[văn 8] giới thiệu tác giả Tế Hanh

H

hocgioi2013

- Tế Hanh (1921 - 2009), sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Bắt đầu sáng tác từ trước Cách mạng 8/ 1945, góp mặt trong phong trào Thơ mới chặng cuối với những bài thơ về nỗi buồn, tình yêu quê hương thắm thiết.
- Sau năm 1945, ông bền bỉ sáng tác phục vụ Cách mạng và kháng chiến; luôn hướng ngòi bút về nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
- Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Lối viết mộc mạc, giản dị.

nguồn sưu tầm
 
T

thaolovely1412

Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, thơ Tế Hanh thể hiện là một giọng điệu dung dị, khiêm nhường, không rực rỡ, tân kỳ, không bất ngờ, ào ạt. Thơ ông cũng như con người ông, nhỏ nhẹ và mực thước, vừa đủ để tạo nên dấu ấn riêng. Nói cách khác, thơ ông như dòng sông quê hương bình dị, trôi chảy êm đềm mà đậm chất trữ tình, ân nghĩa. Ở thời kỳ nào, giai đoạn nào ông cũng có những bài thơ hay, được giới phê bình và người đời nhắc nhớ, ghi nhận. Vượt lên số bài thường thường bậc trung, thi sĩ Tế Hanh để đời bằng những tứ thơ đằm thắm tình người, tình đời, man mác những nhớ thương, yêu thương, ước nguyện. Không chỉ thành công ở vị thế nhà thơ - người sáng tác, Tế Hanh còn được biết đến trên tư cách dịch giả và nhà phê bình, người giới thiệu nhiệt tình các giá trị thi ca (đặc biệt từ nguồn thơ Pháp ngữ) đến với nền thơ Việt hiện đại.
Nhà thơ Tế Hanh,tên đầy đủlà Trần Tế Hanh;sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 (Sách Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân ghi ngày sinh theo âm lịch: 15 tháng 5 năm Tân Dậu), mất ngày 16tháng 7năm 2009; quê ở vạnchàiĐông Yên(nay thuộcxãBình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi); chính quán cách một con sông, ở làng Giao Thủy (thuộc xã Bình Thới, cùng huyện Bình Sơn). Cha ông là Trần Tất Tố, theo nghề dạy học và bốc thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo. Thuở nhỏ Tế Hanh học trường làng, trường huyện,sau ra học tại trường Quốc học Huế. Ông sáng tác thơ từ sớm và tham gia phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào (1939), nhận giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng. Năm 1947, làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung Bộ. Năm 1948, tham giaBan phụ trách Liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung Bộvàlà Ủy viên thường vụ Chi hội Văn nghệ Liên khu V, được nhận Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội Văn nghệ Liên khu V tặngcho tập thơ Nhân dân một lòng (1953). Năm 1957, khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông tham giaỦy viên thường vụHội khoá I, II; Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986)…Bên cạnh hoạt động sáng tác, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết giới thiệu, phê bình văn học. Với những đóng góp xuất sắc của mình cho nền thơ cách mạng, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I (1996)…
Đóng góp về văn học của Tế Hanh được chia thành hai giai đoạn lớn: trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Vào giai đoạn trước Cách mạng, thành tựu thơ Tế Hanh chủ yếu gắn với phong trào Thơ mới. Ông sáng tác từ sớm, đặc biệt từ khi ra học trường Quốc học Huế. Tại đây ông quen biết Huy Cận và nhập cuộc với Thơ mới. Những bài thơ sáng tác ở thời kỳ này tập hợp lại trong tập Nghẹn ngào, được nhận giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1939; sách Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân ghi “đã được giải khuyến khích” (Từ điển văn học, Bộ mới (2004) ghi “giải chính thức”, “được Giải khen tặng”); sau ông bổ sung thêm và lấy tên Hoa niên (NXB Đời nay, H., 1945; nhiều tài liệu ghi năm xuất bản 1944 nhưng sự thực bản thảo đưa in cuối năm 1944, in xong và phát hành đầu năm 1945)… Đương thời thơ Tế Hanh đã được nhà thơ Thế Lữ, nhà văn Nhất Linh, nhà phê bình Hoài Thanh – Hoài Chân… cùng quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá cao.
Trong mục Tin thơ trên báo Ngày nay (số 121, ra ngày 31-7-1938), nhà thơ Thế Lữ viết lời đề từ nêu rõ quan niệm về việc điểm tin thơ, đọc thơ, luận bình những bài lai cảo, từ đó cảm nhận và đi sâu dẫn giải đặc điểm thơ Tế Hanh:
“Cũng đáng yêu, những câu thơ sau này, tả cái buồn buổi chiều của Tế Hanh, một bạn làm thơ không nản chí. Ông Tế Hanh trước có gửi thơ nhưng tôi không nói đến vì tôi còn đợi ở ông những bài có ý vị hơn bài Chiều là dấu vết một sự tấn tới đáng mừng
Nhưng cũng như ông Huy Tiến, ông Tế Hanh vẫn chưa chịu kén chọn lời thơ. Hai câu tôi đánh dấu trên kia, ý còn hồ đồ vì những lời còn ngượng. Ở bài Chiều cũng như bài Ý xuân, trong đó tôi thấy ông chịu ảnh hưởng rõ ràng của Xuân Diệu, và cũng như ở bài
Sau khi tập Nghẹn ngào được nhận giải khuyến khích của tổ chức Tự lực văn đoàn, nhà văn Nhất Linh - người đứng đầu văn đoàn - đã viết bài Nghẹn ngào của Tế Hanh in trên báo Ngày nay (số 209, ra ngày 25-5-1940), trong đó trân trọng giới thiệu gương mặt nhà thơ trẻ 19 tuổi với ba năm tuổi nghề:
“Nghẹn ngàolà thơ của một người có tấm lòng giàu, dễ rung động trước muôn nghìn cảnh, hoặc tầm thường hoặc éo le ở đời. Tập Nghẹn ngào gom góp lại tất cả những rung động phức tạp của một đời thiếu niên và không có một chủ ý gì về sự liên lạc của toàn thể như Bức tranh quê.
“Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường. Tế Hanh luôn nói đến những con đường. Cũng phải. Trên những con đường ngưng lại biết bao nhiêu bâng khuâng hồi hộp!
Nhưng Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết. Hôm đầu tôi gặp người thiếu niên ấy, người rụt rè ngượng nghịu như một chàng rể mới. Nhưng tôi vẫn nhớ đôi mắt. Đôi mắt nồng nàn lạ. Tôi nghĩ ở một người như thế những điều cảm xúc, những nỗi đau xót sẽ quá mực thường và có khi khác thường.
Chúng ta sẽ ngạc nhiên và băn khoăn không biết ở những chỗ sâu kín trong lòng ta có gì giống như thế không. Dầu sao, sự thành thực của thi nhân không thể ngờ được.
Nhưng tôi chưa muốn nói nhiều về Tế Hanh. Tế Hanh còn trẻ lắm và cũng mới bước vào làng thơ, chưa có thể biết rõ những con đường người sẽ đi”…
Thơ hay không đợi tuổi. Tế Hanh thuộc số những nhà thơ trẻ nhất trong số các nhà thơ trẻ thời Thơ mới. Người đương thời đã trìu mến đón nhận ông, cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp một giọng thơ dịu nhẹ, chân thực và thẳng thắn chỉ ra cả những câu chữ, lời thơ chưa thật trau chuốt, qua đó kỳ vọng một sự bứt phá, hoàn thiện. Từ bản thảo Nghẹn ngào đến Hoa niên, quả là Tế Hanh đã cố gắng tự vượt lên chính mình, phần nào đáp ứng sự kỳ vọng của đồng nghiệp và đưa tập thơ đến với đông đảo công chúng bạn đọc.
Vào giai đoạn sau tháng Tám 1945, sự nghiệp văn học của Tế Hanh rộng mở với cả sáng tác, dịch thuật và viết phê bình.
Như phần đông các tác gia Thơ mới khác, Tế Hanh vất vả chuyển mình theo nền văn học cách mạng công nông binh, sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong tập thơ Hoa mùa thi (mùa thi đây là thi đua, 1949) có bài Đi (được viết vào năm 1947-1948) phản ánh rõ thái độ nhận đường và ý thức dứt bỏ một cái “tôi” xưa cũ:

Chuyển mình bằng tập thơ Nhân dân một lòng (Giải thưởng Phạm Văn Đồng, 1953; Chi hội Văn nghệ Liên khu Năm in tháng 5-1954), Tế Hanh thực sự nhập cuộc với nền văn học mới qua các tập thơ Lòng miền Nam(1955), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Bài thơ tháng bảy (1962), Hai nửa yêu thương(1963), Khúc ca mới(1966), Đi suốt bài ca(1970), Câu chuyện quê hương(1973), Theo nhịp tháng ngày(1974), Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông(1980), Bài ca sự sống(1985), Giữa anh và em(1992), Vườn xưa(1992), Em chờ anh(1994)và các tập thơ viết cho thiếu nhi như Chuyện em bé cười ra đồng tiền(1961), Những tấm bản đồ(1965), Thơ viết cho con (1974), Tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng hát (1983); sau này được chọn in trong các tập Tuyển tập Tế Hanh, hai tập(1987, 1997)và Thơ Tế Hanh1938-1988 (1989)… Có thể khẳng định thơ Tế Hanh sau 1945 cơ bản thuộc về nền thơ xã hội chủ nghĩa, gắn bó với giai đoạn văn học chống Mỹ cứu nước và tiếng nói chân thành ngợi ca chế độ mới, con người mới, cuộc sống mới. Ông không nhằm đến và cũng không kịp nhập cuộc với nền văn học thời đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (1986). Tuy nhiên, trên chặng đường thơ từ khi đi theo Đảng, theo cách mạng cho đến cuối đời, Tế Hanh vẫn có được nhiều tứ thơ trữ tình sâu lắng, phản ánh rõ một tâm hồn nhiều suy tư, nhân ái, nhiều cảm thông, ân nghĩa.
Gắn bó với dòng sông quê, bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh thực sự là đỉnh cao của tiếng thơ yêu nước và khát vọng thống nhất đất nước.
Đến đây cũng cần ghi nhận những đóng góp quan trọng của Tế Hanh trong hoạt động phê bình, nhận diện nền văn học hiện đại, đặc biệt nền thơ thế kỷ XX. Trên thực tế, phải đến thời kỳ sau 1954 Tế Hanh mới bắt tay vào viết phê bình. Sau khoảng nửa thập kỷ, ông đã có tập tiểu luận, phê bình Thơ và cuộc sống mới (1961) gồm tròn 10 mục bài, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa thời đại của nền thơ cách mạng và trân trọng giới thiệu tiếng thơ của Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu. Trong các thời kỳ sau này, ông còn nhiều lần nhắc nhớ, luận bình và ghi lại kỷ niệm về các nhà văn Đặng Thai Mai, Khương Hữu Dụng, Trần Mai Ninh, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Bàn Tài Đoàn, Sóng Hồng, Thanh Hải, Nam Trân, Vân Đài, Ý Nhi, Vương Linh, Nguyễn Viết Lãm, Nguyễn Khoa Điềm… Tiếc rằng những trang viết giàu chất văn học sử và kinh nghiệm sáng tác này lại không được nhà thơ lưu tâm tập hợp, in thành sách ngay khi còn tại thế.
Như đã nói trên, bên cạnh niềm say mê dịch thơ, Tế Hanh còn có nhiều mục bài giới thiệu, phác thảo chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhiều nhà thơ nổi tiếng thế giới trên các trang báo uy tín như Văn nghệ, Tác phẩm mới, Tạp chí Văn học, Văn học nước ngoài… Có thể ghi nhận nhiều bài giới thiệu về nền thơ lãng mạn Pháp, thơ Công xã Paris, thơ “Những nhà thơ da đen”, thơ Campuchia, thơ thế giới viết về Việt Nam hay các trang viết về từng nhà thơ cụ thể như A. Pushkin, X.A. Êxênin, A. Blôk, H. Hainơ, P. Êluya, A. Józsep, A. Vôznêxenxky, L. Aragon, M.G.N. Migjeni, S. Aiđich,… đã thực sự là những tiểu luận nghiên cứu chuyên sâu, giúp người đọc mở ra những ô cửa liên thông với nền thơ thế giới.

Nguồn: Văn hóa Nghệ An
 
  • Like
Reactions: bui duy do

bui duy do

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
6
2
6
20
- Tế Hanh (1921 - 2009), sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Bắt đầu sáng tác từ trước Cách mạng 8/ 1945, góp mặt trong phong trào Thơ mới chặng cuối với những bài thơ về nỗi buồn, tình yêu quê hương thắm thiết.
- Sau năm 1945, ông bền bỉ sáng tác phục vụ Cách mạng và kháng chiến; luôn hướng ngòi bút về nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
- Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Lối viết mộc mạc, giản dị.
* Một số tác phẩm của ông:các tập thơ Lòng miền Nam(1955), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Bài thơ tháng bảy (1962), Hai nửa yêu thương(1963), Khúc ca mới(1966), Đi suốt bài ca(1970), Câu chuyện quê hương(1973), Theo nhịp tháng ngày(1974), Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông(1980), Bài ca sự sống(1985), Giữa anh và em(1992), Vườn xưa(1992), Em chờ anh(1994)và các tập thơ viết cho thiếu nhi như Chuyện em bé cười ra đồng tiền(1961), Những tấm bản đồ(1965), Thơ viết cho con (1974), Tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng hát (1983).
 

bui duy do

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
6
2
6
20
Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.
“Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương.
Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp:
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.
Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.
Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúcvà hi vọng của những người dân nơi đây.
Câu thơ khỏe khoắn và tự nhiên đã phần nào làm toát lên được khí thế hào hùng trong công cuộc chinh phục biển khơi.
Tế Hanh đã miêu tả nên một bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động sáng tạo tuyệt vời nhất. Đó là niềm tự hào, sự ca ngợi quê hương, đất nước.
Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Hình ảnh dân làng “ồn áo”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được.
Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này.
Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi
làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về đau đáu:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào không nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về.
Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.
 
  • Like
Reactions: Daphne Dawsons

bui duy do

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
6
2
6
20
bai nay tuy con co nhieu khuyet diem nhung mong moi nguoi gop y de toi chinh sua sao cho bai duoc hay
 

bui duy do

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
6
2
6
20
Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện què hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.

Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/gioi-thieu-ve...bai-tho-que-huong-c35a2173.html#ixzz4fL2l72RC
 

bui duy do

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
6
2
6
20
Trước cách mạng tháng Tám, Tế Hanh là một nhà thơ của phong trào " Thơ mới", nhưng khác với giọng điệu sầu não, bi ai, thơ Tế Hanh là một hồn thơ chân chất , trẻ trung, khỏe khoắn. Quê hương là một đề tài in đậm nét trong thơ ông suốt cả hành trình thơ, bài " Quê hương" một sáng tác tiêu biểu của Tế Hanh.
Bài thơ ghi lại tình cảm của tác giả với quê hương mình, một làng chài ven biển Quảng Ngãi, tình cảm ấy như được nhân lên gấp bội phần khi tác giả xa quê, xa những con người " dân chài lưới làn da ngăm rám nắng", xa cái nơi " chim bay dọc biển đem tin cá".
Về nghệ thuật : bút pháp tả thực tinh xảo của nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phong cảnh quê hương sống động, nhịp thơ sôi nổi thiết tha thể hiện tình cảm gắn bó và niềm tự hào về quê hương.
- Chiếc thuyền trở về bến nghỉ ngơi" nghe chất muối mặn thấm dần trong thớ vỏ". Biện pháp nhân hóa thể hiện tình cảm của tác giả đối với con thuyền, người bạn gắn bó thân thương của những người dân chài trong cuộc sống trên biển. Thuyền cũng như người, thấm đẫm vị muối mặn mà, như nghĩa tình sâu nặng. Lời thơ tả thực nhưng hình ảnh con thuyền, cánh buồm ... không chỉ dừng lại tầng nghĩa đó, với biện pháp tu từ nhân hóa, nhà thơ đã chuyển hóa thực thể sự vật sang thực thể sinh vật - con người. Chúng biểu tượng cho sức mạnh vượt sóng to gió cả của của con người làng chài , sức sống của làng chài , vẻ đẹp của con người lao động quê hương
 

bui duy do

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
6
2
6
20
Phân tích các câu thơ sau trong bài thơ Quê Hương của nhà thơ Tế Hanh: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” và “Dân chài lưới làn da ngăm rám náng,/ Cả thân hình nồng thở vị xa xám“.

Tế Hanh xuất hiện trên thi đàn khi phong trào Thơ mới đã đi vào chặng mới. Nhưng cái hơi thơ phảng phất buồn, đượm thắm tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh đã kịp thêm cho Thơ mới, cho nền văn học một dấu ấn khó phai. Trong suốt 70 năm qua, thi phẩm Quê hương vẫn được coi là bài thơ đầu tiên có hồn nhất về quê hương đất nước. Nó đã khơi dòng cho những bài thơ tuyệt bút ra đời nối tiếp sau này như Bên kia sôngĐuôhg (Hoàng Cầm), Quê hương (Giang Nam)…

Tế Hanh viết bài Quê hương khi vừa tròn 18 tuổi. Lúc ấy, thi sĩ đang là học sinh trường trung học Huế. Những ngày tháng xa quê đã làm cồn lên trong lòng tác giả nỗi nhớ vơi đầy về làng chài yêu dấu. Nỗi nhớ bâng khuâng man mác, tỏa rộng mà thấm sâu cứ thế đi vào bài thơ một cách tự nhiên nhưng rất nồng nàn để rồi trở thành những ý thơ tuyệt bút. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ giản dị “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới” nhưng rất đỗi tự hào và cũng chan chứa yêu thương. Quê hương được gợi về trong hồi tưởng. Đó là một làng chài sông nước mênh mông. Những cánh buồm to trắng gắn bó với tác giả suốt cả tuổi thơ nên ta không thấy lạ khi nó trở thành hình ảnh trung tâm của khổ thơ đầu:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Câu thơ là một sự phát hiện đầy thú vị. Cánh buồm to khoẻ căng phồng đón gió được so sánh như “mảnh hồn làng”. Lấy một cái hữu hình để so sánh với một cái vô hình, Tế Hanh đã hoàn thiện quá trình nhân cách hóa cho cái hình ảnh tượng trưng đẹp nhất của làng chài. Cánh buồm, một vật vô tri được thổi hồn để trở thành “mảnh hồn làng” thực sự. Nó là hình bóng, là sức sống của quê hương. Nó là ước muốn vươn xa, là ước mơ sáng tạo trong lao động và cũng là ước mơ về một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Câu thơ sau “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” mang một cảm hứng lớn lao. Cánh buồm lại một lần nữa được nhân cách hóa. Câu thơ khoẻ khoắn tràn đầy ý vị. Cánh buồm sống động “rướn thân” như một con mập lớn rẽ sóng chạy phăng phăng thâu góp trọn vào mình bao cơn gió lớn. Hai câu thơ khơi gợi ra cái sự sống và sức sống của làng chài.

Trong ký ức của đứa con xa quê, những kỷ niệm yêu thương tiếp tục ùa về. Và hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đã cho ta cái cảm nhận đầy đủ về hơi thở cuộc sống quê hương. Hai câu thơ khái quát nét đặc trưng của những con người sông nước. Những thanh niên làng chài khoẻ khoắn với “làn da ngăm rám nắng” – kết quả của những ngày lênh đênh trên biển, trên sông trong hơi gió mặn mòi. Con người được vẽ lên đẹp và tráng kiện trong lao động; sông nước quê hương và hơi biển mặn hòa cả vào thân hình và hơi thở gợi ra cái hương vị xa xăm của biển khơi. Hai chữ “nồng thở” đầy sáng tạo làm cho câu thơ nhộn nhịp, nồng nàn cái sức sống của quê hương.

Bài thơ Quê hương gợi hứng từ ý thơ của thân phụ nhà thơ Tế Hanh. Ý thơ ấy cũng đầy gợi cảm:

Chim hay dọc hiển đem tin cá

Bởi thế mà bài thơ vừa là nỗi nhớ quê hương vừa là nỗi niềm đối với người cha thân yêu và gia đình của tác giả. Cái chung, cái riêng hòa lẫn vào nhau để cùng trở thành dòng máu chảy trong tim. Phải chăng vì thế mà Quê hương là của Tế Hanh nhưng cũng lại là của muôn người và của muôn đời!
 
Top Bottom