề đơn giản như vậy, học Văn không phải học thuộc lòng, có kiến thức và vốn từ phong phú mới có khả năng làm một bài văn tốt và chặt chẽ được.
Cái cách bạn học thuộc Văn ấy giống như đang học tủ vậy.
Không phải mình giành tất cả thời gian cho việc học Văn, đây là tranh thủ thời gian để giải đề mà chị Châu đưa ra chứ mình không muốn có cái bằng cấp 2 xong rồi nghỉ nhà đâu!
 

Anhdepzailol 1020

Học sinh
Thành viên
31 Tháng ba 2017
57
15
21
21
Chị ơi muốn giỏi văn lên thì em phải lm thế nào ạ, thực sự em rất là bế tắc trong môn hk này, lúc nào cx lẹt đẹt 6,7 điểm nên em cần sự giúp đỡ và tư vấn ạ!
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị ơi muốn giỏi văn lên thì em phải lm thế nào ạ, thực sự em rất là bế tắc trong môn hk này, lúc nào cx lẹt đẹt 6,7 điểm nên em cần sự giúp đỡ và tư vấn ạ!
Muốn giỏi văn thì phải học văn bằng cả trái tim e ạ ^^
Còn nếu e chưa thể làm đc thì hãy áp dụng một số kĩ năng làm bài thì sẽ có thể đạt điểm cao thôi e ạ ^^
Ví dụ, e hãy học thật chắc ngữ pháp tiếng việt thì sẽ có thể trả lời đc phần đọc hiểu văn bản một cách thông thạo nhất.
Còn về kĩ năng làm 1 bài văn nghị luận, e đọc lại hướng dẫn trong topic đầu của chị nhé ^^
Tại topic dưới này, chị sẽ cung cấp nhiều dàn ý cùng các yêu cầu đề khác nhau để các e có cái nhìn tổng quát nhất trong cả kiến thức bộ môn văn lớp 9 e nhé ^^
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
- chị Châu này, bọn em thi cấp 3 k vào câu nghị luận khó như chị lấy ví dụ đâu [ em xem đề của gần 20 tỉnh thành r ]

- thi cấp 3 chủ yếu là NLVH mấy đề cơ bản kiểu kiểu: pt hình tượng bếp lửa, pt nhân vật PĐ trg NNSXX,... hoặc nâng cao hơn 1 chút là ' suy nghĩ của em về thế hệ trẻ ngày nay qua NV ah tn trong truyện ngắn LLSP của Nguyễn Thành Long'... còn đa phần câu nhiều điểm nhất là phân tích, cảm nhận, chỉ ra hiệu quả biện pháp nghệ thuật.... trong 1 số đoạn thơ ở các tp đã học. Còn phần NLXH chỉ trong khoảng từ 2 - 3đ và đa phần là nghị luận mở: viết đoạn văn khoảng nửa trag giấy thi trình bày suy nghĩ của em về thái độ sống của mn trg XH ngày nay hoặc như đề thi học kì em vừa thi 28.4 là : viết đoạn văn T _ P _ H từ 12 - 15 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của vc đọc sách [hic câu hợp của êm chuối dị:confused:]

- em nói vậy để chị có chiến lược ôn cho hợp lý và em nghĩ là chỉ yêu cầu các bạn PT dàn ý chi tiết cho 1 đề nào đó là đc [ khi viết đc dàn ý thì chỉ cần thêm mắm muối sẽ chuẩn cơm mẹ nấu = nếu k chuẩn thì điểm bài thi cũng ổn - thời gian trg phòng thi chắc chắn sẽ kịp], mn nên viết ra giấy chụp ảnh xong post lên để tiết kiệm TG triệt để

đấy là ý kiến của mình:D
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Sau đây, chị xin phép trình bày về định hướng làm một bài văn nghị luận xã hội :)

Tương tự các bài văn khác thì văn nghị luận xã hội cũng có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả

hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng

2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)

2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài

3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

P/s: Đây có thể coi là một bộ công thức dành cho các bạn học giỏi toán nhưng ko giỏi văn có thể tham khảo :D
@Nữ Thần Mặt Trăng @hoangnga2709 @Phương Trang @Nguyễn Xuân Hiếu @Trai Họ Nguyễn @thuyhuongyc
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
@baochau1112 chị ơi vậy dạng bài như "nêu suy nghĩ về vấn đề ... " nó thuộc loại gì và làm như thế nào ạ ?
Nếu câu hỏi là "nêu suy nghĩ về vấn đề ... " thì thường rơi vào nghị luận xã hội như là 1 hiện tượng trong đời sống xã hội, 1 đạo lý, tư tưởng nào đó á ^^
Đối với phần nghị luận xã hội thì e chia ra 2 mảng nhé ^^
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí:
Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.

Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).

Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?

Bước 2 : Bàn luận

– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa

Bước 3: Mở rộng.

-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.

-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.

Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.

Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

- Nghị luận về hiện tượng đời sống:
Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.

+ Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.

Ví dụ : giải thích thế nào là ô nhiễm môi trường? thế nào là bệnh vô cảm?…

+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)

Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.

  • Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.
  • Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.
  • Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.
Tác hại :

  • Đối với mỗi cá nhân ( anh hưởng sức khoẻ, kinh tế, danh dự, hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tâm lí….)
  • Đối với cộng đồng, xã hội
  • Đối với môi trường
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân ( khách quan và chủ quan)

  • Khách quan : Do môi trường xung quanh, do trào lưu, do gia đình, nhà trường, do các nhân tố bên ngoài tác động,…
  • Chủ quan: Do ý thức , tâm lí, tính cách, ….của mỗi người
Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp khắc phục hiện tượng tiêu cực, phát huy hiện tượng tích cực

Gải pháp : Thông thường mỗi hiện tượng đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân nào thì đi kèm với giải pháp ấy.

Nêu bài học rút ra cho bản thân : Bài học nhận thức và hành động
 

Ducminhbui

Học sinh
Thành viên
15 Tháng tư 2017
24
2
49
21
Sau đây, chị xin phép trình bày về định hướng làm một bài văn nghị luận xã hội :)

Tương tự các bài văn khác thì văn nghị luận xã hội cũng có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả

hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng

2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)

2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài

3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

P/s: Đây có thể coi là một bộ công thức dành cho các bạn học giỏi toán nhưng ko giỏi văn có thể tham khảo :D
@Nữ Thần Mặt Trăng @hoangnga2709 @Phương Trang @Nguyễn Xuân Hiếu @Trai Họ Nguyễn @thuyhuongyc
DỄ NHỚ NHƯ KIỂU HẰNG ĐẲNG THỨC X+Y MŨ 10 VÂYJ
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom